Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường Tiểu học Lâm Quang Thự

Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường Tiểu học Lâm Quang Thự

TOÁN (T 116): LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu: Giúp hs:

- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp thương có chữ số 0).

- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.

- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.

II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.

III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường Tiểu học Lâm Quang Thự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN (T 116): 	LUYỆN TẬP	
I/ Mục tiêu: Giúp hs:
- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp thương có chữ số 0).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
 2’
 28’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 học sinh.
- Bài 1 câu a, bài 3 câu a, b, c SGK/119.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Luyện tập.
2. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Chữa bài, cho điểm học sinh.
Bài 2: VBT/32. 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Vì sao trong phần a, để tìm x, em lại thực hiện phép chia ?
- Chữa bài, cho điểm học sinh.
Bài 3:
- GV gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn tính được số gạo cửa hàng còn lại thì trước hết ta phải làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài, cho điểm học sinh.
Bài 4: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- GV viết lên bảng phép tính:
6000 : 3 = ? và yêu cầu HS nhẩm, nêu kết quả.
- GV nêu lại cách nhẩm, sau đó yêu cầu HS tự làm bài
GV nhận xét, tuyên dương
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
- 2 học sinh lên bảng.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Thực hiện phép chia.
- 4 học sinh lên bảng, lớp làm bảng con.
- Tìm x.
- 3 học sinh lên bảng.
- Vì x là thừa số chia biết trong phép nhân. Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tính chia cho thừa số đã biết.
- Lớp làm VBT.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Có 2024 kg gạo, đã bán một phần tư số gạo đó. 
- Số gạo còn lại sau khi bán
 - Tính số gạo đã bán
Bài giải:
Số kg gạo cửa hàng đã bán là:
2024 : 4 = 506 (kg)
Số kg gạo cửa hàng còn lại là:
2024 – 506 = 1518 (kg)
ĐS: 1518 (kg)
- HS nêu
HS thực hiện nhẩm trước lớp:
6 nghìn : 3 = 2 nghìn
- 
- HS nhẩm và nêu kq
- HS lắng nghe
TUẦN 24: Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
 I/ Mục tiêu: 
A. Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS ý thức tự học để sau này trở thành những người chủ tương lai.
*KNS: Các KNS cơ bản được giáo dục: tự nhận thức, thể hiện sự tự tin, tư duy sáng tạo, ra quyết định.
Các PPDH tích cực có thể sử dụng: trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận nhóm, hỏi đáp trước lớp.
B. Kể chuyện:
- Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh để kể lại được từng đoạn, toàn bộ câu chuyện(HS khá giỏi).
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài tập đọc, các đoạn truyện phóng to.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3-5’
 3’
 29’
 10’
 10’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài: Chương trình xiếc đặc sắc.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV gt và ghi đề lên bảng: “Đối đáp với vua.”
2.Luyện đọc:
- GV đọc toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Đọc từng câu, từ khó.
- Cho học sinh đọc nối tiếp.
- Luyện đọc từ khó: hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, cứng cỏi, biểu lộ, cởi trói.
 - Đọc từng đoạn, giải nghĩa từ:
- Cho học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- Giải nghĩa từ: Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chỉnh.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cho học sinh đọc theo nhóm 4.
- Đọc đồng thanh cả bài.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Đ1:
Hỏi:
- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
Đ2:
- Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
- Cao Bá Quát đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
Đ3, 4:
- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
- Vua ra vế đối như thế nào ?
- Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?
- Qua lời đối đáp đó, em thấy từ nhỏ Cao Bá Quát là như thế nào ?
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc lại đoạn 3.
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3.
- Cho học sinh thi đọc.
- Nhận xét.
- 2 HS lên bảngthực hiện yêu cầu của GV.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại tên bài.
- Theo dõi GV đọc bài
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
- Học sinh luyện đọc.
- Học sinh đọc từng đoạn nối tiếp.
- 1 học sinh đọc chú giải.
- Học sinh đọc nối tiếp.
- Lớp đọc đồng thanh.
- 1 HS đọc đoạn 1
- Tây Hồ.
- 1 HS đọc đoạn 2
- Nhìn rõ mặt vua.
- Cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm, làm ầm ĩ để vua phải chú ý.
- 1 HS đọc đoạn 3, 4
- Vì thấy cậu bé xưng là học trò nên muốn thử tài, cho cơ hội chuộc tội.
- Nước trong leo lẻo cá đốp cá.
- Trời nắng chang chang người trói người.
- Thông minh nhanh trí.
- Ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ, đã bộc lộ tài năng xuất sắc, tính cách khảng khái tự tin.
học sinh đọc đoạn 3.
HS thi đọc
KỂ CHUYỆN:
2’
15’
 3’
5.GV nêu nhiệm vụ:
Dựa vào 4 bức tranh và nội dung truyện xếp thứ tự cho đúng với diễn biến chuyện.
6.Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
a. Sắp xếp 4 tranh theo thứ tự đoạn trong truyện:
Cho học sinh quan sát 4 tranh.
Cho học phát biểu.
Nhận xét, chốt lời giải: 3.1.4.2.
b. Kể lại toàn bộ chuyện:
Cho học sinh dựa vào tranh kể chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương
C. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Về kể lại chuyện.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh quan sát.
Học sinh phát biểu.
4 học sinh kể nối tiếp.
2 học sinh kể lại toàn bộ chuyện. Lớp theo dõi, nhận xét
 Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
CHÍNH TẢ(N-V) : ĐỐI ĐÁP VỚI VUA .
I/ Mục tiêu:
- Nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm đúng, viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x theo nghĩa đã cho.
- Trình bày bài viết sạch đẹp.
II/ Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
 2’
 20’
 8’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết: Cây trúc, khúc hát, chim cút, ngòi bút.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Tiết học này chúng ta sẽ nghe viết đoạn 3 của bài Đối đáp với vua và làm các bài tập chính tả tìm tiếng, từ có chứa âm s/x.
 2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
a.Tìm hiểu nội dung bài viết:
- GV đọc đoạn chính tả.
Hỏi: 
- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
- Hãy đọc câu đối của vua và vế đối của CBQ?
b.Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Hai vế đối trong đoạn chính tả ta viết thế nào cho đẹp ?
 c.HD viết từ khó:
- GV đọc các từ khó, đễ lẫn cho HS viết vào bảng con: leo lẻo, chang chang, nghĩ ngợi, đuổi nhau
- GV nhận xét, sửa sai.
b. GV đọc cho học sinh viết:
Nhắc tư thế ngồi.
c. Chấm, chữa bài:
- Cho học sinh chữa lỗi.
- Chấm 5 vở, nhận xét.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: Câu a:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho học sinh làm bài.
- Nhận xét.
Bài tập 3 : Câu a:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho học sinh trao đổi cặp.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
C. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Về luyện tập thêm.
- 2 học sinh lên bảng.
- Lớp viết bảng con.
- Học sinh chú ý.
- 1 học sinh đọc lại.
- Vì nghe nói cậu là học trò
- HS đọc
- Giữa trang vở, cách lề 2 ô li.
- Học sinh viết bảng con.
- 5 câu
- HS trả lời
- Viết cách lề 2 ô
- 2 HS viết ở bảng. Cả lớp viết ở bảng con
- HS đọc lại những từ vừa viết
- Học sinh viết bài.
- Học sinh tự chữa lỗi.
- 1 học sinh đọc.
HS làm theo cặp: 
HS1: Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi
HS 2: Sáo
HS1: Môn nghẹ thuật....của người và thú
HS2: Xiếc
- 1 học sinh đọc.
- Thảo luận theo cặp.
- Học sinh trả lời.
San sẻ, xe sợi, so sánh, sa đuốc.
Xới đất, xê dịch, xông lên...
- Lắng nghe
TOÁN : 	LUYỆN TẬP CHUNG 
I/ Mục tiêu: Giúp hs:
- Biết nhân, chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Vận dụng giải bài toán có hai phép tính: Củng cố về chu vi hình chữ nhật.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
 2’
 28’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra 2 học sinh.
- Bài 3, 4 SGK/120.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Luyện tập chung.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: SGK/120
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Chữa bài, cho điểm học sinh
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài, cho điểm học sinh.
Bài 3: GV hd HS làm
Bài 4: 
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta làm như thế nào ?
- Vậy, để tính được chu vi sân vận động, ta cần tìm gì trước ?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài, cho điểm học sinh.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài: Làm quen với chữ số La Mã.
- 2 học sinh lên bảng.
- Lớp theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- 4 học sinh lên bảng.
- Lớp làm bảng con.
- 4 học sinh lên bảng.
- Lớp làm VBT.
- 1 học sinh đọc.
- Chiều rộng 95 m, chiều dài gấp 3chiều rộng.
- Chu vi sân vận động đó.
- Dài + rộng nhân 2.
- Chiều dài của sân vận động.
1 học sinh lên bảng.
Lớp làm VBT.
Tóm tắt:
Chiều rộng : 95 m
Chiều dài : gấp 3 chiều rộng.
Chu vi :  m?
Bài giải:
Chiều dài sân vận động là:
95 x 3 = 285 (m).
Chu vi sân vận động là:
(285+ 95)2 = 760 (m).
ĐS: 760 m.
- HS lắng nghe 
TOÁN (T 118): LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết được các chữ số La Mã từ I àXII( để xem được đồng hồ), XX, XXI ( đọc và viết “ thế kỉ XX, thế kỉ XXI)
- Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học: Đồng hồ, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
 2’
 12’
 16’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 học sinh làm bài.
Đặt tính rồi tính: 9845 : 6 4875 : 5, 2005 x 4, 1089 x 3 
Nhận xét, cho điểm học sinh.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Làm quen với chữ số La Mã.
2 Giới thiệu về chữ số La Mã:
Viết lên bảng: I, V, X, giới thiệu cho  ... ác hoạt động dạy học:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 2’
 30’
 3’
A.Giới thiệu:
- GV gt và nêu yêu cầu của bài học
B.Luyện tập:
- GV kể chuyện 
- Nêu từng câu hỏi, gọi HS trả lời: ( GV hướng dẫn HS trả lời đủ câu, diễn đạt bằng lời của mình)
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
- GV yêu cầu HS tự dựa vào nội dung câu chuyện hãy viết câu trả lời vào VBT diễn đạt bằng lời của mình.
- GV nhận xét, chấm vở 1 số HS
- Nhận xét, góp ý, chữa lỗi dùng từ.
C.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết sau
- Lắng nghe
- HS trả lời miệng:
-> Bà lão bán quạt gặp ông Vương Hi Chi, bà phàn nàn là sáng nay không bán được cái nào nên chiều nay cả nhà bà chắc sẽ phải nhịn cơm.
-> Vì ông nghĩ rằng bằng cách ấy ông sẽ giúp được bà lão. Chữ của ông đẹp nổi tiếng, người xem quạt nhận ra chữ của ông sẽ mua quạt giúp bà.
-> Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của ông trên quạt. Họ mua quạt như một tác phẩm nghệ thuật quý giá.
- HS làm bài ở VBT
- Vài HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Lắng nghe
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 24
I.Mục tiêu:
- Kiểm điểm, đánh giá lại các hoạt động trong tuần.
- Triển khai kế hoạch tuần 25.
- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II.Nội dung sinh hoạt:
1.Trò chơi khởi động: 
- GV cho HS chơi trò chơi HS thích
- 1 HS điều khiển trò chơi. Cả lớp cùng thực hiện
- GV nhận xét.
2.Nhận xét tuần 24:
- Các tổ trưởng lần lượt nêu ưu khuyết điểm của tổ mình.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV tổng kết, đánh giá từng mặt:
a.Nề nếp:
- Trong tuần qua, các em đi học đầy đủ, chuyên cần. Nề nếp lớp đảm bảo
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh, trật tự, thẳng hàng.
b.Học tập:
- Đa số các em học tập chăm chỉ, phát biểu xây dựng bài tốt, mang theo đầy đủ dụng cụ học tập. Chuẩn bị bài tốt. Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ.
- Đôi bạn giúp đỡ nhau có tiến bộ.
c.Vệ sinh:
- Tham gia trực nhật lớp tốt, trực khu vệ sinh sạch sẽ. Nhặt rác sân trường.
d.Công tác khác:
- Tham gia các hoạt động do đội tổ chức: thu gom lon bia và giấy vụn.
3.Triển khai công tác tuần 25: (GV triển khai xong, cho HS nhắc lại)
- Tiếp tục duy trì nề nếp lớp.
- Truy bài đầu giờ.
- Kèm cặp, giúp đỡ HS yếu, HSKT.
- Kiểm tra bảng cửu chương.
- Phân công trực khu vệ sinh.
4.Sinh hoạt theo chủ điểm:
- GV: Trong tháng 2 có những ngày lễ lớn nào?
 HS: Ngày 3-2- 1930 ngày thành lập ĐCSVN
Trò chơi: Hái hoa dân chủ
- GV chuẩn bị nội dung câu hỏi và đính lên một cây hoa rồi tổ chức cho HS chơi
- Sau khi HS chơi xong, GV nhận xét- tuyên dương
5.Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết sinh hoạt.
- Dặn dò cho tiết sinh hoạt sau.
LUYỆN ĐỌC: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I.Mục tiêu:
- Ôn lại bài tập đọc đã học: Đối đáp với vua.
- Đọc to, phát âm rõ, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay....
- Yêu thích giờ học.
II.Các hoạt động dạy học:
T/gian
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1’
 10’
 8’
 15’
 3’
1.Giới thiệu bài:
- GV gt và nêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn luyện đọc:
- Yêu cầu HS mở sgk 
- GV đọc mẫu
- Cho HS đọc nối tiếp từng câu
- HD HS đọc đúng một số từ khó đọc trong bài
- GV cho HS đọc từng đoạn
- Hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức cho các nhóm HS thi đọc đoạn trước lớp.
GV theo dõi và nhắc nhở thêm cho những em đọc còn yếu và đọc nhỏ cố gắng hơn
3.Luyện đọc diễn cảm:
- Cho HS thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn bất kì trong bài
- GV nhận xét những em có giọng đọc tốt, đọc diễn cảm và tuyên dương.
4.Dạy đọc kết hợp LTVC:
- Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn trong bài có câu văn hay.
- GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời:
- GV yêu cầu HS:Tìm từ chỉ hoạt động có trong bài
+Tìm câu văn trong bài theo mẫu câu Ai làm gì ? đã học
- GV nhận xét, tuyên dương
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò tiết sau.
- HS lắng nghe
- Cả lớp mở sgk
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS đọc từng đoạn
- HS tập đọc đoạn trong nhóm
- Các nhóm thi đọc 
Lớp nhận xét, chọn nhóm đọc hay nhất
- Thi đọc diễn cảm.
- HS theo dõi
- HS tìm và trả lời
- HS trả lời
 HS tìm và nêu...
Toán (Tự học) : LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ 
I.Mục tiêu:
-Đọc viết được các chữ số La Mã từ 1- 12, số 20, 21
-Thực hành xem đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã.
- Xem giờ chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
-HS : vở bài tập , que diêm hoặc que tính
-GV : Mặt đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã (nếu có)
-Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2
 III.Các hoạt động dạy học
T/gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 2’
 30’
 3’
1.Giới thiệu bài
-Ghi đề bài
2.Hướng dẫn HS làm bài tập
*Bài 1
-GV treo bảng phụ , gọi HS đọc yêu cầu
-GV gọi 10 HS nối tiếp nhau đọc các chữ số La Mã được ghi trong bài
-GV nhận xét, sau đó, gọi 1 HS lên bảng nối theo mẫu
-Chữa bài, nhận xét
*Bài 2
(Ghi trước phần a)
-Yêu cầu HS đọc số : III , VII , V, XX , XII , IX , XXI
-Sau đó, yêu cầu 1 HS lên bảng viết các số La Mã ở trên theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại
-Chấm chữa bài nhận xét
-Phần b: yêu cầu HS viết các số 3, 8, 10, 12, 20, 21 bằng số La Mã
-Nhận xét, chữa bài
*Bài 3:
GV cho HS quan sát các mặt đồng hồ trong vở bài tập vào yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ 
-Nhận xét, sửa sai cho HS
*Bài 4 :
-Gọi 1-2 HS đọc yêu cầu
-GV cho các tổ thi đua xếp 4 que diêm thành các số La Mã nào 
-Nhận xét, tuyên dương tổ xếp hình nhanh nhất
-Cho cả lớp viết các số La mã theo yêu cầu trên vào vở bài tập
3.Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Dặn dò HS 
-Nghe
-Đọc lại đề
-Mở vở bài tập trang 34
-Nêu yêu cầu
 -Đọc nối tiếp số 
-Lớp theo dõi, nhận xét
 -1 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở 
-HS đổi chéo vở, kiểm tra
-Nhận xét
-Đọc đề
-Đọc các số theo yêu cầu
 -1 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở 
-Nhận xét, chữa bài
-HS tự làm bài
-Nhận xét bài làm của bạn
-Quan sát hình, đọc các số chỉ giờ bằng chữ số La Mã
-Đọc đề
-Các tổ thi xếp que diêm thành các chữ số La Mã
-Viết các số La Mã vào vở bài tập
PCTNTT: Bài : BỎNG ( tiết 3)
 TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỎNG TRONG GIA ĐÌNH.
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được các đồ dùng trong gia đình có thể gây bỏng.
- Kể tên các biện pháp phong chống bỏng trong gia đình.
- Giáo dục ý thức phòng chống tai nan thương tích.
II. Các hoạt động dạy học:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
 2’
 13’
 15’
 5’
A.KTBC:
- Trong gia đình, những vật nào có thể gây bỏng ?
- Lửa, nước nóng, vật nóng thường gặp ở đâu ?
- Nhận xét, đánh giá.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV gt và ghi đề
2. Hoạt động 1: Cả lớp
Hỏi: 
- Trong lớp mình đã có em nào bị bỏng chưa ?
- Tại sao em bị bỏng ?
- Theo em, nên làm thế nào để tránh không bị bỏng trong trường hợp này ?
- GV nhận xét, kết luận
3.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV chia lớp thành 2 đội. Yêu cầu mỗi đội thảo luận và ghi ra cách phòng chống bỏng ? Đội nào trình bày được nhiều hơn, đội đó thắng cuộc.
- Mời các nhóm trình bày
- GV nhận xét, kết luận: Để tránh bị bỏng, chúng ta cần:
+ Không chạy nhảy, đuổi bắt, chơi đùa trong bếp, khu vực nấu nướng.
+ Không với, bưng, bê bát chén vật dụng đựng thức ăn nóng.
+ Kiểm tra nhiệt độ thức ăn trước khi ăn, uống.
+ Không lại gần các vật đang mang nhiệt.
+ Đặt bếp, các đồ dùng nấu, các vật đựng nước và thức ăn nóng cao trên 80 cm, hoặc có rào chén...
C. Củng cố, dặn dò:
- Nêu một số phương pháp phòng chống bỏng trong gia đình ?
- Liên hệ giáo dục. Nhận xét tiết học. Dặn dò tiết sau.
2 HS trả lời. HS khác nhận xét.
- Lắng nghe
Một số HS tiếp nối trả lời
Theo dõi, nhận xét phần trình bày của bạn.
HS thảo luận theo yêu cầu.
Đại diện 2 đội trình bày trước lớp.
Lắng nghe
1 số HS nhắc lại
- HS trả lời
PCTNTT: Bài : BỎNG (tiết 4)
 TÌM HIỂU 
NGUY CƠ GÂY BỎNG TRONG GIA ĐÌNH QUA BẢNG KIỂM 
 “ NGÔI NHÀ AN TOÀN”
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được các nguy cơ gây bỏng trong gia đình và các biện pháp phòng chống.
- Kể được các biện pháp phòng chống bỏng trong gia đình.
- Giáo dục ý thức phòng tránh tai nạn thương tích.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi bảng kiểm Ngôi nhà an toàn- Phòng chống bỏng cho trẻ
Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
T /gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
 2’
 15’
 13’
 5’
A.KTBC:
- Nêu một số phương pháp phòng chống bỏng trong gia đình ?
- Nhận xét, đánh giá.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV gt và ghi đề
2. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- GV treo bảng phụ ở bảng
- Gọi 1 HS đọc bảng kiểm
S
T
T
Nội dung
Quan sát thực tế và đánh dấu nhân vào ô KPH/ có / không
KPH
Có 
Không 
1
Bếp lò, dụng cụ nấu nướng và đèn có để trên cao cách mặt đất ít nhất là 80cm không ?
2
Dụng cụ đun nước nóng, chất lỏng nóng có để trên cao cách mặt đất ít nhất là 80 cm không ?
3
Dụng cụ chứa nước nóng có được để trong hộp an toàn không ?
4
Gia đình có sử dụng nến khi mất điện không ?
Hướng dẫn cách làm:
+ Với các tiêu chí 1, 2, 3 nếu gia đình em không có thì tích vào ô KPH. Nếu gia đình em có thì tích vào ô có. Nếu trong gia đình em có mà không thực hiện giống như vậy thì tích vào ô không.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
GV nhận xét, kết luận.
3.Hoạt động 2: Cá nhân 
Hỏi:
- Ở nhà em có những vật dụng nào có thể gây bỏng ?
- Những vật dụng đó thường để ở đâu ? Có được để trên bàn, trên giá cao hay được để trong tủ không ? Có nguy cơ gây bỏng không ? Và làm thế nào để phòng chống ?
- GV nhận xét, kết luận:
Lửa và bếp nấu ăn là một nguy cơ gây bỏng cao. Trẻ em thường bị thu hút khi nhìn thấy lửa, thích tò mò, thích bắt chước người lớn nên chúng ta phải để trên cao, sâu vào phía trong, gọn gàng, không cho trẻ vào bếp để chơi đùa.
Nồi nấu nước nóng, thức ăn nóng vừa chế biến xong, phích nước nóng, bật lửa, diêm, nến là nguy cơ gây bỏng hàng đầu ở trẻ. Nếu để trong tầm với của trẻ, trẻ sẽ dễ va phải nên cần phải để cao, sâu vào phía trong, để trong hộp, trong tủ đóng lại cẩn thận. Không cho trẻ chơi diêm, nến, bật lửa...
C. Củng cố, dặn dò:
- Nêu một số phương pháp cải tạo nguy cơ gây bỏng trong gia đình ?
- Liên hệ giáo dục. Nhận xét tiết học. Dặn dò tiết sau.
2 HS trả lời. HS khác nhận xét.
Lắng nghe
- 2 HS đọc
HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu.
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
HS trả lời
Kiểm tra lại bảng kiểm
1 số HS nhắc lại
- HS trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24LOP3.doc