Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

TOÁN

Tiết 121: Thực hành xem đồng hồ (tiếp)

I. Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

 - Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian)

 - Củng cố kỹ năng xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút)

 - Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc của học sinh.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Mặt đồng hồ có ghi bằng số La Mã

 - Vở ghi toán.

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Toán
Tiết 121: Thực hành xem đồng hồ (tiếp)
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian)
	- Củng cố kỹ năng xem đồng hồ ( chính xác đến từng phút)
	- Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc của học sinh.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Mặt đồng hồ có ghi bằng số La Mã
	- Vở ghi toán.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 học sinh đọc giờ, 1 học sinh quay kim đồng hồ theo giờ đó.
- Học sinh quay và trả lời.
- Nhận xét - cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Trong giờ học này các em tiếp tục thực hành xem đồng hồ
- Ghi bảng tên bài
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Hướng dẫn thực hành.
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Xem tranh rồi trả lời câu hỏi
- Yêu câu 1 học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
a. Bạn An đi tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút
b. Bạn An đi đến trường lúc 7 giờ 13 phút
c. Bạn An đang học bài lúc 10 giờ 24 phút.
d. An ăn cơm chiều lúc 5 giờ 45 phút
c. An xem truyền hình lúc 8 giờ 8 phút
g. An đi ngủ lúc 9 giờ 55 phút
- Sau mỗi lần trả lời giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về vị trí các kim của đồng hồ trong từng tranh
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ A hỏi: đồng hồ A chỉ mấy giờ
- Lúc 1 giờ 25 phút chiều còn được gọi là mấy giờ
- Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào?
- Đồng hồ A chỉ 1 giờ 25 phút
- 13 giờ 25 phút
- Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ I
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại
- Học sinh làm
B - H; C- K; D - M; E - N; G - L
- 1 học sinh chữa bài
- Lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét chốt ý đúng
Bài 3:
- Yêu cầu HS quan sát 2 tranh phần a.
- Học sinh quan sát
- Bạn Hà bắt đầu đánh răng rửa mặt lúc mấy giờ?
- Lúc 6 giờ
- Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc mấy giờ?
- Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc 6 giờ 10 phút
a. Vậy bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong bao nhiêu phút?
b. Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là ? phút
c.Chương trình hoạt hình kéo dài ? phút
- Học sinh nêu: 10 phút
- Học sinh tự làm các phần còn lại
b. Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút
c. Chương trình hoạt hình kéo dài 30 phút
C. Củng cố - Dặn dò:
- Tổng kết giờ học, tuyên dương học sinh tích cực 
- Chuẩn bị bài sau: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
. 
.
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011
Toán
Tiết 122: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị.
	- Rèn kỹ năng tính toán, tư duy quan sát cho học sinh.
	- Vận dụng vào thực tế.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên : hình ảnh 7 can mật ong như trong SGK.
HS : 8 hình tam giác vuông cân bằng nhau.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
- GV quay kim đồng hồ :
Nhìn đồng hồ và cho biết đồng hồ chỉ mấy giờ?
- 1 vài học sinh trả lời 
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Bài toán 1.
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài trong SGK
- GV tóm tắt lên bảng như SGK.
- 1 học sinh đọc
- Nhìn vào mô hình đọc lại đề bài?
- 1 học sinh đọc.
- Bài toán cho biết những gì?
- 35 lít chia đều vào 7 can.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Mỗi can có bao nhiêu lít
- Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can làm thế nào?
- Lấy 35 : 7 (lấy số lít: số can)
- GV ghi bài giải như SGK lên bảng.
b. Bài toán 2:
- Yêu cầu HS đọc đề
- 1 HS đọc
Giáo viên ghi: Tóm tắt đề lên bảng.
- Bài toán cho biết gì?
- 2, 3 HS nêu.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- 2 can có mấy lít mật ong
- Ai nhìn vào tóm tắt đọc lại đề bài
- 1 học sinh đọc
- Câu hỏi bài 1 khác câu hỏi bài 2 như thế nào?
- Bài 1 hỏi: Mỗi can có bao nhiêu lít.
- Bài 2 hỏi: 2 can có bao nhiêu lít.
- Muốn biết 2 can có bao nhiêu lít ta phải biết gì?
- Biết mỗi can có bao nhiêu lít
- Muốn biết 1 can có bao nhêu lít ta làm tính gì?
- Tính chia.
* Bài toán 2 giải theo mấy bước
- 2 bước.
- Bước 1 đi tìm gì?
- 1 can có bao nhiêu lít.
- Bước này làm phép tính gì 
Ghi: Bước 1: tìm giá trị 1 phần
- Học sinh nêu ( phép : )
- Bước đi tìm giá trị 1 phần gọi là rút về đơn vị.
- Bước 2 đi tìm gì?
Bước này là: Tìm giá trị nhiều phần
Ghi: Bước 2: tìm giá trị nhiều phần
- Tìm 2 can có bao nhiêu lít.
- Bước này thực hiện phép tính gì?
- 2 HS nhắc lại
- Bài toán 2 có bước rút về đơn vị gọi là: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị .
- GV ghi bài giải như SGK lên bảng.
- 1 HS nhắc lại
- HS theo dõi.
3. Luyện tập: 
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
- Học sinh đọc
- Bài toán cho biết gì?
- 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ
- Bài toán hỏi gì?
- 3 vỉ có bao nhiêu viên thuốc
- Muốn biết 3 vỉ có bao nhiêu viên thuốc ta phải biết gì?
- GV tóm tắt trên bảng
 4 vỉ : 24 viên
 3 vỉ : viên?
- 1 vỉ có bao nhiêu viên thuốc
- 2 HS lên bảng giải
- Lớp làm nháp
- Bài thuộc dạng toán nào?
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Bài 2: Yêu cầu 1 học sinh đọc đề.
- GV tóm tắt đề lên bảng
 7 bao : 28 kg
 5 bao : ...kg?
- 1 học sinh đọc
- Học sinh làm bài vào vở.
Giải
Số kg gạo đưng trong mỗi bao là:
28 : 7 = 4 (kg)
Số kg gạo đựng trong 5 bao là:
4 x 5 = 20 ( kg )
Đáp số : 20 kg
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - Cho đại diện 2 nhóm thi ghép
- 1 HS đọc đề. Thảo luận nhóm đôi
- 2 nhóm thực hiện trên bảng.
- Nhận xét
C. Củng cố - Dặn dò:
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị làm theo mấy bước, đó là những bước nào?
- Học sinh nêu 2 bước gồm:
Bước 1: Tìm giá trị 1 phần
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần.
- Ghi nhớ cách làm 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2011
Toán
Tiết 123: Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh
	- Củng cố kỹ năng giải các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị
	- Rèn kỹ năng giải toán
	- Giáo dục học sinh ham học môn học
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị làm theo mấy bước, đó là những bước nào?
- 2 học sinh nêu.
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ được luyện tập về giải toán có liên quan đến rút về đơn vị
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: 
GV gọi HS đọc đề bài 
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Yêu cầu HS làm bài cá nhân
1 học sinh đọc
2 HS nêu
2 HS nêu.
1 HS lên bảng, lớp làm nháp.
Bài 2:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết gì?
- 3135 quyển vở xếp vào 7 thùng
- Bài toán hỏi gì?
- 5 thùng có bao nhiêu quyển vở
- Muốn biết 5 thùng có bao nhiêu quyển vở chúng ta cần biết gì trước đó?
- Muốn biết 5 thùng có bao nhiêu quyển vở chúng ta cần biết 1 thùng có bao nhiêu quyển vở
- Muốn biết 1 thùng có bao nhiêu quyển vở ta làm thế nào?
- Lấy số vở 7 thùng chia cho 7
- Bước này được gọi là gì?
- Gọi là rút về đơn vị
- Học sinh làm bài vào nháp, 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Số quyển vở trong mỗi thùng là:
2135 : 7 = 305 ( quyển)
Số quyển vở trong 5 thùng là:
305 x 5 = 1525 (quyển)
Đáp số: 1525 quyển
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài
- Lập đề toán theo tóm tắt rồi giải
- 4 xe có tất cả bao nhiêu viên gạch?
- 4 xe có 8520 viên
- Bài toán yêu cầu tính gì?
- Tính số viên gạch của 3 xe
- Học sinh dựa vào tóm tắt đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh trình bày lời giải
- Học sinh làm bài vào vở nháp, 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Số viên gạch trong mỗi xe là:
8520 : 4 = 2130 (viên)
Số viên gạch trong 3 xe là:
2130 x 3 = 6390 (viên)
Đáp số: 6390 viên
- Nhận xét cho điểm
Bài 4
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- 1 học sinh tóm tắt
- Chiều dài : 25 m
- Chiều rộng : kém chiều dài 8m
- Chu vi : .. m?
- Học sinh làm, bài
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
25 – 8 = 17 (cm)
Chu vi hình chữ nhật là:
( 25 + 17 ) x 2 = 84 (m)
Đáp số: 84 m
- Lớp nhận xét
- Giáo viên chữa bài, cho điểm
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Ôn lại bài tập .
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2011
Toán
Tiết 124: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Củng cố kỹ năng giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị
	- Luyện kỹ năng viết và tính giá trị biểu thức
	- Giáo dục: cẩn thận, tự giác khi làm bài
II. Đồ dùng dạy học:
	- Viết sẵn nội dung bài 3 lên bảng
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra 1 vài bảng nhân, chia 
- Vài HS đọc.
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ tiếp tục luyện tập về giải toán liên quan đến rút về đơn vị
Ghi bảng
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề
- Bài toán cho biết gì, yêu cầu tìm gì?
- 1 học sinh đọc bài
- Học sinh nêu
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- Yêu cầu học sinh tóm tắt và trình bày bài giải
- Học sinh thực hiện vào nháp, 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Số tiền mỗi quả trứng là:
4500 : 5 = 900 ( đồng)
Số tiền mua 3 quả trứng là:
900 x 3 = 2700 ( đồng)
 Đáp số: 2700 đồng
- Học sinh nhận xét
- Nhận xét cho điểm
Bài 2:
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết gì?
- Lát 6 căn phòng dùng 2550 viên gạch
- Bài toán yêu cầu gì?
- Lát 7 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch
- Lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Số viên gạch lát nền mỗi căn phòng là:
2550 : 6 = 425 ( viên)
Số viên gạch lát nền 7 căn phòng là:
425 x 7 = 2975 ( viên)
 Đáp số: 2975 viên
- Học sinh nhận xét
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
- Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao?
- Rút về đơn vị vì có bước 1 là bước rút về đơn vị
Bài 3:
- GV mở bảng có chép sẵn như SGK.
- Học sinh đọc và tìm hiểu đề bài
- Bài toán yêu cầu gì?
- Điền số thích hợp vào chỗ trống
- Ô thứ nhất em điền số nào? Vì sao?
- Số 8 - giải thích
- Học sinh làm tiếp bằng bút chì vào SGK.
- 1 vài HS đọc kết quả.
- Giáo viên chữa bài nhận xét
Bài 4:
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu HS tự viết biểu thức rồi tính
- Học sinh thực hiện
a. 32 : 8 x 3 = 4 x 3
 = 12
b. 45 x 2 x 5 = 90 x 5
 = 450
c. 49 x 4 : 7 = 196 : 7
 = 28 
d. 234 : 6 ... ng? Họ ăn mặc ra sao? Họ xem như thế nào?
- Người đến xem đông nghìn nghịt mọi người đều diện bộ cánh đẹp nhất tất cả đều chăm chú nhìn lên cây đu.
+ Hãy tả hành động, tư thế của 2 người chơi đu?
- 2 người chơi đu nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Khi đu, 1 người thì dướn người về phía trước, người kia lại ngả người về phía sau
* Cho HS quan sát ảnh 2:
- HS quan sát tranh.
- ảnh chụp cảnh gì? Diễn ra ở đâu? vào thời gian nào?
- ảnh chụp cảnh hội đua thuyền diễn ra trên sông.
- Trên sông có nhiều thuyền đua không? Thuyền dài hay ngắn? Trên mỗi thuyền có khoảng bao nhiêu người? Trông họ như thế nào?
- Trên sông có hơn chục thuyền đua, Các thuyền làm khá dài, mỗi thuyền có gần hai chục tay đua, họ đều là những chàng trai khoẻ mạnh, rắn rỏi
- Hãy miêu tả tư thế hoạt động của từng tốp người trên thuyền?
- Các tay đua đều nắm chắc tay chèo, họ gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền.
- Quang cảnh hai bên bờ sông như thế nào?
- Trên bờ sông người đến xem đông nghìn nghịt, có người lội xuống cả nước. 1 chùm bóng bay đủ màu sắc dềnh lên, thụp xuống như reo hò, cổ vũ. Xa xa làng xóm mướt xanh màu lá. 
- Cảm nhận của em về lễ hội
- Học sinh nêu
- Học sinh tả cho nhau nghe
C. Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học
Về viết 1 đoạn vào vở
Chính tả(Nghe viết)
Tiết 50: Hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu:
	- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn văn “ Đến giờ xuất phát ... trúng đích” trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ ch
	- Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện chữ viết
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Viết 2 lần bài tập 2a lên bảng	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 GV đọc: trong trẻo, chông chênh, chênh chếch, trầm trồ
- 2 HS viết bảng. HS còn lại viết nháp 
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả này các em sẽ nghe - viết 1 đoạn trong bài: “Hội đua voi ở Tây Nguyên” và làm bài tập chính tả phân biệt tr / ch
 - Ghi bảng
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết
- Đọc đoạn văn 1 lần
- Theo dõi sau đó 1 học sinh đọc lại
- Cuộc đua voi diễn ra như thế nào?
- Khi trống nổi lên thì cả 10 con voi lao đầu chạy, cả bầy hăng máu như bay, bụi cuốn mù mịt
b. Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Đoạn văn có 5 câu
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Học sinh nêu 
c. Hướng dẫn viết từ khó
- Trong đoạn văn có những chữ nào khó viết?
- Chiêng trống, lầm lì, chậm chạp, khéo léo, điều khiển
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được
- Học sinh và viết
- Giáo viên nhận xét, sửa lỗi
d. Viết chính tả
- Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn văn
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Giáo viên đọc bài viết
- Học sinh nghe và viết bài
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích tiếng khó
- Học sinh soát lỗi
g. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: 
a. Yêu cầu HS đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tự làm
- 2 học sinh làm bảng, lớp làm nháp
 Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
 Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy
- Vài HS đọc bài của mình.
- Nhận xét chốt lời giải đúng
C. Củng cố - Dặn dò:
 Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Về ghi nhớ các từ cần phân biệt trong bài
- Chuẩn bị bài sau tiết 51.
Đạo đức
Tiết 25: Thực hành kỹ năng giữa học kỳ II
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh hiểu và làm theo các chuẩn mực đạo đức đã học
	- Biết nhận xét, hành vi đạo đức
	- Giáo dục học sinh có ý thức rèn luyện tư cách đạo đức
II. Đồ dùng dạy - học:
	Hệ thống câu hỏi thảo luận	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 Giáo viên đưa ra các câu hỏi:
- Thế nào là tôn trọng đám tang?
- Em đã làm gì khi gặp đám tang trên đường đi học?
- Học sinh trả lời
- Nhận xét cho điểm
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học
- Ghi bảng
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Hoạt động 1:
- Nêu các bài đạo đức đã học trong học kỳ II?
- Học sinh nêu: 
+ Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
+ Giao tiếp với khách nước ngoài.
+ Tôn trọng đám tang
- Một học sinh khác nhắc lại
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- Giáo viên đưa ra các yêu cầu
- Học sinh thảo luận nhóm rồi đưa ra các ý kiến
+ Nhóm 1: Nêu các biểu hiện về tình đoàn kết hữu nghị với hiếu nhi Quốc tế?
- Học sinh thảo luận rồi đưa ra các ý kiến
+ Nhóm 2: Nêu các biểu hiện về giao tiếp với khách nước ngoài.
- HS thảo luận rồi đưa ra các ý kiến
+ Nhóm 3: Nêu các biểu hiện về tôn trọng đám tang
- HS thảo luận rồi đưa ra các ý kiến
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt ý đúng
4 Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến
- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình trước các hành vi giáo viên 
( hay học sinh khác ) đưa ra
- Học sinh thực hiện
5. Liên hệ thực tế:
- Hãy kể một số việc làm thể hiện: 
- Học sinh nêu việc mình đã làm hoặc người khác làm.
+ Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế.
+ Giao tiếp với khách nước ngoài.
+ Tôn trọng đám tang
- Học sinh khác nhận xét
- Giáo viên nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu học sinh hát, đọc thơ, kể chuyện theo các nội dung đã học.
C. Củng cố - Dặn dò:
 Nhận xét tiết học
- Ôn lại các nội dung vừa luyện tập
- Thực hiện theo các hành vi đạo đức tốt đã học
- Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng thư từ tài sản của người khác.
Tập viết
Tiết 25: ôn chữ hoa S
I. Mục tiêu:
	- Viết đúng đẹp các chữ cái viết hoa chữ
	- Viết đúng, đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Sầm Sơn và câu ứng dụng:
Cụn Sơn suối chảy rỡ rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bờn tai.
 - Giáo dục: Có ý thức rèn luyện chữ viết
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu chữ cái viết hoa S
	- Viết bảng tên riêng và câu ứng dụng
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thu vở chấm bài về nhà của học sinh
- Học sinh thu
- Đọc thuộc từ và câu ứng dụng tiết trước
- Gọi 2 HS lên viết: Phan Rang, rủ nhau 
- Nhận xét cho điểm
- 1 học sinh đọc
- 2 học sinh viết bảng
B. Dạy học bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa C,S,T có trong từ và câu ứng dụng
- Ghi bảng đầu bài
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
2. Hướng dẫn viết chữ viết hoa.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa? 
- Có các chữ: C,S,T
- Yêu cầu học sinh viết các chữ hoa
- Học sinh viết
- Nêu lại cách viết các chữ hoa, S,
- Yêu cầu học sinh viết các chữ hoa C,S,T giáo viên chỉnh lỗi cho từng học sinh
- Viết bảng các chữ C,S,T
- Học sinh viết
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- 1 học sinh đọc
a.Sầm Sơn là địa danh ở đâu?
- Là khu nghỉ mát ở Thanh Hoá
b. Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Chữ S cao 2 ly rưỡi, các chữ còn lại cao 1 ly
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Bằng 1 con chữ o
c. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết Sầm Sơn
- Học sinh viết bảng Sầm Sơn
Giáo viên sửa nỗi cho học sinh.
4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
 a. Gọi học sinh đọc câu ứng dụng Giải thích: Nguyễn Trãi đã ca ngợi cảnh nên thơ, yên tĩnh, thơ mộng của Côn Sơn. Đây là một di tích lịch sử ở tỉnh Hải Dương
- 3 học sinh đọc
b. Quan sát, nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Học sinh nêu
5. Hướng dẫn viết vở tập viết
- Cho học sinh xem viết mẫu trong vở 
- Học sinh viết bài
- Giáo viên quan sát, sửa lỗi cho từng học sinh
- Thu vở chấm
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh.
- Về hoàn thành bài trong vở tập viết
Thủ công
	Tiết 25: Làm lọ hoa gắn tường (Tiết 1).
I.Mục tiờu:
- HS biết thực hiện kĩ năng gấp, cắt, dỏn để làm lọ hoa gắn tường.
- Hứng thỳ với giờ học làm đồ chơi.
II.GV chuẩn bị:
- Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy thủ cụng được dỏn trờn tờ bỡa.
- Tranh quy trỡnh làm lọ hoa gắn tường.
- Giấy thủ cụng, tờ bỡa khổ A4, hồ dỏn, bỳt màu, kộo thủ cụng.
III.Cỏc hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giỏo viờn
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- Nhận xột.
B.Bài mới
1.GT bài
-Làm lọ hoa gắn tường (T 1).
2. Dạy bài mới
a.GV hướng dẫn HS quan sỏt, nhận xột
- GV giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy và đặt cõu hỏi định hướng để HS rỳt ra nhận xột về hỡnh dạng, màu sắc, cỏc bộ phận của lọ hoa mẫu.
b.GV hướng dẫn mẫu
- Bước1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp cỏc nếp gấp cỏch đều.
- Đặt ngang tờ giấy thủ cụng hỡnh chữ nhật cú chiều dài 24ụ, rộng 16 ụ lờn bàn, mặt màu ở trờn, gấp 1 cạnh của chiều dài lờn 3 ụ theo đường dấu để gấp làm đế lọ hoa( H1-SGV)
- Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ụ ở trờn, gấp cỏc nếp gấp cỏch đều nhau một ụ như gấp cỏi quạt ở lớp 1 cho đến hết tờ giấy (H2, H3, H4- SGV).
- Bước2: Tỏch phần gấp đế lọ hoa ra khỏi cỏc nếp gấp làm thõn lọ hoa:
- Tay trỏi cầm vào khoảng giữa cỏc nếp gấp, cỏc ngún trỏi và trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kộo tỏch ra khỏi nếp gấp màu làm thõn lọ hoa ( H5), tỏch lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tỏch hết cỏc nếp gấp để làm đế lọ hoa.
- Cầm chụm cỏc nếp gấp vừa tỏch được kộo ra cho đến khi cỏc nếp gấp này và cỏc nếp gấp phớa dưới thõn lọ tạo thành hỡnh chữ V.
- Bước3: Làm thành lọ hoa gắn tường:
- Dựng bỳt chỡ kẻ đường giữa hỡnh và đườngchuẩn vào tờ giấy hoặc tờ bỡa dỏn lọ hoa.
- Bụi hồ đều vào một nếp gấp ngoài cựng của thõn và đế lọ hoa ( H6 ), lật mặt bụi hồ xuống, đặt vỏt như hỡnh 7 và dỏn vào tờ giấy hoặc tờ bỡa.
- Bụi hồ đều vào nếp gấp ngoài cựng cũn lại và xoay nếp gõpsao cho cõn đối với phần đó dỏn, sau đú, dỏn vào bỡa thành lọ hoa.
- GV gọi HS nhắc lại cỏc bước gấp và làm lọ hoa gắn tường.
- GV làm mẫu lần 1.
- Sau đú, dựng tranh quy trỡnh và sơ đồ nhắc lại cỏc bước thực hiện.
- Làm mẫu lần 2 với tốc độ nhanh hơn. 
c.Thực hành nhỏp
- Tổ chức cho HS làm lọ hoa gắn tường.
- Trong khi HS thực hành, GV quan sỏt, giỳp đỡ, hướng dẫn thờm cho cỏc nhúm để làm sản phẩm đỳng theo quy trỡnh kĩ thuật.
- Nhận xột cỏc sản phẩm làm nhỏp của HS.
C.Nhận xột- dặn dũ
- GV nhận xột sự chuẩn bị, tinh thần, thỏi độ của HS.
- Dặn HS về nhà tập gấp lọ hoa gắn tường.
- Chuẩn bị bài sau: Làm lọ hoa gắn tường 
(T 2).
-Chuẩn bị cỏc dụng cụ cần cú.
-HS quan sỏt lọ hoa mẫu.
-HS tự nờu nhận xột.
-Hs quan sỏt.
- 1-2 HS nhắc lại cỏc bước gấp lọ hoa.
- HS quan sỏt.
-HS tập làm lọ hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 25(8).doc