Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Ialy

Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Ialy

A/ Tập đọc:

1. Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng:

Chú ý các từ Ngữ: Ngự xá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

B/ Kể chuyện:

1. Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót, kể tiếp được lời bạn.

 

doc 160 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 24 - Trường Tiểu học Ialy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai ngày tháng năm 20 
T 50 : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I/ MỤC TIÊU:
A/ Tập đọc:
1. Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ Ngữ: Ngự xá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
B/ Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót, kể tiếp được lời bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa chuyện trong SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Hoạt động 1:
Chương trình xiếc đặc sắc.
- Gọi 2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
 + Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí)
B/ Hoạt động 2:
1. Giới thiệu bài: 
Cao Bá Quát: nhà thơ, lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XIX. Truyện đối đáp với vua thể hiện tài năng và bản lĩnh của ông ngay từ nhỏ.
2. Luyện đọc:
a> GV đọc toàn bài:
b> Hướng dẫn đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
- Luyện đọc từ khó: Ngự giá, xa giá, truyền lệnh, trong leo lẻo, chang chang.
+ Đọc từng đoạn trước lớp
+ Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh .
+ Đọc theo nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
+ Yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn 3 và đoạn 4, trả lời câu hỏi
+Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
* Đối đáp là cách người xưa thường dùng để thử học trò, để biết sức học tài năng, khuyến khích người hỏi giỏi, quở phạt kẻ lười biếng, dốt nát. 
+ Vua ra đối vế thế nào?
+ Cao Bá Quát đối như thế nào?
* Câu đối của Cao Bá Quát biểu lộ nhanh trí, lấy ngay cảnh mình đang bị trói đế đối lại.
+ Câu chuyện này muốn nói lên điều gì?
4. Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc lại đoạn 3. Sau đó hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
5. Kể chuyện:
5.1. Giáo viên nêu nhiệm vu:
 Sắp xếp lại các tranh treo theo đúng thứ tự của câu chuyện Đối đáp với vua rồi kể lại toàn bộ câu chuyện
5.2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a> Sắp xếp lại các đoạn tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện
b> Kểlại toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện
6. Củng cố, dặn dò:
+ Em biết câu tụcc ngữ nào có hai vế đối nhau?
- r: HS về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện.
- Nghe giới thiệu bài.
- HS theo dõi SGK
- HS đọc tiếp nối từng câu
- 1 HS đọc – lớp đồng thanh
- HS tiếp nối từng đoạn
- HS thực hiện.
- Nhóm 4 mỗi bạn đọc 1 đoạn
* SH đọc thầm 1 đoạn và trả lời câu hỏi
+ Ở Hồ Tây
* HS đọc thầm đoạn 2 + TLCH
+ Nhìn rõ mặt vua, nhưng gia xá đi đến đâu, quân lính cũng theo đuổi mọi người, không cho ai đến gần.
+ Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng bắt trói. Cậu không chịu la hét, truyền lệnh dẫn cậu tới.
-1 HS đọc + TLCH 4
+Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội
+ HS lắng nghe 
+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá
+ Trời nắng chang cang người trói người
-> Biểu lộ sự bất bình (ngầm oán trách vua bắt trói người trong cảnh nắng chang chang, chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp cá bé.
-> Đối chọi lại vế của nhà vua về cả ý lẫn lời. Cảnh trời nắng chang chang đối với cảnh cá đớp cá. Về lời, từng tiếng, từng từ, từng ngữ của hai vế đối chọi nhau:
. Nước - trong – leo lẻo – cá- đớp – cá.
. Trời – nắng – channg chang – người trói người.
+ Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khẳng khái tự tin.
- “ Thầy nói là học trò/ vua ra lệnh cho cậu phải đối ngược một vế đối/ thì mới tha// nhìn thấy mặt hồ lúc đó đàn cá đang đuổi nhau/ vua tức cảnh đọc vế đối như sau:
 Nước trong leo lẻo/ cá đớp cá.//
 Chẳng cần nghĩ ngợi lâu là gì/
 Cao Bá Quát lấy.. trói người//
- Một vài HS đọc lại đoạn văn
- Một HS đọc lại cả bài
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS quan sát kĩ 4 tranh, tự sắp xếp lại các tranh là: 3-1-2-4.
- 4 HS dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
- Hai HS kể lại toàn bộ câu chuyện
-> HS nhận xét, bình chọn những bạn kể hay nhất.
+ Gần mực thì đen. Gần đèn thì sáng.
 Đông sao trời nắng, vắng sao trời mưa.
 Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
 Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa.
- HS lắng nghe
TOÁN
Tiết: 116 	 LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS: Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có hai chữ số 0 và giải bài toán có một hai phép tính.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Hoạt động 1:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài:
2818 : 7 ; 1866 : 6
- Nêu qui tắc tìm thừa số?
B/ Hoạt động 2:
1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
2. Luyện tập: 
Bài 1: HS đặt tính rồi tính
 -Gọi 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở
 -Gọi HS nhận xét, sửa bài.
+ Lưu ý: Từ lần chia thứ 2, nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp
Bài 2: Tìm x: 
- Tổ chức thi đua giữa các nhóm.
- Chữa bài, khen nhóm thắng.
Bài 3:
-Yêu cầu HS tự phân tích đề,tìm cách giải,
- 1HS lên bảng làm,cả lớp làm vào vở.
Bài 4: Nhẩm:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, sửa bài.
. Củng cố, dặn dò:
- Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Thừa số chưa biết.
- Nhận xét tiết học: Về ôn luyện thêm về toán chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- 2 HS thực hiện,cả lớp làm vở nháp.
- 2 HS nêu quy tắc
- HS lắng nghe
a> 1608 4 2105 3 .
- HS lắng nghe
- HS chia nhóm và thi đua giữa các nhóm. Nhóm nào có các bạn làm xong nhiều hơn thì nhóm đó thắng cuộc
 a> x x 7 = 2107	
 x = 2107 : 7
 x = 301 
- 1HS đọc đề bài lớp nhẩm SGK.
- HS thực hiện theo nhóm bàn.
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Tìm số gạo đã bán.
	 + Tìm số gạo còn lại.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lờp làm bài vào vở.
Tóm tắt
Bán: ? Kg
2020 Kg
Còn lại: ? Kg
- 1HS đọc yêu cầu bài toán
- 1HS lên bảng - lớp làm vào SGK.
 6000 : 2 = 3000 8000 : 4 = 2000
 900 : 3 = 300
Thứ ba ngày tháng năm 20 
THỂ DỤC
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN
TRÒ CHƠI: “ NÉM TRÚNG ĐÍCH”
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu HS thực hiện ở mức tương đối đúng.
- Chơi trò chơi: “Ném trúng đích”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
- Sân trường rộng sạch, đảm bảo an toàn tập luyện.
- 1 còi, 1 số quả bóng, kẻ vạch giới hạn, vẽ vòng tròn đồng tâm làm đích. Chuẩn bị 2 em một dây nhảy.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: 
NỘI DUNG
ĐL
PHƯƠNG PHÁP
1. Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học:
- Khởi động các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Trò chơi “Kết bạn”.
2. Phần cơ bản:
a. On nhảy dây kiểu chụm hai chân:
- Chia tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, yêu cầu các em khá tăng dần tốc độ nhảy (tính số lần nhảy trong 2 phút).
b. Chơi trò chơi: Ném trúng đích:
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác. Tập trước động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người, rồi mới tập động tác ném vào đích.
- Cho HS chơi thử 1 lần; nhắc những trường hợp phạm quy để HS nắm được luật chơi, rồi chơi chính thức.
- Chia lớp thành 4 đội, HS chơi cần giữ kỉ luật, đảm bảo an toàn cho HS.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát.
- Đứng tại chỗ thực hiện một số động tác thả lỏng.
- GV và HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- r: Tập luyện nhảy dây kiểu chụm hai chân.
3`
2`
10 – 12`
8 – 10`
1 – 2`
1`
- 4 hàng dọc.
- 4 hàng ngang.
- Vòng tròn
- Từng nhóm nhỏ.
x x	 x x
x x	 x x
x x	 x x
- 4 hàng dọc.
CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Rèn kĩ năng chính tả:
1. Nghe viết chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện: Đối đáp với vua.
2. Tìm đúng, viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc có thanh hỏi, thanh ngã theo nghĩa đã cho.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3b.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Hoạt động 1:
- Mời một HS lên bảng.
- GV đọc các từ: Vút cao, khúc hát, cái nồi, lo âu.
B/ Hoạt động 2:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích – yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nghe viết:
a> Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn văn một lần.
+ Hai vế đối trong đoạn ta viết thế nào?
+ Đoạn văn có mấy câu.
+ Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
b> Hướng dẫn HS viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c> Viết chính tả:
- GV đọc từng câu ngắn, cụm từ cho HS viết bài, nhắc nhở tư thế ngồi viết.
d> Soát lỗi: GV đọc bài một lần.
- GV đọc lần 2.
đ> Chấm chữa bài:
- Thu chấm tổ 1 à nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a:
- Yêu cầu HS đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm miệng theo cặp, 1 bạn đặt câu hỏi – 1 bạn trả lời.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 3b:
- Phát phiếu và bút dạ cho HS.
- Yêu cầu HS tự làm trong nhóm. GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 2 nhóm lên dán bài và đọc các từ mình tìm được.
- Gọi các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh các từ lên bảng.
C .Hoạt động 3:
- Yêu cầu những HS viết sai từ 3 lỗi trở lên về nhà viết lại bài.
- r: Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, tiết học.
- Lớp viết bảng con.
- Nghe giới thiệu bài.
- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK.
+Viết giữa trang vỡ, cách lề 2 ô.
+ Có 5 câu.
+ Các chữ đầu câu, đầu đoạn văn và tên riêng Cao Bá Quát.
- Học trò, nước trong leo lẻo, trời nắng chang chang, đuổi nhau, nghỉ ngơi, Cao Bá Quát.
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
- HS viết vào vở.
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi vở để kiểm tra cho nhau.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Đọc thầm.
- HS 1: Nhạc cụ hình ống có nhiều lỗ nhỏ thổi bằng hơi.
- HS 2: Sáo.
- HS 1: Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác khéo léo, nhảy, nhào lộn khéo léo của người và thú.
- HS 2: Xiếc.
- HS viết câu trả lời vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- HS tự làm.
- Dán bài và đọc từ.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS đọc và viết các từ vào vở.
+ Có thanh hỏi ... i.
- HS thực hiện theo yêu cầu, cả lớp theo dõi nhận xét.
VD: Hỏi: Hằng ngày bạn đếntrường bằng gì?
Đáp: Mình đi bộ/ xe đạp/ mẹ chở đi.
Hỏi: Cơm ta ăn được nấu bằng gì?
Đáp: Cơm ta ăn được nấu bằng gạo.
- 2HS đọc yêu cầu.
- 3HS lên bảng làm, lớp làm vở BT:
a) Một người kêu lên : “Cá heo”.
b) Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết: chăn màn, giường chiếu, xoong nồi, ấm chén pha trà 
c) Đông Nam Á gồm 11 nước: Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-si-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.
=================================
CHÍNH TẢ
NHỚ VIẾT: MỘT MÁI NHÀ CHUNG
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Rèn kĩ năng viết chính tả.
1. Nhớ và viết đúng 3 khổ thơ đầu của bài thơ.
2. Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống có âm,vần dễ sai: ch / tr, êt / êch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng lớp viết 3 lần các từ cần điền của BT2a.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động 1 :
- Gọi 1HS lên bảng, lớp viết bảng con từ sau:
GV đọc: buổi chiều, thủy triều, triều đình, chiều cao.
B. Hoạt động 2 :
1. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
- Nêu mục, đích yêu cầu của bài.
2. Hướng dẫn HS viết chính tả.
- GV đọc 3 khổ thơ đầu.
+ Yêu cầu HS nhìn SGK nhận xét chính tả.
- Những chữ nào phải viết hoa?
- Yêu cầu HS tìm các tiếng dễ viết sai?
- GV chốt lại và đọc cho HS viết các từ khó.
- Nhắc nhở trước khi viết
Chấm chữa bài: GV thu vở tổ 3 chấm, nhận xét chữ viết và cách trình bày.
3. Hướng dẫn làm bài tập 2a.
- Mời 3HS lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
C .Hoạt động 3 :
- Về HTL các bài thơ, câu thơ ở BT2.
- Bạn nào viết sai chính tả trên 4 lỗi về nhà viết lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS thực hiện.
- Nghe giới thiệu bài.
a) Hướng dẫn chuẩn bị:
- 3HS đọc thuộc lòng.
- Các chữ đầu dòng thơ.
- Nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp
- HS viết bảng lớp, bảng con: nghìn, lá biếc, nghiêng, rập rình.
b) HS viết bài:
- HS đọc thuộc lòng khổ thơ trong SGK.
- Nhớ lại và viết bài vào vở.
- HS đọc yêu cầu BTa, sau đó tự làm bài.
- Lớp nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lời giải đúng.
Lời giải a:
Ban trưa – trời mưa – 
- 5HS đọc lại bài thơ đã điền âm vần hoàn chỉnh.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
 Giúp HS:
- Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
- Củng cố kĩ năng thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000.
- Củng cố về các ngày trong tháng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A .Hoạt động 1:
Tóm tắt
Hộp bút: 16 000đ
Hộp bút màu: 12 000đ
- Đưa cô bán: 2 tờ giấy bạc 20 000đ
Tiền trả lại: ? đ
B .Hoạt động 2 :
a) Giới thiệu bài: Ghi tên bài.
b) Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Nhẩm
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét, chữa bài.- Yêu cầu, 1 HS - - Nêu lại bài tập 1.
Bài 2: Đặt tính và tính.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Nhận xét, cho điểm HS.
 Bài 3:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Phân tích đề.
 + Tóm tắt.
+ Giải bài toán.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 4:
a) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- Em đã làm thế nào để tìm được số 9?
b) Trong năm những tháng nào có 30 ngày?
- Vậy chọn ý nào?
- Trong các ý A, B, C ý nào nêu tên 3 tháng có 31 ngày?
C .Hoạt động 3 :
- Về nhà luyện tập thêm, xem kĩ lại bài.
- 1HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở nháp.
- HS lắng nghe.
- 1HS lên bảng, lớp làm SGK.
90 000 – 50 000 = 40 000 (đ)
60 000 – 30 000 = 30 000 (đ)
- 1HS làm miệng.
- 1HS lên bảng làm.
a) 81981 - 45245 =
86296 - 74951 =
b) 93 644 - 26107 = 
- 1HS làm bài trên bảng.
Tóm tắt
Có: 23 560 lít
Đã bán: 21800 lít.
Còn lại: ? lít.
- HS làm bài và báo cáo kết quả:
? 2659
23154
	69505
- Chữ số thích hợp viết vào chỗ trống là:
A: 8 B: 4 C: 9 D: 6
- HS tự nêu.
- Tháng 4, 6,9, 11
- Ý D
- Ý B, nêu các tháng 7, 8, 10 là những tháng có 31 ngày.
=====================================
Thứ sáu ngày tháng năm 20 
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ
I. MỤC ĐÍCH
Rèn kĩ năng viết:
1. Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài đề làm quen và bầy tỏ tình thân ái.
2. Lá thư trình bày đúng thể thức, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Bảng lớp viết các từ gợi ý viết thư (trong SGK).
- Bảng phụ viết trình tự lá thư.
- Phong bì thư, tem thư.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Hoạt động 1:
- Gọi 3HS kể lại một trận thi đấu thể thao (tuần 29)
B. Hoạt động 2 :
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết thư.
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của BT.
- GV chốt lại:
+ Có thể viết thư cho một người bạn nhỏ ở nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh hoặc các bài đọc giúp các em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn trong tưởng tượng của em. Cần nói rõ bạn ấy là người nước nào,bạn tên gì.
- Nội dung thư phải thể hiện:
+ Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen cần phải rự giới thiệu em là ai, người nước nào? Thăm hỏi bạn).
+ Bày tỏ tình thân ái mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung là Trái Đất.
- GV mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư.
- Yêu cầu HS viết thư vào tờ giấy rời.
- GV chấm một vài bài viết hay, nhận xét một số bài còn thiếu ý cần bổ sung.
C .Hoạt động 3 :
- Nhắc những HS có bài viết hay, về nhà viết lại la thư cho sạch, đẹp, hoàn chỉnh hơn.
- Những HS chưa viết xong về nhà viết tiếp cho hoàn chỉnh.
- Nhận xét tiết học
- 3 HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- 1HS nêu yêu cầu của BT.
- HS lắng nghe.
- 2HS đọc lại hình thức trình bày lá thư.
+ Dòng đầu thư: (nơi viết, ngày, tháng, năm).
+ Lời xưng hô: (bạn  thân mến).
+ Nội dung thư: làm quen, tự giới thiệu về mình, thăm hỏi, bày tỏ tình cảm, tình thân ái, lời chúc, hứa hẹn.
+ Cuối thư: lời chào, chữ kí và tên.
- HS làm theo yêu cầu.
- HS tiếp nối nhau đọc lá thư đã viết xong.
- HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì.
TOÁN
T150 LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS:
- Củng cố về cộng, trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
- Củng cố về phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 100000.
- Giải bài toán có lời văn bằng 2 phép tính.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A .Hoạt động 1 :
Điền số thích hợp vào chỗ trống:
 ? 9856 21357 
 247 89  ?951 
 37967 16406 
B .Hoạt động 2 :
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Nhẩm (vở)
+ BT có phép cộng, trừ ta làm thế nào?
+ BT có dấu ngoặc ta thực hiện thế nào?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính
- Nêu cách cộng, trừ hai số có nhiều chữ số.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 3:
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự phân tích đề, tóm tắt và giải.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Bài toán trên thuộc dạng toàn gì?
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải.
- Nhận xét, cho điểm.
C .Hoạt động 3 :
- Về nhà làm bài tập luyện thêm 
- Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm phiếu học tập.
- HS lắng nghe.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm vở.
a) 40000 + 30000 + 20000 = 
 60000 + 20000 - 10000 =
b) 40000 + (30000 + 20000) =
c) 60000 – (20000 + 10000) =
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào SGK.
- 2HS nêu.
 35820 92684
 + 25079 45326
 60890 47358
- 1HS đọc đề, HS lớp theo dõi.
- Thực hiện theo nhóm bàn.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ 1HS lên bảng tóm tắt, lớp tom tắt vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.Lớp làm vở.
Tóm tắt
Xuân Phương
Xuân Hòa
Xuân mai
- 2HS đọc yêu cầu.
- Dạng toán rút về đơn vị.
- 1HS lên bảng, lớp làm vào vở.
Tóm tắt
5 Compa: 10 000đ
3 Compa: ? đ
THỂ DỤC
BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ
I. MỤC TIÊU 
- Kiểm tra bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện các động tác tương đối chính xác.
- Tung bóng bằng hai tay, bắt bóng bằng 2 tay. Biết cách thực hiện các động tác tương đối đúng.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN.
- Sân trường sạch rộng, an toàn.
- Chuẩn bị bài kiểm tra, chuẩn bị 2 em có một quả bóng.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
ĐL
PHƯƠNG PHÁP
1. Phần mở đầu:
- GV phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Tập bài thể dục phát triển chung, tập liên hoàn 2 lần 8 nhịp.
- Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” hát.
- Đi đều theo nhịp, vừa đi vừa hát.
2. Phần cơ bản:
a) Kiểm tra bài thể dục phát triển chung:8 động tác với cờ.
- Yêu cầu HS đọc thuộc bài thể dục đã học.
b) Phần kiểm tra: (1 lần)
- Mỗi HS chỉ kiểm tra một lần, mỗi đợi gọi 5 HS thực hiện bài thể dục.
- Đánh giá theo mức độ: hoàn thành, chưa hoàn thành:
+ Hoàn thành: thuộc 5 động tác trở lên, thực hiện đúng động tác.
+ Hoàn thành tốt : 7-8 động tác
+ Chưa hoàn thành: chỉ thuộc 4 động tác.
c) Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng 2 tay.
d) Trò chơi: “Ai kéo khỏe” Nêu tên trò chơi, luật chơi.
3. Phần kết thúc: Đứng vỗ tay, hát.
- Nhận xét giờ kiểm tra, công bố điểm.
2’
1 lần
2’
16’-18’
2’3’
1’
- 4 hàng dọc.
- 4 hàng ngang.
x
x x x x x
 T1 T2
 x x 
 x x 
 x x 
 x x 
SINH HOẠT TẬP THỂ
I . Nhận xét các hoạt động trong tuần:
1. Học tập:
- Duy trì nề nếp học tập.
- Thi đua học tập tốt dành điểm 9-10.
- Hầu hết các em đi học chuyên cần,đúng giờ,thực hiện đúng nội quy trường lớp.
- Một số em đã tiến bộ trong học tập như:,Khoa , Khanh, Nhân,
- Nhiều bạn tích cực phát biểu xây dựng bài:.
- Xếp loại vở sạch chữ đẹp trong tuần : Vở Tập làm văn- Loại A:18 Loại B :17 xoá đựơc loại C
- Những em viết đẹp,giữ vở sạch như: . 
2. Công tác khác:
- Phát động thi đua học tập. 
- Duy trì tập thể dục giữa giờ. 
- Chấm dứt ăn quà vặt ngòai cổng trường.
- Không sả rác bừa bãi,đánh nhau,nói tục,chửi thề.
- Đi học đúng giờ.
- Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
- Một số em vệ sinh cá nhân chưa đảm bảo, tóc và móng tay còn để dài như :Vĩnh Hiếu,Đức.
- Tiết kiệm trong tiêu dùng để ủng hộ HS nghèo, ủng hộ HS trường Đam Rông.
* Hoạt động đội :
 + Giới thiệu cách nặn tượng bằng đất sét hoặc bột có tô màu hoặc dùng bột màu để nặn tượng.
 + Hát múa theo chủ đề :Đội.
 - Nhắc nhở vệ sinh cá nhân trường lớp.
 III. Phương hướng tuần tới:
 Tiếp tục thực hiện các nội dung tuần 27,28, 29
- Tiếp tục “Rèn chữ giữ vở”.Xếp loại vở Bài học.
- Duy trì nề nếp học tập.
- Phát huy đôi bạn học tập.
- Vệ sinh cá nhân,trường ,lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 24 30.doc