Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Trường Tiểu học Hải Tân

Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Trường Tiểu học Hải Tân

 Tập đọc - Kể chuyện:

SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỮ ĐỒNG TỬ

 I / Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ.

- Hiểu ND ý nghĩa: Chữ Đồng Tử là người có hiếu,chăng chỉ có công lớn với dân với nước. Nhân dân kính yêu và nghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ hằng năm ở nhiêu nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó(TL được câu SGK).

 II / Chuẩn bị đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.

 III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1335Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 26 - Trường Tiểu học Hải Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
 Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
 Tập đọc - Kể chuyện:
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỮ ĐỒNG TỬ
 I / Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giữa các cụm từ.
- Hiểu ND ý nghĩa: Chữ Đồng Tử là người có hiếu,chăng chỉ có công lớn với dân với nước. Nhân dân kính yêu và nghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ hằng năm ở nhiêu nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó(TL được câu SGK).
 II / Chuẩn bị đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
 III/ Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên“. Yêu cầu nêu ND bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài :
b) Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* H/dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi HS phát âm sai.
- H/dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Tìm hiểu nội dung: 
- Y/c lớp đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
- Yêu cầu HS đọc thầm 3.
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 4.
+ Nhân dân ta đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ? 
 d) Luyện đọc lại: 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 của câu chuyện.
- Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
 * Kể chuyện 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
- yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, nhớ lại ND từng đoạn truyện và đặt tên cho từng đoạn.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện: 
- Nhắc học sinh quan sát tranh nhắc lại gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. 
- Mời 4 học sinh dựa vào từng bức tranh theo thứ tự nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện. 
- Mời một học sinh kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương những em kể tốt. 
 3) Củng cố, dặn dò : 
- Hãy nêu ND câu chuyện.
- Về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện.
- Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi.
+ Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khổ mặc chung. Khi cha mất, .........
- Lớp đọc thầm đoạn 2 câu chuyện.
+Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập vào bờ,hoảng hốt,bới cát vùi mình ....
+ Công chúa cảm động khi biết tình cảnh của chàng và cho rằng duyên trời .........
- Đọc thầm đoạn 3.
+ Truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hóa lên trời ........
- Đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi.
+ Nhân dân lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hàng năm suốt ............
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- 3 em thi đọc lại đoạn 2.
- Một em đọc cả bài. 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. 
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học 
- Đọc yêu cầu bài (dựa vào 4 bức tranh minh họa đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa và đặt tên.
- Một số em nêu kết quả, cả lớp bổ sung:
+ Tranh 1 : Cảnh nghèo khổ/ Tình cha con. 
+ Tranh 2 : Cuộc gặp gỡ kì lạ .
+ Tranh 3 : Truyền nghề cho dân 
+ Tranh 4 : Tưởng nhớ / Uống nước nhớ nguồn 
- 4 em lên dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Chứ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. ND kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng CĐT...
***************************************
Toán:
LUYỆN TẬP
 I/ Mục tiêu : 
- Tiếp tục củng cố nhận biết và sử dụng các loại giấy bạc đã học.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
 II/ Chuẩn bị : - Một số tờ giấy bạc các loại.
 III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ : 
2.Bài mới: 
Hướng dẫn HS làm bài luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát, xác định số tiền trong mỗi chiếc ví rồi so sánh.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và làm bài cá nhân.
- Gọi HS nêu miêng kết quả.
- Nhận xét chốt lại ý kiến đúng. 
 Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc bài 4.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
 3) Củng cố -dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- 1 em nêu yêu cầu bài (Chiếc ví nào nhiều tiền nhất)
- Cả lớp tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
 Chiếc ví ( c ) có nhiều tiền nhất.
- 1 em nêu yêu cầu bài (Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải ? )
- Cả lớp quan sát hình vẽ và tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
 3000 + 500 + 100 = 3600 (đồng) 
hoặc 2000 + 1000 + 500 + 100 = 3600 (đồng).
- 1 em nêu yêu cầu bài (Xem tranh rồi TLCH ... )
- Cả lớp quan sát hình vẽ và tự làm bài.
- 2 em nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung:
a) Mai có 3000 đồng, Mai có vừa đủ để mua 1 cái kéo.
b) Nam có 7000 đồng, Nam mua được 1 cái kéo và 1 cây bút.
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung: 
Giải:
Số tiền Mẹ mua hết tất cả là :
6700 + 2300 = 9000 ( đồng )
Cô bán hàng phải trả lại số tiền là :
10000 – 9000 = 1000 ( đồng )
Đ/S : 1000 đồng.
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài. 
*********************************************************
 Buổi chiều: 
Rèn chữ:
Bài viết: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
 I/ Yêu cầu: - HS nghe và viết chính xác 3 khổ thơ bài " Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử".
 - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết sạch đẹp.
 II/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn HS nghe - viết:
-Đọc đoạn bài chính tả" " Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử"".
- Gọi 2HS đọc lại.
- Yêu cầu đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi:
? Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
? Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con những từ dễ lẫn và ghi nhớ chính tả.
* Đọc cho HS viết bài vào vở.
* Chấm vở một số em, nhận xét chữa lỗi phổ biến.
* Dặn dò: VN viết lại cho đúng những chữ đã viết sai, viết mỗi chữ 1 dòng.
- Nghe GV đọc bài.
- 2 em đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời:
+ Giúp dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải,...
+ Nhân dân lập đền thờ để ghi nhớ công ơn.
- Cả lớp viết từ khó vào bảng con: hiển linh, Chử Đồng Tử, ghi nhớ,...
- Tập viết các từ dễ lẫn.
- Nghe - viết bài vào vở.
- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.
*********************************************
Luyện tập Toán:
LUYỆN TẬP 
 I/ Mục tiêu: - Ôn luyện kiến thức đã học, làm tốt các bài tập có dạng đã học.
 - Giáo dục HS tự giác trong học tập.
 II/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV ra BT, HS đọc y/cầu của bài và làm sau GVchấm và HS cả lớp cùng chữa bài.
Bài 1 :Tìm x
 X : 7 = 1246 X : 6 = 1078
Bài 2 : Đặt tính rồi tính
 5685 : 5 8480 : 4
 7569 : 3 5078 : 5
Bài 3 : Một trường học dự trữ 1050 tờ giấy thi cho học sinh. Trong đợt thi học kỳ I trường đã dùng hết một phần ba số giấy thi đó. Hỏi trường còn lại bao nhiêu tờ giấy thi ?
 Bài 4 : Người ta xếp các gói mì vào hộp, mỗi hộp có 5 gói mì. Hỏi có 2154 gói mì thì xếp được nhiều nhất bao nhiêu hộp và còn thừa ra mấy gói mì ? 
Giáo viên chấm và chữa bài.
* Nhận xét đánh giá giờ học.
- Đọc yêu cầu của bài và làm
Bài 1 :Nêu được X là số bị chia cần tìm và tìm bằng cách lấy thương nhân với số chia.
Bài 2 : Cần đặt tính thẳng hàng và tính chính xác.
Bài 3 : Nêu được tóm tắt bài toán và giải được bài toán bằng 2 phép tính.
Bài 4 : Biết giải bài toán theo cách giải toán chia có dư và biết cách trình bày dạng toán trên.
- Theo dõi bài chữa.
*********************************
Luyện tập Tiếng Việt:
RÈN ĐỌC
 I/ Mục tiêu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần đã học.
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm, dấu phẩy.
 II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện theo nhóm các bài:"Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử ; Rước đền ông sao", kết hợp trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp:
+ Mời 3 nhóm mỗi nhóm 5 em thi đọc 5 đoạn trong bài " Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử "
+ Mời 1 số HS thi đọc bài " Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử " và TLCH:
+ Tìm những chi cho thấy nhà Chử Đồng Tử rất nghèo?
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào ?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử ?
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp dân làm những việc gì ?
+ Nhân dân ta đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử ? 
- Nhận xét, tuyên dương cá nhân và nhóm đọc tốt nhất.
2. Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm. 
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- HS trả lời theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn những bạn và nhóm đọc tốt nhất.
********************************************************************
 Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011 
Chính tả: (Nghe-viết)
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỮ ĐỒNG TỬ
 I/ Mục tiêu: - Rèn kỉ năng viết chính tả : Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử “. 
 - Viết đúng và nhớ cách viết các tiếng có chứa âm đầu dễ lẫn d/ r / gi .
 - Giáo dục HS ý thức rèn ... viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập.
- Cả lớp thực hiện tự làm bài.
- 3 nhóm lên bảng thi làm bài.
- Lớp nhận xét bài bạn và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất.
- Cả lớp làm vào VBT theo lời giải đúng:
+ r : rổ, rá, rựa, rương, rùa,.. 
+ d : dao, dây, dê, dế, diễn, dư,
+ gi : giường, giáp, giày, gì, giáng,
*********************************************
 Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
Thủ công:
LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (tiết 1)
 I/ Mục tiêu: - Làm được một lọ hoa gắn tường đúng qui trình kĩ thuật.
 - Yêu thích các sản phẩm đồ chơi.
 II/ Chuẩn bị : Như tiết 1
 III/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 3: Yêu cầu làm lọ hoa gắn tường và trang trí.
- Yêu cầu nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
- Nhận xét và dùng tranh quy trình để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường. 
- Tổ chức cho thực hành theo nhóm. 
- Quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
Gợi ý cắt dán các bông hoa có cành lá để cắm vào lọ trang trí.
- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Tuyên dương một số nhóm có sản phẩm đẹp.
3) Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà tập làm cho thành thạo.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .
- Hai em nhắc lại các bước về quy trình gấp cái lọ hoa gắn tường.
- Quan sát để nhớ lại các bước gấp lọ hoa gắn tường để thực hành gấp.
- Các nhóm thực hành gấp lọ hoa theo hướng dẫn.
- Cắt các bông hoa và cành lá để cắm vào lọ hoa.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá xếp loại sản phẩm của từng nhóm.
*******************************
Tập làm văn:
KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI
I/ Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nói: Kể về một ngày hội theo gợi ý - lời kể rõ ràng tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. 
 - Rèn kĩ năng viết : Viết được điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
 * GDKNS: -Tư duy sáng tạo;tìm kiếm và xử lý thông tin; Giao tiếp lắng nghe và phản hồi tích cực
 II/ Chuẩn bị : Bảng lớp viết câu hỏi gợi ý BT1.
 III/Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai em lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo một trong hai bức ảnh ở tuần 25.
- Nhận xét chấm điểm.
2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài : 
b/ Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : Gọi 1 học sinh đọc bài tập.
+ Em chọn để kể ngày hội nào ?
- Gợi ý để học sinh kể có thể là những lễ hội mà em được trục tiếp tham gia hay chỉ thấy qua ti vi xem phim,
- Mời một em kể mẫu, giáo viên nhận xét bổ sung.
- Gọi một vài em nối tiếp nhau kể thi kể.
- Nhận xét tuyên dương những HS kể hay, hấp dẫn .
Bài tập 2: - Gọi một em đọc yêu cầu bài tập.
- Nhắc nhớ về cách trình bày lại những điều vừa kể thành một đoạn văn viết liền mạch.
- Yêu cầu lớp thực hiện viết bài.
- Theo dõi giúp đỡ những học sinh yếu.
- Mời một số em đọc lại bài văn viết trước lớp.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt. 
 3) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. 
- Hai em lên bảng kể.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Một em đọc yêu cầu bài.
- Nêu câu chuyện mà mình lựa chọn.
- Hình dung và nhớ lại các chi tiết và hoạt động của buổi lễ hội để kể lại ( bao gồm cả phần lễ và phần hội 
- Một em giỏi kể mẫu.
- một số em nối tiếp nhau thi kể.
- Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Thực hiện viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn liền mạch khoẳng 5 câu.
- Bốn em đọc bài viết để lớp nghe.
- Nhận xét bình chọn bạn viết hay nhất.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
************************************
Toán:
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
( KT theo đề của trường)
*********************************
SINH HOẠT ĐỘI
 I/ Mục tiêu : - Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Đề ra phương hướng tuần tới.
- HS vui chơi giải trí, ca múa hát tập thể.
 - Giáo dục HS có tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau.
 II/ Hoạt động dạy hoc :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* GV đánh giá chung:
a.Ưu điểm:
 - Nề nếp lớp được duy trì tốt.
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học. Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi 
b.Khuyết điểm:
- 1số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài
- Chữ viết còn cẩu thả: Lương, Vân Anh, Hoàn,...
* Cho HS ôn luyện các bài múa:
- Tập trung HS thành đội hình vòng tròn.
- Yêu cầu lớp trưởng điều khiển cho cả lớp ôn các bài múa : Con gà trống ; Cả nhà thương nhau....
- GV theo dõi uốn nắn cho từng em.
*T/chức cho HS chơ “ Mèo đuổi chuột"
- Nêu tên TC, phổ biến luật chơi rồi cho HS chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có.
- LĐVS sạch sẽ
-Tăng cường học nhóm ở nhà, giúp nhau cùng tiến bộ
 -Tăng cường thi đua giành nhiều điểm tốt.
* Dặn dò : Về nhà tập luyện thêm. 
1. Đánh giá các hoạt động tuần 5 :
 - * Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình.
3. Bình bầu sao, cá nhân xuất sắc:
 - Sao: Chăm chỉ
- Cá nhân: Khang, Tín, Trâm
2. Lớp sinh hoạt văn nghệ
- Cả lớp tập trung theo đội hình vòng tròn và tập luyện các bài múa của Sao nhi đồng.
- Tham gia chơi TC chủ động, tích cực.
- HS lắng nghe
- Về nhà ôn lại các bài múa.	
Tự nhiên xã hội
TÔM - CUA
 A/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Chỉ và nói ra được các bộ phận trên cơ thể của tôm cua được quan sát. 
- Nêu được ích lợi của tôm và cua.
B/ Chuẩn bị: Tranh ảnh trong sách trang 98, 99. Sưu tầm ảnh các loại động vật khác nhau mang đến lớp.
C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Côn trùng".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 98, 99 và các hình tôm, cua sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nói về hình dáng kích thước của chúng ?
+ Bên ngoài cơ thể những con tôm và con cua có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống hay không ?
+ Hãy đếm xem cua có tất cả bao nhiêu chân và chân của chúng có gì đặc biệt ?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (Mỗi nhóm trình bày đặc điểm của 1 con ).
+ Tôm, cua có đặc điểm gì chung ?
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: 
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Tôm cua thường sống ở đâu ?
+ Tôm và Cua có ích lợi gì đối với con người ?
+ Kể tên một số hoạt động và đánh bắt, chế biến tôm cua mà em biết ? 
Bước 2:
 - Mời lần lượt đại diện 1 số nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp. 
- Khen ngợi các nhómø giới thiệu đúng. 
3) Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm chung của các loại côn trùng.
+ Kể tên những côn trùng có lợi và tên những côn trùng có hại ?
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Là động vật không có xương sống. Bên ngoài được bao phủ bởi lớp vỏ cứng. Chúng có nhiều chân và chân được phân ra thành các đốt.
- 2 em nhắc lại KL, Lớp đọc thầm ghi nhớ.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện 1 số nhóm lên lên báo cáo trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Tự nhiên xã hội:
CÁ
 A/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Chỉ và nói ra được các bộ phận trên cơ thể của cá được quan sát. 
- Nêu được ích lợi của cá.
B/ Chuẩn bị: Tranh ảnh trong sách trang 100, 101. Sưu tầm ảnh các loại cá mang đến lớp.
C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Tôm - Cua".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Bước 1 : Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 100, 101 và các hình con cá sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nói về hình dáng kích thước của chúng ?
+ Bên ngoài cơ thể những con cá này có gì bảo vệ ? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống hay không ?
+ Cá sống ở đâu ? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Bước 1: 
- Chia lớp thành 3 nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số loài cá sống ở nước ngọt và nước mặn và em biết ?
+ Cá có ích lợi gì đối với con người ?
Bước 2:
- Mời lần lượt đại diện 1 số nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp. 
- Khen ngợi các nhóm giới thiệu đúng. 
c) Củng cố - dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm chung của tôm - cua.
+ Nêu ích lợi của tôm - cua.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Bên ngoài được bao phủ bởi lớp vẩy. Bên trong có xương sống. Cá sống dưới nước, di chuyển nhờ vây và đuôi.
- 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện 1 số nhóm lên lên báo cáo trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm thắng cuộc.
+ Cá nước ngọt : cá chép, rô, lóc, chạch, lươn, trê,
+ Cá nước mặn : Trích, nục, thu, ngừ, 
+ Ích lợi cá đối với con người là cung cấp thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 262BUOI CKT GDKNS.doc