Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

I. Mục đích yêu cầu:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

B. Kể chuyện:

- Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- Biết theo dõi, nhận xét, dánh giá lời kể của bạn. Kể được tiếp lời kể của bạn.

+ HS khá, giỏi: Kể lại được cả câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

* GV: - Tranh minh họa bài học trong SGK.

- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

* HS: SGK, vở.

 

doc 39 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1323Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN.
BÀI: 	ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
B. Kể chuyện: 
- Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- Biết theo dõi, nhận xét, dánh giá lời kể của bạn. Kể được tiếp lời kể của bạn.
+ HS khá, giỏi: Kể lại được cả câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: - Tranh minh họa bài học trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động: Hát.
B. Bài cũ: Chương trình xiếc đặc sắc.
- GV mời 2 em đọc quảng cáo:
+ Cách trình bày quãng cáo có gì đặc biệt (về lời văn trang trí) ?
- GV nhận xét bài.
C. Bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài: Cao Bá Quát sinh năm 1809 mất năm 1855, ông là một nhà thơ nổi tiếng văn hay chữ tốt, có tài đối đáp.Truyện Đối đáp với vua thể hiện tài năng và bản lĩnh của ông ngay từ nhỏ.
D. Tiến hành các hoạt động:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
GV đọc mẫu bài văn.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- GV mời HS đọc từng câu.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV mời HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- GV mời HS giải thích từ mới: leo lẻo, chang chang, đối đáp, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc ĐT cả lớp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
+ Cậu bé làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4. Thảo luận câu hỏi:
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
+ Vua ra đối thế nào?
+ Cao Bá Quát đối lại thế nào?
- GV nhận xét, chốt lại: Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- GV đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV cho 4 HS thi đọc truyện trước lớp.
- GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- Một HS đọc cả bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- HS sắp xếp các bức tranh và dựa vào tranh minh họa kể lại câu chuyện.
- GV cho HS quan sát các tranh, và yêu cầu HS sắp xếp lại các bức tranh.
- GV mời 4 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện.
- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
E. Tổng kết – dặn dò.
- Về luyện đọc lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Tiếng đàn
- Nhận xét bài hoc
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
- Học sinh đọc thầm theo GV.
- HS lắng nghe.
- HS xem tranh minh họa.
- HS đọc từng câu.
- HS đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn.
- HS đọc từng đoạn trước lớp.
- 4 HS đọc 4 đoạn trong bài.
- HS giải thích các từ khó trong bài.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc cả bài đt.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận.
- HS đọc thầm đoạn 1.
+Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.
- HS đọc thầm đoạn 2
+Cao Bá Quát mong muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.
+Cậu nghĩ ra cách làm ầm ĩ, náo động, cởi quần áo xuống sông tắm, làm cho quân lính hốt hoảng bắt trói cậu. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.
- HS đọc đoạn 3, 4.
+Vì vua thấy Cao Bá Quát tự xưng là học trò muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội.
+Nước trong treo trẻo, cá đớp cá.
+Trơì nắng chang chang, người trói người.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
- HS thi đọc diễn cảm truyện.
- 4 HS thi đọc 4 đoạn của bài.
- Một HS đọc cả bài.
- HS nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
- HS quan sát tranh.
- HS sắp xếp các bức tranh.
- Theo thứ tự: 3 – 1 – 2 – 4.
- 4 HSkểlại4 đoạn câu chuyện.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS nhận xét.
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Chính tả
NGHE- VIẾT: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Mắc không quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2b.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: Bảng phụ viết BT2b 
* HS: vở, bút.
II/ Các hoạt động dạy- học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động: Hát.
B. Bài cũ: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.
- GV gọi HS viết các từ có vần ut/uc.
- GV nhận xét bài của HS.
C. Bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài: Đối đáp với vua.
D. Tiến hành các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Giúp HS nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.
GV hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc toàn bài viết chính tả.
- GV yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết.
- GV hướng dẫn HS nhận xét. GV hỏi:
+ Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào?
+ Những từ nào trong bài viết hoa ?
- GV hướng dẫn HS viết ra bảng con những chữ dễ viết sai:
* GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
GV chấm chữa bài.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- GV chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- GV nhận xét bài viết của HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Giúp HS biết điền vào chỗ trống chứa tiếng có âm s/x.
+ Bài tập 2a:
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV mời 2 HS lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố.
- GV nhận xét, chốt lại:
: sáo – xiếc.
+ Bài tập 3a:
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV dán 2 tờ giấy lên bảng, mời 2 nhóm làm bài dưới hình thức tiếp sức.
- GV mời một số em nhìn bảng đọc kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại:
+ Bắt đầu bằng s: san sẻ, xe sợi, so sánh, soi đuốc
+ Bắt đầu bằng x: xé vải, xiết tay, xông lên, xúc đất, xơi cơmâ, xẻo thịt, xào rau, xê dịch, 
E. Tổng kết – dặn dò.
- Về xem và tập viết lại từ khó.
- Chuẩn bị bài: Tiếng đàn.
- Nhận xét tiết học.
PP: Phân tích, thực hành.
- HS lắng nghe.
- 1 – 2 HS đọc lại bài viết.
+Viết giữa trang vở, cách lề vở 2 ôli.
+Tên riêng, chữ đầu câu.
- HS viết ra bc.
- Học sinh nêu tư thế ngồi.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lại bài.
- HS tự chưã lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
- 1HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS làm bài cá nhân.
- HS lên bảng thi làm bài
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- HS cả lớp làm vào vở.
- 2 nhóm lên chơi trò tiếp sức.
- HS nhìn bảng đọc kết quả.
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
TẬP ĐỌC
TIẾNG ĐÀN
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 65 tiếng/phút.
II. Đồ dùng dạy học:
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
* HS: Xem trước bài học, SGK, vở.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Khởi động: Hát.
B. Bài cũ: Đối đáp với vua.
- GV 2HS, mỗi HS đọc 2 đoạn và trả lời câu hỏi:
- GV nhận xét bài cũ.
C. Bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài: Trong các môn nghệ thuật có âm nhạc. Aâm nhạc được thể hiện bằng các dụng cụ như đàn, kèn, trống, sáo,  Bài hôm nay sẽ đưa các em đến với tiếng đàn vi- ô- lông của một bạn nhỏ, giúp các em thấy tiếng đàn đã mang lại những điều kì diệu cho con người.
- GV ghi tựa bài “Tiếng đàn”.
D. Tiến hành các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Giúp HS đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ.
- GV mời đọc từng câu.
+ GV viết lên bảng: vi- ô- lông, ắc- sê. Hướng dẫn HS phát âm đúng.
+ GV mời HS tiếp nối nhau đọc từng câu của bài.
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
+ Giúp HS giải nghĩa các từ ngữ trong SGK.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
+ GV theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Giúp HS hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. Trả lời câu hỏi:
+ Thủy làm những việc gì để chuẩn bị vào phòng thi ?
+ Những từ nào miêu tả âm thanh của cây đàn?
+ Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì?
- GV mời 1 HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi theo nhóm. Câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn?
- GV nhận xét, chốt lại: Vài cánh ngọc lan êm ái  ... ø những người cùng đi đưa tang.
+ Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá.
Kết luận:
- Nên tán thành với các ý kiến 2, 3.
- Không tán thành với ý kiến 1.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
- Chia nhóm, phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm về cách ứng xử trong các tình huống sau:
a) Bên nhà hàng xóm có tang.
b) Em nhìn thấy bạn em đeo khăn tang, đi đằng sau xe tang.
c) Gia đình bạn học cùng lớp em có tang.
d) Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo 1 xe đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
Kết luận:
a. Em không nên chạy nhảy, cười đùa, chạy sang xem, chỉ trỏ.
b. Em nên gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng bạn một đoạn đường.
c. Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
d. Em nên khuyên ngăn các bạn.
* Hoạt động 3: Trò chơi nên và không nên.
- Chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to và phổ biến luật chơi. Trong 5 phút, các nhóm thảo luận và ghi vào 2 cột “Nên” và “Không” nhóm nào ghi nhiều việc thì thắng.
3.Củng cố:
- Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là biểu hiện của nếp sống văn hoá.
Nhận xét tiết học.
- HS suy nghĩ, sau mỗi ý kiến học sinh bày tỏ bằng cách giơ tay.
- HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- Chia 4 nhóm .
- HS các nhóm tiến hành chơi.
- Cả lớp nhận xét.
Học sinh trình bày.
1ph
4. Dặn dò:
 Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: Tôn trọng đám tang.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 
Hoa
I/ MỤC TIÊU :
Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa.
Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa
Nêu được chức năng và lợi ích của hoa
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên : các hình trong SGK trang 90, 91, sưu tầm các bông hoa khác nhau.
Học sinh : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : Khả năng kì diệu của lá cây ( 4’ )
Trong quá trình hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì? 
Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Hoa ( 1’ )
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận (7’ )
Mục tiêu:Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của một số loài hoa
Kể tên một số bộ phận thường có của một bông hoa
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm: 
Quan sát các hình trang 90, 91 trong SGK và kết hợp quan sát những bông hoa học sinh mang đến lớp.
Nói về màu sắc của những bông hoa quan sát được. Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm, bông hoa nào không có hương thơm ?
Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa của bông hoa đang quan sát. 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. mỗi bông hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa. 
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật ( 7’ )
Mục tiêu: Biết phân loại các bông hoa sưu tầm được
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát 
Cách tiến hành :
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các bông hoa đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. 
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại bông hoa của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu được lợi ích và chức năng của hoa
Phương pháp : thảo luận, giảng giải, quan sát 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho cả lớp cùng thảo luận các câu hỏi sau:
+ Hoa có chức năng gì?
+ Hoa thường được dùng để làm gì ?
+ Quan sát các hình trang 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những bông hoa nào được dùng để ăn ? 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa thường dùng để trang trí, làm nước hoa và nhiều việc khác.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị trước bài học sau.
Hát
Học sinh trình bày 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- HS thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 
QUẢ
I/ MỤC TIÊU :
Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
Kể tên các bộ phận thường có của một quả.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên : các hình trang 92, 93 trong SGK, sưu tầm các quả thật hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp, phiếu bài tập 
Học sinh : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
 Khởi động : ( 1’ ) 
 Bài cũ: Hoa ( 4’ )
Hoa có chức năng gì?
Hoa thường được dùng để làm gì ?
Nhận xét 
 Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Quả (1’)
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận ( 7’ )
Mục tiêu:
Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
Kể tên các bộ phận thường có của một quả
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các quả trong SGK trang 92, 93, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả 
+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào ? Nói về mùi vị của quả đó.
+ Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau:
+ Quan sát bên ngoài : nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
+ Quan sát bên trong: 
Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt 
Bên trong quả gồm có những bộ phận nào ? Chỉ phần ăn được của quả đó.
Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
Hoạt động 2: Thảo luận ( 7’ ) 
Mục tiêu: Nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả
Phương pháp : thực hành, thảo luận 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
+ Quả thường được dùng để làm gì ? nêu ví dụ.
+ Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến làm thức ăn ?
+ Hạt có chức năng gì ? 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc như:
+ Ăn tươi
+ Làm mứt hoặc sơ-ri hay đóng hộp 
+ Làm rau dùng trong bữa ăn 
+ Ép dầu 
Nhận xét, tuyên dương.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 49 : Động vật . 
Hát
Học sinh nêu 
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
TIẾT SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TIẾT 24.
I. Mục tiêu:
HS tự nhận xét tuần 24
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
- Rèn luyện cho học sinh có thói quen tự tin và mạnh dạn phát biểu trước tập thể lớp.
- Rèn luyện thói quen báo cáo đúng sự thật.
II Những Thực hiện tuần qua:
1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ.
 Lớp tổng kết :
Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần.
Trật tự:
Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ to, rõ ràng, thuộc bài hát chủ đề tháng.
Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc.
Vệ sinh:
Vệ sinh cá nhân tốt
Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 
 - Khắc phục hạn chế tuần qua.
Thực hiện thi đua giữa các tổ.
Đảm bảo sĩ số chuyên cần.
Thực hiện tốt An toàn giao thông, khi tham ATGT phải đội mũ bảo hiểm.
 * Thực hiện diệt muỗi vằn để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
 * Ăn chín uống chín phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp.
 * Phòng tránh tai nạn thương tích và té nước và H1N1.
* Thực hiện tốt An tồn giao thông
Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần.
Văn nghệ, trò chơi:
Văn nghệ: Ôn lại các bài hát chủ đề tháng. 
Tổ trưởng chuyên mơn duyệt
Phĩ Hiệu trưởng chuyên mơn duyệt
 An Thạnh, ngày. tháng,,, năm 2010. 
Tổ trưởng
An Thạnh, ngày. tháng,,, năm 2010. 
Hiệu trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 CKT tuan 24 3cot.doc