Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 (Theo chuẩn ngắn)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 (Theo chuẩn ngắn)

I. Mục tiêu

- Học sinh nhớ và giải thích được các kiến thức bài học.

- Giải quyết được tình huống qua thực hành đóng vai.

II. Tài liệu và phương tiện

- Các bài hát về chủ đề đã học.

- Các tấm bìa : xanh, đỏ, vàng.

 

doc 19 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 (Theo chuẩn ngắn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai, ngày 22 tháng 02 năm 2010 
Đạo đức 
Tiết 25
Thực hành kĩ năng giữa kì 2 
I. Mục tiêu
Học sinh nhớ và giải thích được các kiến thức bài học. 
Giải quyết được tình huống qua thực hành đóng vai. 
II. Tài liệu và phương tiện
Các bài hát về chủ đề đã học. 
Các tấm bìa : xanh, đỏ, vàng. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
A.Ổn định. 
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2.Hướng dẫn ôn tập: 
GV yêu cầu HS nêu câu hỏi về bài học còn vướng mắc. 
Nhận xét – chốt lại các kiến thức.
- HS nghe
HS cả lớp cùng giải quyết. 
GV nêu các tình huống. Yêu cầu học sinh giải quyết. 
Nhận xét – giải thích
HS thảo luận tìm hướng giải quyết. 
Hs đóng vai trước lớp. 
3.Củng cố, dặn dò. 
Nhận xét tiết học. 
Về thực hiện và làm theo những điều đã học. 
HS nghe. 
Toán 
Tiết 121
Thực hành xem đồng hồ (tt)
I/ MỤC TIÊU : 
Nhận biết được về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian ). 
Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã ). 
Biết thời điểm làm các công việc hằng ngày của học sinh.
	* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3. 
II/ CHUẨN BỊ :
Mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa (có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có vạch chia giờ, chia phút). 
Đồng hồ để bàn (loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài)
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Thực hành xem đồng hồ 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thực hành xem đồng hồ (tt)
Hướng dẫn học sinh thực hành 
Bài 1: Viết theo mẫu:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn: Bài này yêu cầu các em hãy quan sát các tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó rồi trả lời câu hỏi. 
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh a và hỏi 
+ An tập thể dục lúc mấy giờ ? 
Cho học sinh làm bài các tranh còn lại.
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên nhận xét
Bài 2: Vào buổi chiều hoặc tối, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian. 
Cho HS đọc yêu cầu bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh xem đồng hồ có kim giờ, kim phút và đồng hồ điện tử để thấy được 2 đồng hồ nào chỉ cùng thời gian (vào buổi chiều hoặc buổi tối)
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Giáo viên cho mỗi dãy cử 3 bạn thi đua sửa bài, dãy nào thực hiện nhanh, đúng, chính xác thì dãy đó thắng
Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Hát
HS đọc.
Học sinh quan sát 
+ An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút 
HS xem tranh-trả lời 
An đến trường lúc 7 giờ 12 phút.
An học bài ở lớp lúc 10 giờ 24 phút. 
An ăn cơm chiều lúc 17 giờ 45 phút.
An xem truyền hình lúc 20 giờ 07 phút. 
An đang ngủ lúc 21 giờ 55 phút.
HS đọc 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp Nhận xét
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 73 – 74 
Hội vật
I. Mục đích yêu cầu
A. Tập đọc
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. 
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ mới được chú giải trong bài.
Hiểu nội dung của câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.(trả lời được các câu hỏi SGK). 
B. Kể chuyện
1.Rèn kĩ năng nói: Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước. 
2.Rèn kĩ năng nghe: Tập trung nghe bạn kể; nhận xét, đánh giá lời bạn kể. 
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa bài đọc.
Bảng viết sẵn câu; đoạn văn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Tập đọc
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 2 HS. 
Nhận xét – cho điểm.
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Hội vật 
2.Luyện đọc. 
Gv đọc toàn bài.
Đọc nối tiếp từng câu.
Chỉnh phát âm.
Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
Hướng dẫn luyện đọc câu; đoạn. 
Đọc từng đoạn trong nhóm.
3.Tìm hiểu bài. 
Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật.
Cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen có gì khác nhau. 
Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? 
Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng? 
4.Luyện đọc lại. 
GV đọc diễn cảm đoạn 2 ; 5. 
Cho HS đọc lại đoạn 2. 
GV nhận xét, khen ngợi
- 2 HS đọc bài Tiếng đàn và trả lời câu hỏi. 
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đồng thanh cả bài. 
Tiếng trống dồn dập; người xem đông như nước chảy; ai cũng náo nức muốn xem tài, xem mặt ông Cản Ngũ; chen lấn nhau; quây kín quanh sới vật; trèo lên những cây cao để xem. 
Quắm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ : chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu chống đỡ. 
Quăm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một chân ông, bốc lên. Người xem phấn chấn reo ồ lên, tin chắc ông Cản Ngũ sẽ ngả và thua cuộc. 
Quắm Đen khoẻ, hăng hái, nhưng thiếu kinh nghiệm. trái lại, ông Cản Ngũ rất điềm đạm, giàu kinh nghiệm. ông đã lừa quắm Đen. 
HS nghe.
HS đọc cá nhân 
Vài HS thi đọc đoạn 2. 
1 HS đọc cả bài. 
Kể chuyện
Dựa vào các câu hỏi gợi ý kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
Yêu cầu HS kể mẫu đoạn 1. 
GV nhận xét, khen.
- HS đọc gợi ý 
- HS kể mẫu đoạn 1. 
- HS kể theo cặp. 
- 5 HS thi nhau kể nối tiếp trước lớp.
- HS nhận xét-bình chọn. 
Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học. 
- Về nhà luyện đọc và xem lại bài. Hãy kể câu chuyện này cho người thân nghe và chuẩn bị bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên”
- HS nghe
Thứ ba, ngày 23 tháng 02 năm 2010
Chính tả 
Tiết 49
Hội vật
I. Mục đích yêu cầu
Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
Làm đúng bài tập 2b. 
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2b. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
Kiểm 2 HS. 
Nhận xét-ghi điểm
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
2.Hướng dẫn HS nghe – viết. 
GV đọc đoạn viết chính tả. . 
Gọi 2 HS đọc lại. 
Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
GV cho HS viết vào bảng con những từ dễ viết sai. 
Nhận xét
GV đọc chính tả. 
Chấm bài – nhận xét
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2b.
Bài tập yêu cầu gì ? 
Cho HS làm bài. 
Nhận xét – sửa bài.
4.Củng cố, dặn dò. 
Nhận xét tiết học.
Về nhà xem và viết lại các từ viết sai. Chuẩn bị bài tới.
2 HS viết bảng lớp-lớp viết bảng con: nhún nhảy, dễ dãi, bãi bỏ, sặc sỡ. 
- HS nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Chữ đầu câu, tên riêng. 
- HS viết bảng con các từ khó. 
- HS viết chính tả vào vở. 
- Tìm các từ chứa tiếng có vần ưt/ưc
- HS làm bài vào vở : 
Làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy, giữ gìn trật tự, vệ sinh trường, lớp trong một ngày: trực nhật
Người có sức khoẻ đặc biệt: lực sĩ
Quẳng đi: vứt 
Toán 
Tiết 122
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
I/ MỤC TIÊU : 
Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
* Bài tập cần làm : 1 ; 2. 
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi bài tập 1 ; 2. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị 
Hoạt động 1: Hướng dẫn giải bài toán 
Bài toán 1 (Bài toán đơn): Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong ?
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết mỗi can có mấy lít mật ong ta làm như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên cho học sinh nhắc lại: Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can, phải lấy 35 chia cho 7
Giáo viên giới thiệu: Bài toán cho ta biết số lít mật ong có trong 7 can, yêu cầu chúng ta tìm số lít mật ong trong một can. Để tìm được số lít mật ong trong một can, chúng ta thực hiện phép tính chia. Bước này gọi là rút về đơn vị, tức là tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau.
Bài toán 2 (Bài toán hợp có hai phép tính chia và nhân): Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong ?
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt :
7 can có : 35 l
2 can có :  l ? 
+ Muốn biết 2 can có mấy lít mật ong ta làm như thế nào ?
+ Biết 7 can chứa 35l mật ong, muốn tìm mỗi can chứa mấy lít mật ong ta phải làm như thế nào ?
+ Biết mỗi can chứa 5l mật ong, muốn tìm 2 can chứa mấy lít mật ong ta phải làm như thế nào ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
+ Trong bài toán 2, bước nào được gọi là bước rút về đơn vị ?
Giáo viên chốt: khi giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, ta thường tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Tìm giá trị 1 phần trong các phần bằng nhau (thực hiện phép chia)
Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau (thực hiện phép nhân)
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước liên quan đến rút về đơn vị.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt :
4 vỉ có : 24 viên thuốc
3 vỉ có :  thuốc ? 
+ Muốn biết 3 vỉ thuốc có bao nhiêu viên thuốc ta cần biết gì ?
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải.
Giáo viên nhận xét.
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt :
7 bao : 28kg gạo 
5 bao : ...kg gạo?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau. 
Hát
HS đọc 
+ Có 35l mật ong chia đều vào 7 can 
+ Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong ?
+ Muốn biết mỗi can có mấy lít mật ong ta lấy 35 chia cho 7
Bài giải
Số lít mật ong trong mỗi can có là :
35 : 7 = 5 ( lít )
Đáp số: 5 lít mật ong
Cá nhân
HS đọc 
+ Có 35l mật ong chia đều vào 7 can 
+ Hỏi 2 can có mấy lít mật ong ?
Muốn biết 2 can có mấy lít mật ong ta phải tìm số lít mật ong trong mỗi can.
+ Lấy số lít mật ong có trong 7 can chia cho 7 
+ Lấy số lít mật ong có trong 1 can nhân lên 2 lần.
Bài giải
Số lít mật ong trong mỗi can có là :
35 : 7 = 5 ( lít )
Số lít mật ong trong 2 can có là :
5 x 2 = 10 ( lít )
Đáp số: 10 lít mật ong
+ Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị.
Cá nhân 
HS đọc 
+ Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. 
+ Hỏi 3 vỉ thuốc có bao nhiêu viên thuốc? 
+ Tìm số viên thuốc mỗi v ... n phòng:  viên gạch ? 
Giáo viên cho học sinh ghi bài giải
Giáo viên nhận xét
Bài 3 : Điền số:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên hỏi: 
+ Trong ô thứ nhất, ta điền số nào ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên nhận xét
Bài 4: Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức:
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Nhận xét - sửa chữa. 
3.. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Hát
HS đọc 
+ Mua 5 qủa trứng hết 4500 đồng. 
+ Hỏi nếu mua 3 quả trứng như thế hết bao nhiêu tiền? 
Bài giải
Giá tiền mỗi quả trứng là : 
4500 : 5 = 900 (đồng)
Số tiền mua 3 quả trứng là : 
900 3 = 2700 (đồng)
Đáp số: 2700 đồng
HS đọc 
+ Muốn lát nền 6 căn phòng như nhau cần 2550 viên gạch. 
+ Hỏi muốn lát nền 7 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch ?.
Bài giải
Số viên gạch cần lát nền 1 căn phòng là:
2550 : 6 = 425 (viên gạch)
Số viên gạch cần lát nền 7 căn phòng là :
425 x 7 = 2975 ( viên gạch )
Đáp số: 2975 viên gạch
Học sinh đọc
+ Ta điền 8km vì bài cho biết 1 giờ đi được 4m. Số cần điền ở ô trống thứ nhất là số ki-lô-mét đi được trong 2 giờ, vì thế ta lấy 8km x 2 = 16km
Học sinh làm bài 
Thời gian đi
1 giờ
2 giờ
4 giờ
3 giờ
5 giờ
Quãng đường đi
4m
8km
16km
12km
20km
Học sinh đọc
Học sinh làm bài 
a) 32 chia 8 nhân 3
32 : 8 x 3 = 4 x 2
 = 12
b) 45 nhân 2 nhân 5 
4525 = 90 5
 = 450
Chính tả 
Tiết 50
Hội đua voi ở Tây Nguyên
I. Mục đích yêu cầu
Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
Làm đúng bài tập 2b. 
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2b. 
III. Các hoạt động dạy - học
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
Kiểm 2 HS. 
Nhận xét-ghi điểm
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
2.Hướng dẫn HS nghe – viết. 
GV đọc đoạn viết chính tả. . 
Gọi 2 HS đọc lại. 
Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
GV cho HS viết vào bảng con những từ dễ viết sai. 
Nhận xét
GV đọc chính tả. 
Chấm bài – nhận xét
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2b.
Bài tập yêu cầu gì ? 
Cho HS làm bài. 
Nhận xét – sửa bài.
4.Củng cố, dặn dò. 
Nhận xét tiết học.
Về nhà xem và viết lại các từ viết sai. Chuẩn bị bài tới.
2 HS viết bảng lớp-lớp viết bảng con: bứt rứt, nứt nẻ, sung sức, bực tức. 
- HS nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Chữ đầu câu, tên riêng. 
- HS viết bảng con các từ khó. 
- HS viết chính tả vào vở. 
- Điền vào chỗ trống ưt/ưc
- HS làm bài vào vở : 
 Chỉ còn dòng suối lượn quanh
Thức nâng nhịp cối thậm thình suốt đêm.
 Gió đừng làm đứt dây tơ
Cho em sống trọn tuổi thơ – cánh diều.
Thứ sáu, ngày 26 tháng 02 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 25
Kể về lễ hội
I. Mục đích yêu cầu
- Rèn kĩ năng nói: Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh. 
II. Đồ dùng dạy học
Hai bức ảnh trong SGK (hoặc bức ảnh của HS sưu tầm)
III. Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
 GV kiểm 2 HS
Nhận xét
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: 
Nêu mđ, yc tiết học
2.Hướng dẫn HS làm bài tập . 
Bài 1 : 
 Gọi HS đọc yêu cầu
Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào? 
Những người tham gia lễ hội đang làm gì? 
Cho HS quan sát hai tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau theo nhóm đôi. . 
Nhận xét (lời kể, diễn đạt)
- 2 HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn. 
HS đọc yêu cầu. 
HS kể trong nhóm đôi. 
HS nối tiếp nhau kể trước lớp. 
Ảnh 1: Đây là cảnh một sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ Chúc mừng Năm mới treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là hai thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. người chơi đu chắc phải dũng cảm. mọi người chăm chú, vui vẻ, ngước nhìn hai thanh niên, vẻ tán thưởng. 
Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đau thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu sắc được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. những chiếc thuyền lao đi vun vút. 
3.Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Về xem lại và viết những điều vừa kể vào vở. 
Toán 
Tiết 125
Tiền Việt Nam
I/ MỤC TIÊU : 
Nhận biết tiền Việt Nam loại : 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng. 
Bước đầu biết chuyển đổi tiền.
Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
	* Bài tập cần làm : 1 (a, b) ; 2 (a, b, c) ; 3. 
II/ CHUẨN BỊ :
Các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng. 
Tiền kim loại : 200 đồng , 1000 đồng , 5000 đồng.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tiền Việt Nam 
Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng 
Giáo viên giới thiệu: khi mua, bán hàng ta thường sử dụng tiền. Trước đây, chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. 
Hôm nay, các em sẽ được biết thêm một số tờ giấy bạc khác, đó là: 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng 
Giáo viên cho học sinh quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc như:
+ Màu sắc của tờ giấy bạc.
+ Dòng chữ “Hai nghìn đồng” và số 2000
+ Dòng chữ “Năm nghìn đồng” và số 5000
+ Dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10 000
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau quan sát các chú lợn và nói trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền.
Giáo viên cho học sinh quan sát chú lợn thứ nhất và hỏi :
+ Chú lợn thứ nhất có bao nhiêu tiền ? 
Cho học sinh làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả. 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: Phải lấy các tờ giấy bạc nào để được số tiền tương ứng ở bên phải ( theo mẫu ):
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Bài tập yêu cầu chúng ta tô màu các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền tương ứng bên phải. 
Yêu cầu HS làm bài.
Nhận xét-sửa chữa.
Bài 3: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi
Cho HS đọc yêu cầu bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh rồi nêu giá từng đồ vật.
Giáo viên hỏi:
+ Trong các đồ vật trên, đồ vật nào có giá tiền ít nhất ? Đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất ?
+ Mua một quả bóng bay và một chiếc bút chì thì hết bao nhiêu tiền ?
+ Giá tiền một lọ hoa nhiều hơn giá tiền một cái lược là bao nhiêu ?
Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Hát
Học sinh lắng nghe
Học sinh quan sát 
HS đọc.
Học sinh quan sát 
+ Chú lợn thứ nhất có 6200 đồng. HS làm bài và thi đua sửa bài
Chú lợn thứ hai có 8400 đồng. 
Chú lợn thứ tư có 4000 đồng. 
- HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bài. 
Học sinh đọc
Học sinh nêu: cây lược giá 4000 đồng, lọ hoa giá 8700 đồng, truyện giá 5800 đồng, bút chì giá 1500 đồng, bóng bay giá 1000 đồng.
+ Trong các đồ vật trên, đồ vật có giá tiền ít nhất là bóng bay 1000 đồng. Đồ vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa giá 8700 đồng 
+ Mua một quả bóng bay và một chiếc bút chì thì hết 2500 đồng 
+ Giá tiền một lọ hoa nhiều hơn giá tiền một cái lược là 4700 đồng.
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 50
Côn trùng
I/ MỤC TIÊU :
Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các côn trùng được quan sát.
Kể được tên một số côn trùng có lợi và một số côn trùng có hại đối với con người.
II/ CHUẨN BỊ:
Các hình trang 96, 97 trong SGK. 
Tranh ảnh côn trùng ( hoặc các côn trùng có thật: bướm, châu chấu, chuồn chuồn) và các thông tin về việc nuôi một số côn trùng có ích, diệt trừ những côn trùng có hại. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ: Động vật 
Cơ thể động vật có mấy phần ?
Nhận xét 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Côn trùng 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các côn trùng trong SGK trang 96, 97, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
+ Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh ( nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? 
+ Chân côn trùng có gì đặc biệt ?
+ Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? 
+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không ?
+ Trên đầu côn trùng thường có gì ?
Giáo viên: Trên đầu côn trùng thường có râu để côn trùng xác định phương hướng đánh hơi mồi ăn.
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.
Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đầu có cánh.
Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được 
Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận, phân loại những côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm: có ích, có hại và nhóm không có ảnh hưởng gì đến con người.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình và cử người thuyết minh về những côn trùng có hại và cách diệt trừ chúng, những côn trùng có ích và cách nuôi những côn trùng đó.
Nhận xét, tuyên dương 
Giáo viên giúp cho học sinh hiểu: có nhiều loại côn trùng có hại cho sức khoẻ con người như ruồi, muỗi  ; cần luôn làm vệ sinh nhà ở, chuồng trại gia sức, gia cầm để các loài côn trùng này không có nơi sinh sống. Đối với loài côn trùng phá hoại mùa màng như sâu đục thân, châu chấu có thể dùng thuốc trừ sâu hoặc sử dụng các loại thiên địch chính dùng sinh vật này tiêu diệt sinh vật khác trong tự nhiên 
4.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 51 : Tôm, cua .
Hát
Học sinh nêu 
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
+ Học sinh quan sát đếm số chân và trả lời: 6 chân
+ Chân chia thành các đốt
+ Bên trong cơ thể chúng không có xương sống 
+ Trên đầu côn trùng thường có mắt, râu, mồm
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và phân loại 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3tuan 25 theo chuan ngan de sua.doc