Giáo án Lớp 3 Tuần 25, 26, 27

Giáo án Lớp 3 Tuần 25, 26, 27

Tiết 1: Toán

Tiết 121 : THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ( TT)

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

-Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chú ý về thời điểm, khoảng thời gian)

- Củng cố cách xem đồng hồ(trường hợp chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số la mã)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Học sinh : SGK, bảng con.

- Giáo viên: Phấn màu, đồng hồ thật (loại có kim ngắn và kim dài).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (3-5)

 

doc 59 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1205Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 25, 26, 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 25
Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Tiết 1: Toán
Tiết 121 : thực hành xem đồng hồ( TT)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
-Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chú ý về thời điểm, khoảng thời gian)
- Củng cố cách xem đồng hồ(trường hợp chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số la mã)
II. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh : SGK, bảng con.
- Giáo viên: Phấn màu, đồng hồ thật (loại có kim ngắn và kim dài).
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
Không kiểm tra:
HĐ 2: Luyện tập - Thực hành ( 30-32’)
1. Quan sát trả lời: Bài 1,3/124- 20-25’
Kiến thức: Củng cố cách xem đồng hồ để hiểu biết thời điểm để làm các công việc hằng ngày của học sinh.
Tiến hành : - HS đọc đề bài - xác định yêu cầu . - HS nối tiếp nhau trả lời..
Chốt: Nêu cách làm?
Bài 2/124- 10-12’
Kiến thức: Củng cố cách xem đồng hồ với mặt đồng hồ có ghi số la mã và đồng hồ điện tử.
Tiến hành : - HS đọc đề bài - xác định yêu cầu . - HS nối tiếp nhau trả lời.
Chốt: Nêu cách so sánh?
 HĐ 3: Củng cố (3- 5')
- Kiến thức cần củng cố: Cách xem đồng hồ.
- GV cho HS quay trên mô hình đồng hồ.
 Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
- Phân bố thời gian	
- Sử dụng đồ dùng	
- Sai lầm học sinh thường mắc	
Tiết 2+3: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 49+25: Hội vật 
I.Mục đích,yêu cầu
 A.Tập đọc 
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng : nổi lên ,nước chảy ,náo nức(n) ;chen lấn (l),sới vật ,Quắm đen ,lăn xả ,khôn lường
 2.Rèn kỹ năng đọc- hiểu: 
- Hiểu từ ngữ :tứ xứ ,sới vật ,khôn lường ,keo vật ,khố
- Hiểu nội dung câu chuyện :Cuộc thi tài giữa 2 đô vật
 B.Kể chuyện 
1.Rèn kỹ năng nói : Dựa vào trí nhớ và các gợi ý để kể chuyện 
2.Rèn kỹ năng nghe :chăm chú nghe bạn kể , kể tiếp được lời bạn
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh họa truyện
 III.Các hoạt động dạy- học :
 Tiết 1:
 1.Kiểm tra bài cũ (2- 3’)
 - 2 HS kể nối đoạn câu chuyện “Đối đáp với vua” 
 - Nhận xét ,ghi điểm
 2.Dạy bài mới 
 a .Giới thiệu bài ( 1-2’ ) : 
 b. Luyện đọc đúng ( 33-35’)
 - GV đọc mẫu .
 - Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 * Đoạn 1:
 Đọc đúng : + Câu 1 :dồn dập ,nổi lên (n,l)
 à GV hướng dẫn đọc,GV đọc mẫu,HS luyện đọc dãy 
 + Giải nghĩa : tứ xứ ,sới vật/ SGK
 + Hướng dẫn đọc đoạn : GV đọc mẫu,luyện đọc ( 5 em )
* Đoạn 2:
 Đọc đúng : + Câu 1: Quắm đen(uăm) ,lăn xả(l)
àGV hướng dẫn đọc ,GV đọc mẫu ,HS luyện đọc dãy
 +Giải nghĩa: khôn lường ,keo vật/SGK
 +Hướng dẫn đọc đoạn :GVđọc mẫu ,luyện đọc (4 em)
*Đoạn 3
 Đọc đúng : + Câu 1: chúi xuống
 àGV hướng dẫn đọc, GV đọc mẫu, luyện đọc dãy
 - Hướng dẫn đọc đoạn :1 HS đọc mẫu, luyện đọc (4 em)
*Đoạn 4:
 Đọc đúng : + Câu 5 :câu dài ngắt sau :cột sắt
àGV hướng dẫn đọc, GV đọc mẫu, luyện đọc dãy
 - Hướng dẫn đọc đoạn : GV đọc mẫu, luyện đọc (4 em)
*Đoạn 5
Đọc đúng : + Câu dài ngắt sau :Quắm đen
 + Giải nghĩa :khố /SGK
 - Hướng dẫn đọc đoạn :1 HS đọc mẫu, luyện đọc (4-5 em)
*Đọc nối đoạn :5 em /1 lượt
*Đọc cả bài:
àGV hướng dẫn đọc chung, 1 HS đọc bài
 Tiết 2:
c.Tìm hiểu bài (10-12’)
- Đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1
 *Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật?
GV: Khung cảnh của ngày họi thật vui vẻ và sôi động.
- Đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2 
 * Cách đánh của Quắm đen và ông Cản Ngũ có gì khác ?
GV: Mỗi người dều có một cách đánh khác nhâu đó là thế võ riêng.
- Đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi 3
 * Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm cho hội vật thay đổi như thế nào ?
- Đọc thầm câu hỏi 4,5 và câu hỏi 4
* Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào ?
* Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
GV: Khi làm bất cứ việc gì cầ có kinh nghiệm thực tế không nóng vọi sẽ hỏng việc.
d.Luyện đọc diễn cảm(5-7’)
GV hướng dẫn đọc cả bài -- GV đọc mẫu
 HS đọc đoạn - 1 HS đọc cả bài - GV nhận xét cho điểm
e. Kể chuyện (17-19’)
1.GV nêu nhiệm vụ
 - HS đọc thầm yêu cầu của bàiàđọc to yêu cầu của bài? 
 - GV giúp HS nắm được yêu cầu của bài :Dựa vào trí nhớ và các câu hỏi gợi ý ,HS kể lại từng đoạn của câu chuyện
 2.Hướng dẫn HS kể chuyện
 - HS đọc gợi ýàGV hướng dẫn kể?
àTừng cặp HS kể1 đoạn của câu chuyện
 - HS kể nối đoạnàGV và HS nhận xét
 g .Củng cố ,dặn dò (4-6’)
 - Câu chuyện nói lên điều gì?
 - Nhận xét giờ học 
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
- Phân bố thời gian	
- Sử dụng đồ dùng	
- Sai lầm học sinh thường mắc	
Tiết 4: Đạo đức 
Tiết 25: Tôn trọng đám tang (tiết 2)
A. Mục tiêu
- HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
- HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
B. Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập đạo đức.
- Các tấm bìa màu xanh, màu đỏ.
C. Các hoạt động dạy và học
I. Khởi động: 1-2’
- Kiểm tra bài cũ: Khi gặp đám tang các em cần hành động gì?
Vì sao ta cần có những hành động đó?
II. Các hoạt động
HĐ1:Bày tỏ ý kiến:8-10’
* Mục tiêu: HS biếểntình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến.
- HS bày tỏ thái độ bằng các tấm bìa xah, đỏ.
- Sau mỗi ý kiến HS thảo luận về lí do tán thành hoặc không tán thành.
* GV kết luận: - Nên tán thành với các ý kiến b, c
- Không tán thành với ý kiến a
HĐ2: Xử lí tình huống:8-10’
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang.
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao mỗi nhóm thảo luận một tình huống (VBT/38)
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Lớp trao đổi, nhận xét.
*Kết luận: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ, cười đùa. Nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn.
Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti - vi, chạy sang xem, chỉ trỏ.
Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
Em nên khuyên ngăn các bạn.
HĐ3: Trò chơi nên và không nên:8-10’
* Mục tiêu: Củng cố bài.
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát mỗi nhóm một tờ giấy to và bút. GV phổ biến luật chơi: Trong thời gian 5 -7 phút, các nhóm thảo luận nêu ra những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó thắng.
- HS tiến hành chơi
- GV khen nhóm thắng cuộc
III. Kết luận chung
Cần phải tôn trọng đám tang , không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là biểu hiện của nếp sống văn minh.
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010
Tiết 2: toán
Tiết 122 : bài toán liên quan rút về đơn vị
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Biết cách giải bài toán cóliên quan rút về đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh : SGK, bảng con.
- Giáo viên: Phấn màu, Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
Không kiểm tra:
HĐ 2: Dạy bài mới (12-15’)
HĐ 2.1: Hướng dẫn giải bài toán 1 (toán đơn)
	GV đưa đề bài - HS đọc - Phân tích đề toán.
	HS ghi phép tính ra bảng con - HS đọc lời giải.
HĐ 2.2: Hướng dẫn giải bài toán 2 (bài toán hợp có hai phép tính)
	HS đọc đề bài - phân tích bài toán " cách giải.
	Bước 1: Tìm số lít mật ong trong một can (thực hiện phép chia)
Bước 2: Khi đã biết được số lít mật ong trong một can " tìm số lít trong hai can.
Chốt: Bài toán liên quan rút về đơn vị tiến hành theo hai bước:
	Bước 1: Tìm giá trị một phần (phép chia)
	Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó (phép nhân)
HĐ 3: Luyện tập - Thực hành ( 15-17’)
1. Bảng con: Bài 1/125- 5-7’
Kiến thức: Giải bài toán liên quan đén rút về đơn vị.
Tiến hành : - HS đọc đề bài - xác định yêu cầu . - HS làm bài ra bảng con.
Chốt: lưu ý câu trả lời?
2. Vở: Bài 2/125- 5-7’
Kiến thức: Biết cách giải bài toán liên quan về rút đơn vị
Tiến hành : - HS đọc đề bài - xác định yêu cầu . - HS làm bài vào vở.
Chốt: chú ý tên đơn vị.
3. Thực hành xếp hình: Bài 3/125 -3-5’
Kiến thức: Thực hành xếp hình.
Tiến hành : - HS đọc đề bài - xác định yêu cầu - HS thực hành xếp hình.
*) Dự kiến sai lầm của học sinh: Câu trả lời không đúng.
 HĐ 4: Củng cố (3- 5')
- Kiến thức cần củng cố: Nêu các bước về Giải bài toán rút về đơn vị
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
- Phân bố thời gian	
- Sử dụng đồ dùng	
- sai lầm HS thường mắc
Tiết 3: Chính tả (nghe - viết)
Tiết 49: Hội vật
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong truyện Hội vật
- Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng tr/ch theo nghĩa đã cho
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 2-3’
HS viết bảng con: San sát, xinh xắn
2. Dạy học bài mới
a. Giới thiệu bài: 1 -2’
GV nêu mục đích, yêu cầu của bài
b. Hướng dẫn viết chính tả: 8 -10’
- GV đọc mẫu
- Hướng dẫn tiếng khó: Dồn lên, giục giũa, loay hoay
- HS viết bảng con
- Nhận xét chính tả
* Những chữ viết hoa trong bài viết?
 + Cản Ngũ, Quắm Đen đ tên riêng, các chữ đầu câu
c. Viết chính tả: 13 -15’
- Nhắc nhở HS trước khi viết
- GV đọc - HS viết bài
d. Chấm chữa lỗi: 3 -5’
 - HS chữa bài
e. Hướng dẫn làm bài tập: 5 -7’
Bài 2: HS đọc yêu cầu phần a
- GV hướng dẫn tìm từ dựa vào nghĩa của từ đã cho HS làm vở.
	- GV chấm chữa.
	g. Củng cố - dặn dò: 1 -2’ 
 - Nhận xét bài viết
 - Nhắc nhở chữa lỗi, luyện lại chữ viết sai
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
- Phân bố thời gian	
- Sử dụng đồ dùng	
- Sai lầm học sinh thường mắc	
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
Tiết 49: động vật
A. Mục tiêu HS biết:
- Nêu được những điểm giống và khác nhau của một số con vật.
- Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên
- Vẽ và tô màu một con vật ưa thích.
B. Đồ dùng dạy học
- Các tranh trong SGK trang 94-95
- GV và HS sưu tầm các tranh ảnh động vật mang đến lớp.
C. Các hoạt động dạy và học
I. Khởi động: - HS hát liên khác các bài hát có tên các con vật.
II. Các hoạt động
HĐ1: Quan sát và thảo luận:10-15’
* Mục tiêu: 
- Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật.
- Nhận ra dự đa dạng của động vật trong tự nhiên.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
+ HS quan sát các hình trong SGK (94-95) và các tranh ảnh sưu tầm được. Nhóm trưởng điều khiển các bạn theo gợi ý.
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng và kích thước các con vật.
+ Chỉ đầu, mình, chân của từng con vật?
+ Những con vật nào có đặc điểm giống nhau? Con nào có đặc điểm khác nhau?
Bước 2: Đại diện các nhóm trả lời
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận: Như SGK (T95)
HĐ2: Làm việc cá nhân:10-15’
* Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con ... á thành sông
Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời.
Em đi cùng suối, suối ơi
Lên non gặp thác, xuống đồi thấy sông.
 Vũ Duy Thông
b. Dựa vào nội dung bài thơ, chọn câu trả lời đúng
1. Suối do đâu mà thành?
a. Do sông tạo thành.
b. Do biển tạo thành.
c. Do mưa và các nguồn nước trên rừng núi tạo thành.
2. Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào?
Suối gặp bạn, hoá thành sông
Sông gặp bạn, hoá mênh mông biển ngời.
Nhiều suối hợp thành sông, nhiều sông hợp thành biển.
Suối và sông là bạn của nhau.
Suối, sông và biển là bạn của nhau.
3. Trong câu Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây, sự vật nào được nhân hoá?
a. Mây.
b. Mưa bụi.
c. Bụi.
4. Trong khổ thơ 2, những sự vật nào được nhân hoá?
a. Suối, sông.
b. Sông, biển.
c. Suối, biển.
5. Trong khổ thơ 3, suối được nhân hoá bằng cách nào?
a. Tả suối bằng những từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt động, đặc điểm của người.
b. Nói với suối như nói với người.
c. Bằng cả hai cách trên.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
- Phân bố thời gian	
- Sử dụng đồ dùng	
- Sai lầm học sinh thường mắc	
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
Tiết 54: thú
A. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết:
- Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các các loài thú nhà được quan sát.
- Nêu ích lợi của các loài thú nhà.
- Vẽ và tô mày một loài thú nhà mà HS ưa thích
B. Đồ dùng dạy học
Các hình vẽ trong SGK (104-105)
Sưu tầm các tranh ảnh về các loài thú nhà.
HS chuẩn bị giấy A4, bút màu
Giấy khổ to, hồ dán
C. Các hoạt động dạy và học
I. Khởi động
- Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu đặc điểm chung của loài chim?
II. Các hoạt động
HĐ1: Quan sát và thảo luận:8-10’
* Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
- HS quan sát hình ảnh các loài thú trong SGK (1040,105) và hình ảnh á sưu tầm được
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo câu hỏi.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày: Mỗi nhóm giới thiệu về một con. 
Các nhóm khác bổ sung
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm chung của thú.
* Kết luận: Như mục bạn cần biết 
HĐ2: Thảo luận cả lớp:8-10’
* Mục tiêu: 
- Nêu được lợi ích của loài thú nhà
* Cách tiến hành: 
- GV nêu câu hỏi, lớp thảo luận
+ Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà: Lợn, trâu, bò, chó, mèo...
+ Nhà em nuôi loài thú gì? Em thường cho chúng ăn gì?
+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.
* Kết luận: GV nêu ích lợi của các loài thú.
HĐ3: Làm việc cá nhân:8-10’
* Mục tiêu: 
Biết vẽ và tô mày một con thú nhà mà em yêu thích
* Cách tiến hành: 
+ HS vẽ một con thú nhà mà em ưa thích
+ Từng nhóm trình bày vào tờ giấy to rồi trưng bày
+ Một số HS tự giới thiệu
+ GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
III. Củng cố, dặn dò: :1-2’
GV nhận xét giờ học
Tiết 5: Hoạt động tập thể
Tiết 27 Sinh hoạt
I. mục tiêu
- Nhận xét kết quả học trong tuần
- Đưa ra phương hướng tuần sau.
II, Nội dung sinh hoạt
1.Lớp trưởng tổ chức sinh hoạt cho cả lớp
- Nhận xét về các mặt hoạt động sau : 
+ Về học tập
+ Về lao động
+ Về nền nếp
1. Các tổ trưởng báo cáo kết quả
- Kết quả học tập trong tuần qua
- Số bạn đạt điểm cao trong các môn toán, tiếng việt.
- Tích cực ôn luyện thi giữa kì.
3. GV chủ nhiệm nhận xét và đưa ra phương hướng tuần sau .
Tuần 28
Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: toán
Tiết 136 : so sánh các số trong phạm vi 100 000 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.
II. Đồ dùng dạy học:
- Học sinh : SGK, bảng con.
- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
HS làm bảng con: So sánh các cặp số sau:
10 000 và 9 785 ; 4 975 và 4 892
	HĐ 2: Dạy bài mới (12-15’)
HĐ 2.1: So sánh 100 000 và 99 999
	- GV viết lên bảng - HS đọc - Nhận xét hai số
- HS điền dấu so sánh vào bảng con - giải thích?
- Kết luận:	100 000 > 99 999 hoặc 99 999 < 100 000	
HĐ 2.2: So sánh 76 200 và 76 199
Quy trình dạy tương tự như trên.
Kết luận : 76200 > 76199 hoặc 76199 < 76200
HĐ 3: Luyện tập - Thực hành (15-17’)
1. SGK: Bài 1/147
Kiến thức : Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000
Tiến hành : - HS đọc đề bài - xác định yêu cầu . - HS làm bài vào SGK.
Bài 2/147
Kiến thức : Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000
Tiến hành : - HS đọc đề bài - xác định yêu cầu . - HS làm bài vào SGK.
2. Bảng con: Bài 3/147
Kiến thức: So sánh số, thứ tự các số.
Tiến hành : - HS đọc đề bài - xác định yêu cầu - HS làm bài ra bảng con.
3 Vở: Bài 4/147
Kiến thức: Củng cố quy tắc so sánh số.
Tiến hành : - HS đọc đề bài - xác định yêu cầu . - HS làm bài vào vở.
*) Dự kiến sai lầm của học sinh: - Chưa thuộc quy tắc so sánh số
	 - Diễn đạt còn lúng túng.
 HĐ 4: Củng cố (3- 5')
- Kiến thức cần củng cố: So sánh số trong phạm vi 100 000.
- Hình thức: chơi trò chơi “ Ai đúng, ai nhanh”
 Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
- Phân bố thời gian	
- Sử dụng đồ dùng	
- Sai lầm học sinh thường mắc	
Tiết 2+3: Tập đọc - kể chuyện
Tiết 55+28: cuộc chạy đua trong rừng
I. Mục đích - yêu cầu:
a. Tập đọc:
 1. Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, ngắm nghía, thảng thốt, lung lay
- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con
2. Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nội dung câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo, nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng như nhỏ thì thất bại.
b. Kể chuyện:
- Rèn luyện kỹ năng nói: Dựa vào điểm tựa là các tranh minh họa từng đoạn câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của Ngựa Con, biết phối hợp lời kể với điệu bộ,biết thay đổi giọng cho hợp với nội dung
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh SGK
III. các hoạt động dạy học:
Tiết 1: Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ: 2-3'
- HS kể chuyện: “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
2. Dạy học bài mới
	a. Giới thiệu bài: 1'
	b. Luyện đọc:33-35’
	- GV đọc mẫu
 Đoạn 1
- Đọc đúng: sửa soạn, bờm dài, chải chuốt
- Giải nghĩa: Nguyệt quế
- GV hướng dẫn đọc giọng sôi nổi, hào hứng - Đọc mẫu - HS đọc
Đoạn 2
- Đọc đúng: ngúng nguẩy
- Giải nghĩa: móng
- GV hướng dẫn đọc lờì khuyên nhủ của Ngựa Cha: giọng âu yếm, ân cần. Lời đáp của Ngựa Con tự tin, ngúng nguẩy - GV đọc mẫu - HS đọc
Đoạn 3:
 - Đọc đúng: ngắm nghía
- Giải nghĩa: đối thủ
- Gv hướng dẫn đọc chậm, gọn, rõ - Đọc mẫu - HS đọc
Đoạn 4
 - Đọc đúng: khỏe khoắn, thảng thốt, lung lay
- Giải nghĩa: Vận động viên, thảng thốt, chủ quan
- GVhướng dẫn đọc giọng nhanh, hỗn hợp. Câu cuối đọc chậm lại, nuối tiếc. Nhấn giọng từ “bắt đầu, rần rần”
- GV đọc mẫu, HS đọc
+ HS đọc nối tiếp đoạn
+ HS đọc cả bài
Tiết 2: 
	a. Hướng dẫn tìm hiểu bài:10-12’
	- HS đọc thầm đoạn 1
* Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
- GV nêu: Ngựa con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẽ ngoài của mình.
- HS đọc thầm đoạn 2
* Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì
* Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng thế nào?
- HS đọc thầm đoạn 3 + 4
* Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi
* Ngựa Con rút ra bài học gì?
- GV chốt nội dung câu chuyện
b. Luyện đọc diễn cảm (5 -7’)
- Giáo viên hướng dẫn đọc toàn bài - Đọc mẫu lại đoạn 2
- HS luyện đọc diễn cảm từng đoạn
- HS đọc cả bài
 c. Kể chuyện:17-19’
*. GV nêu nhiệm vụ: 
- HS đọc yêu cầu kể chuyện
*. Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV hướng dẫn HS quan sát các tranh, đọc mẫu trong SGK. Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con xưng hô là “tôi” hoặc “mình”
- HS kể từng phần câu chuyện
- HS kể cả câu chuyện
3. Củng cố - dặn dò (4 - 6’)
- Nhắc nhở ý nghĩa câu chuyện
- Nhắc HS luyện đọc, tập kể lại câu chuyện.
 -------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức 
Tiết 28: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 1)
A. Mục tiêu
- HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
- Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
B. Đồ dùng dạy học
- Các tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương.
C. Các hoạt động dạy và học
I. Khởi động
- Kiểm tra: Tại sao chúng ta không nên tự ý bóc, đọc thư hoặc sử dụng tài sản của người khác.
II. Các hoạt động
HĐ1: Xem ảnh :8-10’
* Mục tiêu: HS hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Được sử dụng nước sạch đầy đủ, trẻ em sẽ có sức khoẻ và phát triển tốt.
* Cách tiến hành: 
+ HS làm việc theo cặp
+ HS quan sát các bức tranh, ảnh trong bài tập 1 và thảo luận theo gợi ý: 
Nước có tác dụng gì trong cuộc sống?
Nếu không có nước thì cuộc sống sẽ như thế nào?
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét - bổ sung.
* Kết luận: Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
HĐ2: Thảo luận nhóm: 8-10’
* Mục tiêu: HS biết nhận xét và đánh giá hành vi khi sử dụng nước và bảo vệ nguồn nước.
* Cách tiến hành: 
- GV chia HS thành 4 nhón.
- HS quan sát bức tranh trong bài tập 2 và thảo luận
- Nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao?
- Nếu em có mặt ở đấy, em sẽ làm gì? Vì sao?
- Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cácnhóm khác trao đổi, bổ sung.
* Kết luận chung: Các việc làm 1,2,4,5 là sai (GV giải thích). Việc làm 3 là đúng
Chúng ta nên sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nguồn nước không bị ô nhiễm.
HĐ3: Thảo luận nhóm: 8-10’
* Mục tiêu: HS biết quan tâm tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi mình ở.
* Cách tiến hành: 
- HS thảo luận theo cặp và điền vào bài tập 3. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận chung: GV tổng kết ý kiến, khen ngợi HS đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình sống.
III. Hướng dẫn thực hành
- HS tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm cách sử dụng tiết kiệm.
Tiết 5: Hoạt động tập thể
Tiết 27: Sinh hoạt
I. mục tiêu
- Nhận xét kết quả học trong tuần
- Đưa ra phương hướng tuần sau.
II, Nội dung sinh hoạt
1.Lớp trưởng tổ chức sinh hoạt cho cả lớp
- Nhận xét về các mặt hoạt động sau : 
+ Về học tập
+ Về lao động
+ Về nền nếp
1. Các tổ trưởng báo cáo kết quả
- Kết quả học tập trong tuần qua
- Số bạn đạt điểm cao trong các môn toán, tiếng việt.
3. GV chủ nhiệm nhận xét và đưa ra phương hướng tuần sau .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26-27.doc