Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Trường TH Lộc Hòa

Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Trường TH Lộc Hòa

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ

I/. Mục tiêu: -Đọc rành mạch, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

 Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 Yêu thích và biết ơn vợ chồng Chử Đồng Tử.

 KNS: KN thể hiện sự cảm thông, KN đảm nhiệm trách nhiệm.

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Trường TH Lộc Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: 
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I/. Mục tiêu: -Đọc rành mạch, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Yêu thích và biết ơn vợ chồng Chử Đồng Tử.
KNS: KN thể hiện sự cảm thông, KN đảm nhiệm trách nhiệm.
Kể chuyện: -Kể lại được từng đoạn câu chuyện .
 -HS khá giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
II/Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập đọc.
III/. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi bài : Hội đua voi ở Tây Nguyên.
3/ Bài mới: 
 + Em đã nghe lễ hội Chử Đồng Tử bao giờ chưa?
+ Người ta thường tổ chức những gì ở lễ hội đó? GV GTB- ghi tựa.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. 
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. : 
-YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, giải nghĩa các từ khó hiểu
-YCHS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bàiap1
-YC HS đọc đoạn 1.
-Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó? 
-YC HS đọc đoạn 2.
- Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào? 
-Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
-YC HS đọc đoạn 3.
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
-YC HS đọc đoạn 4.
-Nhân dân làm gì để biết ơn CĐT 
* Luyện đọc lại:
-GV đọc 1 đoạn trong bài.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
* Kể chuyện:
a.Xác định YC:-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:-GV cho HS quan sát 4 bức tranh trong SGK. 
-Cho HS phát biểu ý kiến về tên mình đặt cho đoạn.
-GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:-Gọi 4 HS dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. 
4.Củng cố-Dặn dò: 
GDKNS: Nhìn thấy bạn em đang trêu một bạn nhà nghèo mặc đồ vá đến lớp . Em sẽ làm gí khi ấy?
Gv chốt ý –GDHS
Nhận xét giờ học.
Dặn HS về nhà tập kể lại chuyện.
-2 học sinh lên bảng trả bài cũ. 
HS nhắc lại
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
KT: Đọc hợp tác.
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-1 HS đọc, lớp theo dọi SGK.
KT: Hỏi đáp
-1 HS đọc đoạn 1.
-Mẹ mất sơm, hai cha đành ở không.
-1 HS đọc đoạn 2.
-Thấy chiếc thuyền .. vùi mình. 
-Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời ..
-1 HS đọc đoạn 3.
-Truyền cho dân  dân đánh giặc.
-1 HS đọc đoạn 4.
-Lập đền thờ Chử Đồng Tử..
KT: Đọc tích cực
-HS theo dõi GV đọc.
-3 HS đọc. .
-4 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.
-1 HS đọc YC: 
-HS quan sát.
-HS đặt tên.
-VD: Cảnh nhà nghèo khó 
-Cuộc gặp gỡ kì lạ 
-Giúp dân 
-Uống nước nhớ nguồn 
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1.
 Từng cặp HS kể.
-HS nhận xét cách kể của bạn
(HS khá giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.)
-Cả lớp nhận xét, 
-Lắng nghe.
TOÁN :
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
 Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị đã học.
Biết giải toán có liên quan đến tiền tệ.( HSKG làm hết BT2)
Giáo dục tính chính xác, khoa học.
II/ Chuẩn bị:
Các tờ giấy bạc loại 2000, 5000, 10 000 đồng.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra bài tiết trước:
-Yêu cầu HS lên bảng nhận biết các tờ giấy bạc loại 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng.
- Nhận xét-ghi điểm:
3. Bài mới:
b. Luyện tập:
Bài 1: Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất
HS nêu yêu cầu bài tập.
-Hãy xếp các con lợn theo số tiền từ ít đến nhiều.
Bài 2:Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải?
-1 HS đọc YC bài.
-GV Hướng dẫn làm bài
GV nhận xét
Bài 3: Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi sau:
Câu a:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Câu b: Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4: Bài toán
-GV gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
Tóm tắt:
 Sữa : 6700 đồng 
 Kẹo : 2300 đồng 
 Đưa cho người bán : 10 000 đồng 
 Tiền trả lại : ..... đồng?
-GV cho điểm HS.
4 Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.
-YC HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm. Chuẩn bị bài sau
-3 HS lên bảng, mỗi HS nhận biết một loại giấy bạc.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS tìm bằng cách cộng nhẩm: 
VD: 1000 đồng + 5000 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 6300 đồng.
-Xếp theo thứ tự: c, d, a, b.
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
a. Cách 1: Lấy 1 tờ giấy bạc 2000 đồng, 1 tờ giấy bạc 1000 đồng, 1 tờ giấy bạc 500 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng thì được 3600 đồng.
Cách 2: Lấy 3 tờ giấy bạc loại 1000 đồng, 1 tờ giấy bạc 500 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng thì cũng được 3600 đồng.
-Câu b : tương tự
HSKG làm câu c,d
-1 HS nêu yêu cầu bài tập.
-2 HS lần lượt đọc trước lớp..
-Bạn Mai có 3000 đồng.
-Mai có vừa đủ tiền để mua chiếc kéo.
-Mai có thừa tiền để mua thước kẻ.
-Mai còn thừa lại 1000, vì 3000 – 2000 = 1000 (đồng)
-Mai không đủ tiền để mua bút máy, sáp màu, dép vì những thứ này giá tiền nhiều hơn số tiền mà Mai có.
-Mai còn thiếu 2000 đồng vì 5000 – 3000 = 2000 (đồng).
-Làm bài và trả lời: Bạn Nam có vừa đủ tiền để mua: một chiếc bút và một cái kéo hoặc một hộp sáp màu và một cái thước.
-Bạn còn thừa ra: 7000 – 6000 = 1000 (đồng)
-Số tiền để mua một bút máy và một hộp sáp là:
4000 + 5000 = 9000 (đồng). Số tiền Nam còn thiếu là 9000 – 7000 = 2000 (đồng).
-1 HS đọc yêu cầu BT SGK.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vơ. Bài giải:
 Số tiền phải trả cho hộp sữa và gói kẹo là:
 6700 + 2300 = 9000 (đồng)
 Số tiền cô bán hàng phải trả lại mẹ là:
 10 000 – 9000 = 1000 (đồng)
 Đáp số: 1000 đồng 
-Hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
ĐẠO ĐỨC
 TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC.(TIẾT 1)
I.Mục tiêu:
 -Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 -Biết : Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
 -Thực hiện tơn trọng thư từ , nhật kí,sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
 -GD ý thức tơn trọng mọi người cũng như đồ vật ,tài sản của họ.
 KNS:KN tự trọng, KN làm chủ bản thân
 -HSKG biết trẻ em có quyền tôn trọng bí mật riêng tư.
II Chuẩn bị :Bảng từ. Phiều bài tập.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: KT phần chuẩn bị của HS
3.Bài mới:
+ Trước khi cầm đồ vật gì của ai đó em phải làm gì?
+ Làm như thế để làm gì?
GV chốt ý gtb
Hoạt động 1: Sắm vai xử lí tình huống.
MT: Biêt thế nào là tôn trọng thư từi tài sản của người khác.
-GV yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí tình huống sau, rồi thể hiện qua vai trò đóng vai.
-Yêu cầu HS cho ý kiến.
+Cách giải quyết nào hay nhất?
+Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì nếu hai bạn bóc thư?
+Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm thế nào?
-Kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai.
MT: Biết hành vi đúng sai
-GV phát phiếu học tập và YC cácnhóm HS thảo luận những nội dung sau:
Em hãy nhận xét xem hai hành vi sau đây, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao?
+Hành vi 1: Thấy bố đi công tác về, Hải liền lục ngay túi của bố để tìm xem có quà gì không.
+Hành vi 2: Sang nhà Lan chơi, Mai thấy có rất nhiều sách hay. Mai rất muốn đọc và hỏi Lan cho mượn.
-Yêu cầu một số HS đại diện cho cặp nhóm nêu ý kiến.
-GV kết luận: Tài sản, đồ đạc của người khác là sở hữu riêng. Chúng ta phải tôn trọng, không tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác. Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác.
Hoạt động 3: Trò chơi nên hay không nên.
MT: Biết việc nên và không nên làm
GV chia lớp làm hai đội phổ biến cách chơi
GV kết luận: 1, 4, 8 nên làm; 2, 3, 5, 6, 7 không nên làm. Tài sản, thư từ của người khác dù là trẻ em đều là của riêng nên cần phải tôn trọng. Tôn trọng thư từ, tài sản là phải hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép và bảo quản giữ gìn khi dùng.
4. Củng cố – dặn dò:
GDKNS: Nhìn thấy trong học bàn của bạn có một cuốn truyện rất đẹp em muốn xem nhưng bạn em khong có ở đó em sẽ làm gì?
GV chốt ý GDHS
-Nhận xét giờ học
Dặn hs chuẩn bị tiết 2
HS trả lời
-
KT: Giải quyết vấn đề.
Trả lời câu hỏi: Chẳng hạn:
+Ông tư sẽ trách Nam vì xem thư của ông mà chưa được ông cho phép, ông Tư cho Nam là người tò mò.
+Với thư từ của người khác chúng ta không đươ ... ận xét-ghi điểm:
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.
b. Kiểm tra:
-GV phát đề bài lên bảng. -Quan sát và nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc, không quay cóp, làm mất trật tự.
-Đến giờ GV thu bài nộp văn phòng.
4 Củng cố – Dặn dò:
-Nhận xét giờ kiểm tra. 
-Dặn chuẩn bị bài cho tuần sau.
- HS báo cáo.
-Nghe giới thiệu.
-HS làm bài vào giấy.
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I . Mục tiêu:
 Bước đầu biết kể về một ngày hội theo gợi ýcho trước (bt1)
 Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu)
KNS: KN tìm kiếm và sử lí thông tin, KN giao tiếp
Rèn tính mạnh dạn tự tin
II. Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
-Cho HS đọc lại bài trước lớp đã làm kể tiết trước-Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới:
+Em đã được tham gia vào buổi lễ hội nào ở quê em chưa?
+ Em thấy buổi lễ hội đó như thế nào?
GV chốt ý -gtb
 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Gọi HS đọc YC BT và các gợi ý.
. Những em nào không trực tiếp tham gia hội (lễ hội), có thể kể về một hội (lễ hội) em đã thấy trên ti vi hay trên phim.
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét.
 Bài tập 2: Cho HS đọc YC BT 2.
-GV nhắc lại yêu cầu.
-Cho HS viết.
-Cho HS đọc bài viết của mình.
-GV nhận xét chấm điểm một số bài làm tốt.
4.Củng cố, dặn dò: 
GDKNS: Một người khách từ xa đến họ không biết về phong tục lễ hội ở làng em .Em làm thế nào để giúp họ hoà nhập vào lễ hội đó?
GV chốt ý GDHS
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS viết chưa xong về nhà viết tiếp cho xong.
2 HS kể lại trước lớp, 1 HS kể theo ảnh 1, 1 HS kể theo ảnh 2.
HS trả lời
KT: trình bày một phút
-1 HS đọc YC SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của G-1 HS kể theo mẫu gợi ý.
-3 – 4 HS nối tiếp nhau thi kể.
-Lớp nhận xét.
KT: Viết tích cực
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS viết bài.
-3 – 4 HS đọc bài viết của mình.
-Lớp nhận xét.
Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bong bóng bay nhiều màu được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là những thanh niên khoẻ mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức, vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút.
-HS trả lời.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÁ
I Mục tiêu: 
Nêu được ích lợi của cá đối với đời sống của con người.
Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoaì của cá trên hình vẽ hoặc vật thật.
HSKG:Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vaỷ , có vây.
GDBVMT: Cá có nhiều ích lợi cần chăm sóc và bảo vệ chúng.
II. Chuẩn bị: 
Tranh ảnh như SGK trang 100, 101.
GV và HS sưu tầm thêm tranh ảnh về nhiều loại cá khác nhau.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: - nêu ích lợi của tôm, cua.
-Nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới:GTB-ghi tựa
Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài cơ thể cá
MT: Biết các bộ phận bên ngoài của cá.
-Tổ chức HS làm việc theo nhóm.:
1.Loài cá trong hình tên là gì? Sống ở đâu?
2.Cơ thể loài cá có gì giống nhau?
cá thở như thế nào?
-Làm việc cả lớp:
+GV nêu: Cá sống ở dưới nước. Cơ thể chúng đều có đầu, mình, đuôi, vây, vẩy.
+Hỏi: Cá thở như thế nào và thở bằng gì?
-Hỏi: Khi ăn cá em thấy có gì?
-Kết luận: Cá là loài vật có xương sống (khác với côn trùng, tôm, cua không có xương sống). Cá thở bằng mang.
Hoạt động 2: Sự phong phú, đa dạng của cá
MT: Biết sự đa dạng của cá
Chia nhóm quan sát SGK thảo luận
+Nhận xét về sự khác nhau của các loài cá về màu sắc, hình dạng, các bộ phận, đầu, răng, đuôi, vẩy...
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-Kết kuận: Cá có rất nhiều loài khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm màu sắc, hình dạng khác nhau tạo nên thế giới cá phong phú và đa dạng.
Hoạt động 3: Ích lợi của cá
MT: Biết ích lợi của cá
-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm thảo luận nêu các ích lợi của cá và tên các loài cá
-Yêu cầu các nhóm trình bày
 -Hỏi: Chúng ta làm gì để bảo vệ cá?
4/ Củng cố – dặn dò: 
GDTT cho HS
Nhận xét tiết học
-YC HS về nhà sưu tầm thêm tranh ảnh về các loài cá và các hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến cá; vẽ một loài cá em yêu thích.
-HS báo cáo trước lớp.
- Tôm, cua được dùng làm thức ăn cho người, làm thức ăn cho động vật (cho cá, gà,..) và làm hàng xuất khẩu.
+Các nhóm làm việc theo hướng dẫn, thảo luận trong nhóm.
+Đại diện 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+HS lắng nghe.
+HS trả lời: Quan sát ta thấy cá thở bằng mang, khi cá thở mang và mồm cử động để lùa nước vào và đẩy nước ra
-Khi ăn cá thấy có xương.
-HS nghe kết luận.
HSKG:Biết cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vẩy , có vây.
HS chia nhóm, cùng quan sát và thảo luận để rút ra kết quả:
+Màu sắc của cá rất đa dạng: Có con cá có màu sắc sặc sỡ nhất là các loài cá cảnh như cá vàng; có loài có màu trắng bạc như cá mè, 
+Hình dáng của cá cũng rất đa dạng, có con mình tròn như cá vàng, có con mình thuôn như cá chép; ..
+Về các bộ phận của cá có con có vây cứng như cá mập, rô phi, cá ngừ, cá chuối, có con vây lại rất mềm như cá vàng, cá đuối,.
-Một vài đại diện HS báo cáo, các HS khác theo dõi, bỗ sung những đặc điểm khác bạn chưa trình bày.
-HS suy nghĩ viết vào giấy các ích lợi của cá và tên các loài cá .
-Các nhóm dán kết quả, nhóm quan sát và nhận xét bổ sung kết quả cho nhau.
-Lắng nghe
Cá có nhiều ích lợi. Phần lớn cá được dùng làm thức ăn cho người và cho động vật. Ngoài ra cá được dùng để chữa bệnh (gan cá, sụn vi cá mập) và để diệt bọ gậy trong nước. 
GDBVMT:-Bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí.
	SINH HOẠT LỚP
 I/ Mục tiêu:
 HS nhận ra ưu, khuyết điểm của mình.
 Giáo dục HS ý thức học tập tốt
 Nhắc nhở HS thực hiện theo kế hoạch đề ra.
 II/ Nội dung
 Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. 
Các tổ trưởng nhận xét về tình hình thực hiện trong tuần qua. 
Tổ 1; Tổ 2
Giáo viên nhận xét chung lớp. 
Về nề nếp: Một số em chưa có ý thức học tập còn làm việc riêng trong giờ học: 
Về học tập: Một số em về nhà chưa học bài khi đến lớp như: 
Hay quên sách vở , đồ dùng học tập: 
Về vệ sinh: Tổ trực nhật tốt 
 II/ Biện pháp khắc phục: 
Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể.
Các tổ trưởng truy bài đầu giờ các bạn trong tổ. 
Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh học chưa tốt hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. 
 Tổ trưởng tổ trực nhật có nhiệm vụ phân công và nhắc nhở các bạn trong tổ mình thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
 III/. Kế hoạch tuần tới
 - Duy trì nề nếp tác phong
 - Duy trì việc đi học đầy đủ, đúng giờ.
 - Đoàn kết giúp nhau trong học tập.
 - Làm tốt khâu vệ sinh trường,lớp.
 - Đi học đem theo nước uống 
 - Duy trì việc chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp học
 - Thường xuyên rèn chữ viết 
 - Giữ vệ sinh chung
 - Ôn tập cho HS chuẩn bị thi giữa kì II
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hội thi báo ảnh về chủ đề thân thiện với môi trường.
I/ Mục tiêu:
Nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, môi trường xung quanh thông qua việc sưu tầm ,lựa chọn , tổ chức hội thi báo ảnh về chủ đề bảo vệ môi trường.
Góp phần hình thành tình cảm yêu quý thân thiện với thiên nhiên 
Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
II/ Địa điểm: Ngoài sân trường.
III/ Chuẩn bị: 
 GV : Sưu tầm tranh ảnh về môi trường, giấy khổ to
 HS : Sưu tầm một số tranh ảnh về môi trường, các bài hát về môi trường.
IV/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Ổn định
-GV tập hợp lớp ra sân 
-Phổ biến nội dung
2/ Các bước tiến hành
Hoạt động 1 :Thành lập ban tổ chức
 GV chọn một số HS làm ban tổ chức gồm : Trưởng ban ,thư kí, thành viên
+ HD ban tổ chức chấm điểm 
+ HD luật thi
 Hoạt động 2 : Phân công nhiệm vụ 
- GV chia lớp làm 2 nhóm.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm : 
+ Dán các tranh ảnh các em sưu tầm lên giấy khổ lớn vể chủ đề : Cây cối , động vật , em yêu thiên nhiên ,em bảo vệ thiên nhiên,
+ Trình bày trong nhóm về tranh ảnh của mình mang đến lớp.
Hoạt động 3 : Tổ chức tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường cho HS 
- GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận về tranh ảnh sưu tầm được 
- Các nhóm nộp báo ảnh sưu tầm cho ban tổ chức.
+ Các em cần làm gì đối với môi trường xung quanh?
Hoạt động 4 :Tổ chức chấm báo
-GV cùng chấm điểm cho các nhóm.
-Công bố điểm cho các nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương
3/ Củng cố, dặn dò.
- Em hãy hát bài hát nói về môi trường
- Nhận xét, tuyên dương
HS lắng nghe
HS thành lập ban tổ chức
lớp làm 2 nhóm.
Hai nhóm dán tranh ảnh các em đã sưu tầm được
Trình bày trong nhóm
HS trao đổi thảo luận và trình bày về tranh ảnh môi trường
HS nêu ý kiến .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc