I/ Mục tiêu: - Nhận biết được về thời gian ( thời điểm , khoảng thời gian ) . Biết xem đồng hồ , chính xác đến từng phút ( cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã ) Biết thời điểm làm công việc hàng ngày của HSYêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị: Đồng hồ điện tử hoặc mô hình. Bảng phụ, phấn màu.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1. Ba Hs đọc bảng chia 3.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
4. Phát triển các hoạt động. Bài 1, Bài 2, Bài 3
TUẦN 25 Caùch ngoân : Anh em nhö theå tay chaân Thứ Môn Tên bài Thứ hai Toán Mỹ thuật TĐ – KC TĐ – KC Chào cờ Thực hành xem đồng hồ (tt) Vẽ trang trí vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật Hội vật Hội vật Nói chuyện đầu tuần Thứ ba Toán Chính tả Đạo đức Anh văn Anh văn Bài toán liên quan đến rút về đơn vị Nghe – viết : Hội vật Thực hành kĩ năng giữa kì II Cô Hà dạy Cô Hà dạy Thứ tư Tập đọc Toán Âm nhạc LTVC TNXH Hội đua voi ở Tây Nguyên Luyện tập Học bài hát chị ong nâu và em bé Nhân hoa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao ? Động vật Thứ năm Tập viết Toán Chính tả Thủ công Thể dục Ôn chữ hoa S Luyện tập Nghe – viết : Hội đua voi ở Tây Nguyên Làm lọ hoa gắn tường (t1) Trò chơi : ném bóng trúng đích Thứ sáu Toán Tập làm văn TNXH Thể dục HĐTT Tiền Việt Nam Kể về lễ hội Côn trùng Ôn bài thể dục phát triển chung – nhảy dây – trò chơi ném bóng trúng đích Tìm hiểu ngày 8/3 Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2012 Toán : Thực hành xem đồng hồ (tiếp theo) I/ Mục tiêu: - Nhận biết được về thời gian ( thời điểm , khoảng thời gian ) . Biết xem đồng hồ , chính xác đến từng phút ( cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã ) Biết thời điểm làm công việc hàng ngày của HSYêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: Đồng hồ điện tử hoặc mô hình. Bảng phụ, phấn màu. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1. Ba Hs đọc bảng chia 3. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. 4. Phát triển các hoạt động. Bài 1, Bài 2, Bài 3 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2. Bài 1: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv cho yêu cầu Hs quan sát lần lượt từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó, rồi trả lời câu hỏi. - Gv hướng dẫn Hs làm phần a. - Gv yêu cầu Hs tự làm các phần còn lại. - Gv mời 5 học sinh đứng lên đọc kết quả Bài 2: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs xem đồng hồ có kim giờ, kim phút và đồng hồ điện tử để thấy được đồng hồ có cùng thời gian. - Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. - Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày. * Hoạt động 2: Làm bài 3. Bài 3: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv hướng dẫn Hs quan sát đồng hồ ở bức tranh thứ nhất. + Lúc bắt đầu thì kim giờ chỉ số mấy? Kim phút chỉ số mấy? + Lúc kết thúc thì kim giờ chỉ số mấy? Kim phút chỉ số mấy? - Như vậy , tính từ vị trí kim phút khi bắt đầu đến vị trí kim phút khi kết thúc (theo chiều quay của kim đồng hồ ) được 30 phút. - Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở. - Gv nhận xét, chốt lại: Chương trình “ Vườn cồ tích” kéo dài trong 30 phút. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs quan sát các bức tranh. Học sinh cả lớp làm bài vào VBT. 5 Hs đứng lên đọc kết quả. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi. Đại diện các nhóm lên làm bài. PP: Luyện tập, thực hành. Hs đọc yêu cầu đề bài. Kim giờ chỉ số 11, kim phút chỉ số 12. Kim giờ chỉ số 11, kim phút chỉ số 6. Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs đứng lên đọc kết quả. Hs nhận xét. Hs sửa bài đúng vào VBT. 5. Tổng kết – dặn dò. Về tập làm lại bài. Làm bài 2,3. Chuẩn bị bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Nhận xét tiết học. Mĩ thuật : Vẽ trang trí vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào hình chữ nhật Cô Xuân Thu dạy Tập đọc – Kể chuyện : Hội vật I/ Mục đích – yêu cầu : TĐ Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ . Hiểu ND : cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đo vật già , giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi ( Trả lời được các CH trong SGK ) Giáo dục Hs có thích thú trước những ngày lễ hội. KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước . II/ Chuẩn bị: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: + Thuỷ làm gì để chuẩn bị vào phòng thi? + Cử chỉ, nét mặt của Thủy thể hiện điều gì? Giới thiệu và nêu vấn đề: Phát triển các hoạt động. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Hoạt động 1: Luyện đọc. Gv đọc mẫu bài văn. Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. Gv mời Hs giải thích từ mới: sới vật, khôn lường, keo vật, khố. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. + Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? + Cách đánh của Quắm Đen và ông cản Ngũ có gì khác nhau? + Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? + Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? + Theo em vì sao ông cản Ngũ thắng? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. - Gv đọc diễn cảm đoạn 3. - Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp . - Gv yêu cầu 5 Hs tiếp nối nhau thi đọc 5 đoạn của bài. - Một Hs đọc cả bài. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. * Hoạt động 4: Kể chuyện. - Gv cho Hs quan sát các gợi ý và kể lại 5 đoạn của câu chuyện. - Gv mời từng cặp Hs tập kể 1 đoạn của câu chuyện. - Năm Hs tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo gợi ý. - Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, Học sinh đọc thầm theo Gv. Hs xem tranh minh họa. Hs giải thích các từ khó trong bài. Hs đọc từng đoạn trong nhóm. PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, Tiếng trống dồn dập ; người xem đông như nước chảy ; ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông cản Ngủ ; chen lẫn nhau ; quây kín quanh sới vật ; trèo lên những cây cao để xem.. Quắm Đen: lăn xả vào , đánh dồn dập, ráo riết. Oâng Cản Ngủ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ. Hs thảo luận câu hỏi. Đại diện các nhóm lên trình bày. Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên, nhẹ giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng. PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi. Hs thi đọc diễn cảm truyện. Ba Hs thi đọc 3 đoạn của bài. Một Hs đọc cả bài. Hs nhận xét. PP: Quan sát, thực hành, trò chơi. Hs quan sát các gợi ý. Từng cặp hs kể chuyện. 5 Hs kể lại 5 đoạn câu chuyện. Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. Hs nhận xét. 5. Tổng kềt – dặn dò.Về luyện đọc lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên. Nhận xét bài học. Chào cờ : Nói chuyện đầu tuần Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2012 Toán : Bài toán liên quan đến rút về đơn vị I/ Mục tiêu: - Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị . Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II/ Chuẩn bị: Bảng phụ, phấn màu. VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2. Ba Hs đọc bảng chia 3. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. 4. Phát triển các hoạt động. Bài 1, Bài 2 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs biết giải bài toán đơn và bài toán có hai phép tính. a) Hướng dẫn giải bài toán 1 (bài toán đơn.) . + Bài toán cho ta biết những gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can ta là cách nào? - Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở. Số lít mật ong trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l) Đáp số : 5l. b) Hướng dẫn giải bài toán 2 (bài toán hợp có hai phép tính chia và nhân). + Bước 1: Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia) + Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó (thực hiện phép nhân). * Hoạt động 2: Làm bài 1, 2. Cho học sinh mở vở bài tập. Bài 1:Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv cho hs thảo luận nhóm câu hỏi: + Có bao nhiêu cái cốc xếp đề lên 8 bàn? + Mỗi bàn có bao nhiêu cái cốc? + Ba bàn có bao nhiêu cái cốc? - Gv yêu cầu Hs tự làm. - Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Bài 2: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv yêu cầu Hs tóm tắt bài toán và tự làm. - Gv mời 2 Hs lên bảng sửa bài. PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải. Hs đọc đề bài toán: Có 35 lít mật ong, chia vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong. Ta lấy 35 : 7. 1 Hs lên bảng làm bài. Hs đọc đề bài toán: Có 35l mật ong chia đều vào 7 can.hỏi 2 can có mấy l mật ong Một Hs lên bảng giải bài toán. Bài giải Số l mật ong trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l) Số l mật ong trong 2 can là: 5 x 2 = 10 (l) Đáp số: 10 l mật ong. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận câu hỏi: Có 48 cái cốc xếp đều vào 8 bàn. Mỗi bàn có 6 cái cốc. Ba bàn có 18 cái cốc. Học sinh cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. Học sinh cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài. 5. Tổng kết – dặn dò. Về tập làm lại bài. Làm bài 1, 2. Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Nhận xét tiết học. Chính tả : Nghe – viết : Hội vật I/ Mục đích – yêu cầu : - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn . Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ . II/ Chuẩn bị: Bảng phụ viết BT2. VBT, bút. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Gv gọi Hs viết các từ bắt đầu bằng chữ l/n hoặc ut/uc. Giới thiệu và nêu vấn đề. Phát triển các hoạt động: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe - viết. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. - Gv đọc toàn bài viết chính tả. - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết . - Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi: + Đoạn viết gồm có mấy câu? + Những từ nào trong bài viết hoa ? - Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai:Cản Ngũ, Quắm Đen, giục giã, loay hoay, nghiêng mình Gv đọc cho Hs viết bài vào vở. - Gv đọc cho Hs viết bài. - Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ. - Gv theo dõi, uốn nắn. Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. + Bài tập 2: Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân. - Gv mời 4 Hs lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả. - Gv nhận xét, chốt lại: : trăng trắng – chăm chỉ – chong chóng. : trực nhật – trực ban – lực sĩ - vứt. PP: Phân tích, thực hành. Hs lắng nghe. 1 – 2 Hs đọc lại bài viết. Hs trả lời. Hs viết ra nháp. Học sinh nêu tư thế ngồi. Học sinh viết vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữa lỗi. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Một Hs đọc yêu cầu của đề bài. Hs làm bài cá nhân. Hs lên bảng thi làm bài Hs nhận xét. Tổng ... “Ném bóng trúng đích”. + GV cho HS thi tung, ném bóng vào rổ. HS đứng tại chỗ, sau vạch giới hạn, có thể tung, ném, đẩy, hất bóng lọt vào vòng rổ, tổ nào ném được nhiều lần vào rổ thì được biểu dương. + GV nên hướng dẫn thêm cho các em có thể tự tổ chức tập luyện hay vui chơi được. 3-Phần kết thúc - GV cho HS đi theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu - GV cùng HS hệ thống bài-nhận xét - Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV. - HS chạy khởi động, tập TD và tham gia trò chơi theo chỉ dẫn của GV. - HS tập luyện theo tổ, thi đua giữa các tổ (từng tổ cử 5 em bạn nhảy được nhiều lần nhất lên thi đồng loạt 1 lần). HS tham gia trò chơi dưới sự chỉ dẫn của GV. - HS đi thường, thả lỏng, hít thở sâu. - HS chú ý lắng nghe. Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2012 Toán : Tiền Việt Nam I/ Mục tiêu: - Nhận biết tiền Việt Nam loại : 2000 đồng ; 5000 đồng , 10 000 đồng . Bước đầu biết chuyển đổi tiền . Biết cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng . Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. - Kết hợp giới thiệu cả bài “Tiền Việt Nam” ở Toán lớp 2 (SGK Toán 2, tr.162) II/ Chuẩn bị: Bảng phụ, phấn màu. VBT, bảng con. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2. Ba Hs đọc bảng chia 3. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề. 4. Phát triển các hoạt động. Bài 1 ( a , b ), Bài 2 ( a , b , c ), Bài 3 Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs biết các tờ giấy bạc. a) Giới thiệu các tờ giấy bạc: 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng - Gv giới thiệu : 2000 đồng, 5000 đồng, 10000 đồng.. - Gv cho Hs quan sát kĩ cả hai mặt của từng tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm: + Màu sắc của tờ giấy bạc. + Các dòng chữ “ hai nghìn đồng” và số 2000. + Các dòng chữ “ năm nghìn đồng” và số 5000. + Các dòng chữ “ mười nghìn đồng” và số 10.000. * Hoạt động 2: Làm bài 1. Bài 1: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv cho Hs làm bài mẫu. - Gv yêu cầu Hs tự làm. - Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Gv nhận xét, chốt lại + Con heo thứ 1: 6200 đồng. + Con heo thứ 2: 7200 đồng. + Con heo thứ 3: 6400 đồng. + Con heo thứ 4: 2800 đồng. Bài 2: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài: - Gv chia lớp thành 4 nhóm. - Gv dán 4 tờ giấy trên bảng. Cho 4 nhóm chơi trò chơi. - Gv yêu cầu hs cả lớp tô màu vào VBT. * Hoạt động 3: Làm bài 3. Bài 3: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu cả lớp quan sát các bức tranh trong VBT. - Gv nhận xét, chốt lại: a) Đồ vật giá tiền ít nhất là: 2000 đồng ; Đồ vật nhiều tiền nhất là: 9000 đồng. b) Mua một chiếc thước kẻ và một đôi dép thì hết 8800 đồng. c) Giá tiền một compa ít hơn giá tiền một gói bánh là: 3000 đồng. PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải. Hs trả lời : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Hs quan sát . Hs quan sát và nhận xét các tờ giấy bạc trên. Một vài Hs đứng lên nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. Hs đọc yêu cầu đề bài. Một Hs đứng lên làm mẫu. Học sinh cả lớp làm bài vào VBT. 3 nối tiếp nhau đọc kết quả. Hs nhận xét. Hs đọc yêu cầu đề bài. 4 nhóm lên bảng chơi trò chơi. Học sinh cả lớp làm bài vào VBT. Hai Hs lên bảng sửa bài. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs thảo luận nhóm đôi Hs làm bài vào VBT. Đại diện các cặp Hs đứng lên đọc kết quả. 5. Tổng kết – dặn dò.Về tập làm lại bài. Làm bài 2,3. Chuẩn bị bài: Luyện tập. Nhận xét tiết học. Tập làm văn : Kể về lễ hội I/ Mục đích – yêu cầu : - Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức tranh Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở. *(KNS) II/ Chuẩn bị:Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa. III/ Các hoạt động: 1/Khởi động: Hát. 2/Bài cũ: Gv gọi 2 Hs kể lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn” . 3/Giới thiệu và nêu vấn đề. 4/Phát triển các hoạt động: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài. - Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv yêu cầu Hs quan sát tranh minh họa trong SGK. - Gv viết lên bảng 2 câu hỏi: + Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào? + Những người tham gia lễ hội đang làm gì? - Gv yêu cầu từng cặp Hs quan sát hai tấm ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. * Hoạt động 2: Hs thực hành . (KNS) -Tư duy sáng tạo. -Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu. -Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực. - Gv yêu cầu 2 em trao đổi với nhau - Gv mời đại diện các nhóm lên thi kể chuyện. - Gv mời từng cặp hs kể - Gv mời 4 – 5 Hs thi kể trước lớp. - Gv nhận xét, chốt lại. PP: Quan sát, giảng giải, thực hành. Hs đọc yêu cầu của bài . Hs quan sát tranh minh họa. Hs quan sát kĩ để trả lời câu hỏi. PP: Luyện tập, thực hành. Hai Hs trao đổi với nhau theo cặp Từng cặp Hs tiếp nối nhau giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. Hs cả lớp nhận xét. 5 Tổng kết – dặn dò.Về nhà tập kể lại chuyện. Chuẩn bị bài: Kể về một ngày hội. Nhận xét tiết học. Tự nhiên xã hội : Côn trùng I/ Mục tiêu: - Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người . Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật . Biết cách diệt các côn trùng có hại. *(BVMT; KNS) II/ Chuẩn bị: Hình trong SGK trang 96, 97. SGK, vở. III/ Các hoạt động: 1/Khởi động: Hát. 2/Bài cũ: 3/Giới thiệu và nêu vấn đề: 4/Phát triển các hoạt động. Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv cho Hs quan sát hình 96, 97 SGK thảo luận các câu hỏi. + Hãy chỉ đâu là đầu, ngực, bụng, chân, cánh (nếu có) của từng con côn trùng có trong hình. Chúng có mấy chân? Chúng sử dụng chân, cánh để làm gì? + Bên trong cơ thể chúng có xương sống không? - Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Gv nhận xét. => Côn trùng (sâu bọ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các loài côn trùng đều có cánh. * Hoạt động 2: Làm việc với những côn trùng thật và các tranh ảnh côn trùng sưu tầm được. (BVMT) -Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. -Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. -có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên. (KNS) -Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động (thực hành) giữ vệ sinh môi trường vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại. Bước 1 : Làm việc theo nhóm Các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại côn trùng thật hoặc tranh ảnh các loài côn trùng sưu tầm được thành 3 nhóm : có hại, có ích và nhóm không ảnh hưởng đến con người. Bước 2: Làm việc cả lớp - Gv yêu cầu các nhóm lên trình bày các bộ sưu tập của mình. Gv nhận xét. PP: Quan sát, thảo luận. Hs thảo luận theo từng cặp. - Biết côn trùng là những vật không xương sống , chân có đốt , phần lớn đều có cánh Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.. Hs cả lớp nhận xét, bổ sung. Hs lắng nghe. PP: Quan sát, thảo luận. Hs phân loại một số loại côn trùng. Các nhóm trình bày bộ sưu tập của mình. Hs cả lớp nhận xét. 5 .Tổng kềt – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Tôm, cua Nhận xét bài học. Thể dục : Bài thể dục phát triển chung-nhảy dây- trò chơi “ ném bóng trúng đích” I, Mục tiêu: Biết cách nhảy dây kiểu chum,j hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng, nhịp điệu. Biết cách thực hiện bài thể dục phát triển chung với hoa và cờ. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được II, Chuẩn bị: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, một số vật để ném như bóng da nhỏ nhồi cát hoặc túi bọc cát. Kẻ vạch giới hạn, vẽ vòng tròn đồng tâm để làm đích, 2 em 1 dây nhảy. III, Hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Cho HS đi theo vòng tròn và hít thở sâu giơ tay từ thấp lên cao ngang vai rồi giang ngang, đưa tay ngược chiều trở lại. * Chơi trò chơi “Tìm những quả ăn được”. - Cho HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập. 2-Phần cơ bản. - Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. + GV thực hiện trước động tác với hoa hoặc cờ để HS theo dõi, cho HS tập thử rồi tập chính thức. - Ôn trò chơi “Ném trúng đích”. + GV tổ chức và làm trọng tài cho các em chơi, đảm bảo trật tự. Chú ý đảm bảo an toàn cho HS. 3-Phần kết thúc - GV cho HS đứng thành vòng tròn, vỗ tay, hát. - Cho HS đứng tại chỗ hít thở sâu . - Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV. - HS chạy khởi động và tham gia trò chơi theo chỉ dẫn của GV. - HS triển khai đội hình đồng diễn TD, đeo hoa ở ngón tay giữa hoặc cầm cờ nhỏ để ôn TD. - HS lần lượt từng tổ thi đua ném trúng vào 3 vòng tròn đồng tâm. - HS vỗ tay, hát, hít thở sâu. - HS chú ý lắng nghe GV hệ thống bài. Hoạt động tập thể: Tìm hiểu ng ày 8/ 3 I/ Mục tiêu: Tổng kết các hoạt động trong tuần rút ra bài học kinh nghiệm cho tuần tới Tìm hiểu kỹ về ngày 8/ 3 II/Hoạt động : 1/ Đánh giá kết quả học tập và thực hiện : Lớp trưởng chỉ đạo tổng kết các hoạt động trong tuần tổ trưởng nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần qua. Tình hình học tập tuần qua, mức độ chuyên cần bài tập về nhà thái độ nghiêm túc trong giờ học. Ăn mặc đồng phục đầy đủ đúng qui định, khăn quàng, đầu tóc vệ sinh cá nhân vệ sinh lớp học lễ phép tôn trọng thầy cô giáo giúp đỡ bạn bè trong học tập và lao động. Xếp hàng ra vào lớp thể dục giữa giờ chấp hành những qui định chung của nhà trường và của lớp đề ra. Lớp trưởng tổng kết đánh giá các hoạt động trong tuần. Xếp loại thi đua của tổ. GV nhận xét tuyên dương khen thưởng cá nhân 2/ Nội dung sinh hoạt: HS tìm hiểu ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ hàng năm nước ta lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ để ghi nhớ công ơn của các bà mẹ đã góp nhiều công sức để bảo vệ tổ quốc Tổ chức cho học sinh học tập tốt dành nhiều điểm mười thân tặnh các mẹ các cô, nêu ra các gương học tập tốt của các em học sinh giỏi trong lớp ,trong trường 3/ Củng cố - Dặn dò: GV cho học sinh nhận xét tiết sinh hoạt Chuẩn bị chủ đề sau
Tài liệu đính kèm: