Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Phan Đình Phùng

Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Phan Đình Phùng

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .

- Hiểu ND; ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân,

 với nước Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó ( Trả lời được các CH trong SGK ) .

B. KỂ CHUYỆN

Kể lại được từng đoạn câu chuyện .

HS KG đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- GD hs thích học môn Tiếng việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng tuần 25
 ( Từ ngày 27 / 02 - 02/3/2012)
Thứ
Tiết 
Môn dạy 
Tên bài dạy 
Hai 
27/02/2012
25
73
 74
121
SHDC
Tập đọc – KC
Tập đọc - KC
Toán
Đạo đức
Hội vật
Hội vật
Thực hành xem đồng hồ (tiếp theo).
Ôn tập GHKII
Ba 
28/02/2012
49
25
122
49
Chính tả 
Âm nhạc
Toán
Thể dục
Nghe – viết: Hội vật.
Học hát bài: Chị ong nâu và em bé.
Bài toán đến liên quan rút về đơn vị.
Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Trò chơi “ Ném bóng trúng đích”
Tư 
29/02/2012
75
25
123
25
49
Tập đọc
Luyện từ & câu 
Toán 
Mĩ thuật
TNXH
Hội đua voi ở Tây Nguyên.
Nhân hóa ôn cách đặt câu và trả lời câu hỏi khi vì sao?
Luyện tập.
Vẽ trang trí. Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật.
Động vật.
Năm 
01/3/2012
25
50
124
25
Tập viết
TNXH
Toán 
Thủ công 
Ôn chữ hoa S.
Côn trùng.
Luyện tập.
Làm lọ hoa gắn tường.
Sáu 
02/3/2012
50
25
125
50
25
Chính tả 
Tập làm văn 
Toán
Thể dục 
Sinh HTT
Nghe – viết: Hội đua voi ở Tây Nguyên.
Nghe – kể về lễ hội
Tiền Việt Nam.
Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ. Trò chơi “ Ném trúng đích”
Tuần 25
Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Tiết 73, 74. HỘI VẬT
I. MỤC TIÊU:
A. TẬP ĐỌC
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ .
- Hiểu ND; ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân,
 với nước Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó ( Trả lời được các CH trong SGK ) .
B. KỂ CHUYỆN
Kể lại được từng đoạn câu chuyện .
HS KG đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- GD hs thích học môn Tiếng việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK . Thêm tranh, ảnh thi vật (nếu có).
Bảng lớp viết 5 gợi ý kể 5 đoạn của câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Tiếng đàn.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài. ( GV giới thiệu )
b. Luyện đọc
*. GV đọc diễn cảm toàn bài.
*. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu.
+ GV kết hợp sửa phát âm cho HS.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- GV HD HS giọng đọc các đoạn.
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Đọc đồng thanh.
3. HD HS tìm hiểu bài văn.
Tìm những chi tiết miêu tả cảnh sôi động của hội vật ?
- Cách đánh của ông Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
- Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
- Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào ?
- Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
4. Luyện đọc lại
- GV chọn 1, 2 đoạn văn, HD luyện đọc lại
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài
- Nhận xét
- HS theo dõi SGK
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài.
- HS nối nhau đọc 5 đoạn trong bài.
- HS đọc theo nhóm 3
- Cả lớp đọc đồng thanh bài văn
- Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức .....
- Quắm Đen : lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết. Ông Cản Ngũ : chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
- Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua cánh tay ông, ôm 1 bên chân ông, bốc lên ...
- Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên ....
- Quắm Đen khoẻ, hăng hái nhưng nông nổi, thiếu kinh nghiệm ....
- 1 vài HS thi đọc lại chuyện
- 1 HS đọc cả bài.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn câu chuyện Hội vật - Kể với giọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với ND mỗi đoạn.
2. HD HS kể theo từng gợi ý.
- GV HD HS kể.
- GV và HS bình chọn bạn kể hay.
3. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
- HS nghe.
- HS đọc 5 gợi ý.
- Từng cặp HS tập kể 1 đoạn của câu chuyện.
- 5 HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
Toán
Tiết 121. THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian). 
- Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút (cả trường hợp mặt đồng hồ có chữ số La Mã).
- Biết thời điểm làm các công việc hàng ngày của hs. Làm BT 1, 2, 3.
- Hs thích học toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV vặn kim đồng hồ có số La Mã: 6 giờ 8 phút.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài, ghi tên bài.
b. HD thực hành.
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Y/c 2 hs ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh, sau đó 1 hs hỏi, 1 hs trả lời và kiểm tra xem bạn trả lời đúng hay sai.
Bài 2:
- Yêu cầu hs quan sát đồng hồ A và hỏi: Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
- 1 giờ 25 phút chiều còn được gọi là mấy giờ?
- Vậy ta nối đồng hồ A với đồng hồ nào?
- Y/c hs tiếp tục làm bài.
- GV gọi hs chữa bài.
- Gv nhận xét cho điểm hs.
Bài 3:
- Y/c hs quan sát 2 tranh trong phần a.
- Hỏi: Bạn Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc mấy giờ?
- Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc mấy giờ?
- Vậy bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong bao nhiêu phút?
- Tiến hành tương tự với các tranh còn lại.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Tổng kết giờ học, tuyên dương những hs tích cực. Về nhà luyện tập và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- Yêu cầu vài hs đọc thời gian trên đồng hồ.
6 giờ 8 phút.
- hs lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- Xem tranh rồi trả lời câu hỏi.
- Hs làm bài theo cặp trả lời câu hỏi;
a. Bạn An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút.
b. Bạn An đi đến trường lúc 7 giờ 13 phút.
c. An đang học bài ở lớp lúc 10 giờ 24 phút.
d. An ăn cơm chiều lúc 5 giờ 45 phút (6 giờ kém 15 phút ).
e. An xem truyền hình lúc 8 giờ 8 phút.
g. An đi ngủ lúc 9 giờ 55 phút (10 giờ kém 5 phú ).
- Đồng hồ A chỉ 1 giờ 25 phút.
- Còn được gọi là 13 giờ 25 phút.
- Nối đồng hồ A với đồng hồ I
- Hs làm bài vào vở bài tập.
B nối với H. E nối với N. 
C nối với K. G nối với L. D nối với M.
- Hs chữa bài. VD: đồng hồ B chỉ 7 giờ 3 phút, 7 giờ 3 phút tối còn gọi là 19 giờ 3 phút. Vậy nối B với H.
- Hs quan sát theo yêu cầu.
- Bạn Hà bắt đầu đánh răng và rửa mặt lúc 6 giờ.
- Bạn Hà đánh răng và rửa mặt xong lúc 6 giờ 10 phút.
- Bạn Hà đánh răng và rửa mặt trong 10 phút.
b. Từ 7 giờ kém 5 phút đến 7 giờ là 5 phút.
c. Chương trình phim hoạt hình bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc lúc 8 giờ 30 phút, vậy chương trình này kéo dài 30 phút.
Đạo đức
Tiết 25. ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ II.
 I.Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học từ tuần 19 đến tuần 24.
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- Biết cảm thông với những đâu thương, mất mát người thân của người khác.
- HS có thái độ tôn trọng , thân ái, hữu nghị với các bạn thiếu nhi các nước khác. Biết chia sẻ vui buồn với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: chuẩn bị các câu hỏi ôn tập.
- Một số đồ dùng cho trò chơi hoạt động 2.
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1.Bài cũ (1-2 phút)
(5 phút)
+ Em cần làm gì khi gặp đám tang ?
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ?
-Nhận xét 
2.Bài mới
Giới thiệu bài
Hoạt động 1:
Thảo luận nhóm
 (10-12 phút)
-Mục tiêu: Củng cố lại những kiến thức về nội dung các bài học.
-Tiến hành: 
-Bước 1: GV nêu các câu hỏi, chia nhóm thảo luận:
+ Trẻ em trên các nước có những điểm gì giống nhau và khác nhau ?
+ Nêu những việc cần làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế ?
+ Nêu những việc làm thể hiện tôn trọng đám tang.
+ Vì sao phải tôn trọng đám tang?
-Bước 2 : Mời đại diện các nhóm trình bày
-Nhận xét bổ sung, chốt lại ý đúng của hoạt động 1.
Kết luận : 
 *Thiếu nhi trên thế giới tuy khác nhau về ngôn ngữ, màu da, điều kiện sống  nhưng có nhiều điểm giống nhau như : đều yêu thương mọi người, yêu quê hương , đất nước, yêu hoà bình, căm ghét chiến tranh, đều có quyền được sống còn, quyền đươcj giáo dục, quyền có gia đình
 * Nhường đường,ngả mũ, nón.tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người thân vừa mất
 Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
HĐ 3:Trò chơi: Phóng viên(15-20 phút)
-Mục tiêu: Liên hệ và tự liên hệ. 
-Tiến hành: 
-Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi
-Cô đã chuẩn bị một cái mũ, một cái mi-crô, 1 cái áo phóng viên, cô sẽ mời một số em lên trước đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về chủ đề đã học, để nhiều bạn được làm phóng viên, mỗi phóng viên có thể hỏi từ 1 đến 2 bạn, mỗi bạn từ một đến 2 câu hỏi hay nhất , đúng trọng tâm nhất. Sau trò chơi, cả lớp sẽ bình chọn phóng viên xuất sắc nhất.
-Bước 2: HS tham gia trò chơi phóng viên
-GV và cả lớp nhận xét, bình chọn phóng viên xuất sắc nhất.
-Kết luận hoạt động 2
3.Củng cố, dặn dò
 (4-5 phút)
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS: Thực hiện những điều đã học
-Chuẩn bị bài sau: Tôn trọng thư từ và tài sản của người khác.
-2 HS trả lời.
-Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận.
-Đai diện các nhóm trình bày.
-Cả lớp nhận xét.
-HS nghe hướng dẫn cách chơi.
-Cả lớp tham gia chơi.
-2 HS đọc lại phần ghi nhớ trong vở bài tập
(2 bài đã học ).
Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2012
CHÍNH TẢ 
Tiết 49. Nghe – viết: HỘI VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a/b hoặc BT CT do GV soạn.
- GD hs có thói quen rèn chữ, giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 2b
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- GV mời 1 HS đọc cho 2, 3 bạn viết bảng lớp các từ ngữ sau: xúng xích, san sát, dễ dãi, bãi bỏ, sặc sỡ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
b. Hướng dẫn HS nghe - viết
*. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc một lần đoạn văn .
- GV yêu cầu HS tập viết những chữ các em dễ viết sai chính tả.
*. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc đoạn viết một lần.
- GV đọc thong thả từng câu, từng cụm từ (mỗi câu, cụm từ đọc hai, ba lần)
- GV nhắc HS chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày đoạn văn.
*.Chấm, chữa bài
- GV đọc một lần cho HS soát lỗi.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. 
- GV thu vở chấm một số bài
- Nhận xét nội dung, chữ viết, cách trình bày từng bài.
c. Hướng dẫn HS ... h tả 
Tiết 50. Nghe - viết: HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập 2a/b ;hoặc BT CT do Gv soạn. 
- Gd hs rèn chữ giữ vở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 2b
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- GV mời 1 HS đọc cho 2, 3 bạn viết bảng lớp các từ ngữ sau: trong trẻo, chênh chếch, trầm trồ, bứt rứt, tức bực sung sức.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
b. Hướng dẫn HS nghe - viết
*. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc một lần bài chính tả 
- GV cho cả lớp đọc thầm lại đoạn chính tảứ và tìm các từ khó viết ra giấy nháp
*. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc đoạn viết một lần.
- GV đọc thong thả từng câu, từng cụm từ ( mỗi câu, cụm từ đọc hai, ba lần)
- GV nhắc HS chú ý tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày đoạn văn.
*.Chấm, chữa bài
- GV đọc một lần cho HS soát lỗi.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. 
- GV thu vở chấm một số bài
- Nhận xét nội dung, chữ viết, cách trình bày từng bài.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài tập 2
- GV chọn bài tập 2b
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV dán 3, 4 tờ phiếu, mời 3, 4 HS lên bảng thi làm bài, đọc kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giài đúng.
- Lời giải:2b.- Thøc n©ng nhÞp cèi thËm th×nh suèt ®ªm.
- Giã ®­a lµm ®øt d©y t¬.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS viết bài chính tả sạch đẹp, làm tốt các bài tập.
- GV dặn HS về nhà đọc thuộc lòng những câu thơ trong bài tập 2.
- Chuẩn bị học tốt tiết sau.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết
những từ dễ mắc lỗi, ghi nhớ chính tả.
- HS viết bài vào vở chính tả
- HS nhìn vào vở để soát lỗi
- HS đổi chéo vở cho nhau để sửa lỗi và nêu ra những lỗi sai bạn mắc phải.
- HS tự sửa lỗi bằng bút chì
- HS đọc thầm nội dung bài tập 2b
- HS làm bài cá nhân ra nháp
- 3, 4 HS lên bảng thi làm bài sau đó đọc kết quả,
- Cả lớp nhận xét
- Nhiều HS đọc lại các câu thơ đã hoàn chỉnh.
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập theo lời giải đúng.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 25. KỂ VỀ LỄ HỘI
I/ MỤC TIÊU:
Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh.
Gd hs thích học môn tiếng việt.
*GDKNS:	-Tư duy sáng tạo. 
-Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu.
-Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn. Trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.
2/ Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập:
-GV ghi bài tập lên bảng.
-GV viết 2 câu hỏi lên bảng:
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
+ Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
-GV yêu cầu HS quan sát kĩ để trả lời câu hỏi.
-GV cho HS thi giới thiệu về nội dung của 2 bức tranh.
ảnh 1: Đây là cảnh sân đình một làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ áo quần nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ Chúc mừng năm mới treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là hai thanh niên đang chơI đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Người chơI đu chắc phảI dũng cảm. Mọi người chăm chú, vui vẻ, ngước nhìn hai thanh niên vẻ tán thưởng.
ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được neo bên bờ càng lên tăng thêm vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là thanh niên trai tráng khỏe mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức vào đôI tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đI vun vút
-GV nhận xét ( về lời kể, diễn đạt của hs).
3.Củng cố, dặn dò:
-GV yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở những điều mình vừa kể.
-GV dặn HS chuẩn bị trước nội dung cho tiết TLV tuần tới ( Kể về một ngày lễ hội mà em biết).
-1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi trong SGK.
-Từng cặp HS quan sát 2 tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh.
-HS tiếp nối nhau thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội => Cả lớp nhận xét, bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn.
TOÁN
TIẾT 125. TIỀN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng. - Bước đầu biết chuyển đổi tiền.
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. làm BT 1(a, b), 2(a, b, c), 3.
- GD hs tính cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các tờ giấy bạc 2000đ, 5000đ, 10.000 đ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức: - Hát.
2. KT bài cũ:
Số người làm
2
4
5
6
Số sản phẩm
6
?
?
?
- Gọi hs lên bảng chữa bài: 
Điền số thích hợp vào ô trống.
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới.
a. Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000đ, 5000đ, 10.000đ.
b. Luyện tập.
Bài 1: 
- Yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau cùng quan sát các chú lợn và nói cho nhau biết trong mỗi chú lợn có bao nhiêu tiền?
- Chú lợn a có bao nhiêu tiền em làm thế nào để biết được điều đó?
- GV hỏi tương tự với phần b, 
Bài 2:
- Yêu cầu hs quan sát bài mẫu.
- Yêu cầu hs làm tiếp.
b. Hỏi: Có mấy tờ giấy bạc, đó là những loại giấy bạc nào?
- Làm thế nào để lấy được 10.000đồng? Vì sao?
- Hỏi tương tự với các phần còn lại.
Bài 3:
- Yêu cầu hs xem từng tranh và nêu giá của từng đồ vật.
- Trong các đồ vật ấy, đồ vật nào có giá tiền ít nhất? Đồ vật nào có giá tiền nhiều nhất.
- Mua 1 quả bóng và 1 chiếc bút chì hết bao nhiêu tiền?
- Em làm thế nào để tìm được 2500đ?
- Giá tiền của 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền của 1 cái lược là bao nhiêu?
4. Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Hs nhận xét.
- Hs quan sát 3 loại tờ giấy bạc và đọc giá trị của từng tờ.
- Hs làm việc theo cặp.
- Chú lợn a có 6.200đ. 
b. Chú lợn b có 8.400đ 
- Hs quan sát.
- Hs làm bài.
- Có 4 tờ giấy bạc loại 5000đ
- Lấy 2 tờ giấy bạc loại 5000đ thì được 10.000đ.
c. Lấy 5 tờ giấy bạc loại 2000đ thì được 10.000đ.
- Hs nêu: Lọ hoa giá 8700đ, lược 4000đ, bút chì 1.500đ, truyện 5800đ, bóng bay 1000.
- đồ vật có giá tiền ít nhất là bóng bay, giá 1000đ. đồ vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa giá 8700đ.
- Mua một quả bóng và một chiếc bút chì hết 2500đ
- Em lấy 1000đ + 1500đ = 2500đ
- Giá tiền của 1 lọ hoa nhiều hơn giá tiền của 1 cái lược là: 8700 - 4000 = 4700đ
Thể dục
Tiết 50: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - NHẢY DÂY -TRÒ CHƠI “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”
 I. Mục tiêu:
- Nhảy dây kiểu chụm hai chân. Bài phát triển chung với hoa và cờ. 
- Chơi trò chơi “Ném bóng trúng đích”.
- Giáo dục HS yêu rèn luyện thân thể, tích cực tập thể dục thể thao.
II. Địa điểm, phương tiện 
- Địa điểm : trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện : chuẩn bị 1 còi, hoa đeo tay, dây nhảy, bóng ném, bảng đích, kẻ sân chơi trò chơi. 
 III. Nội dung và phương pháp, lên lớp
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
1. Phần mở đầu(6 phút)
- Nhận lớp
- Chạy chậm
- Khởi động các khớp 
- Vỗ tay hát.
* Kiểm tra bài cũ
 2. Phần cơ bản (24 phút)
- Ôn bài thể dục với hoa
- Ôn: Nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. 
- Thi nhảy dây
- Trò chơi “ném trúng đích.”
3. Phần kết thúc (4 phút )
- Thả lỏng cơ bắp.
- Củng cố
- Nhận xét 
- Dặn dò
Gv phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
GV điều khiển HS chạy 1 vòng sân. 
GV hô nhịp khởi động cùng HS.
Quản ca bắt nhịp cho lớp hát một bài.
2 HS lên bảng tập bài thể dục.
HS +GV nhận xét đánh giá.
GV cho HS dàn đội hình đồng diễn bài thể dục 
HS đeo hoa ở ngón tay giữa để tập 
GV tập mẫu hướng dẫn thêm và hô nhịp cho HS tập. 
GV nêu tên động tác, nhắc lại và làm mẫu động tác so dây, chao dây, quay dây, nhảy dây. 
HS tập tại chỗ chụm hai chân bật nhảy không dây, có dây.
GV nhận xét sửa sai 
Lớp trưởng hô nhịp điều khiển HS tập 
GV quan sát nhận xét sửa sai cho HS 
GV chia tổ cho HS tập luyện, tổ trưởng điều khiển quân của tổ mình. 
GV đi từng tổ sửa sai
GV cho các tổ thi đấu với nhau GV chọn mỗi tổ 2 HS lên thi trước lớp. GV làm trọng tài nhận xét bổ sung
GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi GV chơi mẫu và cho 1 nhóm lên làm mẫu, GV nhận xét sửa sai, cho lớp chơi thử, mỗi HS được ném 5 lần. 
GV nhận xét sửa sai, cho lớp chơi chính thức 
GV chia nhóm. Nhóm 5 HS.
Cho các nhóm thi đấu nhóm nào thắng được tuyên dương, nhóm thua phải hát 1 bài.
Cán sự lớp hô nhịp thả lỏng cùng HS
HS đi theo vòng tròn vừa đi vừa thả lỏng cơ bắp
HS + GV. củng cố nội dung bài.
Một nhóm lên thực hiện lại động tác vừa học.
GV nhận xét giờ học 
 GV ra bài tập về nhà 
 HS về ôn nhảy dây.
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 25
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 25.
	- Có ý thức sữa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II. Nội dung sinh hoạt:
 I. Học sinh:
1. Ổn định lớp (có thể hát tập thể, hát cá nhân,).
2. Lớp trưởng giới thiệu, điều khiển diễn biến của tiết sinh hoạt lớp.
3. Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về: đạo đức, học tập, các nề nếp, tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy
4. Các lớp phó nhận xét từng mặt theo sự phân công.
5. Cả lớp tham gia ý kiến.
6. Lớp trưởng đánh giá chung: 
- Tuyên dương, khen ngợi, động viên nhắc nhở các bạn.
- Tổ chức bình chọn học sinh xuất sắc, tổ xuất sắc.
- Triển khai công tác tuần 26.
 II. Giáo viên:
1.Nhận xét chung qua phần đánh giá của lớp trưởng (động viên, nhắc nhở, khen ngợi học sinh).
2.Giải pháp thực hiện trong tuần 26:
- Thực hiện kế hoạch tuần 26 theo kế hoạch của nhà trường. 
- Sau phần học sinh tự quản, có thể xen vào phần vui chơi, văn nghệ,hoặc sinh hoạt theo chủ điểm, kết hợp giáo dục theo chủ điểm.
 Duyệt của tổ chuyên môn	 ....................................................
....................................................
..................................................... 
	 Ngày tháng  năm 2012
 Tổ chuyên môn
 ..............................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3E tuan 26 GDKNS giam tai.doc