- Mục tiêu.
- Biết thực hiện phép nhân (có nhớ 2 lần không liền kề nhau).
- Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1472 x 3
Tuần 23 Ngày soạn: 3/2/2012 Ngày dạy: Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2012 Chào cờ ============================= toán Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (tiếp) I- Mục tiêu. - Biết thực hiện phép nhân (có nhớ 2 lần không liền kề nhau). - Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1472 x 3 ?+ Yêu cầu 1 học sinh lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính? - Nêu cách thực hiện phép nhân? - Phép nhân này có đặc điểm gì? - Yêu cầu học sinh lấy 1 phép nhân khác => đặt tính và tính. 2- Thực hành. Bài 1: - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Bài 2: - Yêu cầu học sinh làm bài vào bảng con lần lượt từng phép tính và nêu cách đặt tính, cách thực hiện. Bài 3: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán và yêu cầu làm bài vào vở. Bài 4: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề => làm bài vào vở. - Bài toán củng cố lại kiến thức gì? - Muốn tính chu vị hình vuông làm như thế nào? 2- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. 1427 x 3 - Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - Là phép nhân có nhớ 2 lần không liền nhau. - 1 học sinh lên bảng làm cả lớp làm bảng con. - Học sinh làm bài => đổi vở kiểm tra chéo. - 2 học sinh lên bảng làm bài. Cả lớp làm bảng con. - Đọc đề toán. - Phân tích đề toán. - Làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Đọc bài toán. - Học sinh làm bài. - Tính chu vi hình vuông. -........... ======================================== tập đọc - kể chuyện Nhà ảo thuật I - Mục tiêu. A - Tập đọc. - Đọc đúng các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: nổi tiếng, lỉnh kỉnh, một lát, uống trà. Hiểu nghĩa một số từ mới: ảo thuật, chứng kiến, thán phục, đại tài,...và hiểu nội dung câu chuyện: Khen ngợi 2 chị em Xô phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em. - Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4. - Giáo dục ý thức luôn giúp đỡ mọi người trong cuộc sống. B - Kể chuyện - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được câu chuyện. - Biết nhập vai kể lại tự nhiên câu chuyện "Nhà ảo thuật" theo lời của Xô - phi. Biết nhận xét lời bạn kể. - Giáo dục ý thức luôn giúp đỡ mọi người trong cuộc sống. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. * Hướng dẫn cách đọc câu dài. * Giải nghĩa 1 số từ mới: c- Tìm hiểu bài. ?+ Vì sao chị em Xô - phi không đi xem ảo thuật? + Hai chị em Xô - phi đã gặp và giúp đỡ nhà ảo thuật như thế nào? + Vì sao 2 chị em không chờ chú Lí dẫn vào rạp? + Vì sao chú Lí tìm đến nhà Xô phi và Mác? + Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà? + Theo em chị em Xô phi đã được xem ảo thuật chưa? - Cả lớp đọc thầm - Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp luyện đọc câu văn dài. - Đặt câu với từ: đại tài, thán phục. -...vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền để chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé. -... tình cờ gặp chú Lí ở ga, 2 chị em đã giúp chú mang đồ đạc đến rạp xiếc. -...2 chị em nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác nên không muốn chờ chú trả ơn. -...chú muốn cảm ơn 2 bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú. -...một cái bánh bỗng biến thành 2, các dải băng từ lọ đường bắn ra... -...xem ảo thuật ngay tại nhà. B- Tập đọc - kể chuyện d- Luyện đọc lại. - Giáo viên đọc đoạn 3. - Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3. ?+ Tìm những từ cần nhấn giọng ? e- Kể chuyện. ?+ Nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh, nói nội dung tương ứng với mỗi tranh. Hướng dẫn học sinh nhập vai mình là Xô phi (Mác) cần tưởng tượng chính mình là bạn đó. ?+ Khi kể cần xưng hô như thế nào? - Yêu cầu học sinh kể mẫu 1 đoạn truyện theo tranh. - Tổ chức học sinh kể theo nhóm đôi một đoạn trong truyện. - Đại diện các nhóm nối tiếp kể từng đoạn câu chuyện theo lời Xô phi hoặc Mác. - Yêu cầu 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện theo lời Xô phi hoặc Mác. - Học sinh luyện đọc đoạn 3. - ...không dám, nằm viện, cần tiền, bất ngờ, bán ra, chú thỏ trắng, nóng mềm, hai cái. - Học sinh quan sát tranh - nêu nội dung từng tranh. - Tôi, em. - Học sinh kể chuyện theo yêu cầu của giáo viên. 3- Củng cố - Dặn dò. ?+ Qua câu chuyện các em học được ở Xô phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào? (ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ mọi người). - Nhận xét giờ học. ================================== tự nhiên xã hội Lá cây I- Mục tiêu. - Mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây. - Phân biệt các lá cây sưu tầm được. - Yêu thích thế giới thực vật, luôn tìm tòi. II- Đồ dùng. - Các loại lá cây. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Biết mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, độ lớn của lá cây. - Nêu được đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây. - Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp. Quan sát hình 1, 2, 3, 4 (86, 87). - Yêu cầu học sinh cử đại diện nhóm báo các kết quả làm việc. Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá cây màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi lá thường có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá. 2- Hoạt động 2: Làm việc với vật thật. Mục tiêu: Phân loại các lá cây sưu tầm được. - Yêu cầu nhóm đính các lá sưu tầm được vào giấy => đại diện nhóm giới thiệu bộ sưu tập về lá của nhóm về các loại lá cây. - Quan sát và nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát. - Chỉ đâu là cuống lá phiến lá của 1 số câu sưu tầm được. - Học sinh làm việc theo nhóm- phân các lá đã sưu tầm theo từng loại. - Đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm và giới thiệu về bộ sưu tập của nhóm mình. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. ======================================================== Thứ ba ngày 7 tháng 02 năm 2012 (đ/c Thuỳ dạy) ======================================================== Ngày soạn: 5/2/2012 Ngày dạy: Thứ tư ngày 8 tháng 02 năm 2012 toán Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số I - Mục tiêu. - Biết thực hiện phép chia: Trường hợp chia hết, thương có 4 chữ số và thương có 3 chữ số. - Vận dụng phép chia đề làm tính và giải toán. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Hướng dẫn thực hiện phép chia 6369 : 3 ?+ Nêu cách đặt tính? + Nêu cách tính? ?+ Phép chia này có đặc điểm gì? - Yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ => làm bài vào bảng con. 2- Hướng dẫn thực hiện phép chia 1276 : 4 - Yêu cầu học sinh lên bảng đặt tính và tính. ?+ Nêu cách tính? ?+ Nêu đặc điểm của phép chia trên? - Yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ => thực hiện tính. 3- Thực hành. Bài 1: - Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào bảng con. ?+ Nêu cách thực hiện? Bài 2: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở. Bài 3: - Yêu cầu học sinh làm bài. - Bài toán củng cố lại kiến thức gì? Muốn tìm thừa số chưa biết làm như thế nào? - Là phép chia số có bốn chữ số cho số 1 chữ số. - Là các phép chia hết ở các lượt chia. 1276 4 - Là phép chia có dư ở các lượt chia. - Học sinh tự nghĩ ví dụ. Đặt tính và tính vào bảng con. - Học sinh làm lần lượt vào bảng con. Nêu miệng cách đặt tính và cách thực hiện. - Đọc đề toán. - Làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Học sinh làm bài - chữa bài. - Tìm thừa số chưa biết. -...lấy tích chia cho thừa số đã biết. 3- Củng cố - Dặn dò.- Nhận xét giờ học. ==================================== Luyện từ và câu Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? I- Mục tiêu. - Củng cố hiểu biết về cách nhân hoá. Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? - Biết sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá trong viết văn và cách đặt, trả lời câu hỏi: Như thế nào? - Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt. II- Đồ dùng. - Đồ hồ. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Tìm câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá? 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1. ?+ Trong bài thơ, những nhân vật nào được nhân hoá? - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm câu hỏi b. => đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C. Bài 2. ?+ Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp (1 học sinh hỏi 1 học sinh trả lời) nôi dung câu hỏi. - Yêu cầu 1 số cặp lên thực hành hỏi đáp. Bài 3. - Yêu cầu học sinh nối tiếp đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm trong mỗi câu. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng. - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Đọc bài thơ "Đồng hồ báo thức". -...kim giờ, kim phút, kim giây. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Học sinh trình bày miệng câu hỏi C. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi. - Các cặp học sinh trình bày miệng yêu cầu bài tập. - Đọc yêu cầu của bài. - Trình bày miệng bài làm - Cả lớp nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. =================================== Chính tả Nghe- viết:Người sáng tác Quốc ca Việt Nam I- Mục tiêu. - Nghe viết đúng chính tả đoạn văn "Người sáng tác Quốc ca Việt Nam" - Viết đúng, trình bày chính xác đoạn văn. Làm đúng các bài tập chính tả. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- Đồ dùng. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Học sinh viết 4 từ có tiếng bắt đầu bằng l/n. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. * Quốc hội: cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền lập hiến và lập pháp. * Quốc ca: bài hát chính thức của 1 nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể. ?+ Những từ nào trong bài được viết hoa? Vì sao? - Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. * Đọc soát lỗi. * Chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a, bài 3a. - 1, 2 học sinh đọc lại. - Tên riêng, đầu câu,... Văn Cao,.. - Học sinh tự tìm => luyện viết vào bảng con. - Học si ... ính tả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a, bài 3a. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. - 2 học sinh đọc bài. - Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc. Tiếng nhạc làm cho cây cối cung lắc lư, viên bi lăn tròn rồi nằm in. - Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh đổi chéo vở soát lỗi. - Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt. - 1 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ. thủ công Đan nong đôi I- Mục tiêu. - Học sinh biết cách đan nong đôi. - Đan được nong đôi đúng qui trình kỹ thuật. - Yêu thích sản phẩm đan nong đôi. II- Đồ dùng. - Mẫu tấm đan nong đôi. - Quy trình đan nong đôi. - Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. - Giáo viên giới thiệu tấm đan nong đôi và hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét. ?+So sánh tấm đan nong mốt với tấm đan nong đôi? + Tác dụng và cách đan nong đôi trong thực tế. 2- Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. * Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan. * Bước 2: Đan nong đôi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đan nong đôi: Nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau một nan dọc giữa 2 hàng nan nganh liền kề. * Bước 3 Dán nẹp xung quanh tấm nan. (Tương tự như đan nong mốt) 3- Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành. - Yêu cầu học sinh thực hành trên giấy màu. Giáo viên giúp đỡ những học sinh còn lúng túng khi làm sản phẩm. 4- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Tiếng việt + Tập đọc - kể chuyện: Nhà ảo thuật I- Mục tiêu. - Luyện đọc và kể lại câu chuyện "Nhà ảo thuật". - Đọc lưu loát toàn bài. Kể chuyện tự nhiên theo lời của Xô phi hoặc Mác, phối hợp với điệu bộ, cử chỉ phù hợp với nội dung câu chuyện. - Thích học môn Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Luyện đọc. - Để đọc đúng bài tập đọc cần đọc với giọng đọc như thế nào? - Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện. - Hướng dẫn đọc toàn bài. - Hướng dẫn đọc hay đoạn 3. 2- Kể chuyện. - Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lần lượt từng đoạn của truyện theo lời của Xô - phi hoặc Mác. - Yêu cầu học sinh kể trong nhóm. - Yêu cầu các nhóm lên kể. - Yêu cầu 1 số học sinh kể lại toàn bộ câu truyện. 3- Củng cố - Dặn dò. - Các em học được Xô - phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào? - Nhận xét giờ học. -...giọng kể bình thản. Lời chú Lí thân mật, hồ hởi. Đoạn 4 nhịp đọc nhanh hơn - Học sinh đọc lưu loát từng đoạn của câu chuyện, phát âm chính xác từ khó đọc. - 1 số học sinh đọc toàn bài. - Thi luyện đọc hay đoạn 3. - Học sinh kể trong nhóm. - Đại diện từng nhóm lên kể trước lớp. - Thi kể hay từng đoạn truyện. - Ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. thể dục + Ôn: Nhảy dây I- Mục tiêu. - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Chơi trò chơi "Thỏ nhảy"? - Rèn kỹ năng thực hiện động tác tương đối chính xác và tham gia chơi trò chơi tương đối chủ động. - Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên. II- Địa điểm phương tiện. - Còi, sân trường vệ sinh sạch sẽ. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Phần mở đầu. - Phổ biết nội dung, yêu cầu giờ học. - Yêu cầu học sinh chạy chậm thành 1 hàng dọc xung quanh sân tập theo nhịp hô. - Tổ chức trò chơi "Chui qua hầm" 2- Phần cơ bản. - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. - Chơi trò chơi "Thỏ nhảy" 3- Phần kết thúc. - Đi thành 1 hàng dọc theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu. - Hệ thống bài và nhận xét giờ học. - Học sinh chạy xung quanh sân trong 2 phút. - Học sinh chơi trò chơi. - Cả lớp cùng thực hiện, mỗi động tác 2, 3 lần. - Tập luyện theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - Cả lớp tập liên hoàn các động tác theo lệnh của giáo viên 2 - 3 lần. - Khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, khớp hông, cúi gập hông,... - Chơi trò chơi. - Học sinh đi theo hàng và hát trong 2 phút. chiều tiếng việt + Luyện từ và câu - Ôn: Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi I- Mục tiêu. - Ôn về từ ngữ thuộc chủ đề sáng tạo và luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi. - Rèn kỹ năng tìm từ thuộc chủ đề và kỹ năng sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi trong Tiếng Việt. - Thấy được cái hay, cái đẹp Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: - Tìm từ bắt đầu bằng tiếng "trí" với nghĩa có liên quan đến hiểu biết, suy nghĩ của con người. - Đặt cấu với các từ tìm được. ví dụ: trí tuệ. Bài 2: - Tìm những từ ngữ chỉ những người làm việc bằng trí óc (ngoài những từ ngữ đã biết ở các bài tuần 21, 22). Bài 3: Đặt dấu câu thích hợp vào đoạn văn sau: Sau lăng những cành đào Sơn La khoẻ khoắn vươn lên reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ trên bậc tam cấp hoa dạ hương chưa đơm bông nhưng hoa nhài trắng mịn hoa mộc hoa ngâu kết chúm đang toả hương ngào ngạt. Bài 4: Đặt dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống thích hợp trong đoạn văn dưới đây: - Hai ông cháu đi đến cạnh ruộng lúa nước Nam hỏi ông: - Sao ruộng lúa mì không có nước mà ruộng lúa này lại ngập nước hả ông - Chẳng đợi ông trả lời, Nam hỏi tiếp: - Ruộng lúa này ngâm nước suốt ngày đêm sao cây lúa không bị thối rữa ?+ Dấu hỏi chấm thường nằm ở cuối câu nào ? - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh thảo luận yêu cầu của bài thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Xác định yêu cầu của bài. - Học sinh làm việc theo nhóm => đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận . - Tìm hiểu yêu cầu bài. - Học sinh làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Xác định yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Chữa bài nhận xét. - Cuối câu hỏi. toán + Luyện tập: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số I- Mục tiêu. - Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có 1 chữ số. - Vận dụng kĩ năng thực hiện phép nhân để làm bài.. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. - Yêu cầu học sinh mở vởi bài tập toán - 27. Bài 1: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. ?+ Nêu cách thực hiện? Bài 2: - Hướng dẫn học sinh làm bài. Bài 3: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở. Bài 4: - Muốn tính chu vi hình vuông làm như thế nào? - Yêu cầu học sinh làm bài. - Bài toán củng cố lại kiến thức gì? * Bài tập bổ sung: Bài 1: Trên bãi có có tất cả 40 con trâu, bò và ngựa. Trong đó có 7 con trâu, số bò nhiều gấp 3 lần số trâu. Hỏi có mấy con ngựa Bài 2: Trong một trại chăn nuôi, An đếm được 88 chân gà, số heo kém số gà 4 lần. Hỏi trại chăn nuối có bao nhiêu chân heo? - Học sinh làm bài. ............... - Học sinh làm bài vào vở và nêu cách đặt tính và tính. 2715 x 2 = 5430 (viên) Đáp số: 5430 viên. - Cạnh nhân 4. - Cách tính chu vi hình vuông. - Đọc đề toán. - Phân tích bài toán. - Làm bài vào vở. - Xác định yêu cầu bài toán. - Phân tích bài toán. - Làm bài - chữa bài. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. sinh hoạt tập thể Đọc và làm theo báo Đội I- Mục tiêu. - Đọc nội dung các bài báo trong báo: Khoa học Khám phá và báo Thiếu niên tiền phong. - Rèn thói quen chăm đọc báo và học tập những tấm gương tốt trong các bài báo. - Có ý thức giữ gìn sách báo và học tập những gương "Người tốt, việc tốt" trong báo. II- Đồ dùng. - Báo thiếu niên tiền phong số 13. - Báo khoa học khám phá số 7. - Báo chăm học số 6. III- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Đọc và làm theo báo Đội. a- Giáo viên đọc một số bài báo trong báo "Khoa học Khám phá", báo Thiếu niên tiền phong. - Những loại vật lạ - trang 4. - Toán học vui: + Người thanh niên thận trọng + Con dao nhíp của ai Trang 7. - Vĩ nhân một thời cắp sách - trang 12, 13. - Chúng em hỏi thầy cô trả lời - trang 18. b- Lớp trưởng đọc một số bài báo. - 1001 câu hỏi tại sao - 9. - Bóng ma - ảo tưởng hay sự vật trang 14. - Thiên nhiên kỳ thú - thời trang của kỳ nhông - trang 19. - Khéo tay - cách làm hoa bồ công anh trang 20. - Những bông hoa tươi thắm - Ước mơ của Thanh Thảo. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. tiếng việt + Tập làm văn: Ôn kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật I- Mục tiêu. - Biết kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật và viết lại những điều vừa kể. - Rèn kĩ năng nói rõ ràng, tự tin và kĩ năng viết 1 đoạn văn về một buổi biểu diễn nghệ thuật. - Tự tin, hứng thú trong học Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. - Yêu cầu học sinh dựa vào những câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa để kể lại một buổi biểu diễn nghễ thuật mà mình đã xem. Chú ý: gọi những học sinh chưa được trình bày miệng trong tiết học chính. - Hướng dẫn học sinh trình bày những điều vừa kể vào vở sao cho rõ ràng, thành câu. - Yêu cầu học sinh đọc bài viết của mình. - Học sinh lên bảng trình bày miệng buổi biểu diễn nghệ thuật mà mình đã xem. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh đọc bài làm, học sinh khác nhận xét, bổ sung và bình chọn bài làm hay nhất. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. toán + Ôn: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số I- Mục tiêu: - Củng cố về Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. - Rèn kỹ năng thực hiện phép chia trường hợp có chữ số 0 ở thương. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Đặt tính và tính. a) 4524 : 3 b) 6012 : 6 c) 5730 : 3 5672 : 3 8190 : 9 6314 : 7 Bài 2: Tìm X. a) X x 6 = 3540 b) 9324 : X = 9 c) X x 7 = 1428 d) 7208 : X = 8 ?+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì? Bài 3: Học sinh đồng diễn thể dục xếp thành 8 hàng, mỗi hàng có 450 học sinh. Sau đó chuyển thành 9 hàng. Hỏi lúc đó mỗi hàng có bao nhiêu học sinh. Bài 4: Có một số mà nếu giảm số đó đi 7 lần rồi cộng kết quả với 3563 thì được 4991. Số đó là bao nhiêu? Bài 5: Vẽ một hình tròn đường kính 8 cm? - Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con. - Nêu cách đặt tính và cách thực hiện. - Xác định yêu cầu của bài. - Nêu tên từng thành phần và cách làm của mỗi phép tính. - Chữa bài nhận xét. - Đọc bài toán. - Phân tích đề toán. - Làm bài vào vở. - Xác định yêu cầu của bài. - Trình bày bài toán vào vở. - Chữa bài nhận xét. - Học sinh làm bài vào vở. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: