Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- Củng cố kiến thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.

- Giải quyết được một số tình huống thực tế liên quan đến chu vi, diện tích các hình đã học.

- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. Ðồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.

- HS: SGK, vở ghi.

 

docx 30 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 23
( Từ ngày 20/2 đến 24/2/2023)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
20/2
HĐTN
67
SHDC: Tham gia văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 
Toán
111
Luyện tập 
Tiếng Việt
155+156
 Đọc: Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục 
 Nói và nghe: Học từ bạn 
Ba 
21/2
Tiếng Việt
157
Nghe-viết: Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục
Toán
112
Luyện tập
GDTC
45
Bài tập tại chỗ tung và bắt bóng bằng hai tay (tiết 3)
TNXH
45
Chăm soc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa (tiết 1)
Tư
22/2
Tiếng Việt
158+159
Đọc: Quả hồng của thỏ con
Ôn chữ hoa R, L 
Tiếng Anh
91
Unit 6: Clothes – Lesson 2.2
Toán
113
Phép cộng trong pạm vi 10000
Năm
23/2
Toán
114
Luyện tập
Tiếng Việt
160
Luyện tập: Từ cùng nghĩa. Dấu gạch ngang 
TNXH
46
Chăm sóc và bảo vệ cơ quan tiêu hóa (tiết 2)
HĐTN
68
HĐGD theo chủ đề: Bên mâm cơm
Sáu
24/2
Toán
161
Phép trừ trong phạm vi 10000
Tiếng Việt
161
Luyện tập: Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích nhân vật thỏ con
Đạo đức
23
Khám phá bản thân (tiết 3)
HĐTN
69
SHL: SH theo chủ đề: Quy tắc ứng xử khi ăn uống  
TUẦN 23 Thứ Hai ngày 20 tháng 2 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 67: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia văn nghệ chào mừng ngày 
Quốc tế Phụ nữ 8/3
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. HS biết ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS tham gia văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ. 
- GD HS vâng lời bà, mẹ, chăm ngoan, học giỏi.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. Video.
- HS: Sách, vở ghi, nước sát khuẩn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS hát.
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
Hoạt động 1: Tham gia văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3
- GV yêu cầu các nhóm thể hiện những bài hát về bà và mẹ. (Đã chuẩn bị từ trước)
- Gv NX, tuyên dương các nhóm thực hiện tốt.
Hoạt động 2: Cảm xúc
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 6 trả lời câu hỏi:
+ Chia sẻ những kỉ niệm với bà và mẹ qua những bữa cơm gia đình.
+ Con làm gì để bà và mẹ luôn được vui? 
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Gọi hs khác nhận xét
- GV NX, KL: Phải nghe lời bà và mẹ, chăm ngoan, học giỏi,
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- Các nhóm thể hiện những bài hát về bà và mẹ.
- HS thảo luận nhóm 6.
+ Nghe lời, chăm ngoan,
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS khác nhận xét
- Lắng nghe
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 111: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố kiến thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. 
- Giải quyết được một số tình huống thực tế liên quan đến chu vi, diện tích các hình đã học.
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức trò chơi “Con vật em yêu” 
+ Muốn tính diện tích HV ta làm ntn? 
+ Muốn tính diện tích hcn ta làm ntn?
+ Hv có cạnh 4cm thì diện tích bằng bao nhiêu?
+ HCN có chiều dài 6cm và chiều rộng 4cm thì diện tích bằng bao nhiêu?
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài.
- HS nêu.
- HS nêu.
+ Diện tích bằng 16cm2.
+ Diện tích bằng 24cm2
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- YC HS làm vở.
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 2: 
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn tính diện tích hcn ta làm ntn?
- Gv nhận xét.
Bài 3: 
- Gv cho HS làm việc theo nhóm 4.
- GV NX.
Bài 4:
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+ Muốn tính diện tích võ đài ta làm ntn?
- GV nhận xét, chữa bài giải đúng
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
ĐA: a. 9 x 9 = 81cm2
b. 9 x 6 = 54 cm2
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu.
+ Ta tìm chiều dài của hcn, tính diện tích. 
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở 
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
6 x 2 = 12 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 6 = 72 (cm2)
 Đáp số: 72 cm2
- HS đọc yêu cầu.
- Làm theo nhóm 4: qs, so sánh để tìm ra 2 miếng bìa có diện tích bằng nhau.
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Từ miếng bìa A, ta cắt bỏ hai bên mỗi bên 3 ô vuông ta được hình B và C. 2 hình B và C mỗi hình đều thiếu 4 ô vuông. Vậy hình B và C có diện tích bằng nhau.
- Hs đọc yêu cầu.
- HS nêu.
+ Ta tính cạnh của hv sau đó tính diện tích
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
Bài giải
Cạnh hình vuông là:
36 : 4 = 9 (cm)
Diện tích hình vuông là:
9 x 9 = 81 (cm2)
Đáp số: 81 cm2
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức thực hành để học sinh đo và tính diện tích. 
+ Vật liệu: 2 tờ giấy A0 hình vuông; 2 tờ giấy A0 hcn (kính thước tuỳ ý gv)
+ 1 số thước kẻ có vạch cm.
- GV yêu cầu lớp chia ra các tổ để thực hành đo, tính diện tích của các miếng bìa trên.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS chia tổ để thực hành.
- Các tổ đo, tính diện tích các miếng bìa.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 155 + 156: Đọc: Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục 
Nói và nghe: Học từ bạn
I. Yêu cầu cần đạt
- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Mặt trời xanh của tôi”. Hiểu nội dung bài: Muốn xây dựng được đất nước giàu mạnh thì mỗi người dân cần phải mạnh khỏe. Tập thể dục là cách nâng cao sức khỏe.
+ Kể về những điều em học được từ bạn.
- Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Hiểu được ý nghĩa của việc học hỏi những điều hay từ bạn.
- GD HS thường xuyện tập luyện thể dục để nâng cao sức khỏe.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho xem tranh và giới thiệu chủ điểm.
+ Em cảm thấy thế nào sau khi tham gia một hoạt động thể thao?
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bức ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đang tập tạ
- GV dẫn vào bài đọc. 
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc mẫu với giọng rõ ràng, diễn cảm thể hiện được hiệu lực của lời kêu gọi, khích lệ. 
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia khổ: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến cả nước mạnh khỏe.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến là sức khỏe.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Luyện đọc từ khó: bồi bổ, bổn phận, khí huyết, lưu thông,
- Luyện đọc câu dài: giữ gìn dân chủ,/ xây dựng nước nhà,/ gây đời sống mới,/ việc gì cungc cần có sức khỏe/ mới làm thành công; Mỗi một người dân yếu ớt/ tức là cả nước yếu ớt,/ mỗi một người dân mạnh khỏe/ là cả nước mạnh khỏe.//; Ngày nào cũng tập/ thì khí huyết lưu thông,/ tinh thần đầy đủ,/ như vậy là sức khỏe.//.
- GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Bác Hồ đã khẳng định sức khỏe cần thiết thế nào trong xây dựng và bảo vệ đất nước?
2. Để có sức khỏe, mỗi người dân cần làm gì?
3. Câu nào trong bài cho thấy tấm gương tập
thể dục của Bác.
4. Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn trong bài.
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt: Bài văn cho biết muốn xây dựng được đất nước giàu mạnh thì mỗi người dân cần phải mạnh khỏe. Tập thể dục là cách nâng cao sức khỏe.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc từ khó.
- HS luyện đọc câu dài.
- HS đọc giải nghĩa từ trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS thi đọc.
+ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe thì mới làm thành công. Một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe
+ Mỗi người dân cần tập thể dục hằng ngày để có sức khỏe./ Để nâng cao sức khỏe, cần luyện tập thể dục đều đặn, thường xuyên./...
+ Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập 
+ Đoạn 1 - sự cần thiết của sức khỏe, đoạn 2 - lợi ích của tập thể dục, đoạn 3 - kêu gọi toàn dân tập thể dục
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
- 2-3 HS nhắc lại 
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV cho HS luyện đọc nhóm đôi.
- GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc trong nhóm đôi.
- HS thi đọc.
3. Nói và nghe: Học từ bạn 
Hoạt động 1: Kể về những điều em học được từ bạn 
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm: HS kể cho nhau nghe về điều học được từ bạn
- Gọi HS trình bày trước lớp: Em học được điều gì từ bạn? Em học từ bạn nào? Vì sao em muốn học bạn điều đó? 
- GV nhận xét, tuyên dương và nói thêm về giá trị của việc học hỏi những điều tốt từ bạn.
Hoạt động 2: Khi học được điều hay từ bạn, em cảm thấy thế nào?
- GV cho HS làm việc nhóm 2: Mỗi HS nói về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi học điều hay từ bạn.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc nhóm và kể cho nhau nghe về điều học được từ bạn.
- HS đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc yêu  ... ...........................................
Tiếng Việt
Tiết 161: Luyện tập: Viết đoạn văn nêu lí do thích hoặc không thích 
nhân vật trong câu chuyện: Quả hồng của thỏ con
I. Yêu cầu cần đạt
- Nói được về điều em thích ( hoặc không thích) một nhân vật trong câu chuyện Quả hồng của thỏ con, giải thích được lý do thích (hoặc không thích).
- Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu), diễn đạt đủ ý, rõ ràng.
- Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Đọc đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
- 3-4 HS đọc.
2. Luyện tập
Bài 1: 
- GV gợi ý: Bạn nào khen thỏ về hình thức bên ngoài? Bạn nào khen thỏ về cách nói năng? Bạn nào khen thỏ về việc làm tốt của thỏ?
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương và ghi nhận những câu trả lời hợp lí.
Bài 2: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc nhóm 4: nhớ lại câu chuyện Quả hồng của thỏ con, tìm nhân vật mình thích (hoặc không thích) và nêu lý do
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả.
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS viết lại những điều đã nói vào vở (2-3 câu)
Bài 3: 
- GV gọi 1 số HS đọc bài làm trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét:
+ Góp ý chỉnh sửa về dùng từ ngữ và cách sử
dụng câu văn
+ GV ghi nhận, khen ngợi những đoạn văn rõ ràng về nội dung và sử dụng nhiều từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, trình bày sạch sẽ.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm trình bày:
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét bạn.
- HS viết vào vở.
- 3-4 HS đọc đoạn văn trước lớp.
- Chỉnh sửa lại đoạn văn sau khi nhận xét góp ý.
3. Củng cố, tổng kết 
- GV cho Hs nói về những điều thích hoặc không thích một nhân vật nào đó trong các câu chuyện các em đã đọc hoặc trong cuộc sống
- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong bài.
- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại chi tiết hoặc nhân vật yêu thích trong bài.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS trả lời theo ý thích của mình.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 23: Khám phá bản thân (tiết 3) 
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nêu được vì sao cần biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Thực hiện một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- GD HS rèn luyện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho chơi trò chơi: “Đi tìm điểm mạnh của bản thân ” theo nhóm 4 hoặc 5.
+ GV gợi ý câu hỏi bạn nêu điểm mạnh của bản thân mình. NX, tuyên dương nhóm thực hiện tốt
- GV kết luận, Ai cũng có điểm mạnh, chúng ta cần phát huy và nhân lên điểm mạnh của mình - GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS nêu câu hỏi mình có điểm mạnh nào? Cho bạn trong nhóm trả lời
- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân về bạn.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
- GV yêu cầu 1HS đọc đoạn hội thoại trong SGK về cách khám phá bản thân của bạn Hiền.
+ Hiền khám phá bản thân bằng cách nào?
+ Em còn biết cách nào khác để khám phá bản thân?
- GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)
Để đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của bản thân em cần:
+ Luôn tự đánh giá mình qua kết quả của các hoạt động hàng ngày.
+ Lắng nghe nhận xét của người khác về mình và tự điều chỉnh mình.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể để khám phá các khả năng của bản thân.
+
- 1 HS đọc đoạn hội thoại, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. 
+ Suy nghĩ và viết ra những điểm mạnh điểm yếu cua bản thân.
+ Thường xuyên hỏi bạn bè và người thân về điểm mạnh và điểm yếu của mình, luôn lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh mình.
+ Hăng hái tham gia nhiều hoạt động tập thể của lớp, trường để khám phá bản thân.
+ Hiền lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân.
- HS tự nêu cách và kế hoạch của mình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi “Chia sẻ những việc làm của mình để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân”
+ GV yêu cầu học sinh chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi bạn thực hành trong nhóm việc làm để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình.
+ Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm có nhiều thành công nhất.
- Dặn dò về nhà.
- HS chia nhóm và tham gia thực hành nêu những thành tích và thành công trong học tập của mình và thành tích các hoạt động của bản trước nhóm.
+ Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên.
+ Các nhóm trình bày, theo dõi ,nhận xét bình chọn
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 69: Sinh hoạt lớp. 
Sinh hoạt theo chủ đề: Quy tắc ứng xử khi ăn uống
I. Yêu cầu cần đạt
- HS chia sẻ những điều đã làm được hoặc những khó khăn khi thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn khi ăn uống.
- Thực hiện quy tắc ăn uống ở nhà, ở trường, những nơi khác.
- Tự tin về bữa ăn của gia đình mình.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
+ Em hãy nêu những việc nên làm: trước bữa ăn, trong bữa ăn, sau bữa ăn. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới. 
- HS trả lời.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Chia sẻ kết quả sau thu hoạch 
- GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 và chia sẻ:
+ Chia sẻ cùng bạn về kết quả thu hoạch của mình về việc không giữ vệ sinh khi ăn uống và ứng xử không phù hợp trong bữa ăn có thể gây hại cho chúng ta sau bài học trước.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Hoạt động 4: Chia sẻ về việc thực hiện quy tắc đảm bảo vệ sinh an toàn trong bữa ăn gia đình.
+ Kể những việc em và người thân đã làm hoặc chưa làm được theo những quy tắc đã xây dựng.
- GV đề nghị HS chia sẻ với bạn bên cạnh theo 
những gợi ý sau:
+ Em quan sát thấy người thân trong gia đình có rửa tay trước khi ăn không?
+ Em có vừa ăn vừa nói chuyện, cười to bắn nước miếng không? Em ngồi một chỗ hay vừa ăn vừa đi lại nhấp nhỏm? 
+ Em có dùng đũa khuấy vào bát canh chung không?
+ Em có vừa ăn vừa uống không?
+ Gia đình em có vừa ăn vừa xem tivi không? Có ai vừa ăn vừa đọc sách không?
- GV kết luận.
- Cả nhóm cùng khen nhau đã bắt đầu làm theo được quy tắc an toàn.
- HS chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.
- Các nhóm giới thiệu về kết quả thu hoạch của mình.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
4. Củng cố, tổng kết
Hoạt động 5: Thực hiện quy tắc ứng xử khi ăn uống ở trường, ở nhà và những nơi khác
- Chia sẻ về việc thực hiện quy tắc ứng xử khi ăn uống của các em và các bạn ở trường (nếu có).
- Mỗi tổ cùng viết, tô màu màu một khẩu hiệu vui để nhắc nhở việc đảm bảo an toàn trong ăn uống.
- GV yêu cầu HS về nhà quan sát xem các thành viên gia đình có thực hiện đúng theo quy tắc ăn uống vệ sinh, an toàn không. Nếu chưa thì nhẹ nhàng nhắc nhở.
- Thực hiện theo các quy tắc đã thống nhất cùng các bạn.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- HS chia sẻ.
- HS làm việc theo yêu cầu.
- HS tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_23_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx