Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc

Tiết 25 Bài: Học hát: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ.

(Nhạc và lời: Tân Huyền.)

I – MỤC TIÊU:

Biết hát theo gia điệu và lời ca (chú ý những chỗ có luyến âm và ngắt câu), hát đồng đều, rõ lời.

Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo nhịp.

Cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài.

Giáo dục các em tinh thần chăm học, chăm làm.

II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.

1. Hát chuẩn xác bài Chị Ong Nâu và em bé.

2. Đồ dùng dạy học.

- Tranh vẽ thể hiện nội dung bài hát.

- Chép lời ca lên bảng phụ, đánh dấu những chỗ có luyến.( chú Ga, ông Mặt Trời)

- Bộ gõ.

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1046Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 25 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 1 / 3/ 2010
 Ngày dạy: Thứ tư : 3 / 3 / 2010
TUẦN 25
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Học hát : Chị Ong Nâu và em bé.
( Nhạc và lời: Tân Huyền)
2
Thủ công 
Làm lọ hoa gắn tường.
( Cô Thủy dạy)
3
Luyện từ và câu
Nhân hoá : Ôn cách đặt câu và trả lời câu hỏi Vì sao ?
4
Toán
Luyện tập
5
Tập viết 
Ôn chữ hoa S.
Môn: Âm nhạc
Tiết 25 Bài: Học hát: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ.
(Nhạc và lời: Tân Huyền.)
TUẦN 25
I – MỤC TIÊU:
Biết hát theo gia điệu và lời ca (chú ý những chỗ có luyến âm và ngắt câu), hát đồng đều, rõ lời.
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo nhịp.
 Cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài.
Giáo dục các em tinh thần chăm học, chăm làm.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.
Hát chuẩn xác bài Chị Ong Nâu và em bé.
Đồ dùng dạy học.
Tranh vẽ thể hiện nội dung bài hát.
Chép lời ca lên bảng phụ, đánh dấu những chỗ có luyến.( chú Gà, ông Mặt Trời)
Bộ gõ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định: Hát + Điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ:
Một học sinh hát bài Em yêu trường em.
Một học sinh hát bài Cùng múa hát dưới trăng.
Để ghi độ cao, thấp của âm thanh người ta dùng các tên nốt nhạc nào ? Người ta dùng 7 tên nốt nhạc là: Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si. 
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dạy hát bài Chị Ong Nâu và em bé.
Giới thiệu bài : bài hát Chị Ong Nâu và em bé.của nhạc sĩ Tân Huyền kể về một em bé và một chị Ong Nâu chăm chỉ làm việc qua nét nhạc trong sáng , tươi vui, nhí nhảnh.
 Ghi đề.
Giáo viên hát mẫu
 Dạy hát.
Giáo viên đọc lời ca.
Dạy hát từng câu.
Cho cả lớp hát cả bài 2 lần.
Giáo viên theo dõi nhận xét, hướng dẫn học sinh hát.
Hát theo nhóm.
Yêu cầu học sinh xung phong hát toàn bài.
Nhận xét – Ghi điểm.
Cả lớp hát lại.
- Giáo viên theo dõi, sửa sai.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
Hướng dẫn học sinh gõ đệm theo tiết tấu.
Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Học sinh lắng nghe. 
Học sinh đọc theo từng câu lời 1 của bài hát.
Học sinh đọc cá nhân 2 em. Đọc đồng thanh 1 lần.
Học sinh tập hát từng câu.
Hát nối tiếp theo kiểu móc xích .
Hát nối tiếp cả bài. 
Từng tổ hát. Hát theo dãy bàn cả bài. 
Học sinh tập hát theo nhóm.
Học sinh tập hát phối hợp đơn ca và tốp ca.
Đơn ca: Chị Ong nâu nâu...chị bay.
Tốp ca: Bé ngoan...không nên lười.
Học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu.
2
4 
 Chị Ong Nâu nâu nâu nâu...
 x x x x x x
Học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2.
2
4 
 Chị Ong Nâu nâu nâu nâu...
 x x
4. Củng cố: Học sinh hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. 
5. Dặn dò: Về luyện hát và gõ đệm theo phách.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------------0--------------------------------------
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 25 Bài: NHÂN HOÁ : ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO?
TUẦN 25
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Tiếp tục rèn luyện về phép nhân hoá: nhận ra hiện tượng nhân hoá, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hoá.(BT1).
 Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?(BT2).
Trả lời đúng 2 -3 câu hỏi Vì sao ? trong BT3.
Học sinh khá giỏi làm được toàn bộ bài tập 3.
Rèn cho học sinh kỹ năng trả lời câu hỏi “Vì sao?”.
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 4 bảng nhóm kẻ bảng bài tập 1.
Bảng lớp viết sẵn các câu văn ở bài tập 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh: Tìm những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệthuật ? - Đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng...
1 học sinh: Tìm những từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật ? - Điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, âm nhạc...
Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Giáo viên dán lên bảng lớp 4 tờ phiếu khổ to mời 4 nhóm lên bảng làm bài tiếp sức.
Bài tập 1: 
1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 Lớp đọc thầm đoạn thơ - làm bài theo nhóm - đọc kết quả.
Tên các sự vật, con vật 
Các sự vật, con vật được gọi 
Các con vật, sự vật được tả.
Cách gọi và tả con vật, sự vật.
Lúa.
Tre
Đàn cò
Gió
Mặt trời 
chị
cậu 
cô
bác 
phất phơ bím tóc.
bá vai nhau thì thầm đứng học 
áo trắng, khiêng nắng qua sông.
chăn mây trên đồng.
đạp xe qua ngọn núi.
Làm cho các sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi đáng yêu hơn.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài vào vở - gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?
Yêu cầu học sinh đọc bài Hội vật và trả lời câu hỏi theo bài tập 3.
a) Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông ?
b) Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt ?
c) Vì sao ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống ?
d) Vì sao Quắm Đen thua ông Cản Ngũ ?
Bài tập 2: 
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
1 em lên bảng làm bài.
Lớp làm bài vào vở.
Giải: 
a) Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lí quá.
b) Những chàng Man - gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.
c) Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác.
Bài tập 3: 
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
1 học sinh đọc lại bài Hội vật - lớp đọc thầm.
a) Vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
b) Vì Quắm Đen thì lăn xả vào đánh rất hăng, còn ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ.
c) Vì ông bước hụt, thực ra là ông vờ bước hụt/ Vì ông muốn đánh lừa Quắm Đen.
d) Vì mắc mưu ông./ Vì mưu trí, kinh nghiệm và sức lực anh đều kém xa ông Cản Ngũ.
3. Củng cố: Giáo viên và học sinh hệ thống lại bài. 
Chấm bài - nhận xét.
4. Dặn dò: Về nhà viết vào vở các câu trả lời câu hỏi của bài tập 3.
Tập đặt câu hỏi Vì sao ? đối với các hiện tượng xung quanh
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-----------------------------------------0----------------------------------------
Môn : Toán
Tiết 123 Bài : LUYỆN TẬP
TUẦN 25
I – MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị”, tính chu vi hình chữ nhật.
- Rèn luyện kĩ năng giải “
Rèn cho học sinh kỹ năng giải toán.
Học sinh cẩn thận khi làm toán.
II - ĐỒDÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ ghi bài tập 3.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ.
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng giải bài toán theo tóm tắt sau :
Tóm tắt : 	4 túi : 24 hòn bi. 
7 túi :  hòn bi ?
Bài giải :
Số hòn bi trong mỗi túi là :
24 : 4 = 6 (hòn bi)
Số hòn bi trong 7 túi là :
6 x 7 = 42 (hòn bi)
 Đáp số : 42 hòn bi
- Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán.
Bài toán thuộc dạng toán nào?
Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán theo hai bước ( Đối với học sinh yếu).
Bước 1 : Tính số quyển vở trong mỗi thùng.
Bước 2 : Tính số quyển vở trong năm thùng.
Cho học sinh giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Học sinh đặt đề toán và giải.
Nêu cách giải.
Bước 1 : Tìm số gạch trong mỗi xe.
Bước 2 : Tìm số gạch trong 3 xe.
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán theo 2 bước
Bước 1 : Tính chiều rộng hình chữ nhật.
Bước 2 : Tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 2 : 
Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán.
 Bài toán thuộc dạng toán bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Tiến hành theo 2 bước.
Bước 1: Tìm giá trị một phần.
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó.
Học sinh giải bài toán vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài.
Tóm tắt.
7 thùng : 2135 quyển vở.
5 thùng :  quyển vơ û ?
Giải :
Số quyển vở trong mỗi thùng là :
2135  : 7 = 305 (quyển vở)
Số quyển vở trong 5 thùng là:
305 5 = 1525 (quyển vở)
Đáp số: 1525 quyển vở.
Bài 3: Có 8520 viên gạch được xếp đều vào 4 xe. Hỏi 3 xe có bao nhiêu viên gạch?
Giải:
Mỗi xe có số viên gạch là:
8520 : 4 = 2130 (viên)
Ba xe có số viên gạch là:
2130 3 = 6390 (viên)
Đáp số: 6390 viên gạch.
Bài 4: Giải:
Chiều rộng hình chữ nhật là:
25 – 8 = 17 (m)
Chu vi hình chữ nhật là:
(25 + 17) 2 = 84 (m)
Đáp số: 84 m.
3. Củng cố : Nêu cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Tiến hành theo 2 bước.
Bước 1: Tìm giá trị một phần.
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó.
Dành cho hs khá giỏi bài 1 Trả lời miệng.
Bài giải :
Mỗi lô đất có số cây là :
2032 : 4 = 508 (cây).
 Đáp số : 508 cây
4. Dặn dò : Về làm bài - sửa bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở.
------------------------------------------0-------------------------------------
Môn: Tập viết
Tiết 25 Bài: ÔN CHỮ HOA S
TUẦN 25
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Củng cố cách viết chữ viết hoa S thông qua bài tập ứng dụng.Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S ( 1 dòng) , C,T (1 dòng ) ; viết đúng tên riêng Sầm Sơn
 ( 1 dòng) và câu ứng dụng Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Ở tất cả các bài tậ ... àm bài vào vở. 
Nhận xét, chữa bài. 
Tóm tắt:
5 bao : 225 kg cà phê.
3 bao :  kg cà phê ?
Giải
Số ki lô gam cà phê đựng trong mỗi bao là:
225 : 5 = 45 ( kg )
Số ki lô gam cà phê đựng trong ba bao là:
45 x 3 = 135 ( kg )
Đáp số: 135 ki lô gam cà phê.
3. Củng cố: Chấm bài – Nhận xét. – Gọi học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân, chia số có bốn chữ số với số có một chữ số. – Học sinh nêu.
4. Dặn dò: Về xem lại bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương, nhắc nhở.
-------------------------------------------0--------------------------------------
Môn: Hoạt động tập thể
Tiết 25 Bài: CÁC HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU, THỰC HÀNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - SƠ KẾT LỚP TUẦN 25.
TUẦN 25
I – MỤC TIÊU:
Các hoạt động tìm hiểu, thực hành bảo vệ môi trường:
Học sinh biết nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
Thực hiện những hành vi đúng để giữ vệ sinh môi trường.
Sơ kết lớp tuần 25.
Học sinh biết nhận ra ưu khuyết điểm trong tuần.
Phát huy được những ưu điểm , khắc phục nhược điểm.
Nắm được phương hướng tuần 26.
Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
II - CHUẨN BỊ:
Nội dung sinh hoạt.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy sắp xếp theo trình tự các động tác khi qua đường: Suy nghĩ - đi thẳng - lắng nghe - quan sát - dừng lại.
 - 2 học sinh làm thi đua : Dừng lại - quan sát - lắng nghe - suy nghĩ - đi thẳng.
- Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Các hoạt động tìm hiểu, thực hành bảo vệ môi trường.
Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác thải ? Rác có hại như thế nào ?
Em thấy việc giữ vệ sinh môi trường ở khu phố em như thế nào ?
Em làm gì để môi trường khu phố em được sạch đẹp ?
Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ?
II- Sơ kết tuần 25.
Từng tổ nhận xét về tổ mình.
Lớp trưởng nhận xét chung.
Ưu điểm: Đi học đầy đủ, nghỉ học có lí do. Trong lớp học bài, làm bài đầy đủ.
Tồn tại: Còn một số bạn nói chuyện riêng.
Giáo viên nhận xét chốt lại .
III - Nêu phương hướng tuần 26.
Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
Ôn bài, học tập tốt chuẩn bị thi giữa học kì II. 
 Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 tặng bà, tặng mẹ, tặng cô , tặng chị nhân ngày 8/3
Nhắc ba mẹ đóng góp các khoản tiền còn thiếu.
Sinh hoạt văn nghệ.
Ngửi thấy mùi hôi thối bốc lên khó chịu.
Nếu vứt rác bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh.
Học sinh liên hệ khu phố và trả lời.
Học sinh nhận xét bổ sung.
Quét dọn thu gom rác thải , nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định.
Không vứt rác bừa bãi, không xả nước bẩn xuống ao, hồ, chăm quét dọn nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cây , ngắt hoa ở nơi công cộng , không bắn chim, tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho người xung quanh.
Ý kiến cá nhân.
Ý kiến cá nhân.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh lắng nghe để thực hiện.
3. Củng cố: - Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ? - Quét dọn thu gom rác thải, nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định.
Không vứt rác bừa bãi, không xả nước bẩn xuống ao, hồ, chăm quét dọn nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp, không bẻ cây , ngắt hoa ở nơi công cộng , không bắn chim, tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho người xung quanh.
Học sinh nhắc lại phương hướng.
4. Dặn dò: - Thực hiện những hành vi đúng để giữ vệ sinh môi trường.
 Tuần sau thực hiện tốt theo phương hướng.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở
-----------------------------0--------------------------------
TUẦN 25
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II - CHUẨN BỊ:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Môn : Thủ công 
 Tiết 25 Bài : LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG 
I - MỤC TIÊU :
- Học sinh biết vận dụng kỹ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. Bước đầu nắm được cách làm lọ hoa gắn tường đúng quy trình kỹ thuật.
- Rèn cho học sinh kỹ năng gấp, cắt, dán giấy.
- Học sinh hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II - CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy, tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường , giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, một tờ giấy khổ A4. 
	- Học sinh : Giấy nháp, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 - Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét 
- Giáo viên giới thiệu mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy , cho học sinh quan sát.
- Hãy nêu các bộ phận của lọ hoa ?
- Lọ hoa được làm bằng cách gấp các nếp gấp nào?
- Lọ hoa được dùng để làm gì ?
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh suy nghĩ, tìm ra cách làm lọ hoa.
* Hoạt động 2 :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình làm lọ hoa gắn tường (bằng tranh quy trình, các bước làm lọ hoa gắn tường).
Bước 1 : Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
- Đặt ngang tờ giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô, mặt màu lên trên. Gấp 1 cạnh của chiều dài lên 3 ô theo đường dấu gấp để làm đế lọ hoa.
- Xoay dọc tờ giấy, mặt kẻ ô ở trên. Gấp các nếp gấp cách đều nhau một ô như gấp cái quạt cho đến hết tờ giấy.
Bước 2 : Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
- Tay trái cầm vào khoảng giữa các nếp gấp. Ngón cái và ngón trỏ tay phải cầm vào nếp gấp làm đế lọ hoa kéo tách ra khỏi nếp gấp màu làm thân lọ hoa. Tách lần lượt từng nếp gấp cho đến khi tách hết các nếp gấp làm đế lọ hoa.
- Cầm chụm các nếp gấp vừa tách được kéo ra cho đến khi các nếp gấp này và các nếp gấp phía dưới thân lọ tạo thành hình chữ V.
Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
- Dùng bút chì kẻ đường giữa hình và đường chuẩn vào tờ giấy dán lọ hoa.
- Bôi hồ đều vào các nếp gấp ngoài cùng của thân và đế lọ hoa. Lật mặt bôi hồ xuống, đặt vát và dán vào tờ giấy.
- Bôi hồ vào các nếp gấp ngoài cùng còn lại và xoay nếp gấp sao cho cân đối với phần đã dán, sau đó dán vào tờ giấy thành lọ hoa.
- Giáo viên cho học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường bằng giấy nháp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh quan sát.
- Miệng, thân, đáy.
- Gấp các nếp gấp cách đều.
- Học sinh tự trả lời.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường bằng giấy nháp.
3.Củng cố : - Cho học sinh nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường 
4. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị giấy màu ( bìa cứng) để học tiết 2
 Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
-----------------------------------------0------------------------------
TUẦN 25
TUẦN 25
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II - CHUẨN BỊ:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Môn : Thể dục
 Tiết 50 Bài : ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”
I - MỤC TIÊU :
- Ôn bài thể dục phát triển chung (tập với cờ), ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Ném trúng đích”.
- Học sinh thuộc bài thể dục và thực hiện động tác ở mức tương đối đúng . Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, còi, dây nhảy, bóng cao su.
	III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : - Cán sự tập hợp, giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn bài thể dục phát triển chung (tập với cờ), ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Ném trúng đích”.
- Cho học sinh xoay các khớp cổ tay, cánh tay, gối, hông, cổ chân.
- Cho học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Tìm những quả ăn được”
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 1 tổ tập nhảy dây.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. 
- Giáo viên tập mẫu các động tác. 
- Giáo viên điều khiển học sinh tập cả 8 động tác.
- Giáo viên nhận xét.
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
- Giáo viên cho học sinh tập luyện theo nhóm, giáo viên theo dõi sửa chữa động tác.
* Chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu : Lần lượt từng tổ thi đua ném trúng vào 3 vòng tròn đồng tâm có đánh số 8, 9, 10 điểm; Mỗi em được ném từ 1 đến 3 lần, tổ nào được nhiều điểm nhất thì tổ đó thắng. 
- Giáo viên nhận xét trò chơi.
4. Củng cố: - Cho học sinh đi theo vòng tròn, vỗ tay, hát .
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài và nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại bài thể dục phát triển chung với cờ và nhảy dây kiểu chụm hai chân.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1’
1- 2’
 3’
7 - 8’
2- 3 lần
7-8’
7- 8’
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT
***************
***************
***************
***************
* LT
Học sinh tập nhảy dây
Học sinh chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”.
* LT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25, thu 4,5,6.doc