Giáo án Lớp 3 (tuần 23) - Trường tiểu học Xuân Bình

Giáo án Lớp 3 (tuần 23) - Trường tiểu học Xuân Bình

Tuần 23

Đạo đức:( Tiết 23)

TÔN TRỌNG ĐÁM TANG

I. Mục tiêu:

 1. HS hiểu

-Đám tang là lễ chôn cất người chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.

-Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.

 2. HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.

 3. HS có thái độ TT đám tang, cảm thông với nổi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.

II. Chuẩn bị:

-GV :Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1.

-Tranh ảnh dùng cho hoạt động 2, tiết 2.

-Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng, truyện kể về chủ đề bài học.

-HS : VBTĐĐ. Xem trước nội dung bài .

 

doc 42 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1042Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (tuần 23) - Trường tiểu học Xuân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Đạo đức:( Tiết 23)
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG 
I. Mục tiêu:
 1. HS hiểu 
-Đám tang là lễ chôn cất người chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
-Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
 2. HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
 3. HS có thái độ TT đám tang, cảm thông với nổi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II. Chuẩn bị:
-GV :Phiếu học tập cho hoạt động 2, tiết 1. 
-Tranh ảnh dùng cho hoạt động 2, tiết 2.
-Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng, truyện kể về chủ đề bài học. 
-HS : VBTĐĐ. Xem trước nội dung bài .
III. Các hoạt động dạy-học: 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra: HS trả lời câu hỏi phần ôn tập ở tuần 23.
 3. Bài mới: 
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Kể chuyện đám tang.
*Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
*Cách tiến hành: 
1.GV kể chuyện “Đám tang”.
2.Đàm thoại:
?Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
? Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang
? Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích
? Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
? Thế nào là tôn trọng đám tang?
ðKết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. 
 Hoạt động 2: Đánh giá hành vi. 
*Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang.
*Cách tiến hành:
-GV phát phiếu học tập cho HS và nêu yêu cầu của bài tập.
-Em hãy ghi vào o chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang.
ðGV kết luận: Các việc b, d là những việc làm đúng thể hiện sự tôn trọng đám tang, còn lại các vịêc a, c, đ, e là những việc không nên làm.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
*Mục tiêu:HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang.
*Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu tự liên hệ. 
-HS liên hệ trong nhóm nhỏ.
-HS trao đổi với các bạn trong lớp.
-GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang.
ðKết luận chung:Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
4.Củng cố –dặn dò:
-Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
-Xem lại bài.
-HS trả lời
-HS nhắc tựa.
-Lắng nghe và sau đó kể lại.
- Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã dừng xe đứng dẹp vào lề đường khi gặp đám tang.
-Vì mẹ tôn trọng người đã khuất và cảm thông với những người thân của họ.
- À con hiểu rồi! Chúng con không nên chạy theo xem, chỉ trỏ, cười đùa khi gặp đám tang, phải không mẹ?
-tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người thân vừa mất.
-Tự trả lời.
-HS làm việc cá nhân.
o a. Chạy theo xem, chỉ trỏ.
o b. Nhường đường.
o c. Cười đùa.
o d. Ngả mũ, nón.
o đ. Bóp còi xe xin đường.
o e. Luồn lách vượt lên trước.
-3 HS trình bày kết quả làm việc và giải thích lý do vì sao hành vi đó là đúng hoặc sai?
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
- Thảo luận lớp: HS nêu
-Lắng nghe và ghi nhận.
-Thực hiện ở nhà.
Tập đọc – kể chuyện :(tiết )
NHÀ ẢO THUẬT
I/ Yêu cầu: A. Tập đọc 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,
-Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (khác giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3). 
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
-Hiểu các từ ngữ mới được chú giải cuối bài (ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, thán phục, đại tài,)
-Hiểu nội dung truyện: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là những người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em. 
 B. Kể chuyện:
 1. Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ. HS biết nhập vai kể lại tự nhiện câu chuyện Nhà ảo thuật theo lờ Xô-phi (hoặc Mác). 
 2. Rèn kĩ năng nghe:
II/ Chuẩn bị; 
-GV :Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to).
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
-HS : SGK , xem trước nội dung bài .
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra:YCHS đọc bài, trả lời nội dung bài Cái cầu :
-Từ chiếc cầu cha làm , bạn nhỏ nghĩ đến những gì ?
- Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ?Vì sao ?
-Bài thơ cho thấy tình cảm bạn nhỏ đối với cha như thế nào ?
- GV nhận xét – Ghi điểm. 
 3.Bài mới:
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 :Luyện đọc.
*Mục tiêu : - Luyện đọc 
*Cách tiến hành: 
-GV đọc diễn cảm toàn bài: Tóm tắt nội dung: Khen ngợi hai chị em Xô-phi là những em bé ngoan, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Chú Lí là những người tài ba, nhân hậu, rất yêu quí trẻ em. 
- Hướng dẫn HS quan sát tranh. 
+ Hỏi bức tranh vẽ gì? 
° Hướng dẫn HS luyện kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu 
- GV phát hiện lỗi phát âm của HS để sửa cho các em. (quảng cáo, biểu diễn, ảo thuật, nổi tiếng, tổ chức, lỉnh kỉnh, rạp xiếc,) 
b) Đọc từng đoạn 
- GV treo bảng phụ hướng dẫn đọc. 
- Từng nhóm thi đọc đoạn. 
- GV nhận xét cách đọc của HS. 
-Yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó SGK.
+ Em đặt câu với từ “tình cờ”ø. 
+ Em đặt câu với từ “chứng kiến”.
- Luyện đọc theo nhóm. 
(GV đi đến từng nhóm động viên tích cực đọc)
-Đồng thanh bài học.
Hoạt động 2 :HD Tìm hiểu bài.
*Mục tiêu : Tìm hiểu bài
*Cách tiến hành: 
- GV chuyển ý hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài, 1 HS đọc đoạn 1.
? Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật? 
-1 HS đọc đoạn 2.
? Hai chị em Xô-phi đã gặp và giúp đỡ Nhà ảo thuật như thế nào? 
-1 HS đọc đoạn 3 – 4.
? Vì sao chú Lí lại tìm đến nhà Xô-phi và Mác? 
? Những chuyện gì xảy ra khi mọi người uống trà? 
?Theo em chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật chưa? 
ðChốt:GV nhà ảo thuật Trung Quốc nổi tiếng đã tìm đến tận nhà hai bạn nhỏ để biểu diễn, bày tỏ sự cảm ơn đến hai bạn. Sự ngoan ngoãn và lòng tốt của hai bạn đã được đền đáp. 
Hoạt động 3 :Luyện đọc lại .
*Mục tiêu: Giọng đọc phù hợp với trạng thái bất ngờ, ngạc nhiên ở đoạn 4 (khác giọng kể từ tốn ở đoạn 1, 2, 3). 
*Tiến hành:
-Hướng dẫn đọc thi đọc 3 đoạn truyện.
-GV hướng dẫn các em đọc đúng một số câu. 
Hoạt động 4:
*Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ. HS biết nhập vai kể lại tự nhiện câu chuyện Nhà ảo thuật theo lờ Xô-phi (hoặc Mác). 
*Tiến hành:
Kể chuyện
* GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ câu chuyện Nhà ảo thuật, kể kại câu chuyện theo lời của Xô-phi (hoặc Mác). 
* Hướng dẫn kể chuyện: 
-GV nhắc: Khi nhập vai mình là Xô-phi (hay Mác) em phải tưởng tượng mình chính là bạn đó; lời kể phải nhất quán từ đầu đến cuối là nhân vật đó (không thể lúc là Xô-phi, lúc lại là Mác); dùng từ xưng hô: tôi hoặc em. 
-GV nhận xét.
b. Kể lại được cả câu chuyện. 
- GV nhận xét lời kể của mỗi bạn (về ý, diễn đạt) bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
4.Củng cố – Dặn dò 
?Các em học được ở Xô-phi và Mác những phẩm chất tốt đẹp nào?
-Về tập kể lại chuyện cho người thân nghe. 
-GV nhận xét tiết học.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi 
- 3 HS nhắc lại 
 HS trả lời về tranh. 
- HS đọc từng câu trong bài (hai lượt)
- 2HS đọc lại được hướng dẫn trước lớp.
- 4 HS thi đọc 4 đoạn trước lớp.
- HS nhận xét. 
- Một số HS lần lượt đọc các từ chú giải cuối bài. 
 Hôm qua, em tình cờ gặp lại người bạn cũ hồi còn học lớp 1. 
 Chúng em đã được chứng kiến cảnh nguyệt thực. 
- Từng cặp HS luyện đọc. 
- Các nhóm lần lượt đọc đồng thanh bài văn.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm đoạn 1:
 vì bố của các em đang nằm viện, mẹ rất cần tiền chữa bệnh cho bố, các em không dám xin tiền mẹ mua vé. 
- 1HS thi đọc -Cả lớp đọc thầm đoạn 2 
 tình cờ gặp chú Lí ở nhà ga, hai chị em đã giúp chú mang đồ đạc lỉnh kỉnh đến rạp xiếc.
- 1 HS đọc – Cả lớp đọc thầm đoạn 3, 4
 Chú muốn cảm ơn hai bạn nhỏ rất ngoan, đã giúp đỡ chú. 
- đã xảy ra hết bất ngờ này đến bất ngờ khác: một cái bánh bỗng biến thành hai; các dải băng đủ sắc màu từ lọ đường bắn ra; một chú thỏ trắng hồng bỗng nằm trên chân Mác. 
- chị em Xô-phi đã được xem ảo thuật ngay tại nhà. 
-3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn truyện 
-HS quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh. 
-Một HS giỏi nhập vai Xô-phi kể mẫu 1 đoạn của truyện theo tranh. 
-4HS nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện theo lời Xô-phi hoặc Mác. 
-Cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay. 
-1 HS kể toàn bộ câu chuyện theo lời Xô -phi. 
- Yêu thương cha mẹ./ Ngoan ngoãn, sẵn sàng giúp mọi người. 
Toán:( Tiết 111 )
NHÂN SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TT)
I/ Mục tiêu: Giúp HS
-Biết thực hiện phép nhân (có nhớ hai lần không liền nhau).
-Vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán.
II/ Chuẩn bị:
 -GV: Bảng phụ .Nội dung bài học
 -HS : Bảng con .
II. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học s ...  của mình).
-GV kết luận:
 +GV nêu tính giáo dục của câu chuyện: Các em phải cố gắng học tập môn nhạc để hiểu biết những nét đẹp của nghệ thuật. Nếu không trở thành ca sĩ hoặc nhạc công tài giỏi, chúng ta cũng biết thưởng thức cái hay, vẻ đẹp của các bài hát, bản nhạc.
HS ghi bài.
HS theo dõi.
HS theo dõi.
HS tập viết các hình nốt .
HS nghe và nhắc lại.
HS theo dõi.
HS suy nghĩ và trả lời.
HS nghe kể chuyện.
HS suy nghĩ và trả lời.
HS ghi nhớ và nhắc lại.
Chính tả (nghe – viết)
(tiết )
NGƯỜI SÁNG TÁC QUỐC CA VIỆT NAM 
I/ Mục tiêu:
 1.Rèn kĩ năng viết chính tả: 
-Nhớ viết lại chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn “Người sáng tác quốc ca Việt Nam” 
-Làm đúng các bài tập điền âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (l/n;ut/uc).
II/ Chuẩn bị:
-GV :Chuẩn bị ảnh Văn Cao trong SGK.
-Bảng lớp viết nội dung BT 2a.
-Bảng phụ viết nội dung BT2b.
-HS : VBT , bảng con .
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định:
2.KTBC : 
-GV nhận xét – sửa sai.
3.Dạy bài mới:
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:Hướng dẫn nghe viết chính tả 
*Mục tiêu : 
*Cách tiến hành: 
-GV đọc 1 lần đoạn văn “Người sáng tác quốc ca Việt Nam”
-Giải nghĩa:
-Quốc hội là cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất ; Quốc ca là bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể.
-Giới thiệu ảnh nhạc sĩ Văn Cao- người sáng tác quốc ca Việt Nam.
? Những chữ nào trong bài được viết hoa?
-HS tập viết những chữ dễ sai.
-GV đọc bài cho HS viết 
 Chấm chữa bài: 
-Chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung bài chép (đúng /sai), chữ viết (đúng/sai, sạch /bẩn, đẹp/ xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/ xấu).
Hoạt động 2 :Hướng dẫn làm bài tập chính ta.û
*Mục tiêu :Làm đúng các bài tập 
*Cách tiến hành: 
Bài 2a: GV yêu cầu HS đọc đề.
-HS làm đến đâu GV sửa đến đó.
-Gọi 2 HS lên bảng điền, lớp thực hiện vào phiếu BT.
-GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: 
-GV nhắc yêu cầu BT.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Cho HS thi làm trên bảng phụ (Đã chuẩn bị trước).
-GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
4.Củng cố dặn dò:
- HS đọc lại đoạn văn đã viết .
-Những từ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao ?
-Nhận xét tiết học.
-Chấm một số BT cho HS.
-Nhắc nhở về đọc lại BT2a ghi nhớ chính tả để không viết sai.
-3HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào bảng con các từ: lửa lựu, lập loè.
- 3HS nhắc tựa 
-2 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm cả lớp theo dõi SGK, ghi nhớ.
-Lắng nghe.
-HS quan sát ảnh nhạc sĩ Văn Cao.
- có chữ đầu tên bài và các chữ đầu câu. Tên riêng Văn Cao, Tiến viết hoa 
- HS tự viết ra giấy nháp những chữ dễ viết sai như: Văn Cao,Tiến quân ca. 
-HS viết.
-HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
-Lắng nghe và rút kinh ngiệm.
- 2 HS lên viết bảng - lớp làm vở nháp.
- HS lên bảng làm, lớp làm bảng con làm đến đâu GV sửa đến đó.
-Cả lớp viết vào vở.
a.Buổi trưa lim dim b.Con chim chiền chiện 
 Nghìn con mắt lá Bay vút,vút cao
 Bóng cũng nằm im Lòng đầy yêu mến 
 Trong vườn êm ả Khúc hát ngọt ngào 
Giải bài 3:
Câu a: Nồi-lồi
Nhà em có nồi cơm điện./ Mắt con ếch lồi to.
No-lo
Chúng em đã ăn no./ Bà rất đang lo lắng.
Câu b: Trút-trúc
Cây trúc này rất đẹp./Công nhân trút mũ cao su.
Lụt- lục
Vùng này đang lụt nặng./Bé lục lọi đồ đạc.
-HS trả lời.
-HS nộp vở BT 
-Về nhà thực hiện .
Tập làm văn (nghe – kể)
(tiết )
KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT.
I/ Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng nói 
-Biết kể lại rõ ràng tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật đã được xem. 
-Rèn kĩ năng viết:Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn (từ 7-10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật. 
II/ Chuẩn bị: 
-GV :Tranh, ảnh minh hoạ về các loại hình nghệ thuật:kịch, chèo, hát, múa, xiếc
-Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý cho bài kể. 
-HS : Xem trước nội dung bài 
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
 1.Ổn định:
2.KTBC : Nói, viết về người lao động trí óc.
- GV nhận xét - Ghi điểm. 
 3.Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ quan sát tranh, nói về những người biểu diễn nghệ thuật được vẽ trong tranh để biết rõ thêm một số nghề lao động nghệ thuật. Các em còn được nghe - kể một buổi xem xiếc, Ghi tựa
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Mục tiêu : Làm đúng các bài tập chính tả 
*Cách tiến hành: 
Bài tập 1: 
-GV hướng dẫn HS quan sát tranh và nói rõ những người LĐ nghệ thuật trong các bức tranh ấy là ai, họ đang làm việc gì?
-GV treo câu hỏi gợi ý:
a. Đó là buổi bỉểu diễn nghệ thuật gì? Kịch, ca nhạc, múa, xiếc,?
b. Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu? Khi nào?
c. Em cùng xem với những ai?
d. Buổi biểu diễn có những tiết mục nào?
e. Em thích tiết mục nào nhất? Hãy nói cụ thể về tiết mục đó.
-Yêu cầu HS kể lại cho cả lớp nghe.
-Luyện kể theo nhóm.
Bài tập 2:
- GV cho HS đọc yêu cầu bài. 
-Nhắc HS viết lại những điều vừa kể sao cho rõ ràng, thành câu. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
- GV nhận xét – chấm điểm.
 4.Củng cố dặn dò: 
- HS kể lại đước câu chuyện trước lớp .
-Nhận xét tiết học.
-Biểu dương những HS kể hay – viết đẹp.
-Tìm đọc - viết lại bài về nhà hoàn chỉnh bài viết. Xem trước câu chuyện “Người bán quạt may mắn” để chuẩn bị cho tiết sau. 
 -3HS đọc bài viết về người LĐ trí óc. 
-3HS nhắc lại 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
-Lớp quan sát tranh.
+ Nêu NX về ND tranh.
- HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý..
-1HS làm mẫu VD:
Chủ nhật tuần vừa qua, em được xem một buổi biểu diễn xiếc trên ti vi. Buổi biểu diễn có nhiều tiết mục: Xiếc voi đá bóng khỉ bắt bóng, khỉ đi chợ bằng xe đạp, hổ nhảy qua vòng lửa, người đi trên dây Em thích nhất là tiết mục voi đá bóng cho khỉ bắt. Tiết mục này làm khán giả rất thán phục 
 Trên sân khấu một chú khỉ đứng giữ khung thành, quần áo com – lê, ca vạt rất lịch sự, ba chú voi đứng xếp hàng chờ lệnh. Khi một hồi còi vang lên chú voi sút bóng vào khung thành, chú khỉ nhanh nhẹn bắt gọn quả bóng trong tay trước sự cổ vũ của khán giả. 
- 2 HS kể.
- Hai bạn kể cho nhau nghe.
- Lớp lắng nghe nhận xét.
 - HS đọc yêu cầu bài. 
- HS viết bài.
- HS đọc bài.
- Lớp theo dõi NX –Chọn bạn có bài viết hay.
Toán:( Tiết 115 )
CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ (TT)
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
-Biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
-Rèn luyện kĩû năng giải toán có 2 phép tính. 
II/ Chuẩn bị:
-GV :Bảng phụ, SGK 
-HS : Bảng con , SGK
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1.Ổn định :
2.Bài cũ: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (tt).
- GV nhận xét – Ghi điểm. 
3.Bài mới: 
a.GTB: Nêu yêu cầu bài học. - Ghi tựa
Hoạt động 1 :Hướng dẫn thực hiện phép chia.
*Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
*Tiến hành:
- Giới thiệu phép chia 4218: 6 = ? 
-GV ghi 4218 6
 01 703
 18
 0
Lần 1: 42 chia 6 được 7 viết 7 (ở thương). 7 nhân 6 bằng 42; 42 trừ 42 bằng 0, viết 0 (dưới 2).
Lần 2: Hạ 1, 1 chia 6 được 0, viết 0 (ở thương bên phải 7). 0 nhân 7 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1, viết 1 (dưới 1). 
Lần 3: Hạ 8 được 18; 18 chia 6 được 3, viết 3 (ở thương bên phải 0). 3 nhân 6 bằng 18 ; 18 trừ 18 bằng 0, viết 0 (dưới 8).
*Giới thiệu 2407: 4 = ? 
-Thực hiện tương tự như trên mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm: chia, nhân, trừ nhẩm. 
-GV nhận xét, sửa sai cho HS.
Hoạt động 2 :Thực hành: 
*Mục tiêu :Biết thực hiện phép chia trường hợp thương có chữ số 0 
*Cách tiến hành: 
Baì 1: Đặt tính rồi tính.(Dành cho HS yếu).
-Yêu cầu HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét sửa sai. 
ðChốt:Bài 1 luyện tập điều gì? 
Bài 2:(Dành gho HS giỏi).
 GV cho các em đọc đề bài tự tóm tắt thảo luận cách giải và giải.
Cách giải: Giải theo 2 bước.
B1:Tính số mét đường đã sửa (1215: 3 = 405m )
B2: Số mét đường còn phải sửa (1215 – 405 = 810 (m).
-Nhận xét ghi đểm cho HS.
ðChốt:Rèn kĩ năng giải toán có hai phép tính 
Bài 3: HS đọc đề.
-Yêu cầu HS phân tích để điền đúng vào ô trống chữ -Đ hoặc chữ S 
-GV chốt 1608 : 4 = 42 và 2526 : 5 = 51 dư 1 là sai.
-Yêu cầu HS thực hiện lại để tìm thương đúng. 
4.Củng cố – Dặn dò 
- Hỏi lại nội dung bài học: Muốn thử lại phép chia ta thực hiện như thế nào ?
- Số dư như thế nào với số chia ? 
- Về xem lại các bài tập và chuẩn bị bài luyện tập. 
- Nhận xét tiết học. 
-3 HS làm bài tập về nhà.
-1 tổ nộp vở bài tập. 
-3 HS nhắc lại. 
-HS quan sát ví dụ nêu cách đặt tính và tính.
-Lớp nhận xét 
- 2 HS nhắc lại 
-HS tự làm bảng con nêu cách thực hiện 
2407 4 
 00 601
 07
 3
-5 HS nói lại. 
-HS đọc đề bài thực hiện theo yêu cầu. 
-Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số trường hợp có chữ số 0 ở thương. 
- HS đọc yêu cầu bài – tự làm 
-Rèn kĩ năng đặt tính và tính.
-1 HS lên bảng giải.
Bài giải
 Số mét đường đã sửa là:
 1215 : 3 = 405 (m ).
Số mét đường còn phải sửa là:
1215 – 405 = 810 (m )
Đáp số: 810 mét đường
- HS khác nhận xét. 
- HS lần lượt tự trả lời các câu hỏi trong bài. 
-HS trả lời.
-Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc