Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường TH & THCS Húc Nghì

Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường TH & THCS Húc Nghì

Tiết 1 + 2-TĐ-KC: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA.

A/ Mục tiêu:

- SGK trang 104 tập 2.

- Luyện đọc đúng các từ: hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cỡi trói, .

B/ Chuẩn bị: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.

C/ Lên lớp: Tiết 1:

1. Bài cũ:

- Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc“. Yêu cầu nêu nội dung bài.

- Giáo viên nhận xét ghi điểm.

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài :

b) Luyện đọc:

* Đọc diễn cảm toàn bài.

* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường TH & THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
THỨ HAI 
Ngày soạn: 12/02/2011
 	Ngày dạy : 14/02/2011
Tiết 1 + 2-TĐ-KC: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA. 
A/ Mục tiêu: 
- SGK trang 104 tập 2.
- Luyện đọc đúng các từ: hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cỡi trói, ...
B/ Chuẩn bị: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
C/ Lên lớp: Tiết 1:
1. Bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc“. Yêu cầu nêu nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài :
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2 .
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- Yêu cầu 2 em đọc thành tiếng đoan 3, 4 lớp đọc thầm lại.
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
+ Vua ra vế đối như thế nào ?
+ Cao Bá Quát đã đối lại ra sao ?
+ Truyện ca ngợi ai ?
Tiết 2:
d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 3 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
đ) Kể chuyện:
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: SGK 
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện: 
- Yêu cầu HS tự sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
- Gọi HS nêu thứ tự của từng bức tranh qua đó nói vắn tắt nội dung tranh.
- Nhận xét chốt lại ý đúng (3- 1- 2- 4).
- Mời 4 em dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
3) Củng cố, dặn dò: 
- Em biết câu tục ngữ nào có 2 vế đối?
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài “Mặt trời mọc ở đằng tây”
Tiết 3-Toán: LUYỆN TẬP 
A/ Mục tiêu: 
- Học sinh rèn kĩ năng chia số có 4 chữ số với số có 1 chữ số trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có một, hai phép tính.
B/ Lên lớp:
1.Bài cũ :
- Gọi hai em lên bảng làm BT1 ; một em làm BT2 (trang 119). 
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn HS làm bài luyện tập :
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở.
- Mời 3HS lên bảng thực hiện. 
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu từng cặp đổi vở chéo để KT bài nhau.
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Mời hai học sinh lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài 3
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4: 
- Gọi một học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài cá nhân.
- Gọi 1 số em nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
c) Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
Tiết 4-Đạo đức: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG
(Tiết 2)
A / Mục tiêu : 
B /Tài liệu và phương tiện : Vở bài tập đạo đức. Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng.
C/ Lên lớp : 
1. Bài cũ:
- Kiểm tra 2 em:
+ Em cần làm gì khi gặp đám tang ?
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ?
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (BT3) 
- Giáo viên lần lượt đọc to từng ý kiến. 
- Yêu cầu lớp theo dõi và bày tỏ thái độ của mình bằng 3 cách ( đồng ý, không 
đồng ý, lưỡng lự ).
- Sau mỗi ý kiến giáo viên yêu cầu thảo luận về các lí do mình chọn.
- Kết luận: + Nên tán thành với các ý kiến b, c.
 + Không tán thành với ý kiến a.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT4) 
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống ở BT4 trong VBT. 
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung.
- Giáo viên kết luận:
+ Tình huống a: Không nên gọi bạn. Nểu có thể, em nên đi cùng bạn một đoạn đường.
+ Tình huống b: Không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti vi ...
+ Tình huống c: Nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
+ Tình huống d: Nên khuyên ngăn các bạn.
* Hoạt động 3: Chơi TC : « Nên và không nên » 
- Chia nhóm. 
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Trong 5 phút, các nhóm thảo luận, liệt kê 
những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang lên tờ giấy theo 2 cột. 
Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất thì nhóm đó sẽ thắng. 
- Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm. Biểu dương nhóm thắng cuộc.
* Kết luận chung: SGV.
* Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
***********************************
 THỨ BA 	Ngày soạn: 13/02/2011
 	Ngày dạy : 15/02/2011
Tiết 1-Toán: LUYỆN TẬP CHUNG 
A/ Mục tiêu: 
- Củng cố cách thực hiện phép tính nhân, chia số có 4 CS với số có 1CS. 
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính.
B/ Lên lớp:
1.Bài cũ :
- Gọi hai em lên bảng làm BT1 ; một em làm BT2 (trang 120). 
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn HS luyện tập - thực hành :
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vơ.
- Mời 3HS lên bảng thực hiện. 
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Yêu cầu từng cặp đổi vở chéo để KT bài nhau.
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- Mời 3 học sinh lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài 3. Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Yêu cầu HS đổi vở chéo để KT. 
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài 4.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 
3) Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà xem lại các BT đã làm. 
Tiết 2-Tự nhiên xã hội: HOA 
A/ Mục tiêu: 
- Học sinh biết: So sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, mùi hương ở một số loài hoa. Kể tên các bộ phận thường có của một bông hoa. Phân loại một số hoa sưu tầm được. 
- Nêu được chức năng và ích lợi của hoa.
B/ Chuẩn bị: Các hình trong SGK trang 90, 91. Sưu tầm các loại hoa khác nhau mang đến lớp.
C/ Lên lớp:
1. Bài cũ:
- Kiểm tra bài “ Khả năng kì diệu của lá cây”
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 90, 91 và các loại hoa sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Nói về màu sắc của những bông hoa đó. 
+ Trong những bông hoa đó, bông hoa nào có hương thơm và bông hoa nào không có hương thơm ?
+ Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày về màu sắc, hình dạng và chỉ ra từng 
bộ phận của lá.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
 Bước 1: 
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 và băng dính.
- Yêu cầu 3 nhóm dùng băng keo gắn các loại hoa có mùi hương tương tự nhau 
theo tiêu chỉ phân loại từng nhóm hoa lên tờ giấy A 0 vẽ thêm những bông hoa khác vào bên cạnh những bông hoa thật rồi viết lời ghi chú bên dưới các loại hoa. 
 Bước 2: 
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm và tự đánh giá so sánh với nhóm khác.
- Khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều.
* Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.
- Yêu cầu lớp suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoa có chức năng gì ?
+ Hoa thường được dùng để làm gì ?
3) Củng cố - dặn dò:
- Kể tên những loại hoa được dùng để trang trí, những loại hoa được dùng để ăn.
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
Tiết 3-Âm nhạc:	 ÔN 2 BÀI HÁT: 
EM YÊU TRƯỜNG EM - CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG 
 TẬP NHẬN BIẾT TÊN MỘT SỐ NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC
Tiết 4 -Chính tả: (Nghe – viết) ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
A/ Mục tiêu: 
- Rèn kỉ năng viết chính tả: Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Đối đáp với vua”. Làm đúng bài tập điền tiếng có chứa âm và thanh dễ lẫn s/x, thanh hỏi / ngã theo nghĩa đã cho.
B/ Chuẩn bị: Ba tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 3a.
C/ Lên lớp:
1.Bài cũ:
- Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ : chúc mừng, nhuịc nhã; nhút nhát, cao vút.
- Nhận xét đánh giá chung. 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn nghe viết:
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần: Thấy nói là học trò ... người cởi trói.
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm. 
+ Những chữ nào trong bài viết hoa?
+ Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào ?
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
* Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Mời HS đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3a:
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu đề bài. Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Dán ba tờ phiếu lên bảng. Mời ba nhóm làm bài dưới hình thức thi tiếp sức.
- Gọi học sinh nhìn bảng đọc lại kết quả.
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Cả lớp viết lời giải đúng.
3) Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà KT lại các bài tập đã làm. 
******************************
THỨ TƯ 	 Ngày soạn: 14/02/2011
 	Ngày dạy : 16/02/2011
Tiết 1-Thể dục: NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
A/ Mục tiêu: 
- Ôn động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác. 
 - Trò chơi “Ném bóng trúng đích”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi được ở mức tương đối chủ động. 
B/ Địa điểm phương tiện: 
- Dây nhảy, mỗi em một sợi. Sân bãi vệ sinh sạch sẽ. 
- Bóng để chơi trò chơi.
 C/ Lên lớp:
1/ Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Yêu cầu lớp thực hiện bài thể dục phát triển chung 2 lần x 8 nhịp 
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập. 
- Trò chơi "Đứng ngồi theo hiệu lệnh".
2/ Phần cơ bản:
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai c ...  
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn dò học sinh về nhà ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. 
Tiết 2-Toán: LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu: 
- Củng cố về đọc - viết, và nhận biết về giá trị của các số La Mã từ I đến XII để 
xem được đồng hồ và các số XX , XXI khi đọc sách.
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong học toán.
B/ Lên lớp: 
1.Bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng làm BT3 và 4 Tr 121
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát mặt đồng hồ và thực hiện vào vở. 
- Mời một học sinh đứng tại chỗ đọc.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Ghi các số La Mã lên bảng và gọi HS đọc (đọc xuôi, đọc ngược.
 I, III, IV, VI, VII, IX, XI, VIII, XII
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT và tự làm bài vào vở.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 
Bài 4 và 5:
- Cho HS dùng các que diêm hoặc tăm để thực hành xếp thành các số La Mã.
- Theo dõi nhận xét đánh giá.
3) Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS lên bảng viết các số La mã (GV đọc cho HS viết).
- Về nhà tập viết các số LM. 
Tiết 3-Tự nhiên xã hội : QUẢ
A/ Mục tiêu: - Học sinh biết: 
- Sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số quả.
- Kể tên các bộ phận thường có của quả. 
- Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả. 
B/ Chuẩn bị : Các hình trong SGK trang 92, 93. Sưu tầm một số quả thật.
C/ Lên lớp: 
1. Bài cũ:
- Kiểm tra bài “Hoa”
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm. 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 91, 92 và các loại quả sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dáng độ lớn của từng loại quả ? 
+ Trong số những loại quả đó em đã ăn những loại quả nào ? Hãy nói về mùi vị của quả đó ?
+ Hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên từng bộ phận của 1 quả. Ta thường ăn bộ phận nào của quả?
Bước 2: 
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý:
+ Nêu màu sắc, hình dạng, độ lớn của quả.
+ Bóc vỏ, quan sát bên trong có những bộ phận nào ? Chỉ phần ăn được của quả. Nếm thử và cho biết mùi vị của quả đó ?
Bước 2:
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm
 Bước 1: 
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau: 
+ Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ?
+ Quan sát hình 92 – 93 cho biết loại quả nào dùng để ăn tươi còn loại quả nào dùng để chế biến làm thức ăn ?
+ Hạt có chức năng gì?
 Bước 2: 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận, ghi bảng.
- Gọi HS đọc lại KL và ghi nhớ. 
3) Củng cố - dặn dò:
- Kể tên những loại quả được dùng để ăn tươi, những loại quả được dùng để chế biến làm thức ăn.
- Về nhà học bài và xem trước bài mới. 
Tiết 4-Chính tả: (Nghe – viết) TIẾNG ĐÀN
A/ Mục tiêu: 
- Rèn kỉ năng viết chính tả: nghe viết lại chính xác một đoạn trong bài “ Tiếng 
đàn”. Làm đúng bài tập tìm và viết đúng các từ có âm đầu x/s hoặc mang thanh 
hỏi / ngã. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở.
B/ Chuẩn bị: 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2.
B/ Lên lớp: 
1.Bài cũ :
- Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ : san sẻ, soi đuốc, xới dất, xông lên.
- Nhận xét đánh giá chung. 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần.
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm.
+ Nội dung đoạn này nói lên điều gì ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? 
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
* Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập: 
 Bài 2 : 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2b.
- Yêu cầu cả lớp dựa theo mẫu và làm bài cá nhân. 
- Giáo viên dán 3 tờ giấy lớn lên bảng.
- Mời 3 nhóm lên thi tiếp sức. 
- Giáo viên nhận xét chốt ý chính.
- Mời một số em đọc kết quả đúng.
3) Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai. 
******************************
 `
THỨ SÁU 	Ngày soạn: 16/02/2011
 	Ngày dạy : 18/02/2011
Tiết 1-Tập làm văn: Nghe - kể: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
A/ Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng nói: Kể được câu chuyện Người bán quạt may mắn một cách trôi chảy và tự nhiên.
B/ Chuẩn bị : - Tranh minh họa trong SGK.
 - Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý câu chuyện.
B/ Lên lớp: 
1.Bài cũ :
- Gọi 3HS đọc bài làm tuần trước "Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật em đã được xem".
- Nhận xét chấm điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn nghe - kể chuyện :
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc các câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.
- GV kể chuyện lần 1:
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+ Ông Vương Chi Hi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- Giáo viên kể chuyện lần 2, lần 3.
- Yêu cầu HS tập kể.
+ HS tập kể theo nhóm 3.
+ Mời đại diện 2 nhóm thi kể lại câu chuyện trước lớp.
+ Mời đại diện các nhóm lên thi kể. 
- Nhận xét, tuyên dương .
+ Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi? 
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện trên? 
3) Củng cố -dặn dò:
- Về nhà luyện kể lại câu chuyện. 
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2-Toán: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ 
A/ Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian. HS biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút).
B/ Đồ dùng dạy - học: Một đồng hồ thật và một đồng hồ bằng nhựa.
C/ Lên lớp: 
1. Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng, yêu cầu viết các số: bốn, sáu, tám, mười chín, mười một, hai mươi mốt bằng chữ số La Mã.
- Nhận xét ghi điểm. 
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Dạy bài mới:
* Hướng dẫn cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút):
- Cho HS quan sát mặt đồng hồ và giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ.
- Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất - SGK và hỏi:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ hai, xác định kim giờ, kim phút và TLCH: 
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
 - Tương tự như vậy với tranh vẽ đồng hồ thứ 3. 
- GV quay trên mặt đồng hồ nhựa, cho HS đọc gờ theo 2 cách. 
* Luyện tập:
 Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Mời một em làm mẫu câu A.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu bai tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời ba học sinh lên bảng chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào VBT.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
3) Củng cố -dặn dò:
- GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc.
- Về nhà tập xem đồng hồ. 
Tiết 3-Tập viết: 	 ÔN CHỮ HOA : R
A/ Mục tiêu: 
- Củng cố về cách viết chữ hoa R thông qua bài tập ứng dụng: Viết tên riêng Phan Rang bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng Rủ nhau đi cấy, đi cày / Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu bằng cỡ chữ nhỏ. 
- Rèn tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
B/ Chuẩn bị: 
- Mẫu chữ viết hoa R, tên riêng Phan Rang và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 
C/ Lên lớp: 
1. Bài cũ:
- KT bài viết ở nhà của học sinh của HS.
-Yêu cầu HS neu từ và câu ứng dụng đã học tiết trước. 
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa đã học tiết trước.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
b)Hướng dẫn viết trên bảng con: 
* Luyện viết chữ hoa :
- Yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ .
- Yêu cầu HS tập viết vào bảng con chữ R, P.
* Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng: 
- Yêu cầu HSđọc từ ứng dụng. 
- Giới thiệu: Phan Rang là tên một thị xã thuộc tỉnh Ninh Thuận.
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con. 
* Luyện viết câu ứng dụng :
- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Câu thơ nói gì ? 
- Yêu cầu luyện viết trên bảng con: Rủ, Bây.
c) Hướng dẫn viết vào vở:
- Nêu yêu cầu viết chữ R một dòng cỡ nhỏ. Các chữ Ph, H : 1 dòng.
- Viết tên riêng Phan Rang 2 dòng cỡ nhỏ 
- Viết câu thơ 2 lần.
- Nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng
mẫu. 
 d/ Chấm chữa bài. 
3) Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá 
- Về nhà luyện viết thêm để rèn chữ.
Tiết 4-Mĩ thuật : 	 VẼ TRANH : ĐỀ TÀI TỰ DO. 
I. Mục tiêu: 
- HS vẽ được một bức tranh theo ý thích. 
- Có thói quen tưởng tượng khi vẽ tranh.
II. Chuẩn bị: 
- GV một số tranh của các hoạ sĩ và thiếu nhi,một số tranh phong cảnh.
- HS giấy vẽ, vở tập vẽ, bút màu, chì vẽ.
III. Lên lớp: 
A. Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học vẽ của h/s. GV nhận xet ghi điểm.
B.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV cho HS chọn cảnh đất nước, thiếu nhi vui chơi, cảnh nông thôn, thành phố.
- Yêu cầu HS chọn những bức tranh mà mình yêu thích.
*Hoạt động 2: cách vẽ tranh.
-Dựa vào tranh mẫu, HS tự tìm hình ảnh chính phụ, tìm các hình dáng phù hợp với hoạt động. Vẽ màu theo ý thích có màu đậm, màu nhạt.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- HS làm bài, GV theo dõi động viên các em, nhắc nhở về cách sắp xếp hình.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. 
- Chọn một số bài vẽ tương đối hoàn thành cho các em nhận xét theo các ý sau
- Cách sắp xếp, hình vẽ, màu sắc của tranh.
 IV. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Xem lại các bài tập trang trí đường diềm để tiết sau học thực hành.
Tiết 5-HĐTT : 	 SINH HOẠT LỚP.
I. Mục tiêu : 
- HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua.
- HS nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện.
II. Lên lớp :
1. Đánh giá tình hình tuần vừa qua :
* Ưu điểm :
- HS đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Học bài và làm bài cũ tương đối đầy đủ, tự giác.
- Có ý thức trực nhật, vệ sinh.
* Khuyết điểm :
- Chưa nghiêm túc trong giờ học : Thông, Nghỉ, Hếu; Thủy.
2. Kế hoạch tuần tới :
- Tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục hạn chế tuần qua.
- Duy trì sĩ số, nền nếp lớp học.
- Phụ đạo HS yếu : Thông, Hếu, Xinh vào chiều thứ Bảy.
3. Sinh hoạt văn nghệ :
- Tổ chức cho HS hát, múa các bài trong chương trình và các bài hát của Đội.
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi đã học.
***@@@***

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 24.doc