Giáo án Lớp 3 - Tuần 23-25 - Năm học 2006-2007

Giáo án Lớp 3 - Tuần 23-25 - Năm học 2006-2007

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Kiến thức: Học sinh đọc và hiểu được:

- Từ ngữ: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài, .

- Nội dung: Hai chị em Xô-phi và Mác là những đứa trẻ ngoan, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác; chú Lý, một nhà ảo thuật có tài, lại thương yêu trẻ em.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc:

- Phát âm đúng: Xô-phi, chú Lý, lỉnh kỉnh, mở nắp lọ đường,

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.

 3. Thái độ: Giáo dục học sinh học tập đức tính tốt của chị em Xô-phi.

B. Kể chuyện:

· Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện bằng lời của Xô-phi(hoặc Mác). Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.

· Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Giáo án.

- Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện phóng to.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

 

doc 86 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 23-25 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch giảng dạy tuần 23
Thứ 
Phân môn
Tên bài dạy
Hai
Chào cờ
TĐ - KC
Toán
Tập viết
Nhà ảo thuật
Nhân số có bốn chữ sốmột chữ số(tt)
Ôn chữ hoa Q
Ba 
Toán
Chính tả
TN – XH
Tập đọc
Luyện tập
Nghe-viết: Nghe nhạc
Lá cây
Em vẽ Bác Hồ
Tư 
Toán
Lt và câu
Chia số có bốn chữ sốmột chữ số
Nhân hóa. Ôn cách đặt và TLCH Như thế nào?
Năm 
Tập đọc
Toán
TN - XH
Thủ công
Chương trình xiếc đặc sắc
Chia số có bốn chữ sốmột chữ số(tt)
Khả năng kỳ diệu của lá cây
Đan nong đôi (T1)
Sáu 
Toán
Chính tả
Đạo đức
Tập làm văn
Sinh hoạt tt 
Chia số có bốn chữ sốmột chữ số(tt)
Nghe – viết: Người sáng tác Quốc ca
Ôn tập và thực hành kỹ năng giữa kỳ II.
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
Nhận xét tuần 23. Kế hoạch tuần 24
Ngày dạy: Thứ hai, ngày 20 tháng 2 năm 2006
Tập đọc – Kể chuyện
 Nhà ảo thuật (Trang 40)
Mục tiêu:
A. Tập đọc:
 Kiến thức: Học sinh đọc và hiểu được:
Từ ngữ: ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài,.
Nội dung: Hai chị em Xô-phi và Mác là những đứa trẻ ngoan, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác; chú Lý, một nhà ảo thuật có tài, lại thương yêu trẻ em.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc:
Phát âm đúng: Xô-phi, chú Lý, lỉnh kỉnh, mở nắp lọ đường, 
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
 3. Thái độ: Giáo dục học sinh học tập đức tính tốt của chị em Xô-phi.
B. Kể chuyện:
 Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện bằng lời của Xô-phi(hoặc Mác). Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
 Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
Giáo án. 
Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện phóng to.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Hoạt động dạy – học:
Tập đọc
(Khoảng 1,5 tiết)
 1. Ổn định(1’).
2. Kiểm tra bài cũ(1’): Chiếc máy bơm.
 Khi thấy sự vất vả của những người nông dân, Aùc-si-mét đã nghĩ gì?
 Aùc-si-mét nghĩ ra cách gì để giúp những người nông dân?
 Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài(1’)(Sử dụng tranh)
Nêu tên một số môn nghệ thuật mà em biết?
Các bài học Tiếng Việt trong hai tuần 23 và 24 sẽ giúp các em hiểu biết thêm về các môn nghệ thuật, các nghệ sĩ trong cuộc sống của chúng ta. Bài học đầu tiên là bài Nhà ảo thuật. 
Em nào biết, ảo thuật là môn nghệ thuật như thế nào?
Ghi tên bài lên bảng. 
Luyện đọc:
Đọc mẫu toàn bài(2’).
Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó(4’). Theo dõi, sửa lỗi phát âm.
Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ(20’).
 + Theo dõi đọc, sửa lỗi ngắt giọng câu khó.
+ Hai chị em đã tình cờ gặp chú Lý lúc ra ga mua sữa, em hiểu thế nào là tình cờ gặp nhau?
+ Hãy đọc và nêu cách ngắt giọng của câu cuối trong đoạn 2?
 + Theo em, khi đọc lời của chú Lý, ta nên đọc như thế nào?
 + Theo dõi, chỉnh sửa lỗi ngắt giọng đúng vị trí của các dấu chấm, dấu phẩy và sau cụm từ có nghĩa.
+Từ khi chú Lý ngồi vào bàn uống nước, cả nhà Xô-phi đã chứng kiến nhiều điều lạ, vậy em hiểu thế nào là chứng kiến?
+ Khi đó hai chị em Xô-phi và Mác đã nhìn chú Lý với ánh mắt như thế nào?
+ Em hiểu thế nào là thán phục? Hãy đặt câu với từ thán phục.
+ Hai chị em coi chú Lý là nhà ảo thuật đại tài. Vậy thế nào là nhà ảo thuật đại tài?
 - Hướng dẫn luyện đọc theo nhóm(6’).
--------Hết tiết 1-----------
Tìm hiểu bài(16’).
 Vì sao hai chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?
 Tuy không dám xin tiền mua vé vào rạp xem ảo thuật, nhưng hai chị em Xô-phi lại gặp điều gì thú vị. Chúng ta cùng tìm hiểu qua đoạn 2.
 Hai chị em đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào?
 Vì sao hai chị em không chờ chú Lý dẫn vào rạp?
 Qua phần tìm hiểu đoạn 1 và 2, em thấy chị em Xô-phi có những gì đáng khen?
Đoạn 2 của câu chuyện đã cho ta thấy, đáng lẽ chỉ cần chờ chú Lý thì hai chị em có thể thoả mãn được mong ước đi xem ảo thuật của mình, nhưng vì nhớ lời mẹ dặn nên hai chị em đã ra về. Liệu cuối cùng, hai chị em có được xem ảo thuật không? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp hai đoạn cuối truyện.
 Vì sao chú Lý tìm đến tận nhà hai chị em Xô-phi và Mác?
 Những chuyện lạ gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?
 Theo em, chị em Xô-phi đã xem ảo thuật chưa?
 Như vậy, nhờ lòng tốt và sự ngoan ngoãn của hai chị em mà chú Lý, nhà ảo thuật nổi tiếng người Trung Quốc đã đến tận nhà biểu diễn ảo thuật cho hai chị em Xô-phi và Mác xem.
Luyện đọc lại:
- Đọc mẫu đoạn 3.
 - Tuyên dương HS đọc tốt.
Hát đầu giờ.
3HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi.
Aùc-si-mét thầm nghĩ: “ Liệu có cách gì để nước chảy ngược lên cho đỡ vất vả không nhỉ?”
Ông đã làm một cái máy bơm để dẫn nước từ dưới sông lên cao.
Đọc tên chủ điểm(Sgk trang 39).
Múa, hát, kịch, chèo thuyền,
Nghe giới thiệu.
- Ảo thuật là một môn nghệ thuật dùng sự khéo léo tạo ra nhiều biến hoá, khiến cho người xem tưởng có phép lạ.
3HS nhắc lại tên bài.
- Theo dõi đọc mẫu.
- Lần lượt mỗi lần đọc tiếp nối nhau, mỗi HS đọc một câu văn.
- Đọc các từ khó, dễ lẫn.
- Lần lượt đọc tiếp nối nhau, mỗi HS đọc một đoạn văn.
- 1 HS đọc lại toàn đoạn 1. Cả lớp theo dõi, nhận xét. Chú ý ngắt giọng đúng câu:
Nhưng/ hai chị em không dám xin tiền mua vé/ vì bố đang nằm viện,/ các em biết mẹ rất cần tiền.//
Luyện ngắt giọng câu trên.
1 HS đọc lại toàn đoạn 2. Cả lớp theo dõi, nhận xét. 
Là bất ngờ mà gặp được nhau chứ không có hẹn hay chủ định trước.
1HS đọc và nêu cách ngắt giọng, luyện đọc câu:
Nhưng chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn/ không được làm phiền người khác.//
1HS đọc đoạn 3. Cả lớp theo dõi.
Đọc với giọng gần gũi, hồ hởi.
Luyện đọc lời của chú Lý(CN+ĐT).
1 HS đọc đoạn 4. Cả lớp theo dõi.
Là chính mắt mình nhìn thấy, trông thấy tận nơi.
Hai chị em Xô-phi nhìn chú Lý đầy thán phục.
Thán phục là đánh giá cao tài năng của người khác. Ví dụ: Cả lớp tôi đều thán phục bạn Hà khi bạn đoạt giải nhất học sinh giỏi tỉnh.
Là nhà ảo thuật có rất nhiều tài.
Đọc bài theo nhóm. Theo dõi và giúp nhau chỉnh sửa lỗi.
1nhóm đọc, cả lớp theo dõi - nhận xét.
Đọc đồng thanh đoạn 4(5’)
***************
- 1 học sinh đọc cả bài.
- 1 HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm.
Vì bố đang nằm viện, hai chị em biết mẹ rất cần tiền nên không dám xin tiền mẹ để mua vé đi xem xiếc.
Đọc đoạn 2. 
Hai chị em tình cờ gặp nhà ảo thuật lúc ra ga mua sữa. Các em đã giúp chú Lý mang những đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
Hai chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
Hai chị em Xô-phi là những người con ngoan, biết thương yêu cha mẹ, biết vâng lời và tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Đọc đoạn 3, 4.
Vì chú Lý muốn cảm ơn hai chị em Xô-phi đã giúp chú./ Vì chú biết hai chị em xô-phi chưa được xem ảo thuật nên đến tận nhà vừa để cảm ơn các bạn nhỏ đã giúp chú vừa để biểu diễn cho các bạn nhỏ xem.
Khi mọi người uống trà, những chuyện lạ liên tiếp xảy ra: Xô-phi lấy một chiếc bánh, đến lúc đặt vào đĩa lại thành hai cái; trong nắp lọ đường có hàng mét vải băng xanh, đỏ, vàng bắn ra; một chú thỏ trắng bất ngờ xuất hiện và ngồi dưới chân Mác.
Hai chị em Xô-phi được xem ảo thuật ngay tại nhà.
Nghe, ghi nhớ, học tập
Theo dõi đọc mẫu. Chú ý các chi tiết: Bất ngờ này đến bất ngờ khác, hai cái, bắn ra, nóng mềm, chú thỏ trắng.
Luyện đọc đoạn 4 theo nhóm đôi.
3HS thi đọc bài trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét – bình chọn bạn đọc hay nhất.
Kể chuyện
(Khoảng 0,5 tiết)
a) Xác định yêu cầu. 
b) Hướng dẫn kể chuyện.
- Khi nhập vai mình là Xô-phi(hay Mác), em phải tưởng tượng chính mình là bạn đó; lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật em nhập vai; dùng từ xưng hô là tôi hoặc em.
- Tiếp tục quan sát tranh 3, 4 và tự tập kể lại một đoạn truyện.
- Nhận xét, tuyên dương, khuyến khích HS kể chuyện.
2 học sinh đọc yêu cầu của bài(tr6).
Quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh: 
+ Tranh 1: Hai chị em Xô-phi và Mác xem quảng cáo về buổi biểu diễn của nhà ảo thuật TQ.
+ Tranh 2: Chị em Xô-phi giúp nhà ảo thuật mang đồ đạc đến nhà hát.
+ Tranh 3: Nhà ảo thuật tìm đến tận nhà để cảm ơn hai chị em Xô-phi.
+ Tranh 4: Những chuyện bát ngờ xảy ra khi mọi người uống trà.
1HS khá nhập vai kể chuyện. Cả lớp theo dõi: 
+ Lời Xô-phi: Hôm ấy, khắp thành phố, đâu đâu cũng dán những quảng cáo về buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật TQ nổi tiếng. Trường tôi tổ chức cho HS đi xem. Riêng chị em tôi không đi vì chúng tôi không muốn xin tiền mẹ mua vé. Ba tôi ốm nằm viện. Mẹ rất cần tiền để chữa bệnh cho ba.
+ Lời Mác: Chiều ấy, trong khi tất cả các bạn học sinh trong trường đi xem xiếc thì chị em tôi ra phố mua sữa. Tình cờ chúng tôi gặp chính nhà ảo thuật nổi tiếng. Chú đang lúng túng giữa đường với bao đồ đạc lỉnh kỉnh. Tôi nhận ra chú ngay vì đã nhìn thấy ảnh chú trên quảng cáo 
Tự kể chuyện, các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Kể tiếp nối. Chọn bạn kể hay nhất.
- 1HS  ... ạc: 2000đồng, 5000đồng, 10 000đồng
- Khi mua, bán hàng ta thường sử dụng tiền. Trước đây chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc nào?
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu tiếp một số tờ giấy bạc khác, đó là: 2000đồng, 5000đồng, 10 000đồng.
- Đưa cho HS quan sát kỹ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm: màu sắc, dòng chữ “Hai nghìn đồng” và số 2000; dòng chữ “Năm nghìn đồng” và số 5000; dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10 000.
c) Luyện tập:
* Bài 1: 
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 2: 
- Nhận xét, ghi điểm.
* Bài 3: 
- Nhận xét, ghi điểm.
4.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dăn dò HS về nhà làm bài tập
- Hát đầu giờ.
- Nghe giới thiệu bài.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
Nghe, ghi nhớ.
100đồng, 200đồng, 500đồng, 1000đồng.
Nghe, ghi nhận.
Quan sát và trả lời theo yêu cầu.
Đọc yêu cầu.
Làm bài cá nhân. Nêu kết quả, học sinh khác nhận xét.
Đọc yêu cầu.
Quan sát câu mẫu, tiến hành thực hiện đổi trong nhóm. Nêu kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét.
Đọc yêu cầu.
Quan sát tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật để xác định vật có giá tiền ít nhất là quả bóng bay, vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa.
Mua một quả bóng bay và một chiếc bút chì hết 2500đồng.
Giá tiền một lọ hoa nhiều hơn giá tiền một cái lược là 4700đồng.
- 1 học sinh nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập, chuẩn bị bài sau Luyện tập. 
Chính tả
 Nghe - viết: Hội đua voi ở Tây Nguyên 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Nghe – viết một đoạn trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên.
Làm bài tập chính tả phân biệt ch/tr.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết chữ đều nét, đúng độ cao, khoảng cách các con chữ, các chữ. Đúng tốc độ. Trình bày sạch đẹp. Phân biệt tốt chính tả.
3. Thái độ: Giáo dục tính kiên nhẫn khi viết bài. 
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án. Viết sẵn bài tập 2a) lên bảng. 
2.Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
III. Hoạt động dạy – học:
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc cho học sinh viết: trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trồ.
Nhận xét, ghi điểm.
 3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học. 
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn chuẩn bị:
Tìm hiểu nội dung bài viết:
 + Đọc mẫu bài. 
 + Hãy nêu từ khó mà các em dễ viết sai.
 + Đọc cho học sinh viết ( Ví dụ:
 ,)
Viết chính tả: Đọc lần 2. Đọc cho HS viết bài. Theo dõi và chỉnh đốn tư thế ngồi viết của học sinh. Đọc cho HS viết bài.
Soát lỗi: Đọc soát lỗi.
Chấm bài: Thu 10 bài chấm, nhận xét.
Giáo dục học sinh kiên nhẫn khi viết bài.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2a.
 Nhận xét bài làm của học sinh, ghi điểm, tuyên dương HS làm bài đúng và nhanh.
4. Củng cố, dặn dò:
- Bổ sung nhận xét của học sinh.
- Dặn dò các em chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ.
- 3 học sinh lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Theo dõi giới thiệu bài.
- 1 học sinh nhắc lại tên bài.
Theo dõi đọc mẫu. 2 HS đọc lại.
Nêu từ mà HS coi là khó, viết dễ sai.
1 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ vừa tìm được.
Đọc lại các từ vừa viết bảng.
Nghe - viết bài.
Đổi vở soát lỗi.
Theo dõi cô giáo nhận xét để rút kinh nghiệm ở bài viết sau.
- Học sinh đọc yêu cầu của đề.
Cả lớp làm vào nháp. Sau thời gian quy định, vài HS nêu kết quả.
Đọc kết quả đúng, ghi vào vở:
+  Chiều chiều em đứng nơi này em trông.
+ Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy.
1 học sinh nhận xét giờ học.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử. 
Đạo đức
Tôn trọng đám tang(tt)
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS khắc sâu: 
- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
2. Kỹ năng: Ứng xử đúng khi gặp đám tang.
3. Thái độ: HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
Chuẩn bị:
1. GV: 
- Giáo án. 
- Phiếu học tập cho HĐ 2. 
- Các tấm bìa đỏ, xanh, trắng.
- Giấy to, nhị hoa và các cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi Ghép hoa.
- Truyện kể về chủ đề bài học.
2. HS: Chuẩn bị bài.
Hoạt động dạy – học:
Ổn định:
Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu giờ học.
Ghi bảng tên bài.
b) Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
* MT: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
* CTH: 
- Lần lượt đọc từng ý kiến.
j Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.
k Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.
l Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa.
- KL: 
+ Nên tán thành với các ý kiến k, l.
+ Không tán thành với ý kiến j.
c) Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
* MT: HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang.
* CTH: 
- Chia nhóm, phát phiếu giao việc.
+ TH1: Em nhìn thấy bạn đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.
+ TH2: Bên nhà hàng xóm có tang.
+ TH3: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang.
+ TH4: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
- Sau mỗi ý kiến, HDHS thảo luận về những lý do tán thành, không tán thành hoặc còn lưỡng lự.
* KL: Chúng ta nên tôn trọng đám tang
d) HĐ3: Trò chơi Nên và Không nên.
* MT: Củng cố bài.
* CTH: 
- Phát ĐDHT.
- Nêu luật chơi: Trong thời gian 5’, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột: “Nên” và “Không nên”. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
* KL: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống có văn hóa. 
Củng cố, dặn dò:
LHGD: Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện.
Dặn dò
 Hát đầu giờ.
Nghe giới thiệu.
Nhắc lại tên bài.
Nghe, suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng.
Thảo luận lý do tán thành, không tán thành, lưỡng lự.
Sai. Vì 
Đúng. Vì 
Đúng. Vì 
Nghe kết luận.
Nhận phiếu giao việc. Tiến hành thảo luận trong nhóm. Đại diện báo cáo; cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
TH1: Em không nên chỉ trỏ, cười đùa. Nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể em nên đi cùng với bạn một đoạn đường.
TH2: Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti-vi, chạy sang đám tang xem, chỉ trỏ.
TH3: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
TH4: Em nên khuyên ngăn các bạn.
Nghe kết luận, ghi nhớ.
Nhận ĐDHT.
Nghe phổ biến luật chơi.
Tiến hành trò chơi.
Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả công việc của mỗi nhóm.
Nghe, ghi nhớ.
Nghe, ghi nhớ.
Học bài. Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. 
Tập làm văn
Kể về lễ hội
I. Mục tiêu: 	
 1. Kiến thức: Kể về lễ hội.
 2. Kỹ năng: Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội(chơi đu và đua thuyền) trong SGK, HS chọn, kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
 3. Thái độ: GDHS ý thức tự học tự rèn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Giáo án.
Sử dụng tranh có sẵn trong SGK.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
III. Hoạt động dạy – học:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ: 
Nhận xét, ghi điểm.
Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học.
- Ghi tên bài lên bảng.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
Nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố, dặn dò:
- Bổ sung nhận xét của học sinh.
 - Dặn dò học sinh học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát đầu giờ.
- 4HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn. Trả lời câu hỏi về nội dung truyện.
- Lắng nghe cô giáo giới thiệu bài.
- 1 HS nhắc lại tên bài.
2 HS đọc yêu cầu.
Quan sát hai tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh. Kể trước lớp, cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay, hấp dẫn, lời kể tự nhiên
VD: 
+ Ảnh 1: Đây là cảnh một sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ Chúc mừng Năm Mới treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Người chơi đu chắc phải dũng cảm. Mọi người chăm chú, vui vẻ, ngước nhìn hai thanh niên, vẻ tán thưởng.
+ Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút
- Nhận xét giờ học. 
- Học bài. Chuẩn bị bài sau: Kể về một ngày hội.
Sinh hoạt tập thể
 (Sổ chủ nhiệm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 23 - 24 - 25.doc