Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé

Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé

I/ Mục tiêu: - Biết tên gọi các tháng trong năm ; số ngày trong từng tháng . biết xem lịch ( tờ lịch tháng , năm )

Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/ Các hoạt động:

1/Bài cũ: 1 học sinh sửa bài 1

2/Giới thiệu

3Phát triển các hoạt động Dạng bài 1, bài 2 Không nêu tháng 1 là tháng giêng , tháng 12 là tháng chạp

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012
Toán : Luyện tập
I/ Mục tiêu: - Biết tên gọi các tháng trong năm ; số ngày trong từng tháng . biết xem lịch ( tờ lịch tháng , năm ) 
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Các hoạt động:
1/Bài cũ: 1 học sinh sửa bài 1
2/Giới thiệu 
3Phát triển các hoạt động Dạng bài 1, bài 2 Không nêu tháng 1 là tháng giêng , tháng 12 là tháng chạp 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
Bài 1: + Phần 1a.
- Yêu cầu Hs quan sát tờ lịch năm 2005 và làm bài.
- Mời 1 Hs làm mẫu.
- Yêu cầu Hs tự làm . Bốn Hs lên bảng làm bài.
+ Phần b) 
- Yêu cầu Hs tự làm . Bốn Hs lên bảng làm bài.
Bài 2: Cho hs thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu 3 Hs thi làm. Hs cả lớp làm vào vở
*Bài 3: Cho Hs thảo luận nhóm đôi. 
- Yêu cầu cả lớp làm . Hai Hs lên bảng thi làm
1Hs đọc yêu cầu đề bài.
Một Hs làm mẫu.
Học sinh cả lớp làm bài 
4 Hs đứng lên đọc kết quả.
Cả lớp làm vào VBT. Bốn Hs đứng lên đọc kết quả.
+ Tháng 2 có 30 ngày. S + Tháng 12 có 31 ngày. Đ
+ Tháng 5 có 31 ngày. Đ + Tháng 8 có 30 ngày. S
+ Tháng 7 có 31 ngày. Đ + Tháng 9 có 30 ngày. Đ
1Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Ba Hs lên làm bài.
Ngày 29 tháng 4 là ngày thứ bảy. Ngày 1 tháng 5 cùng năm đó là ngày chủ nhật.
4. Tổng kết – dặn dò. Về tập làm lại bài.Chuẩn bị bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. Nhận xét tiết học.
Tập đọc – Kể chuyện : Nhà bác học và bà cụ
I/ Mục đích – yêu cầu : 
A. Tập đọc. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật Hiểu ND: ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến , luôn mong muốn đem khao học phục vụ con người ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 )
B. Kể Chuyện. Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai .
II/ Chuẩn bị: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: + Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ?
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Phát triển các hoạt động. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
+ Một Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê-đi-xơn và đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn?
+ Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
+ Bà cụ mong muốn điều gì?
+ Vì sao cụ muốn có chiếc xe không cần ngựa kéo?
+ Mong muốn của cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì?
+ Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?
+ Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp .
- Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Gv cho Hs phân thành các vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn và bà cụ.
- Gv nhắc nhở Hs: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp với lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
- Gv yêu cầu từng tốp 3 em dựng lại câu chuyện theo vai.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
4 Hs đọc 4 đoạn trong bài.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, 
Hs đọc thầm đoạn 1.
Hs phát biểu.
Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người ở khắp nơi ùn ùn đến xem. Bà cụ cũng là một trong số những người đó.
Bà mong nuốn Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm
Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm..
Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng diện.
Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người vàlao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
Hs phát biểu ý kiến.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
Hs thi đọc diễn cảm truyện.
Bốn Hs thi đọc 4 đoạn của bài.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
Hs phân vai.
Hs tự hình thành nhóm, phân vai.
Từng tốp 3 Hs lên phân vai và kể lại câu chuyện.
5. Tổng kềt – dặn dò.Về luyện đọc lại câu chuyện.Chuẩn bị bài: Cái cầu.Nhận xét bài học.
LUYỆN ĐỌC
BÀN TAY CÔ GIÁO – NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch và học thuộc lòng 3 khổ thơ trong bài Bàn tay cô giáo.
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài.
II. Các hoạt động dạy học:
Ổn định:
Dạy bài mới: Giới thiệu bài:
Bài 1: Bàn tay cô giáo.
Y/c 1:
- Gv đọc bài, nhắc giọng đọc.
- Chú ý đọc dứt mạch từng dòng thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
- Cho Hs luyện đọc.
- Nhận xét tuyên dương nhóm đọc đúng.
* Yêu cầu 2:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Gv nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài: Nhà bác học và bà cụ.
* Yêu cầu 1:
- Gv đọc mẫu, hd giọng đọc.
- Cho Hs luyện đọc trong nhóm, thi đọc.
- Nhận xét tuyên dương nhóm đọc đúng.
* Yêu cầu 2:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Gv nhận xét chốt lời giải ý (b).
3. Củng cố - dặn dò:
 - Yêu cầu Hs nhắc lại nội dung bài.
- Gv nhận xét giờ học.
- Hs đọc yêu cầu.
- 1 Hs đọc.
- Hs đọc trong nhóm 2.
- Các nhóm thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Hs lớp nhận xét.
- Hs trả lời câu hỏi.
- Hs làm bài vào vở Bt.
- Hs đọc yêu cầu.
- 1 Hs đọc.
- Hs đọc trong nhóm 2.
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- Hs lớp nhận xét.
- Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng .
- Hs nêu kết quả.
- Hs làm bài vào vở Bt.
- 2-3 em nhắc lại nội dung bài.
LUYỆN TOÁN
I. Mục tiêu: Giúp Hs.
- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng, kĩ năng xem lịch.
- Biết được tâm, đường kính, bán kính. Vẽ được hình tròn.
II. Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định:
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Bài 1:
- Cho Hs xem tờ lịch, Gv nêu câu hỏi.
Bài 2:
- Gv vẽ hình lên bảng, Gọi Hs nêu các đường kính, các bán kính.
Bài 3: Vẽ hình tròn tâm O
3. Củng cố dặn dò.
- Gv nhận xét giờ học, Dặn Hs chuẩn bị bài sau.
- Hs trả lời câu hỏi. Sau đó làm vào vở.
- Hs quan sát hình và nêu. Sau đó ghi lại các bán kính và đường kính vào vở.
- Hs vẽ hình vào vở.
Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012
Toán Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I/ Mục tiêu: - Có biểu tượng về hình tròn . Biết được tâm , bán kính , đường kính của hình tròn . Bước dầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước .
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ, phấn màu. Mô hình hình tròn, compa. VBT, bảng con, compa.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. 
2. Bài cũ: Gv gọi 2 Hs lên làm bài tập 3, 4. Gv nhận xét bài làm của HS.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. 
4. Phát triển các hoạt động. Bài 1, Bài 2 , Bài 3
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn, compa và cách vẽ hình tròn.
a) Giới thiệu hình tròn.
+ Tâm 0 là trung điểm của đường kính AB.
+ Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
b) Giới thiệu cái compa và cách vẽ hình tròn.
- Gv cho Hs quan sát cái compa và giới thiệu cấu tạo của compa. Compa dùng để vẽ hình tròn.
- Gv giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm 0, bán kính 2cm:
+ Xác định khẩu độ compa bằng 2cm trên thước.
+ Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm 0, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
Bài 1: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Yêu 2 Hs lên bảng làm.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại quy tắc.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Bài 2: Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách vẽ hình tròn tâm 0, bán kính 3cm.
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 3 Hs lên thi làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại, tuyên dương bạn vẽ đúng, đẹp.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
Bài 3: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu tự làm vào VBT.
- Gv mời 1 Hs lên bảng vẽ hai đường kính.
- Sau khi Hs vẽ hai đường kính AB và MN xong, Gv yêu cầu Hs làm phần b) vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs quan sát mặt đồng hồ.
Vài Hs nêu lại nhận xét hình tròn.
Hs quan sát compa.
Hs vẽ hình tròn bằng compa.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
2 Hs lên bảng làm và nêu cách tính.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Một Hs nhắc lại.
Cả lớp làm vào VBT.
2Hs lên thi làm bài và nêu cách tính.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài vào VBT.
1 Hs lên bảng vẽ đường kính AB, MN.
Hs làm phần b) vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò. Về tập làm lại bài.Làm bài 2,3.Chuẩn bị bài: Vẽ trang trí hình tròn.Nhận xét tiết học.
Chính tả : Nghe – viết : Ê-đi-xơn
I/ Mục đích – yêu cầu : - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ viết BT2.VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Gv gọi Hs viết các từ bắt đầu bằng chữ tr/ch. Gv nhận xét bài thi của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề. 
Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết .
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa?
+ Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: 
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
 + Bài tập 2: Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv mời các em đọc kết quả.
- Gv mời 2 Hs lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố.
- Gv nhận xét, chốt lại: tròn, trên, chui Là mặt trời.
: chẳng, đổi,dẻo, đĩa Là cánh đồng.
PP: Phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng Ê-đi-xơn..
Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng.
Hs viết ra nháp.
Họ ... ết đúng, trình bày đúng, đẹp bài thơ Ông trời bật lửa.
- Làm đúng các bài tập điền âm, vần và đặt câu phân biệt những tiếng có âm vần dễ lẫn tr/ch.( BT 2b; 3a).
II. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1:Ổn định
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết viết.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi:
 + Đoạn viết có mấy câu ?
 + Những từ nào trong đoạn phải viết hoa? 
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: 
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
- Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
 + Bài tập 2a: Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv mời các em đọc kết quả.
- Gv mời 2 Hs lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả.
- Gv nhận xét, chốt lại: Chân đen, mình trắng
III. Củng cố dặn dò
- Gv Nhận xét giờ học.
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Hs trả lời.
Hs trả lời.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữ lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs làm bài cá nhân.
Hs đọc kết quả.
Hs lên bảng thi làm bài.
Hai em Hs đọc lại đoạn thơ, giải câu đố.
Hs nhận xét.
- Là con Cò.
Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2012
Toán Luyện tập
I/ Mục tiêu: - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần )
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ, phấn màu. VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. 
2. Bài cũ: Gv gọi 2Hs lên bảng sửa bài 1, 2. Gv nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. 
4. Phát triển các hoạt động. Bài 1, Bài 2 ( cột 1,2,3 ), Bài 3, Bài 4 ( cột 1,2 ) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Làm bài 1.
Bài 1.Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn viết thành phép nhân chúng ta phải làm thế nào?
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
Bài 2: GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
 + Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
 - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Hai Hs lên bảng sửa bài.
* Hoạt động 2: Làm bài 3.
Bài 3: Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. 
Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi.
Bài toán hỏi gì?
Muốn tính số lít xăng còn lại ta phải làm sao?
Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài.
* Hoạt động 3: Làm bài 4
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
-Gv hỏi: Gấp một số khác với thêm một số như thế nào?
- Gv yêu cầu HS đọc bài mẫu và cho biết cách làm của bài toán.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Yêu cầu chúng ta tìm tích.
Chúng ta thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau.
Ba Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Ta lấy thương nhân với số chia.
Hs làm bài vào VBT. Hai Hs lên sửa bài.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Tính số lít xăng còn lại.
Ta phải biết lúc đầu có bao nhiêu lít.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
Một Hs lên bảng làm bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs trả lời.
Hai nhóm thi đua làm bài.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài.Làm bài 3, 4. Chuẩn bị bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp theo).Nhận xét tiết học.
Tập làm văn : Nói, viết về người lao động trí óc
I/ Mục đích yêu cầu : - Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK ( BT1) . Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) (BT2) 
Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Gv gọi 2 Hs kể lại câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống”. Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề. 
Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
+ Bài tập 1: Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 1 – 2 Hs kể tên một số nghề lao động trí óc
- Gv mời 1 Hs nói về một người lao động trí óc mà em chọn.
- Gv gợi ý cho Hs:
+ Người ấy tên là gì? Làm nghề gì? Ở đâu? Quan hệ thế nào với em?
+ Công việc hằng ngày của người ấy là gì?
+ Người đó làm việc như thế nào?
+ Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người?
+ Em có thích làm công việc như người ấy không?
- Gv mời từng cặp hs kể
- Gv mời 4 – 5 Hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài.
+ Bài tập 2: Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Gv nhắc nhở Hs viết vào vở rõ ràng, từ 7 – 10 câu những lời mính vừa kể.
- Gv theo dõi nhắc nhở các em.
- Gv mời từ 5 – 7 Hs đọc bài viết của mình trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn viết tốt.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs kể: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu..
Hs nói về người lao động trí thức.
Từng cặp Hs kể .
Hs thi kể chuyện.
Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs viết bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
 5 Tổng kết – dặn dò.Về nhà tập kể lại chuyện. Chuẩn bị bài: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật. Nhận xét tiết học.
Đạo đức Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 2)
I/ Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi. Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.
Hs có hành động giúp đỡ khách nước ngoài.
Thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể.
*(KNS)
II/ Chuẩn bị: Phiếu thảo luận nhóm. VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Gọi 2 Hs làm bài tập 7 VBT. Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề
Phát triển các hoạt động. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Nhận xét hành vi.
 Hãy nhận xét xem các hành vi của các Hs sau là đúng hay sai? Vì sao?
 Khi khách nước ngoài hỏi thăm, Hải xấu hổ, lúng túng không trả lời và chạy đi.
 Mai biết tiếng Anh đã rất nhiệt tình chỉ đường cho người nước ngoài.
 Một tốp bạn nhỏ chạy theo người nước ngoài yêu cầu họ đồ lưu niệm, đánh giày.
- Gv lắng nghe ý kiến và chốt lại:
=> Chúng ta nên học tập các hành vi đúng như bạn Mai, phản đối các bạn nhỏ chưa đúng khi cười khách nước ngoài hoặc lôi ép mua hàng. Còn bạn Hải cần mạnh dạng hơn đối với người nước ngoài.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
(KNS) Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài.
- Gv yêu cầu các nhóm xử lí các tình huống sau. 
 Hôm đó có đoàn khách nước ngoài đột xuất chọn lớp em là lớp duy nhật trong trường họ muốn tới thăm và nói chuyện. Nếu em là lớp trưởng em sẽ làm gì?
 Em thấy một số bạn nhỏ tò mò vây quanh xe ô tô của khách nước ngoài , một vài bạn lôi kéo người khách đòi cho kẹo, đánh giày. Em sẽ làm gì?
- Gv lắng nghe các ý kiến của Hs và nhận xét, kết luận:
=> Tôn trọng khách nước ngoài và giúp đỡ họ là cần thiết để thể hiện lòng tự trọng và tự hào của dân tộc ta, giúp người nước ngoài thêm hiểu và yêu mếm con người Việt Nam.
PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải.
Hs lắng nghe tình huống.
Hs giải quyết tính huống.
Một vài nhóm đại diện đứng lên báo cáo.
PP: Thảo luận.
Hs quan sát tranh trong VBT.
Hs thảo luận cặp đôi.
Đại diện của nhóm lên trả lời.
Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét.
- Biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài.
5.Tổng kềt – dặn dò. Về làm bài tập. Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng đám tang. Nhận xét bài học.
Thủ công : Đan nong mốt (tiết2)
I/ Mục tiêu: Biết cách đan nong mốt. Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tâm đan.
Yêu thích sản phẩm đang nan.
II/ Chuẩn bị: tấm đang nong mốt bằng bìa. Tranh quy trình đang nong mốt. Các nan đan mẫu ba màu khác nhau. Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Gv gọi Hs nhắc lại quy trình đan nong mốt. Gv nhận xét bài kiểm tra của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Phát triển các hoạt động.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 3: Hs thực hành đang nong mốt .
-Mục tiêu: Giúp biết đan nong mốt.	
- Gv yêu cầu một số Hs nhắc lại quy trình đan nong mốt.
- Gv nhận xét và hệ thống hóa lại các bước đan nong mốt.
+ Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan.
+ Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa (theo cách đan nhấc một nan, đè một nan; đan xong mỗi nan ngang cần dồn cho khít);
+ Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
- Sau đó Gv tổ chức cho Hs thực hành.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các em.
- Sau khi Hs thực hành xong, Gv tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Gv tuyên dương những tấm đan đẹp nhất.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs nhắc lại quy trình đan nong mốt.
Hs thực hành đan nong mốt.
Hs trình bày các sản phẩm của mình.
5.Tổng kềt – dặn dò. Về tập làm lại bài. Chuẩn bị bài sau: Đan nong đôi. Nhận xét bài học.
Hoạt động tập thể: Thi hoa
I/ Mục tiêu : Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh tổng kết đánh giá các hoạt động trong tuần , biết so sánh các nét đẹp của loài hoa. Từ đó có ý thức giữ gìn và chăm sóc nét đẹp của hoa.
II/ Hoạt động :
1/ Đánh giá kết quả học tập và thực hiện :
Lớp trưởng chỉ đạo tổng kết các hoạt động trong tuần tổ trưởng nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần qua. Tình hình học tập tuần qua, mức độ chuyên cần bài tập về nhà thái độ nghiêm túc trong giờ học. Ăn mặc đồng phục đầy đủ đúng qui định, khăn quàng, đầu tóc vệ sinh cá nhân vệ sinh lớp học lễ phép tôn trọng thầy cô giáo giúp đỡ bạn bè trong học tập và lao động. Xếp hàng ra vào lớp thể dục giữa giờ chấp hành những qui định chung của nhà trường và của lớp đề ra. Lớp trưởng tổng kết đánh giá các hoạt động trong tuần.
Xếp loại thi đua của tổ. GV nhận xét tuyên dương khen thưởng cá nhân và tập thể tổ.
2/ Nội dung sinh hoạt:
Cho học sinh tìm hiểu về đặc điểm nguồn gốc của hoa theo 4 mùa 
3/ Củng cố chủ đề: GV cho học sinh nhận xét Chuẩn bị chủ đề sau

Tài liệu đính kèm:

  • doclop3 tuan22cktknkns sang chieu.doc