Giáo án Lớp 3 Tuần 24 (tuần 22 thực học) - GV: Nguyễn Viết Hạnh

Giáo án Lớp 3 Tuần 24 (tuần 22 thực học) - GV: Nguyễn Viết Hạnh

Toán

Tiết 106 : Luyện tập

I- Mục tiêu

*Củng cố về tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.

- Rèn KN xem lịch

- GD HS chăm học để vận dụng vào thực tế.

II- Đồ dùng

GV : Tờ lịch năm 2005 và lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.

HS : SGK.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 997Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 24 (tuần 22 thực học) - GV: Nguyễn Viết Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 (tuần 22 thực học)
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Toán
Tiết 106 : Luyện tập
I- Mục tiêu
*Củng cố về tên gọi các tháng trong năm, số ngày trong từng tháng.
- Rèn KN xem lịch
- GD HS chăm học để vận dụng vào thực tế.
II- Đồ dùng
GV : Tờ lịch năm 2005 và lịch tháng 1, 2, 3 năm 2004.
HS : SGK.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Một năm có mấy tháng? đó là những tháng nào?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Luyện tập:
* Bài 1:
- Treo tờ lịch tháng 1, 2, 3 của năm 2004.
a)- Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy?
- Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy?
- Ngày đầu tiên của tháng Ba là ngày thứ mấy?
- Ngày cuối cùng của tháng một là ngày thứ mấy?
b) Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào?
- Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào?
- Tháng Hai có mấy thứ bảy?
c)Tháng hai năm 2004có bao nhiêu ngày?
* Bài 2: HD tương tự bài 1.
* Bài 3:
- Kể tên những tháng có 30 ngày? 
- Kể tên những tháng có 31 ngày?
* Bài 4: 
- Phát phiếu HT
- Chia 6 nhóm thảo luận
- Gọi đại diện nhóm trình bàyKQ
IV Củng cố:
- Ngày 15 tháng 5 vào thứ tư. Vậy ngày 22 tháng 5 là ngày thứ mấy?
- Dặn dò: Thực hành xem lịch ở nhà.
- Hát
- 2,3 HS nêu
- Nhận xét, bổ xung
- Quan sát
- Thứ ba
- Thứ hai
- thứ hai
- thứ bảy
- Ngày mùng 5
- Ngày 28
- Bốn ngày thứ bảy. Đó là các ngày 7, 14, 21, 28.
- Có 29 ngày
- HS thực hành theo cặp
+ HS 1: Kể những tháng có 30 ngày
( Tháng 4, 6, 9, 11)
+ HS 2: Kể những tháng có 31 ngày
( tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12)
- Hoạt động nhóm
- Nhận phiếu thảo luận
- Cử đại diện nhóm nêu KQ: Khoanh tròn vào phương án C. Thứ Tư.
- Ngày 22 tháng 5 vào thứ tư, vì từ ngày 15 đến ngày 22 cách nhau 7 ngày( 1 tuần lễ). Thứ tư tuần trước là ngày 15 thì thứ tư tuần này là ngày 22.
Đạo đức
 Tiết 22 Giao tiếp khách nước ngoài
(Tiết 2)
i. Mục tiêu: Học sinh hiểu:
- Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.
- Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc ( ngôn ngữ, trang phục..)
- HS biết cư sử lịch sự khi gặp khách nước ngoài.
- HS có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài
KNS: Thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. Tài liệu và phương tiện.
- Vở bài tập đạo đức 3
- Phiếu học tập cho Hoạt động 3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
* Mục tiêu: HS tìm hiểu các hành vi lịch sự với khách nước ngoài.
* Cách tiến hành:
- HS làm việc theo cặp 
+ Hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài( qua chứng kiến, qua ti vi, đài báo)
+ Em có nhận xét gì về những hành vi đó?
- Gọi hs trình bày trước lớp.
- GV kết luận: cư sử lịch sự với khách nước ngoài là việc làm tốt.
2. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
* Mục tiêu: HS biết nhận xét các hành vi ứng sử với khách nước ngoài.
* Cách tiến hành:
- Chia nhóm thảo luận:
+ Bạn Vi lúng túng xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện
+ Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài khi thấy họ đi ngoài đường ...
+ Phiên dịch, chào hỏi người nước ngoài khi họ cần giúp đỡ
- GV kết luận
+ Không nên ngượng ngùng cần tự tin khi khách nước ngoài hỏi chuyện
+ Không nên bám theo đằng sau khách nước ngoài
+ Giúp đỡ khách nước ngoài những việc phù hợp để tỏ lòng mến khách.
3.Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai
* Mục tiêu: HS biết các ứng sử trong các tình huống cụ thể
* Cách tiến hành:
- Chia nhóm thảo luận:
+ Khách đến thăm trường và hỏi em về tình hình học tập
+ Em thấy các bạn vây quanh ô tô của khách nước ngoài khi họ đến thăm trường.
- GV kết luận: Cần chào đón niềm nở với khách, cần nhắc các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy. Đó là việc làm không đẹp.
* GV kết luận chung: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là tỏ lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nược ngoài thêm yêu quý đất nước và con người Việt Nam
IV. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ.
+ Cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khách nước ngoài khi cần thiết.
+ Thực hiện cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khi gặp gỡ, tiép xúc với khách nước ngoài.
- Chuẩn bị bài sau:Tôn trọng đám tang.
- HS làm việc theo cặp
- Từng cặp trao đổi với nhau
- HS trình bày trước lớp.
- HS thảo luận theo nhóm bàn
- Đại diện nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét, bổ xung.
- HS nhác lại những điều cần ghi nhớ.
- HS thảo luận theo nhóm tổ: các nhóm trưởng phân cho các thành viên trong nhóm mình đóng vai
- Đại diện các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống
- Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- HS nhắc lại kết luận.
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2010
Toán
Tiết 107: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
I- Mục tiêu
* HS có biểu tượng về hình tròn, tâm, dường kính, bán kính. Bước đầu biết vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
- Rèn KN nhận biết hình tròn và vẽ hình tròn.
- GD HS chăm học.
II- Đồ dùng
GV : Com pa, một số đồ vật ( mô hình) có hình tròn.
HS : SGK
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: GT hình tròn.
- Đưa ra một số mô hình đã học.
- Gọi tên các hình?
- Chỉ vào mô hình hình tròn: Đầy là hình tròn.
- Đưa một số đồ vật có mặt là hình tròn.
- Nêu tên hình?
b) HĐ 2: GT tâm, đường kính, bán kính.
- vẽ hình tròn ghi rõ tâm, ĐK, BK như SGK:
- Chỉ vào tâm của hình tròn và GT: Điểm này gọi là tâm của hình tròn( tên là O)
- Đoạn thẳng đi qua tâm O và cắt hình tròn ở hai điểm A và B gọi là đường kính AB.
- Từ tâm O vẽ đoạn thẳng đi qua tâm O cắt hình tròn ở điểm m gọi là bán kính OM của hình tròn tâm O.
c) HĐ 3: Cách vẽ hình tròn bằng compa.
- GT chiếc compa.
+ Xác định độ dài bán kính trên compa. Đặt đầu nhọn của compa trùng điểm O trên thước, mở dần compa cho đến khi bút chì chạm vào vạch số 2cm.
+ Đặt đầu nhọn của com pa và chỗ muốn đặt tâm hình tròn, giữ chặt đầu nhọn và quay đầu bút chì 1 vòng, ta dược hình tròn tâm O bán kính 2cm.
d) HĐ 4: Luyện tập
* Bài 1: 
- Vẽ hình như SGK
- Gọi HS vừa chỉ vừa trả lời câu hỏi.
- Vì sao CD không gọi là đường kính của Hình tròn?
* Bài 2:
- Gọi 2 HS lên bảng tự vẽ.
- Quan sát , HD HS vẽ.
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3:
- Vẽ hình tròn tâm O, đường kính CD, bán kính OM vào vở?
- Gọi HS chỉ ra câu nào đúng, câu nào sai?
IV Củng cố:
- Độ dài bán kính hình tròn bằng một phần mấy độ dài đường kính của HT?
- Độ dài đường kính gấp mấy lần độ dài bán kính?
+ Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
- Hình tam giác, tứ giác, tam giác....
- Đọc : Hình tròn.
- Hình tròn.
- Đọc : Tâm O
- Đọc: Đường kính AB
- Đọc: Bán kính OM có độ dài bằng một nửa độ dài AB.
- quan sát
- thực hành theo HD của GV:
+ Xác định bán kính.
+ Xác định tâm hình tròn
+ Vẽ hình tròn
- Quan sát và trả lời:
a) Hình tròn tâm O, ĐK là MN, PQ, các BK là: OM, ON, OP, OQ.
b) Hình tròn tâm O, ĐK là AB, bán kính là OA, OB.
- CD không là đường kính vì CD không đi qua tâm O.
- HS tự vẽ hình vào nháp
- Thực hành vẽ vào vở.
+ Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD(Sai. Vì OC và OD đều là bán kính)
+ Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM(Sai. Vì OC và OM đều là bán kính)
+ Độ dài đoạn thẳng OC bằng một phần hai độ dài đoạn thẳng CD(Đúng. Vì và bán kính có độ dài bằng 1/2 dường kính)
- Bằng 1/2
- Gấp 2 lần
Âm nhạc
Tiết 22: Cùng múa hát dưới trăng
(GV chuyên soạn và giảng)
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 64 - 65 : Nhà bác học và bà cụ.
I. Mục tiêu
1. Tập đọc
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	* Chú ý đọc đúng tên nước ngoài : Ê - đi - xơn, các từ ngữ : nổi tiếng, khắp nơi....
	- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật.
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới ( nhà bác học, cười móm mém )
	- Hiểu ND câu chuyện
2. Kể chuyện
	* Rèn kĩ năng nói : Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
	- Rèn kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ, bảng phụ viết đoạn văn HD HS luyện đọc...
	 HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Người trí thức yêu nước.
- Trả lời câu hỏi trong bài
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- GV viết Ê- đi - xơn
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV HD HS đọc đúng các câu cảm, câu hỏi, đọc phân biệt lời Ê - đi - xơn và bà cụ
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc đồng thanh
3. HD HS tìm hiểu bài
- Nói những điều em biết về Ê - đi - xơn ?
- Câu chuyện giữa Ê - đi - xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ? 
- Bà cụ mong muốn điều gì ? 
- Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo ? 
- Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê - đi - xơn ý nghĩ gì ? 
- Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện ? 
- Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ? 
4. Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 3
- HD HS đọc đúng lời nhân vật
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài
- HS trả lời.
- Nhận xét
- HS theo dõi SGK.
- Nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- 2, 3 HS đọc, cả lớp đồng thanh
- 4 HS nối nhau đọc 4 đoạn trong bài
- HS đọc theo nhóm đôi
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 3 HS tiếp nối nhau đọc các đoạn 2, 3, 4.
- Ê - đi - xơn là nhà khoa học nổi tiếng người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho laòi ngừi hơn 1 ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả
- Xảy ra vào lúc Ê - đi - xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người khắp nơi kéo đến xem. Bà cụ cũng là 1 trong số những người đó .
- Bà mong ông Ê - đi - xơn làm được 1 thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm.
- Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm
- Chế tạo 1 chiếc xe chạy bằng dòng điện.
- Nhờ óc sáng tạo kì diệu.....
- HS phát biểu.
- HS theo dõi
- 1 vài HS thi đọc.
- 1 tốp HS đọc toàn chuyện theo 3 vai.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai
2. HD HS dựng lại câu chuyện
- GV nhắc HS : Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ
- Cả lớp và GV nhận xét
- HS tự hình thành nhóm, phân vai
- Từng tốp 3 em thi dựng lại câu chuyện theo vai
IV. Củng cố, dặn dò
	- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Thứ ... 
Tiết 22: Vẽ màu vào dòng chữ nét đều.
Luyện từ và câu
Tiết 22 : Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
I. Mục tiêu
	*Mở rộng vốn từ : sáng tạo
	- Ôn luyện về dấu phẩy ( đứng sau bộ phận trạng ngữ chỉ địa điểm ), dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết BT1, 2,3
	 HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Làm BT 2, BT3 tiết LT&C tuần 20.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 35
- Nêu yêu cầu BT.
- GV phát giấy cho từng nhóm
- GV nhận xét
* Bài tập 2 / 35
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 36
- Nêu yêu cầu BT
- GV giải nghĩa từ : phát minh.
- Truyện này gây cười ở chỗ nào ? 
- 2 HS làm
- Nhận xét.
- Dựa vào bài TĐ, CT tuần 21, 22 tìm các từ ngữ ......
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét.
- Lời giải : 
- Chỉ tri thức: nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ ( Hoạt động của tri thức : nghiên cứu khoa học )
- Chỉ tri thức : Nhà phát minh, kĩ sư ( hoạt động của tri thức : nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc,,,,, )
+ Đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu
- Cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân.
- 2 em lên bảng làm
- Nhận xét
- Đọc bài làm của mình.
- Lời giải : 
a. ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b. Trong lớp, Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c. Hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d. Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
+ Dấu chấm nào dùng đúng, dấu chấm nào dùng sai. Sửa lại cho đúng.
- HS đọc truyện vui.
- HS làm bài vào vở.
- 2, 3 HS đọc truyện vui sau khi đã sửa lại dấu câu.
- HS trả lời
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Tập viết
Tiết 22 : Ôn chữ hoa P
I. Mục tiêu
* Củng cố cách viết chữ hoa P ( Ph ) thông qua BT ứng dụng :
	- Viết tên riêng : Phan Bội Châu. bằng chữ cữ nhỏ .
	- Viết câu ca dao Phá Tam Giang nối đường ra Bắc / Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng
	GV : Mẫu chữ viết hoa P ( Ph ). Phan Bội Châu và câu ca dao viết trên dòng kẻ.
	HS : Vở tập viết.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học trong bài trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ viết hoa
- Tìm các chữ viết hoa có trong bài
- GV viết mẫu chữ Ph, kết hợp nhắc lại cách viết.
b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Đọc từ ứng dụng
- GV nói về : Phan Bội Châu.
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu ND các địa danh trong câu ca dao
3. HD HS tập viết vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu của giờ viết.
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS.
- Lãn Ông, ổi Quảng bá cá Hồ Tây / Hàng rào tơ lụa làm say lòng người.
- P ( Ph ), C ( Ch ), B, T, G ( Gh ), Đ, H, V, N
- HS QS
- Luyện viết Ph, T, V trên bảng con.
- Phan Bội Châu
- HS tập viết Phan Bội Châu vào bảng con
 Phá Tam Giang nối đường ra Bắc
 Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam
- HS tập viết bảng con : Phá, Bắc.
- HS viết bài vào vở.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Chính tả ( nghe - viết )
Tiết 44 : Một nhà thông thái.
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
	* Nghe và viết đúng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Một nhà thông thái.
	- Tìm đúng các từ ( theo nghĩa đã cho ) chứa tiếng bắt đầu bằng âm đầu hoặc vần dễ lẫn : r/d/gi hoặc ươt/ươc. Tìm đúng các từ ngữ chỉ hoạt động có tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần ươt/ươc.
II. Đồ dùng. GV : Bang phụ viết BT 3. 
	 HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò.
A. Kiểm tra bài cũ
- Viết 4 tiếng bắt đầu bằng ch/tr.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS nghe - viết.
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn : Một nhà thông thái.
- Đoạn văn gồm mấy câu ? 
- Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? 
- GV đọc cho HS viết những tiếng dễ viết sai
b. GV đọc bài
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS.
3. HD HS làm BT chính tả.
* Bài tập 2 / 38
- Nêu yêu cầu BTa
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 38
- Nêu yêu cầu BTa
- GV phát phiếu cho các nhóm
- GV nhận xét
- HS viết bảng con, 2 em lên bảng.
- Nhận xét
- HS theo dõi SGK.
- 2 HS đọc lại đoạn văn.
- 4 câu.
- Chữ đầu mỗi câu, tên riêng Trương Vĩnh Kí
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn
- HS viết vào bảng con
+ HS viết bài vào vở.
- Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi có nghĩa ......
- HS làm bài cá nhân.
- 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét
- Lời giải : ra-đi-ô, dược sĩ, giây.
+ Thi tìm nhanh các từ chỉ hoạt động....
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Lời giải :
- Tiếng bắt đầu bằng r : reo hò, rung cây, rang cơm, rán cá, ....
- Tiếng bắt đầu bằng d : dạy học, dỗ dành, dấy binh, dạo chơi, ....
- Tiếng bắt đầu bằng gi : gieo hạt, giao việc, giáo dục, giả danh, ....
IV. Củng cố, dặn dò.
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Về nhà ôn bài.
Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2010
Toán
Tiết 110 : Luyện tập
I- Mục tiêu
* Củng cố về phép nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số. Tìm thành phần chưa biết của phép nhân, phép chia.
- Rèn KN tính và giải toán cho HS
- GD HS chăm học toán.
II- Đồ dùng
GV : Bảng phụ- phiếu HT
HS : SGK.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức:
2/ Luyện tập- thực hành:
* Bài 1:- Đọc đề?
- làm thế nào để chuyển thành phép nhân?
- Gọi HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét
* Bài 2: - Đọc đề?
- Muốn điền số vào cột 1 ta làm ntn?
- Số cần điền ở cột 2, 3, 4 là thành phần nào của phép tính?
- Nêu cách tìm SBC?
- Gọi 1 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3:- Đọc đề?
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn tìm số dầu còn lại ta làm ntn?
- Làm thế nào tìm được số dầu ở hai thùng?
- Gọi 1 HS giải trên bảng
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4: - Đọc đề?
- Thêm 1 số đơn vị ta thực hiện phép tính gì?
- Gấp1 số lần ta thực hiện phép tính gì?
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét
IV Củng cố:
- Đánh giá giờ học
- Dặn dò: Ôn lại bài
- Hát
- Viết thành phép nhân
- Đếm số các số hạng bằng nhau của tổng rồi chuyển thành phép nhân
- Lớp làm phiếu HT
4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156
2007 + 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 
 = 8028
- Điền số
- Lấy SBC chia cho số chia
- tìm SBC.
- Lấy thương nhân số chia
- Lớp làm phiếu HT
Số bị chia
423
423
9604
15355
Số chia
3
3
4
5
Thương
144
141
2401
1071
- HS nêu
- Lấy số dầu cả hai thùng trừ số dầu đã bán.
- Lấy số dầu 1 thùng nhân 2
- Lớp làm vở
 Đáp số: 700 lít dầu.
- Đọc
- Phép cộng
- Phép nhân
- Lớp làm phiếu HT
Số đã cho
113
1015
1107
1009
Thêm 6 đơn vị
119
1021
1113
1015
Gấp 6 lần
678
6090
6642
6054
Tập làm văn
Tiết 64 : Nói, viết về người lao động trí óc.
I. Mục tiêu.
	* Rèn kĩ năng nói : kể được 1 vài điều về một vài người lao động trí óc mà em biết ( tên, nghề nghiệp, công việc hàng ngày, cách làm việc của người đó )
	- Rèn kĩ năng viết : Viết lại được những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu ) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ về 1 số tri thức, bảng viết gợi ý về 1 người lao động trí óc.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện : Nâng niu từng hạt giống.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 38
- Kể tên 1 số nghề LĐ trí óc mà em biết ? 
- GV và cả lớp nhận xét.
* Bài tập 2 / 38
- Nêu yêu cầu BT.
- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.
- Đọc bài hay trước lớp.
- GV chấm 1 số bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- 2 HS kể lại chuyện
- Nhận xét
+ Kể về 1 người LĐ trí óc mà em biết.
- Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường .....
- Từng cặp HS tập kể.
- 4, 5 HS thi kể trước lớp.
+ Viết những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu.
- HS viết bài vào vở.
- 5, 7 HS đọc bài viết trước lớp
 Bố em làm nghề kĩ sư xây dựng của huyện Ba Vì- Thành phố Hà Nội. Hàng ngày bố thức dậy sớm để đến công ty làm việc. Tối về bố lại say sưa ngồi bên ánh điện nghiên cứu những bản thiết kế.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
 THUÛ COÂNG
Tieỏt 22: ẹAN NONG MOÁT ( TIEÁT 2 )
I – Muùc tieõu:
 Sau hoùc xong baứi hoùc, hs coự khaỷ naờng :
Bieỏt caựch ủan nong moỏt .
ẹan ủửụùc nong moỏt ủuựng quy trỡnh kú thuaọt .
- Yeõu thớch caực saỷn phaồm ủan nan .
II- Chuaồn bũ : 
Gv : Maóu taỏm ủan nong moỏt baống bỡa coự kớch thửụực ủuỷ lụựn ủeồ hs caỷ lụựp quan saựt ủửụùc . 
Tranh quy trỡnh ủan nong moỏt
Caực nan ủan maóu ba maứu khaực nhau .
Hs : Giaỏy nhaựp , giaỏy thuỷ coõng , buựt maứu , keựo .
III- Caực hoaùt ủoọng daùy - hoùc :
A –OÅn ủũnh lụựp : Kieồm tra sửù chuaồn bũ cuỷa hs . 	
B- Daùy baứi mụựi :	
Hoaùt ủoọng cuỷa giaựo vieõn
Hoaùt ủoọng cuỷa hoùc sinh
1. Giụựi thieọu baứi : Neõu teõn baứi hoùc vaứ muùc tieõu cuỷa tieỏt hoùc . 	
2. Hoaùt ủoọng 1 : Thửùc haứnh .	
 . Muùc tieõu : HS thửùc haứnh ủan nong moỏt.
 . Caựch tieỏn haứnh :
- Gv yeõu caàu hs nhaộc laùi qui trỡnh ủan nong moỏt . 
- Gv nhaọn xeựt vaứ heọ thoỏng laùi qui trỡnh ủan nong moỏt : 
 + Bửụực 1 : Keỷ, caột caực nan ủan 
 + Bửụực 2 : ẹan nong moỏt baống giaỏy , bỡa .
 + Bửụực 3 : Daựn neùp xung quanh taỏm ủan .
- Toồ chửực cho hs thửùc haứnh ủan . Gv theo doừi giuựp ủụừ nhửừng hs coứn yeỏu .
3. Hoaùt ủoọng 2 : Trửng baứy, ủaựnh giaự saỷn phaồm.
- Gv hd cho hs trang trớ, trửng baứy vaứ nhaọn xeựt saỷn phaồm .
- Gv choùn vaứi taỏm ủan ủeùp nhaỏt ủeồ lửu giửừ taùi lụựp vaứ khen ngụùi hs coự saỷn phaồm ủeùp , ủuựng kú thuaọt .
IV. Hoaùt ủoọng 3 : Cuỷng coỏ – daởn doứ 
- Cuỷng coỏ laùi qui trỡnh keỷ, caột , ủan nan .
- Nhaọn xeựt sửù chuaồn bũ , tinh thaàn , thaựi ủoọ hoùc taọp vaứ keỏt quaỷ thửùc haứnh cuỷa hs.
- Daởn doứ giụứ sau : Mang giaỏy nhaựp , giaỏy thuỷ coõng , buựt maứu .
- Baứi sau : ẹan nong ủoõi ( tieỏt 1 ) . 
- Hs nhaộc laùi qui trỡnh ủan .
- Hs thửùc haứnh ủan .
- Hs trửng baứy, nhaọn xeựt saỷn phaồm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 Tuan24 22 thuc hoc.doc