Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Trường PTDTBT TH & THCS Bùi Thị Xuân

Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Trường PTDTBT TH & THCS Bùi Thị Xuân

MĨ THUẬT: Bài 23: Vẽ theo mẫu

VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC

I/ Mục tiêu

- HS tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước

- Vẽ được hình cái bình đựng nước.

II/Chuẩn bị

GV:- Chuẩn bị 1 vài cái bình đựng nước hoặc tranh, ảnh bình nước có hình dáng khác nhau.

 - Một số bài vẽ của học sinh các năm trước

HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Trường PTDTBT TH & THCS Bùi Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG Khối Lớp:3
 TUẦN: 23 Từ : 28/ 1 /2013 =>/ 1 / 2/ 2013
THỨ 
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
 SÁNG 
THỨ 
 HAI
MT
1
Vẽ theo mẫu: Vẽ cái bình đựng nước.
T ĐỌC
2
Nhà ảo thuật
TĐ- KC
3
Nhà ảo thuật
TOÁN
4
Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số (TT)
CHIỀU THỨ BA
TOÁN 
1
Luyện tập
CT
2
N-V : Nghe nhạc
TNXH
3
Lá cây
T D
4
Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”
CHIỀU THỨ TƯ
T ĐỌC
1
Chương trình xiếc đặc sắc
TOÁN
2
Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số
LTVC
3
Nhân hóa. Ôn cách đặt và TLCH Như thế nào ?
T ÊĐÊ
4
T ÊĐÊ
5
CHIỀUTHỨ NĂM
 N
1
Giới thiệu một số hình nốt nhạc.
T.VIẾT
2
Ôn chữ hoa : Q
TOÁN 
3
Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (TT)
TNXH
4
Khả năng kỳ diệu của là cây
TD
5
Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”
Giáo viên soạn bài chú ý điều chỉnh số 5842 BGD&ĐT
 TUẦN 23 
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013
MĨ THUẬT: Bài 23: Vẽ theo mẫu
VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
I/ Mục tiêu
- HS tập quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, màu sắc cái bình đựng nước
- Vẽ được hình cái bình đựng nước. 
II/Chuẩn bị
GV:- Chuẩn bị 1 vài cái bình đựng nước hoặc tranh, ảnh bình nước có hình dáng khác nhau.
 - Một số bài vẽ của học sinh các năm trước 
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu
 1.Tổ chức. (2’)
 2.Kiểm tra đồ dùng.
 3.Bài mới. a.Giới thiệu
- Giáo viên giới thiệu mẫu hoặc tranh, ảnh cái bình đnựg nước để học sinh nhận biết:
+ Bình đựng nước có nhiều kiểu khác nhau về hình dáng và cách trang trí.
 b.Bài giảng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: 07’ Quan sát,nhận xét
- Giáo viên giới thiệu một vài mẫu bình đựng nước thật và gợi ý học sinh nhận xét:
+ Hình dáng của cái bình đựng nước?
+ Các bộ phận?
+ Chất liệu?
+ Màu sắc? 
+ Hoạ tiết trang trí? 
- Gv củng cố thêm, làm rõ h/dáng, cấu trúc. 
Hoạt động 2: 10’ Cách vẽ lọ hoạ 
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang (cả tay cầm).
+ Vẽ kh/hình vừa khổ giấy đã ch/bị hoặc Vở t/vẽ.
+ Tìm tỉ lệ của miệng, thân, đáy, tay cầm.
+ Vẽ nét chính trước, nhìn mẫu vẽ nét chi tiết sau.
+ Nhìn mẫu chỉnh hình vẽ và đậm nhạt. 
- Gv gợi ý hs tìm các hoạ tiết trang trí theo ý thích 
- Gv cho xem các bài vẽ theo mẫu: 
Hoạt động 3: 15’ Thực hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh:
- Gợi ý học sinh cách trang trí:
+ Tìm hoạ tiết. 
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Hình chữ nhật
+ Nắp, quai, thân, đáy..
+ Nhựa, sứ..
+ Màu xanh, đỏ
+ Hoa, lá..
+ Vẽ vào vở tập vẽ 3
+ Vẽ màu tự do.
(hoa, lá, cành hoa, bướm, tôm, cá ...)
- Tìm và vẽ màu: Màu nền và màu hoạ tiết . 
+ Quan sát mẫu để vẽ kh/hình, tìm tỉ lệ bộ phận
+ Vẽ rõ đặc điểm của mẫu .
Hoạt động 4: 03’ Nhận xét,đánh giá.
- Gv gợi ý để học sinh nhận xét các bài vẽ trên bảng và một số bài ở vở tập vẽ.
 + Đặc điểm cái bình (có giống mẫu không). + Hình trang trí và màu sắc.
+ Bài vẽ nào đẹp? Vì sao?
- Gv nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp,.. 
* Dặn dò: - Sưu tầm tranh vẽ các loại và q/sát cảnh thiên nhiên và các con vật.
--------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: NHÀ ẢO THUẬT 
I. MỤC TIÊU:
 A. Tập đọc:
	- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
	- Hiểu nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẳn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là người tài ba, nhân hậu, rất yêu quý trẻ em. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
 - Thể hiện sự cảm thông.
 B. Kể chuyện:
	- Kể nối tiếp được từng doạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 
	* HS khá giỏi kể được từng đoạn câu chuyện bằng lời của Xô-phi hoặc Mác.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to).
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới:
GT chủ điểm mới và bài đọc 
- GV ghi tựa.
* Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. 
 - Luyện đọc 
+ GV đọc diễn cảm toàn bài: 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh. 
+ Hỏi bức tranh vẽ gì? 
* Hướng dẫn HS luyện kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu 
- GV phát hiện lỗi phát âm của HS để sửa cho các em. 
b) Đọc từng đoạn 
- GV treo bảng phụ hướng dẫn đọc. 
- Từng nhóm thi đọc đoạn. 
- GV nhận xét cách đọc của HS. 
-Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó SGK.
- Luyện đọc theo nhóm. 
c) Tìm hiểu bài: 
- GV chuyển ý hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài, 1 HS đọc đoạn 1.
+ Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? 
-1 HS đọc đoạn 2.
+ Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ Nhà ảo thuật như thế nào? 
-1 HS đọc đoạn 3 – 4.
+ Vì sao chú Lí lại tìm đến nhà Xô-phi và Mác? 
+ Những chuyện gì xảy ra khi mọi người uống trà? 
+ Theo em chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa? 
c) Luyện đọc lại 
-Hướng dẫn đọc thi đọc 3 đoạn truyện.
-GV hướng dẫn các em đọc đúng một số câu. 
 Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ câu chuyện Nhà ảo thuật, kể kại câu chuyện theo lời của Xô-phi (hoặc Mác). 
* Hướng dẫn kể chuyện: 
-GV nhắc: Khi nhập vai mình là Xô-phi (hay Mác) em phải tưởng tượng mình chính là bạn đó; lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó (không thể lúc là Xô-phi, lúc lại là Mác); dùng từ xưng hô: tôi hoặc em. 
-GV nhận xét.
b. Kể lại được cả câu chuyện. 
- GV nhận xét lời kể của mỗi bạn (về ý, diễn đạt) bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
4. Củng cố 
GV nhắc lại nội dung bài học
5. Dặn dò
 Chuẩn bị bài sau
- Hát
HS trả lời về tranh. 
- HS đọc từng câu trong bài (hai lượt)
- 2HS đọc lại được hướng dẫn trước lớp.
- 4 HS thi đọc 4 đoạn trước lớp.
- HS nhận xét. 
- Một số HS lần lượt đọc các từ chú giải cuối bài. 
- Từng cặp HS luyện đọc. 
- Các nhóm lần lượt đọc đồng thanh bài văn.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm đoạn 1:
 vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé. 
- 1HS thi đọc -Cả lớp đọc thầm đoạn 2 
 tình cờ gặp chú Lí ở nhà ga, hai chị em đã giúp chú mang đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
- 1HS đọc – Cả lớp đọc thầm đoạn 3, 4
 Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú. 
 đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bỗng biến thành hai; các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra; một chú thỏ trắng hồng bỗng nằm trên chân Mác. 
 chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà. 
-3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn truyện 
-HS quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh. 
-Một HS giỏi nhập vai Xô-phi kể mẫu 1 đoạn của truyện theo tranh. 
-4HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện theo lời Xô-phi hoặc Mác. 
-Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay. 
-1 HS kể toàn bộ câu chuyện theo lời Xô -phi. 
---------------------------------------------------------------------------------
TOÁN:
NHÂN SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
I.MỤC TIÊU:
	- Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
	- Vận dụng trong giải toán có lời văn.
	- Làm bài tập: 1, 2, 3, 4.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định: 
2. Bài cũ:
2. Bài mới:
-Giới thiệu ghi tên bài 
* Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3 =? 
- GV hướng dẫn đặt tính 
1427 * 3 nhân với 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2
x 3 * 3 nhân với 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết8
4281 * 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1.
 * 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. 
Vậy: 1427 x 3 = 4281
Bài 1: Tính.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
-Lớp làm vào bảng con - 4HS lên bảng.
- GV nhận xét sửa sai.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
-Thực hiện tương tự bài 1.
-Cho 2 dãy thi nhau làm bài.
+ Bài 1, bài 2 củng cố cho ta gì?
 Bài 3: 
+ Bài cho ta biết gì?
+ Bài hỏi gì? 
Tóm tắt 
1 xe - 1425 kg gạo 
 3 xe - ? kg gạo 
GV: Muốn tính được số kg gạo 3 xe ta làm phép tính gì. 
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: 
+ Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào? 
-Nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố 
- GV nhắc lại nội dung bài
5. Dặn dò
 Chuẩn bị bài sau
- 3 HS nhắc tựa 
- HS đặt tính rồi tính kết quả ra giấy nháp.
- 1 HS nêu miệng kết quả 
- 2 HS nêu yêu cầu bài toán. 
- 4 HS lên bảng – Cả lớp bảng con. 
 2318 1092 1317 1409 
 x 2 x 3 x 4 x 5 
 4636 3276 5258 7045
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS 2 dãy làm bảng con. 
A. 1107 x 6 ; 2319 x 4 
B. 1106 x 7 ; 1218 x 5 
- HS nhận xét bài làm của bạn 
 bài 1 và bài 2 củng cố cho ta kiến thức về nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số có nhớ 2 lần không liên tiếp. 
- 2 HS đọc bài toán 
 Mỗi xe chở 1425 kg gạo.
 3 xe chở bao nhieu kg gạo? 
- 1 HS nhìn vào tóm tắt trên bảng đọc lại bài toán. 
 tính nhân. 
Giải:
Số kg gạo 3 xe chở là:
1425 x 3 = 4275(kg)
Đáp số: 4275kg gạo
- 2 HS đọc đề toán 
 lấy số đo một cạnh nhân với 4.
- HS làm bài vào vở.
Giải
Chu vi hình vuông đó là:
1508 x 4 = 6032 (m)
 Đáp số: 6032m 
------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2013
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Biết nhân số có bốn chữ với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
	- Biết tìm số bị chia, giải bài toán có hai phép tính.
	- Làm các bài tập: 1, 2, 3, 4 (cột a).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bảng phụ để dạy bài mới.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định 
2. Bài cũ: 
2. Bài mới:
-Giới thiệu ghi tên bài
* Thực hành 
Bài 1: HS tự đặt tính và tính kết quả.
-HD HS làm bài.
-Nhận xét và cho điểm.
Bài 3: 
-1 hs nêu yêu cầu BT.
-HD cách làm, gọi 2 hs lên bảng.
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài tập 3 củng cố kiến thức gì?
Bài 4: Bài toán yêu cầu tìm gì?
-HS tự làm BT. Nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố 
 GV nhắc lại nội dung bài học
5. Dặn dò 
 Chuẩn bị bài sau
- HS nhắc tựa 
- Cả lớp làm vào bảng con,
-Bốn HS lên làm bảng lớp.
1234 1719 2308 1206
x 2 x 4 x 3 x 5
2648 6876 6924 6030 
- 2 HS thực hiện phép tính. 
a) x: 3 = 1527 b) x: 4 = 1823
 x = 1527 x 3 x = 1823 x 4
 x = 4581 x = 7292 
 Tìm số bị chia.
-Tìm số ô vuông ở mỗi hình.
-HS tự tìm hình và báo cáo cho GV.
 ------------------------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ:
NGHE NHẠC - PHÂN BIỆ ... gày..17.....tháng.02....năm 2012
TẬP LÀM VĂN (NGHE – KỂ)
KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Kể được một vài nét nổi bật của buổi biểu diễn nghệ thuật theo gợi ý trong sách giáo khoa.
	- Viết được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu).
	- Thể hiện sự tự tin.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý cho bài kể. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu ghi tên bài
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài tập 1: 
-GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nói rõ những người LĐ nghệ thuật trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì?
-GV treo câu hỏi gợi ý:
a. Đó là buổi bỉểu diễn nghệ thuật gì? Kịch, ca nhạc, múa, xiếc,?
b. Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
c. Em cùng xem với những ai?
d. Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?
e. Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục đó.
-Yêu cầu HS kể lại cho cả lớp nghe.
-Luyện kể theo nhóm.
Bài tập 2: 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài. 
-Nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét – chấm điểm.
4.Củng cố 
GV nhắc lại nội dung bài học 
5. Dặn dò
 chuẩn bị cho tiết sau. 
- Hát
-HS nhắc lại 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
-Lớp quan sát tranh.
+ Nêu NX về ND tranh.
- HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý..
-1HS làm mẫu VD:
Chủ nhật tuần vừa qua, em được xem một buổi biểu diễn xiếc trên ti vi. Buổi biểu diễn có nhiều tiết mục: Xiếc voi đá bóng khỉ bắt bóng, khỉ đi chợ bằng xe đạp, hổ nhảy qua vòng lửa, người đi trên dây Em thích nhất là tiết mục voi đá bóng cho khỉ bắt. Tiết mục này làm khán giả rất thán phục 
 - 2 HS kể.
- Hai bạn kể cho nhau nghe.
- Lớp lắng nghe nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài. 
- HS viết bài.
- HS đọc bài.
- Lớp theo dõi NX –Chọn bạn có bài viết hay.
TOÁN
CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (TT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
	- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
	- Làm các bài tập: 1, 2, 3.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Bảng phụ, bảng con, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
Giới thiệu ghi tên bài
b.Hướng dẫn tìm hiểu:
- GV giới thiệu phép chia 4218: 6 = ? 
GV ghi 4218 6
 01 703
 18
 0
Lần 1: 42 chia 6 được 7 viết 7 (ở thương). 7 nhân 6 bằng 42; 42 trừ 42 bằng 0, viết 0 (dưới 2).
Lần 2: Hạ 1, 1 chia 6 được 0, viết 0 (ở thương bên phải 7). 0 nhân 7 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1, viết 1 (dưới 1). 
Lần 3: Hạ 8 được 18; 18 chia 6 được 3, viết 3 (ở thương bên phải 0). 3 nhân 6 bằng 18 ; 18 trừ 18 bằng 0, viết 0 (dưới 8).
*Giới thiệu 2407: 4 = ? 
-Thực hiện tương tự như trên mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ nhẩm. 
-GV nhận xét, sửa sai cho HS.
* Thực hành: 
Bai 1: Đặt tính rồi tính.
-Yêu cầu HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét sửa sai. 
-Bài 1 luyện tập điều gì? 
Bài 2: GV cho các em đọc đề bài tự tóm tắt thảo luận cách giải và giải.
Cách giải: Giải theo 2 bước.
B1: Tính số mét đường đã sửa (1215: 3 = 405m )
B2: Số mét đường còn phải sửa (1215 – 405 = 810 (m).
-Nhận xét ghi đểm cho HS.
Bài 3: HS đọc đề.
-Yêu cầu HS phân tích để điền đúng vào ô trống chữ -Đ hoặc chữ S 
-GV chốt 1608 : 4 = 42 và 2526 : 5 = 51 dư 1 là sai.
-Yêu cầu HS thực hiện lại để tìm thương đúng. 
4. Củng cố 
GV nhắc lại nội dung bài học
5. Dặn dò
 Chuẩn bị bài sau
-HS nhắc lại. 
-HS quan sát ví dụ nêu cách đặt tính và tính.
-Lớp nhận xét 
- 2 HS nhắc lại 
-HS tự làm bảng con nêu cách thực hiện 
2407 4 
 00 601
 07
 3
-5 HS nói lại. 
-HS đọc đề bài thực hiện theo yêu cầu. 
-Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
- HS đọc yêu cầu bài – tự làm 
-1 HS lên bảng giải.
Bài giải:
 Số mét đường đã sửa là:
 1215 : 3 = 405 (m ).
Số mét đường còn phải sửa là:
1215 – 405 = 810 (m )
Đáp số: 810 mét đường
- HS khác nhận xét. 
- HS lần lượt tự trả lời các câu hỏi trong bài. 
CHÍNH TẢ (nghe – viết)
NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM
PHÂN BIỆT: L/N; UT/UC. 
I. YÊU CẦU CÂN ĐẠT:
	- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Làm đúng bài tập (2) a/b hoặc bài tập (3) a/b.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Bảng lớp viết nội dung BT 2a.
- Bảng phụ viết nội dung BT2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3.Dạy bài mới:
Giới thiệu ghi tên bài
* Hướng dẫn nghe viết chính tả 
a.Hướng dẫn chuẩn bị 
-GV đọc 1 lần đoạn văn “Người sáng tác quốc ca Việt Nam”
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa?
+HS tập viết những chữ dễ sai.
-GV đọc bài cho HS viết 
 Chấm chữa bài: 
-Chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung bài chép (đúng /sai), chữ viết (đúng/sai, sạch /bẩn, đẹp/ xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/ xấu).
b. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2a: GV yêu cầu HS đọc đề.
-HS làm đến đâu GV sửa đến đó.
-Gọi 2 HS lên bảng điền, lớp thực hiện vào phiếu BT.
-GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: 
-GV nhắc yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Cho HS thi làm trên bảng phụ (Đã chuẩn bị trước).
-GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
4.Củng cố :
-GV nhắc lại nội dung bài học
5. Dặn dò
 Chuẩn bị bài sau
- HS nhắc tựa 
-2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm cả lớp theo dõi SGK, ghi nhớ.
 có chữ đầu tên bài và các chữ đầu câu. Tên riêng Văn Cao, Tiến viết hoa 
- HS tự viết ra bảng con những chữ dễ viết sai như: Văn Cao,Tiến quân ca. 
-HS viết.
-HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
-Lắng nghe và rút kinh ngiệm.
- 2 HS lên bảng viết bảng - lớp làm vở nháp.
- HS lên bảng làm, lớp làm bảng con làm dến đâu GV sửa đến đó.
-Cả lớp viết vào vở.
a.Buổi trưa lim dim b.Con chim chiền chiện 
 Nghìn con mắt lá Bay vut,vút cao
 Bóng cũng nằm im Lòng đầy yêu mến 
 Trong vườn êm ả Khúc hát ngọt ngào.
Giải bài 3:
Câu a: Nồi-lồi
Nhà em có nồi cơm điện./ Mắt con ếch lồi to.
No-lo
Chúng em đã ăn no./ Bà rất đang lo lắng.
Câu b: Trút-trúc
Cây trúc này rất đẹp./Công nhân trút mũ cao su.
Lụt- lục
Vùng này đang lụt nặng./Bé lục lọi đồ đạc.
ĐẠO ĐỨC 
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát đau thương của người khác 
- HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nổi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
- Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1. 
- Tranh ảnh dùng cho hoạt động 2, tiết 2.
- Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng, truyện kể về chủ đề bài học. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định:
2. Kiểm tra:
3. Bài mới: Giới thiệu ghi tên bài
Hoạt đông 1: Kể chuyện đám tang.
Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
Cách tiến hành: 
1.GV kể chuyện “Đám tang”.
2.Đàm thoại:
+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang
+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích
+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
+ Theo em thế nào là tôn trọng đám tang?
* Kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. 
 Hoạt động 2. Đánh giá hành vi. 
Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang.
Cách tiến hành:
-GV phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu của bài tập.
-Em hãy ghi vào o chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang.
-GV kết luận: Các việc b, d là những việc làm đúng thể hiện sự tôn trọng đám tang, còn lại các vịêc a, c, đ, e là những việc không nên làm.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
Mục tiêu: HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang.
Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu tự liên hệ. 
-HS liên hệ trong nhóm nhỏ.
-HS trao đổi với các bạn trong lớp.
-GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
-Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
Hướng dẫn thực hành:
Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
4. Củng cố
 GV nhắc lại nội dung bài học
5. Dặn dò
 Chuẩn bị tiết sau
-HS nhắc tựa.
-Lắng nghe và sau đó kể lại.
 Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã dừng xe đứng dẹp vào lề đường khi gặp đám tang.
Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm thông với những người thân của họ.
 À con hiểu rồi! Chúng con không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang, phải không mẹ?
tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người thân vừa mất.
-Tự trả lời.
HS làm việc cá nhân.
o a. Chạy theo xem, chỉ trỏ.
o b. Nhường đường.
o c. Cười đùa.
o d. Ngả mũ, nón.
o đ. Bóp còi xe xin đường.
o e. Luồn lách vượt lên trước.
-3 HS trình bày kết quả làm việc và giải thích lý do vì sao hành vi đó là đúng hoặc sai?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
- Thảo luận lớp: HS nêu
-Lắng nghe và ghi nhận.
-Thực hiện ở nhà.
Môn: Thể dục
Trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”
I. Yêu cầu cần đạt: 
 - Biết cách thực hiện nhảy dây kiểu chụm hai chân và biết cách so dây, chao dây, quay dây.
 - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Phương tiện dạy học: Dây nhảy.
III. Hoạt động lên lớp 
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung giờ học: Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân, trò chơi “Chuyển bóng tiếp sức”
- Cho hs khởi động.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra, nhận xét.
3. Bài mới:
 HĐ 1: - Cho hs ôn lai tập nhảy dây, sửa sai.
 HĐ 2: - Nhắt lại cách chơi và cho hs chơi.
- Cho HS đi nhẹ nhàng thả lỏng.
4. Củng cố:
- Cho học sinh tập lại nhảy dây, quan sát sửa sai.
5.Dặn dò:
- Dặn HS về nhà ôn lại nội dung trên.
- Tập hợp lớp, báo cáo, lắng nghe.
- Khởi động xoay các khớp tay, chân.
- Cá nhân tập nhảy dây, nhận xét.
 - Cả lớp, tổ tập luyện.
- Chơi trò chơi.
- Thả lỏng
- Cá nhân tập lại.
- Về tập luyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 23.doc