Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

I,Mục đích, yêu cầu:

A/ Tập đọc:- Đọc trôi chảy được toàn bài. Đọc đúng: nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, sới vật, Quắm đen, lăn xả, khôn lường, loay hoay,

Hiểu từ ngữ : tứ xứ, sới vật, keo vật, khố. Hiểu nội dung bài.

-Đọc ngắt nghỉ đúng, giọng phù hợp từng đoạn.

-GD HS làm gì cũng phải suy nghĩ, cẩn trọng, điềm đạm.

B/ Kể chuyện:- Dựa vào trí nhớ vàcác gợi ý, kể lại được từng đoạn câu chuyện Hội vật – lời kể tự nhiên, kết hợp cừ chỉ, diệu bộ.

- Bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Chú ý lắng nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn.

II. Chuẩn bị :

+ Tranh minh truyện SGK

+ Bảng phụ viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.

III. Các hoạt động dạy - học :

1. Bài cũ : + Gọi 3 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Tiếng đàn.

H: Thuỷ là những gì để chuẩn bị vào phòng thi?

H: Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn?

H:Đọc và nêu ND của bài ?

2. Bài mới : gt bài , ghi đề

 

doc 29 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai 1 / 3 / 2010
Tiết 77+78. TËp ®äc - KĨ chuyƯn
HỘI VẬT
I,Mục đích, yêu cầu:
A/ Tập đọc:- Đọc trôi chảy được toàn bài. Đọc đúng: nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, sới vật, Quắm đen, lăn xả, khôn lường, loay hoay, 
Hiểu từ ngữ : tứ xứ, sới vật, keo vật, khố. Hiểu nội dung bài.
-Đọc ngắt nghỉ đúng, giọng phù hợp từng đoạn.
-GD HS làm gì cũng phải suy nghĩ, cẩn trọng, điềm đạm.
B/ Kể chuyện:- Dựa vào trí nhớ vàcác gợi ý, kể lại được từng đoạn câu chuyện Hội vật – lời kể tự nhiên, kết hợp cừ chỉ, diệu bộ.
- Bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Chú ý lắng nghe bạn kể và nhận xét được lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị :
+ Tranh minh truyện SGK
+ Bảng phụ viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : + Gọi 3 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Tiếng đàn.
H: Thuỷ là những gì để chuẩn bị vào phòng thi?
H: Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn?
H:Đọc và nêu ND của bài ?
2. Bài mới : gt bài , ghi đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1 : Luyện đọc 
-GV nêu cách đọc, đọc mẫu. 
- Đọc câu và luyện phát âm từ khó:
GV theo dõi và chỉnh sữa lỗi phát âm cho học sinh .
- Đọc đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc đoạn trong nhóm .
Các nhóm đoc giao lưu.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
- 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm:
H: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.
- Đọc thầm đoạn 2, trả lời:
H: Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?
- Một HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm lại, trả lời:
H: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
- 1 HS đọc đoạn 4,5 cả lớp đọc thầm trả lời:
H: Ôâng Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào?
H: Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng?
- Câu chuyện cho em hiểu điều gì?.
Nội dung : Miêu tả cuộc thi giữa hai đô vật. Đô vật già giàu kinh nghiệm đã thắng đô vật trẻ còn xốc nổi.
 TIẾT 2
* HĐ3 : Luyện đọc lại .
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2 và đoạn 4.
- Một số HS thi đọc đoạn văn
-Một HS đọc cả bài.
*HĐ 4: Kể chuyện.
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu và 5 gợi ý.
-GV nhắc HS: Để kể lại hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe, cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật.
-HS nghe, 1 HS đọc bài+ chú giải.
-HS đọc tiếp nối mỗi HS đọc 1 câu. HS luyện phát âm.
- 5 em đọc, mỗi em đọc 1 đoạn + giải nghĩa từ
-HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
Đại diện các nhóm thi đọc(NX, bình chọn)
- 1HS đọc bài, cả lớp theo dõi và nhận xét .
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm .
- Tiếng trống dồn dập; người xem đông như nước chảy; ai cũng cây cao để xem.
- Cả lớp đọc thầm .
- Quắm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ôâng Cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngắt. Người xem hò reo, tin là ông thua cuộc.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trả lời câu hỏi.
- Quắm Đen gò lưng không sao bê nổi chân ông.Ôâng nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông thò tay nắm khố anh ta
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- HS tự trả lời.
- 3 – 4 HS nhắc lại ND.
- HS theo dõi cách đọc của GV. Sau đó luyện đọc lại.
- 2 , 3 HS đọc lại đoạn văn.(NX, bình chọn)
-1 HS thi đọc cả bài.
- 1 HS đọc yêu cầu và 5 gợi ý.
- Từng cặp HS tập kể một đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
- 5 HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn câu chuyện.
- Một HS kể toàn bộ câu chuyện .
+ Cả lớp bình chọn nhóm kể hay nhất .
3/ Củng cố, dặn dò:
+ GV biểu dương những HS kể chuyện hấp dẫn. 
+ Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau ************************
Tiết 121. TOÁN
Thùc hµnh xem ®ång hå ( T.T )
I/Mục tiêu : Giúp HS : 
-Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian)
-Củng cố cách xem đồng hồ(Chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).
-Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS.
II. Đồ dùng dạy – học: - Các hình SGK phóng lớn.
- Đồng hồ điện tử hoặc mô hình.
III Các hoạt động dạy – học :
1. Bài cũ :
- Gọi 3 em lên Đặt tính và tính:
4783: 3 9720:5 6718:4
-Nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới : GT bài , ghi đề 1 em nhắc lại .
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học 
*HĐ1: Quan sát tranh, trả lời.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu. GV lần lượt treo từng tranh, HS trả lời ra bảng con, 1 số HS lên bảng.
- Yêu cầu HS tổng hợp lại toàn bài, mô tả lại các hoạt động trong ngày của bạn An.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Gọi HS đọc đề bài toán
- Yêu cầu HS nối trong SGK. Sau đổi chéo – chữa bài.
Hoạt động 2: Khoảng thời gian.
Bài 3: Gọi HS nêu y/c.
-Y/c HS làm vào vở, 2 HS lên bảng.
- GV chấm 1 số bài ; y/c HS nêu thời điểm bắt đầu- kết thúc.
Bài 1: Xem tranh, trả lời câu hỏi.
- 6 giờ 10 phút An tập thể dục buổi sáng, 7 giờ 12 phút An đến trường, 10 gời 24 phút An đang học trên lớp, 6 giờ kém 15 phút chiều An ăn cơm, 8 giờ 7 phút tối An xem truyền hình, 10 giờ kém 5 phút đêm An đang ngủ.
Bài 2: Hai đồng hồ nào cùng chỉ thời gian.
H-B; I-A; K-C; L-G;M-D,N-E.
Bài 3: Trả lời các câu hỏi sau:
-Hà đánh răng và rửa mặt trong 10 phút.
-Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút.
-Chương trình phim hoạt hình kéo dài trong 30 phút.
 3. Củng cố –Dặn dò :
- Yêu cầu HS nhắc lại cách xem đồng hồ..
- Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà ôn luyện về cách đặt tính và thực hiện tính (nhân , chia số có 4 chữ số với số có một chữ số ).
***********************
Tiết 25. ĐẠO ĐỨC
¤n tËp vµ thùc hµnh kü n¨ng gi÷a HK2
I/ Mục tiêu* Giúp HS :
Củng cố những kiến thức đã được học từ đầu học kì II đến nay, giúp cho những HS chưa hoàn thành nhận xét 7 có thể đạt.
-HS có kĩ năng thực hành những hành vi đạo đức đã học.
 II/ Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1 .Oân 1 số hành vi đạo đức đã học.
-GV chia nhóm 5, giao câu hỏi thảo luận.
H: Vì sao phải đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế ?
H: Kể một số việc làm thể hiện tình đoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế?
H: Vì sao phải tôn trọng khi giao tiếp với khách nước ngoài?
H: Cần phải làm gì khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoàiđể thể hiện sự tự trọng và tôn trọng họ?
H: Vì sao phải tôn trọng đám tang? Kể những hành vi thể hiện sự tôn trọng đám tang.
Đại diện từng nhóm trình bày.
GV nhận xét .
Hoạt động 2: Thực hành 1 số kĩ năng
-GV chia 2 dãy y/c viết, vẽ, sưu tầm tranh, ảnh, bài thơ,về 3 chủ đề đã học.
-Mời các nhóm trưng bày tranh, ảnh.
-Hai dãy thi hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về 3 chủ đề trên.
-GV NX tuyên dương nhóm, cá nhân xuất sắc.
*Hoạt động 3:Đóng vai
-Chia lớp thành 6 nhóm, giao tình huống cho HS đóng vai.
+Giao lưu tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi 1 số nước trên thế giới.
+Trường em có 1 đoàn khách nước ngoài ghé thăm.
+ Gia đình 1 bạn ở lớp em có tang.
* GV kết luận:
 3.Củng cố dặn dò:
-Nhắc nội dung ôn tập.
-Tiếp tục ôn lại các kiến thức đã học 
-Chuẩn bị bài sau.
-HS thảo luận .
-Đại diện từng nhóm trình bày trước lớp, HS khác nhận xét .
-HS chia thành nhóm nhỏ, thực hành theo y/c.
-HS thi biểu diễn (Lớp NX)
-HS thảo luận, đóng vai
-Đại diện từng nhóm trình bày. (lớp NX, bình chọn)
***********************************************************************************
Thứ ba 2 /3 /2010
 Tiết 122. TOÁN
Bµi to¸n liªn quan ®Õn rĩt vỊ ®¬n vÞ
I. Mục tiêu : Giúp HS : 
- Biết cách giải toán có liên quan đến rút về đơn vị.
-Rèn kĩ năng giải toán nhanh, chính xác. 
II. Chuẩn bị : -Bảng phụ chép sẵn bài toán, 8 tam giác, bảng gắn.
- Mỗi HS chuẩn bị 8 hình tam giác vuông như bài tập 3 SGK 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- Em học bài ở nhà trong khoảng thời gian nào?
- Em học 1 tiết trên lớp trong khoảng thời gian nào?
2. Bài mới : gt bài , ghi đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Tìm hiểu cách giải 2 bài toán.
Bài toán 1 : GV treo bài toán.
-1 HS lên tóm tắt và giải, lớp ghi ra bảng con.
Bài toán 2 :GV treo bài toán
-1HS lên tóm tắt.
-Y/c HS thảo luận, lập kế hoạch bài giải.
-1 HS lên bảng giải, lớp ghi phép tính ra bảng con.
*GV và HS NX rút ra cách giải gồm 2 bước:
1/ Tìm giá trị 1 phần ( phép chia)
2/ Tìm giá trị nhiều phần ( phép nhân)
* HĐ2 : Luyện tập , thực hành 
Bài 1 : Gọi HS đọc, phân tích đề.
-Y/c 1 HS lên tóm tắt và giải, lớp làm ra bảng con.
- GV nhận xét, chữa bài 
Bài 2 : Tương tự.
-Y/c HS giải vào vở, 1 HS lên bảng.( GV chấm 1 số bài, NX, chữa bài)
Bài 3 : HS nêu YC của BT , sau đó cho HS tự xếp hình . 
- Chữa bài và tuyên dương những HS xếp hình nhanh .
-HS đọc, phân tích đề.
Tóm tắt; 7 can :35 lít
 1 can :lít?
Giải; Số lít mỗi can đựng là
: 7 = 5 (lít)
Đáp số : 5 lít
-HS đọc, phân tích đề.
Tóm tắt; 7 can :35 lít
 2 can :lít?
Giải; Số lít mỗi can đựng là
: 7 = 5 (lít)
 Số lít 2 can đựng l ...  tô điểm cho lễ hội. Trên mặt sông là các thuyền đua. Các tay đua là những thanh niên khỏe mạnh. Họ nắm chắc tay chèo, gồng mình, dồn sức vào dôi tay để chèo thuyền. Hai bên bờ người xem cổ vũ nhiệt tình. Chiêng trống vang lừng. Xa xa làng xóm yên ả, thanh bình. Em rất tự hào vì quê em có lễ hội đua thuyền.
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG(TIẾT 2)
Mục tiêu 
 -HS hiểu:
+ Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
+ Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.
HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất
II. Chuẩn bị:
Vở bài tập Đạo đức
Phiếu học tập cho hoạt động 2(tiết 1 và tiết 2)
Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu trắng.
Giấy to, nhị hoa và các cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi Ghép hoa.
Truyện kể về chủ đề bài học.
III.Các hoạt động:
Hoạt động dạy.
Hoạt động học
1/ Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời 
H: Vì sao cần tôn trọng đám tang?
H: Khi gặp đám tang em cần cư xữ như thế nào?
GV nhận xét.
2/ Bài mới: GTB – Ghi bảng
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
MT: Biết trình bày những quan niệm đúngvề cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
Bước 1: Hướng dẫn
 GV đọc lần lượt từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ của mình bằng cách:
Đồng ý giơ màu xanh.
Không đồng ý giơ màu đỏ
Lưỡng lự giơ màu trắng.
Bước 2: Cho HS thực hiện
Bước 3: Cho HS thảo luận vềlí do tán thành, không tán thành, lưỡng lự.
Đáp án: Tán thành với ý kiến b,c
 Không tán thành với ý kiến a.
Hoạt động 2: Xữ lí tình huống: 
MT: HS biết lựa chọn cách ứng xữ đúng trong các tình huống gặp đám tang.
Bước 1: Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận cách ứng xữ một trong các tình huống sau:
Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang đi đằng sau xe tang.
Bên nhà hàng xóm có đám tang.
Gia đình bạn học cùng lớp em có tang.
Em nhín thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang
Bước 2: Các nhóm thảo luận.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV kết luận.
Em gật đầu chia buồn cùng bạn.
Không nên chạy nhảy cười đùa, vặn to đài, ti vi.
Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn
Em nên khuyên ngăn các em nhỏ.
Hoạt động 3: Trò chơi : nên và không nên
MT : Củng cố bài
Bước 1: GV chia nhóm phát cho mỗi nhóm một tờ giấy .
GV phổ biến luật chơi
Khoảng 5 phút , các nhóm thảo luận liệt kê những việc nên làm và không nên làm. Nhóm nào ghi được nhiều việc đúng vị trí nhóm đó thắng
Bước 2: HS tiến hành chơi.
Bước 3: Cả lớp nhận xét đánh giá công việc của từng nhóm
GV khen nhóm thắng cuộc.
Dặn dò: Luôn tôn trọng đám tang
Chuẩn bị bài tiếp theo.
2 HS lên bàng trả lời.
Cả lớp theo dõi nhận xét .
HS chú ý theo dõi.
Suy nghĩ và đưa ra ý kiến.
HS thảo luận và nêu ra được lí do vì sao.
Chia lớp làm 4 nhóm 
Mỗi nhóm đọc kĩ tình huống của nhóm mình trao đổi để cùng đưa ra cách ứng xữ đúng.
Đại diện các nhóm trình bày
HS khác nhận xét , bổ sung.
Các nhóm nhận giấy thư kí ghi lại ý kiến của các bạn theo hai nhóm:
Việc nên làm
Việc không nên làm
 Nhận xét 
Lắng nghe.
TẬP ĐỌC
NGÀY HỘI RỪNG XANH
I. Mục tiêu :
 * Đọc đúng các từ , tiếng khó dễ lẫn : diễn ảo , đu quay , gẫy đàn , nổi mõ , vòng quanh , nào , tươi non , lĩnh xướng , nấm , cọn nước , . . . 
 + Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm , dấu phẩu cuối mổi dòng thơ và giữa các khổ thơ . 
 + Đọc trôi chảy được toàn bài , với giọng vui tươi , thi`ch thú , ngạc nhir6n . 
 * Hiểu nghĩa của các từ trong bài : chim gõ kiến , lĩnh xướng , kì nhông , cọn nước , . 
II. Chuẩn bị :
 + Tranh minh hoạ bài tập đọc 
 + Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn . 
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Ổn định : Hát 
 2. Bài cũ : Gọi 3 em đọc bài và trả lời câu hỏi của bài : Hội đua voi ở tây nguyên.
 H: Cuộc đua diễn ra như thế nào? 
 H: Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương ? 
 H : Đọc và nêu NDC của bài? 
 3. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc
+ GV đọc mẫu toàn bài một lượt . 
+ GV YC HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài . 
+ YC HS tiếp nối nhau đọc từng câu lần 2 
* HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ . 
+ YC 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ trong bài , 
+ YC HS quan sát tranh minh hoạ và chỉ tranh để gọi tên các con vật , cây cối , sự vật được nêu trong bài và minh hoạ trong tranh . 
H : Em hiểu thế nào là lĩnh xướng ? 
+ YC 4 em khác tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ của bài . 
+ YC 4 em vừa đọc bài lần lượt nêu cách ngắt giọng của khổ thơ mình vừa đọc . 
+ YC 4 em khác tiếp nối nhau đọc lại bài theo đúng cách ngắt giọng như trên . 
* Luyện đọc theo nhóm 
+ Chia HS thành nhóm , mỗi nhóm 4 em đọc 1 khổ thơ trong nhóm .
* Đọc cả bài trước lớp 
+ GV gọi 4 HS bất kỳ YC nối tiếp nhau đọc bài trước lớp 
* Đọc đồng thanh 
* HĐ2 : Tìmhiểu bài :
+ Gọi 1 em đọc lại toàn bài 
H : Hãy tìm các từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh . 
H : Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày hội như thế nào ? 
H : Tác giả đã dùng biện pháp nào để miêu tả về các con vật , cây cối , sự vật trong ngỳa hội rừng xanh ? 
H : Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất ? Vì sao ? 
+ GV : Qua bài thơ , chúng ta thấy các con vật , sự vật trong thế giới tự nhiên cũng có ngày hội như con người . Trong ngày hội lớn ấy , mỗi con vật , sự vật lại mang một nét riêng , độc đáo của mình đến góp vui làm cho ngày hội thật tưng bừng , náo nhiệt , sinh động . 
* NDC : Bài thơ cho thấy vẽ đẹp , sự sinh động của các con vật , sự vật trong ngày hội rừng xanh 
* HĐ3 : Học thuộc lòng bài thơ 
+ GC HD HS học thuộc lòng tương tự như cách làm đã giới thiệu ở các tiết tập đọc có YC học thuộc lòng trước . 
+ HS tiếp nối nhau đọc bài , mỗi HS đọc 1 câu . 
+ HS nối tiếp nhau đọc 
+ 4 em đọc trước lớp , lớp theo dõi SGK . 
+ 1 em lên bảng lớp chỉ tranh để cả lớp theo dõi ; 2 em ngồi cạnh cùng chỉ tranh và giối thiệu với nhau theo YC . 
+ Đọc chú giải và trả lời : lĩnh xướng là hát đơn ca một câu , một đoạn trong dàn đồng ca 
+ Đọc bài theo YC 
+ 4 em nêu , cả lớp nhận xét và tìm cách ngắt giọng đúng cho từng khổ thơ : 
 Chim gõ kiến / nổi mõ / 
 Gà rừng / gọi vòng quanh / 
 Sáng rồi , / đừng ngủ nữa / 
 Nào / đi hội rừng xanh ! // 
 Tre ,/ trúc / thổi nhạc sáo / 
 Khe suối / gảy nhạc đàn / 
 Cây / rủ nhau thay áo / 
 Khoác bao màu tươi non .//
 Công / dẫn đầu đội múa 
 Khứơu / lĩnh xướng dàn ca /
 Kì nhông / diễn ảo thuật /
 Thay đổi hoài màu da .// 
 Nấm / mang ô đi hội / 
 Tới suối ,/ nhìn mê say ://
 Ơ kìa ,/ anh cọn nước / 
 Đang chơi trò đu quay ! // 
+ Luyện đọc theo nhóm nhỏ , HS cùng nhóm theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho nhau .
+ HS cả lớp đồng thanh đọc cả bài thơ 
+ 1 em đọc trước lớp , cả lớp theo dõi bài trong SGK . 
+ HS tiếp nối nhau trả lời : chim gõ kiến nổi mõ , gà rừng gọi mọi người mau thức dậy , công dẫn đầu đội múa , khướu lĩnh xướng dàn ca , kì nhông diễn ảo thuật .
+ Tre trúc thổi nhạc sáo , khe suối gảy nhạc đàn , cây rủ nhau thay áo khoác những màu tươi non , nấmmang ô đi hội , cọn nước chơi trò đu quay . 
+ Tác giả dùng biệnpháp nhân hoá . Dùng những từ ngữ tả hoạt động của con người để miêu tả hoạt động của các con vật , các sự vật . 
+ HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em 
+ HS lắng nghe .
+3 em nhắc lại NDC .
 4. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét tiết học 
 + Tuyên dương những HS chăm chú tham gia xây dựng bài , nhắc nhỏ HS còn chưa chú ý , dặn HS về chuẩn bị bài sau 
ÂM NHẠC
HỌC HÁT BÀI :CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
I. Mục tiêu 
- Hát đúng giai điệu và lời ca(chú ý nhữnh chỗ có luyến và ngắt câu);hát đồng đều và rõ lời
-Cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài
-GD cho các em tinh thần chăm học chăm làm. 
II. Chuẩn bị 
+ Nhạc cụ quen dùng , máy nghe , băng nhạc
Tranh vẽ thể hiện nội dung bài hát
-Chép lời ca lên bảng phụ, đánh dấu những chỗ có luyến âm. 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : Cho cả lớp hát lại 2 bài hát em yêu trường em và cùng múa hát dưới trăng
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1 :Dạy hát bài :Chị ong nâu và em bé
*GV Giới thiệu :Bài hát Chị Ong nâu và em bé của nhạc sĩ Tân Huyền kể về 1em bé và 1chị Ong Nâu chăm chỉ làm việc qua nét nhạc trong sang; vui tươi ;nhí nhảnh
+ GV hát mẫu cho HS nghe
+ Y/C HS đọc lại lời ca 
* Dạy hát từng câu 
+ GV hát mẫu từng câu 
+ Lắng nhe và sửa sai cho học sinh
* HĐ2 : Hát kết hợp gõ đệm
+ GV HD HS vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu lời ca
 Chi Ong nâu nâu nâu nâu 
 x x x x x x
+ HD HS vừa hát vừa gõ dệm theo nhịp 2
 Chi ong nâuâ nâu nâu nâu. 
 x x . 
 + HS lắng nghe
 + Cả lớp đọc lại lời ca
 + Tập hát từng câu
 + Luyện tập theo nhóm sau đó cả lớp hát lại 1 lần
+Từng nhóm tập gõ đệm theo tiết tấu lời ca
+Từng nhóm vừa tâp hát vừa gõ theo nhịp 2
4. Củng cố - dặn dò Cho cả 
+ Nhận xét tiết học lớp hát lại cả bài 1 lần

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 25(11).doc