Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Thị Hạnh

 Kể chuyện

1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: SGK

- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.

2 Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện:

- Yêu cầu HS tự sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.

- Gọi HS nêu thứ tự của từng bức tranh qua đó nói vắn tắt nội dung tranh.

- Nhận xét chốt lại ý đúng (3- 1- 2- 4).

- Mời 4 em dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.

- Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện.

- Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.

 

doc 27 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
gggg o0ohhhh
 Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007
 Ngày soạn: 3 / 3 / 2007
 Ngày giảng: 5 / 3 / 2007
 Buổi sáng
 Tập đọc - Kể chuyện: Nhà ảo thuật 
 A / Mục tiêu: - SGK trang 104 tập 2.
 - Luyện đọc đúng các từ: hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cỡi trói, ...
 B / Chuẩn bị đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
 C/ Các hoạt động dạy học : 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc“. Yêu cầu nêu nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2 .
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- Yêu cầu 2 em đọc thành tiếng đoan 3, 4 lớp đọc thầm lại.
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
+ Vua ra vế đối như thế nào ?
+ Cao Bá Quát đã đối lại ra sao ?
+ Truyện ca ngợi ai ?
d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 3 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 Kể chuyện 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: SGK 
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
2 Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện: 
- Yêu cầu HS tự sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
- Gọi HS nêu thứ tự của từng bức tranh qua đó nói vắn tắt nội dung tranh.
- Nhận xét chốt lại ý đúng (3- 1- 2- 4).
- Mời 4 em dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
đ) Củng cố, dặn dò : 
- Em biết câu tục ngữ nào có 2 vế đối ?
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài “ Mặt trời mọc ở đằng tây ” 
- Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH:
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí) ?
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Vua Minh Mạng đang ngắm cảnh ở hồ Tây.
- Lớp đọc thầm đoạn 2 câu chuyện.
+ Muốn nhìn rõ mặt nhà vua nhưng vua đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi mọi người không cho đến gần...
+ Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói.
- 2 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 3 và 4.
+ Vì vua nghe nói cậu là một học trò nên muốn thử tài cậu. 
+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
+ Trời nắng chang chang người trói người.
+ Ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng suất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 3 em thi đọc lại đoạn 3 của bài. 
- 1 em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện rồi tự sắp xếp các bức tranh theo thứ tự phù hợp với nội dung của từng đoạn trong câu chuyện kết hợp nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh. 
- 4 em tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện
- Hai em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất .
- Lần lượt nêu các câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng / Đông sao thỉ nắng, vắng sao thì mưa / Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa / Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa ..
-------------------------------------------------------
 Toán: Luyện tập 
 A/ Mục tiêu - Học sinh rèn kĩ năng chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính.
 B/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- Gọi hai em lên bảng làm BT1 ; một em làm BT2 (trang 119). 
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn HS làm bài luyện tập :
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.
- Mời 3HS lên bảng thực hiện. 
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu từng cặp đổi vở chéo để KT bài nhau.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Mời hai học sinh lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài 3.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4: - Gọi một học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài cá nhân.
- Gọi 1 số em nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
c) Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 2 em lên bảng làm bài tập 1.
- 1 em làm bài tập 2.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một học sinh nêu yêu cầu đề bài 1.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Ba học sinh lên bảng thực hiện, lớp bổ sung.
1608 4 2035 5 4218 6
 00 402 03 407 01 703 
 08 35 18
 0 0 0 
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Một em đọc yêu cầu bài.
- 2 em nêu lại cách tìm thừa số chưa biết.
- Lớp thực hiện làm vào vở.
- Hai học sinh lên bảng giải bài, lớp nhận xét chữa bài.
 a / x x 7 = 2107 b/ 8 x x = 1640 
 x = 2107 : 7 x = 1640 : 8 
 x = 301 x = 205 
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung: 
Giải :
 Số kg gạo cửa hàng đã bán là :
 2024 : 4 = 506 (kg )
 Số kg gạo cửa hàng còn lại :
 2024 – 50 6 = 1518 (kg)
 Đ/S : 1518 kg
- Một em nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
- Cả lớp tự làm bài.
- Một số học sinh nêu miệng kết quả nhẩm, cả lớp nhận xét bổ sung. 
 6000 : 2 = 3000 8000 : 4 = 2000
 9000 : 3 = 3000 10000 : 5 = 2000
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
----------------------------------------------------
 Buổi chiều
 Tự nhiên xã hội: Hoa 
 A/ Mục tiêu : - Học sinh biết: So sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương ở một số loài hoa. Kể tên các bộ phận thường có của một bông hoa. Phân loại một số hoa sưu tầm được. 
 - Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
 B/ Chuẩn bị : Các hình trong SGK trang 90, 91. Sưu tầm các loại hoa khác nhau mang đến lớp.
 C/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “ Khả năng kì diệu của lá cây “
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 90, 91 và các loại hoa sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nói về màu sắc của những bông hoa đó. 
+ Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm và bông hoa nào không có hương thơm ?
+ Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày về màu sắc, hình dạng và chỉ ra từng bộ phận của lá.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
 Bước 1: 
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và băng dính.
- Yêu cầu 3 nhóm dùng băng keo gắn các loại hoa có mùi hương tương tự nhau theo tiêu chỉ phân loại từng nhóm hoa lên tờ giấy A 0 vẽ thêm những bông hoa khác vào bên cạnh những bông hoa thật rồi viết lời ghi chú bên dưới các loại hoa. 
 Bước 2: 
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và tự đánh giá so sánh với nhóm khác.
- Khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều.
* Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
- Yêu cầu lớp suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoa có chức năng gì ?
+ Hoa thường được dùng để làm gì ?
c) Củng cố - dặn dò:
- Kể tên những loại hoa được dùng để trang trí, những loại hoa được dùng để ăn.
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu chức năng của lá cây đối với đời sống của cây.
+ Nêu ích lợi của lá cây.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình trong SGK trang 90 và 91 kết hợp với một số loại hoa sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiểu.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên mô tả về hình dáng, màu sắc, mùi hương và chỉ ra từng bộ phận của hoa.
- Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có 
- Các dãy nhóm trao đổi thảo luận rồi dán các loại hoa mà nhóm sưu tầm được vào tờ giấy A0 và ghi tên chú thích về đặc điểm của từng loại hoa vào phía dưới ... tập.
- 1HS làm mẫu câu A - đồng hồ chỉ 2 giờ 10 phút.
- Cả lớp làm bài.
- 5 em nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
 A. 2giờ 10 phút B. 5 giờ 16 phút
 C. 11giờ 21 phút D. 9 giờ 39 phút 
 E. 10 giờ 39 phút G. 16 giờ kém 3 phút.
- Một em đọc đề bài 2 (Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ 9 giờ 7 phút ; 12 giờ 34 phút; 4 giờ kém 13 phút) 
- Cả lớp làm trên hình vẽ đồng hồ.
- Ba em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Đổi vở để KT.
- Một em đọc yêu cầu bài tập ( Nối theo mẫu)
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 2 em đọc số giờ do GV quay.
-----------------------------------------------
 Buổi chiều
 Âm nhạc: Ôn 2 bài hát 
 Em yêu trường em và Cùng nhau múa dưới trăng 
 Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông nhạc
 A/ Mục tiêu:
 - Hát thuộc lời hai bài hát. Tập biểu diễn kết hợp với vận động.
 - Nhận biết tên nốt, hình nốt trên khuông nhạc. Trò chơi : Gắn nốt nhạc trên khuông nhạc.
 B/ Chuẩn bị : - Giáo viên : Khuông nhạc, các hình nốt bằng bìa. 
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra “ Một số hình nốt nhạc “ 
- Gọi một học sinh lên vã và gọi tên hình nốt nhạc. 
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát : Em yêu trường em
- Cho HSluyện tập thuộc lời bài hát.
- Tập HS hát kết hợp vận động phụ họa. 
- Mời HS biểu diễn trước lớp.
* Hoạt động 2: Ôn bài Cùng vui múa dưới trăng“
- Cho học sinh tập thuộc bài hát rồi yêu cầu tập gõ đêm theo nhịp 3.
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- Yêu cầu nhóm A hát lời bài hát nhóm B gõ đệm theo nhịp 3, sau đó đổi bên.
- Cho HS đứng tại chỗ, vừa hát vừa nhún chân, nghiên bên trái, nghiêng bên phải nhịp nhàng theo nhịp 3.
* Hoạt động 3 Tập nhận biết một số nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Treo khuông nhạc có ghi tên nốt nhạc lên bảng.
- Gọi HS đọc các tên nốt trên khuông nhạc.
- Treo khuông nhạc có ghi nốt nhạc lên bảng.
- Yêu cầu lớp quan sát tìm tên nốt nhạc trên khuông nhạc. Sau đó đọc và ghi nhớ cách gọi tên các nốt nhạc.
d) Củng cố - dặn dò:
- Cho cả lớp hát lại 2 bài hát.
- Về nhà tập hát và vận động theo nhạc, ghi nhớ các nốt nhạc.
- Học sinh lên bảng vẽ hình một số nốt nhạc kết hợp gọi tên từng hình nốt nhạc.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài. 
- Cả lớp luyện tập hát bài Em yêu trường em.
- Tập vận động phụ họa rồi biểu diẽn.
- Cả lớp hát.
- Từng nhóm lần lượt hát hát và gõ đệm theo nhịp 3 của bài hát.
- Lớp vừa hát vừa biểu diễn động tác nghiêng về bên trái rồi bên phải theo nhịp 3.
- Nêu tên 7 nốt nhạc đã được học: ĐÔ - RÊ -MI - PHA - SON - LA - SI.
- Đọc tên các nốt nhạc: nốt Son trắng, noots La đem, nốt Son móc đơn.
- Cả lớp cùng hát.
--------------------------------------------------------
 Tiếng Việt nâng cao
 A/ Yêu cầu: - HS làm đúng BT phân biệt vần dễ lẫn, mở rộng vốn từ "Nghệ thuật" ...
 - Giáo dục HS chăm học.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động cảu thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu cả lớp làm các BT sau:
Bài 1: Điền vào chỗ trống:
a) sa hay xa:
 - ... mạc - ... xưa
 - Phù... - sương... 
 - ... hoa - ... lánh
 - ... xôi - ... lưới
b) se hay xe:
 - ... cộ - ... lạnh
 - ... chỉ - ... máy
Bài 2: 
a)Tìm cá từ có tiếng sĩ đứng sau, chỉ những người hoạt động nghệ thuật. M: ca sĩ. 
b) Tìm các tiếng có tiếng nhạc đứng trước, nói về lĩnh vực âm nhạc. M: nhạc cụ.
Bài 3: Nối các từ ngữ ở cột bên trái với các từ ngữ ở cột bên phải:
 mở đầu khúc nhạc nhan đề 
 Gà trống Bình minh bằng tiết tấu 
 nhanh khỏe đầyhứng khởi.
 Bản giao hưởng đã trình bày xong bản 
 Mùa thu do Dế giao hưởng Mùa hạ.
 MènTrình diễn
 Ve sầu đã gợi ra những cảnh 
 tượng của mùa thu êm dịu. 
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ.
- Cả lớp tự làm BT vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
 - sa mạc - xa xưa
 - Phù sa - sương sa 
 - xa hoa - xa lánh
 - xa xôi - sa lưới
 - xe cộ - se lạnh
 - se chỉ - xe máy
a) nhạc sĩ, nghệ sĩ, văn sĩ, họa sĩ, thi sĩ, ...
b) nhạc công, nhạc sĩ, nhạc điệu, nhạc kịch, nhạc lí, nhạc trưởng, nhạc viện, ...
 mở đầu khúc nhạc nhan đề 
 Gà trống Bình minh bằng tiết tấu 
 nhanh khỏe đầyhứng khởi.
 Bản giao hưởng đã trình bày xong bản 
 Mùa thu do Dế giao hưởng Mùa hạ.
 MènTrình diễn 
 Ve sầu đã gợi ra những cảnh 
 tượng của mùa thu êm dịu. 
-----------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
 A/ Yêu cầu: - HS ôn luyện các động tác về ĐHĐN và các bài hát - múa của Sao nhi đồng.
 - Chơi trò chơi "Chim về tổ".
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS ôn tập:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu học tập.
- Giao nhiệm vụ cho lớp.
- Theo dõi, uốn nắn cho các em.
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Chim về tổ":
- Nêu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi cho HS chơi chính thức.
- Nhận xét , tuyên dương những em thắng cuộc.
* Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm.
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn ôn tập các động tác về đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, hàng dọc, giãn cách hàng ngang - hàng dọc. Sau đó ôn các bài múa: Bông hồng tặng mẹ và cô ; Hành khúc Đội TNTPHCM : Chúng em là mầm non tương lai ...
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi.
======================================================
Tập đọc Mặt trời mọc ở đằng tây ! 	 
 A/ Mục tiêu : - Rèn kỉ năng đọc thành tiếng : +Đọc trôi chảy cả bài.Chú ý đọc đúng tên nhà thơ Nga : Pu - skin và các từ dễ phát âm sai do ảnh hướng của phương ngữ như :ứng tác, thuở nhỏ, nghĩ mãi, ngơ ngác, hãnh diện Biết đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm trìu mến khác với đọc văn xuôi ø biết ngắt nghỉ giữa các dòng thơ. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : - Hiểu được các từ khó qua chú thích ở cuối bài.
- Hiểu nội dung bài :Bài thơ ca ngợi tài ứng tác thơ của nhà thơ Pu – skin.
 B/ Chuẩn bị : - Tranh minh họa bài thơ, Thêm ảnh chụp hoặc vẽ về nhà thơ Pu – skin.
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên nối tiếp kể lại câu chuyện “Đối đáp với vua ”
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ
 2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài 
 “ Mặt trời mọc ở đằng Tây ! “ 
 b) Luyện đọc:
 1/ Đọc mẫu bài chú ý đọc đúng 
( giọng chậm rãi thể hiện sự khôi hài) 
- Cho quan sát tranh minh họa bài thơ và hình chụp nhà thơ Pu – skin 
2/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu.
- Ghi bảng từ : Pu – skin hướng dẫn học sinh đọc.
- Yêu cầu nối tiếp mỗi em đọc một câu trước lớp.
- Mời học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
+Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từ ngữ mới trong bài 
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Mời một em đọc đoạn 1 yêu cầu cả lớp đọc thầm. 
- Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào ? 
- Câu thơ của người bạn Pu – skin có gì vô lí?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2.
- Pu – skin đã chữa câu thơ giúp bạn như thế nào?
- Điều gì đã làm cho bài thơ của Pu – skin hợp lí ?
- Giáo viên kết luận.
 d) Học thuộc lòng bài thơ :
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn của bài.
- Mời ba em nối tiếp thi đọc 3 đoạn của bài.
- Gọi hai đến ba em thi đọc cả bài.
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất 
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Tập đọc hôm nay chúng ta học bài gì 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới.
- Hai em lên tiếp nối kể lại câu chuyện “Đối đáp với vua “
- Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện 
- Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu.
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Theo dõi hướng dẫn để đọc đúng và ngắt nghỉ hơi hợp lí giữa các dòng và các khổ thơ trong bài.
- Lớp quan sát tranh minh họa.
- Lần lượt học sinh đọc từng câu.
- Một số em luyện đọc từ Pu – skin 
- Nối tiếp nhau đọc, mỗi em đọc từng câu trước lớp.
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn.
- Tìm hiểu nghĩa của từ theo hướng dẫn của giáo viên.
- Một em đọc đoạn 1 lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Trong một giờ văn thầy giáo bảo một học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời.
- Câu thơ nói về việc mặt trời mọc ở phương tây là vô lí.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2.
- Pu – skin đã đọc tiếp 3 câu thơ khác để hợp thành với câu thơ vô lí của bạn để bài thơ trở nên hoàn chỉnh và thú vị.Việc mặt trời mọc ở phương tây cũng được coi là một chuyện lạ, làm cho mọi người phải xôn xao ngơ ngác  đã làm chu bài thơ trở nên thú vị. 
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Ba em thi đọc nối tiếp 3 đoạn bài văn trước lớp.
- Hai em thi đọc diễn cảm cả bài.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay 
- Ba học sinh nhắc lại nội dung bài
 - Về nhà học thuộc bài, xem trước bài “ Tiếng đàn “

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN24.doc