Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Lại Xuân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Lại Xuân

Tập đọc - Kể chuyện

 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

 I . Mục đích yêu cầu:

A . Tập đọc:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng: nên, nằm, nào ngờ, nước, nàng, khắp nơi, nuôi tằm, nhiều nơi, nô nức.

-Đọc phân biệt lời các nhân vật , bước đầu biết đọc diễn cảm

* H yếu luyện đọc theo đoạn.

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 632Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Lại Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 26
Thứ hai ngày 2 tháng 3năm 2009
Hoạt động tập thể
Chào cờ
Tập đọc - Kể chuyện
	Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
 I . Mục đích yêu cầu:
A . Tập đọc:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:	
- Đọc đúng: nên, nằm, nào ngờ, nước, nàng, khắp nơi, nuôi tằm, nhiều nơi, nô nức.
-Đọc phân biệt lời các nhân vật , bước đầu biết đọc diễn cảm
* H yếu luyện đọc theo đoạn.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
B . Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói: 
- Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
* H yếu luyện kể theo đoạn.
2. Rèn kĩ năng nghe:Nghe và nhận xét lời kể của bạn 
II .Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
- Gọi H đọc nối tiếp câu chuyện: “Hội vật”.
- Gọi H kể lại một đoạn câu chuyện
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Giới thiệu bài: ( 1’)
3. Luyện đọc đúng: ( 33- 35’)
* Đọc mẫu cả bài –gt bố cục:4 đoạn
(+)Đoạn 1:
- Câu 2: Nhấn giọng: một chiếc khố -> Gọi H đọc
- Câu 3: HD đọc đúng: nên. Nhấn giọng: đành ở không -> đọc mẫu
-Giải nghĩa: Chử Xá/SGK
* Hướng dẫn đọc đoạn: Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm, trầm- Đọc mẫu
- Gọi H đọc đoạn 1.
+ Nhận xét, chấm điểm.
(+)Đoạn 2: 
-Câu 2:Đọc đúng: Du ngoạn, khóm lau, duyên trời 
- Giải nghĩa từ : Du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời/SGK 
- G hướng dẫn đọc: Nhịp nhanh hơn, nhấn giọng những từ ngữ tả sự hốt hoảng của Chử Đồng Tử khi thuyền của công chúa tiến lại, sự bàng hoàng của công chúa khi bất ngờ phát hiện ra Chử Đồng Tử trong khóm lau thưa.
- G đọc mẫu
-Gọi H đọc , nhận xét cho điểm
(+)Đoạn 3: 
- Đọc đúng: hiển linh- Đọc mẫu
-Giải nghĩa: Hoá lên trời, hiển linh/SGK
-G hướng dẫn giọng đọc trang nghiêm, thành kính
-Gọi H đọc, nhận xét cho điểm 
(+)Đoạn 4: 
-Đọc đúng: nô nức
-G hướng dẫn đọc như đoạn 3-> Đọc mẫu
-Gọi H đọc, nhận xét cho điểm.
* Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn:
- Nhận xét. Chấm điểm.
* Hướng dẫn đọc cả bài.
- Đọc đúng giọng từng đoạn. Giọng đọc nhẹ nhàng.
- Gọi học sinh đọc.
- Nhận xét. Chấm điểm.
* Nhận xét: ( 1’ )
Nhận xét bài đọc của học sinh qua tiết 1.
 - 2-3 H đọc.
- 1 H kể. Giải thích lí do thích đoạn đó.
* Đọc thầm theo giáo viên.
-1 H đọc mẫu, 2-3 H đọc
-2-3 H đọc
-1 H đọc
- 4-5 H đọc, nhận xét bạn đọc
-1 H đọc mẫu, 2-3 H đọc
-1 H đọc chú giải.
- 4-5 H đọc, nhận xét bạn đọc
-2-3 H đọc
-1 H đọc chú giải.
-1 H đọc mẫu, 4-5 H đọc nhận xét bạn đọc
-1 H đọc mẫu, 2-3 H đọc 
-4-5 H đọc, nhận xét bạn đọc
-2 lượt H đọc
-1 H đọc
Tiết 2
4. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10-12’)
*Đoạn 1: Yêu cầu H đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : 
?Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào và ở đâu?
? Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?
?Khi cha mất việc CĐT quấn khố chôn cha còn mình thì ở không cho em thấy tình cảm của CĐT đối với cha ntn?
->CĐT là một người con có hiếu, cha mất rồi còn lấy khố chôn cha còn mình thì ở không .Sau khi cha mất cuộc sống của CĐT thế nào và có chuyện gì xảy ra đối với người con trung hiếu này->Đoạn 2
*Đoạn 2:Yêu cầu H đọc thầm đoạn 2và trả lời câu hỏi:
? Cuộc gặp gỡ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
? Vì sao Công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
->Cuộc gặp gỡ kì lạ và mối duyên trời sắp đặt giữa công chúa Tiên Dung và CĐT ,mối duyên này giúp gì cho đời->Đoạn 3+4
*Đoạn 3+4 :Yêu cầu H đọc thầm và trả lời câu hỏi
? Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã giúp gì cho dân?
- Giải thích việc thần thánh hiển linh
? Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn cùng Chử Đồng Tử ?
=>Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
5. Luyện đọc lại: (5-7’)
- HD đọc diễn cảm.
- Đọc diễn cảm đoạn 1,2.
- Gọi H đọc diễn cảm đoạn 1,2
- Nhận xét. Chấm điểm.
6. Kể chuyện: ( 15 – 17’).
* Yêu cầu: H đọc thầm yêu cầu.
- Hướng dẫn H quan sát tranh, nêu nội dung chính của 4 tranh.
- Yêu cầu H đặt tên cho từng tranh.
- Nhận xét. Chốt lại những tên đúng.
-HD H kể chuyện
* Kể mẫu một đoạn.	
* Yêu cầu H kể theo nhóm.
- Gọi H kể .
- Nhận xét. Chấm điểm.
- Gọi một nhóm kể nối tiếp đoạn.
- Gọi H kể cả câu chuyện
* Nhận xét chung.
7. Củng cố, dặn dò: ( 4 – 6’).
- Nhận xét tiết học.
* Đọc thầm. 
- Đời Hùng Vương
- Mẹ mất sớm...ở không.
- CĐT là một người rất thương cha , là một người con có hiếu 
* Đọc thầm.
- Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt...trốn. Công chúa Tiên dung tình cờ cho vây màn tắm...công chúa rất đỗi bàng hoàng.
- Vì công chúa cảm động khi biết tình cảnh của Chử Đồng Tử, cho là do duyên trời sắp đặt trước...
* Đọc thầm.
- Hai người đi khắp nơi dạy cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn hiển linh về giúp dân đánh giặc.
- ... lập đền thờ...ông.
- Một số H đọc.
* Đọc thầm, 1 - 2 H nêu yêu cầu.
- Quan sát và nêu nội dung từng tranh
- Quan sát tranh, nhớ nội dung từng đoạn truyện. Nhiều H đặt tên (tên khác nhau phù hợp với nội dung).
* Quan sát, nghe.
* Kể trong nhóm cặp.
- Mỗi đoạn 2 H kể. H khác nhận xét.
- 5 H kể nối tiếp.
- 1 – 2 H kể.
______________________________________________________________
Toán (Tiết 126)
Luyện tập
I . Mục tiêu: Giúp H: 
- Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số có đơn vị là đồng.
- Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
* H yếu dưới sự hướng dẫn của G hoàn thành các bài tập.
II .Đồ dùng dạy học :
Các tờ giấy bạc :2 000 đồng, 5 000 đồng, 10 000đồng và các loại đã học.
III . Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Cho H đổi tiền. Đổi 10000, 5000, 3000 đồng lấy các loại tiền khác.
- Nhận xét. 
2.Giới thiệu bài(1’)
3.Luyện tập - Thực hành (30 -32’)
Bài 1/132: ( VBT)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu cầu bài toán.
-Yêu cầu H làm vở bài tập.
- Gọi H trình bày, nhận xét.
?Vì sao em khoanh ở ví đó?
* Kiến thức: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số có đơn vị là đồng.
* Chốt: Cách cộng nhẩm số tiền.
Bài 2/132: ( VBT)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu cầu bài toán.
?Phần A yêu cầu em lấy ra bao nhiêu tiền?
?Phần A em lấy ra những tờ giấy bạc nào để được số tiền là 3600 đồng?
- Tương tự yêu cầu H làm vở bài tập.
- Gọi H trình bày, nhận xét.
*Kiến thức: Củng cố cách đổi tiền. 
* Chốt: Cách đổi tiền.
Bài 3/133: ( Miệng )
-Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Gọi các nhóm trình bày, nhận xét.
* Kiến thức: Củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc đã học. 
* Chốt: Cách sử dụng tiền trong việc mua các đồ vật 
Bài 4/133: ( Vở )
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu bài toán.
?Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- G tóm tắt và gọi H dựa vào tóm tắt đọc lại bài toán.
? Để biết được cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền em cần biết gì?
- Yêu cầu H làm vở, quan sát hướng dẫn H yếu.
- Gọi 1 H làm bảng, nhận xét.
* Kiến thức: Biết giải các bài toán có liên quan đến tiền tệ.
* Chốt: Cách giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
Dự kiến sai lầm
- Bài 4: H nhầm khi viết danh số là tiền
4.Củng cố, dặn dò: (1-2’)
-Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm
- Trả lời miệng.
- H yếu nhắc lại tên bài.
- Đọc thầm yêu cầu.
-H làm VBT, đổi chéo kiểm tra
- H trình bày.
- Cộng nhẩm số tiền ở mỗi ví rồi khoanh tròn vào trước chữ cái ở ví tiền có nhiều tiền nhất. 
- Đọc thầm yêu cầu 
- Lấy ra 3600 đồng.
- Lấy 1 tờ 2000đồng, 1 tờ 1000 đồng, 1tờ 500đồng, 1 tờ 100 đồng.
- Làm bài vào VBT. (H tô màu vào các tờ giấy bạc phải lấy để được số tiền ở bên phải)-Đổi chéo kiểm tra
- Khi chữa bài H phải nêu được nhiều cách đổi.
- Nêu yêu cầu bài. 
- H thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày.
- Giải thích cách làm.
- Đọc thầm nêu yêu cầu.
- H nêu dữ kiện bài toán.
-2-3 H dựa vào tóm tắt đọc bài toán.
- Cần biết mẹ mau hàng hết bao nhiêu tiền, mẹ đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tiền.
- H tự làm bài, chữa bài. 
mẹ mua hết số tiền là : 6700+2300=9000(đồng)
Cô bán hàng trả lại mẹ số tiền là :
10 000 – 9000 = 1000(đồng)
ĐS : 1000 đồng
Đạo đức(Tiết 25)
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
( Tiết 1 )
I . Mục tiêu:
 - H hiểu: 
 + Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? vì sao?
 + Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
 - H biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của mọi người.
 - H có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II . Đồ dùng dạy học
 - Vở bài tập đạo đức 3.
 - Bảng phụ.
 - 1 số vật dụng: cặp sách, quyển truyện tranh, lá thư.. 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ
-Không kiểm tra
2.Giới thiệu bài (1-2’)
3. Xử lí tình huống đóng vai: (15-17’)
* Mục tiêu: H hiểu được 1 biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
*Cách tiến hành:
 - Giao việc: "Thảo luận nhóm 4 BT1/VBT, chuẩn bị đóng vai để xử lí tình huống (5 phút)
- Tổ chức thảo luận cả lớp:
?Ông Tư sẽ nghĩ gì nếu Minh và Nam bóc lá thư ra xem?
- >Kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác
4.Thảo luận nhóm: (12-13’)
*Mục tiêu: H hiểu được thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng.
* Cách tiến hành:
 - Giao việc: "Thảo luận nhóm đôi, làm BT2 vào VBT"
- Kết luận:
 a) Của riêng; pháp luật; bí mật.
 b) Nên làm: 2 +3 + 5; Không nên: 1 + 4 + 6 + 7
Tôn trọng tài sản của người khác là hỏi mượn khi cần; chỉ sử dụng khi được phép và giữ gìn bảo quản khi sử dụng.
5.Liên hệ thực tế: (10-12’)
* Mục tiêu: H tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
* Cách tiến hành:
 - Yêu cầu H trao đổi nhóm 2 theo câu hỏi:
a) Em đẫ biết tôn trọng ... 
- Đọc thầm theoG
-2-3 H nêu
- H đọc, phân tích tiếng khó
- H viết bảng con các từ khó
-H cầm bút, ngồi viết đúng tư thế
-H viết bài theo G đọc
-H tự soát lỗi
-H đọc thầm yêu cầu, 1H đọc to
- H làm vở
-1 số H đọc nối tiếp bài
Toán (Tiết129)
Luyện tập
I . Mục tiêu:Giúp H:
- Rèn kĩ năng đọc dãy số liệu đơn giản
 - Phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu.
* H yếu hoàn thành các bài tập dưới sự hướng dẫn của G.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ
III . Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Đây là số kg gạo có trong các bao, hãy lập bảng thống kê số liệu:
Bao 1: 25kg	 bao 2: 30 kg	
 bao 3: 45 kg	bao 4: 55kg
- Yêu cầu đọc các số liệu trong bảng.
- So sánh số liệu trong bảng
-Nhận xét
2.Giới thiệu bài(1-2’)
3.Luyện tập - Thực hành ( 30-33’)
Bài 1/138: ( VBT)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu bài.
?Bảng có mấy dòng, mấy cột?
? Ô trống dòng 1 em điền số nào? Em dựa vào đâu?
- Tương tự yêu cầu H làm VBT, quan sát hướng dẫn H yếu.
- Gọi H trình bày. 
-Nhận xét 
* Kiến thức: Rèn kỹ năng đọc và xử lí số liệu trong bảng.
* Chốt: Đọc và xử lí bảng số liệu thống kê.
 Bài 4/138: VBT)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu bài.
?Bảng có mấy dòng mấy cột?
- Gọi H đọc mẫu.
- Hướng dẫn điền, yêu cầu H làm vở bài tập.
- Gọi H nêu bài làm.
* Kiến thức: Rèn kỹ năng đọc và xử lí số liệu trong bảng.
* Chốt: Đọc và xử lí bảng số liệu thống kê.
Bài 2 /139: ( Vở)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu.
- Gọi H đọc phần a, lời giải- HD mẫu.
- Gọi H đọc phần b, yêu cầu H làm vở, quan sát hướng dẫn thêm H yếu.
- Gọi H đọc bài làm, nhận xét.
* Kiến thức: Rèn kỹ năng xử lí số liệu trong bảng.
* Chốt: Xử lí số liệu của một bảng
Bài 3 /139: ( VBT)
- Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu
- Yêu cầu H đọc và làm bài, quan sát hướng dẫn thêm H yếu.
- Chấm, chữa.
* Kiến thức : Rèn luyện kỹ năng phân tích và xử lí số liệu của một dãy.
* Chốt: Phân tích các số liệu của một bảng
Dự kiến sai lầm
- H lập sai bảng thống kê các giải của lớp ba
4.Củng cố, dặn dò ( 3 – 5’)
-Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm
- H làm bảng con
- H trả lời miệng.
- H đọc thầm yêu cầu, 1 H đọc to
- 2 dòng, 4cột.
- Số 4200 kg dựa vào năm 2001 thu hoạch được.
- H làm VBT .Đổi chéo kiểm tra
-1 số H đọc lại bảng thống kê
- Đọc thầm - nêu yêu cầu bài.
- 4 dòng, 4cột
- 2-3 H đọc mẫu.
- Làm bài vào VBT.
- Nhiều H đọc lại bài.
- Đọc thầm - Nêu yêu cầu bài 
- Quan sát mẫu. Đọc mẫu.
- Làm vào vở.
- Đổi vở kiểm tra. 
- Đọc thầm - nêu yêu cầu bài
- Làm VBT.Chữa bài:
-Trả lời 1 số câu hỏi của G 
 Vẽ Đ/c Hiền dạy
Tự nhiên và xã hội (Tiết 52)
Cá
I . Mục tiêu:Sau bài học, H biết:
-Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
- Nêu ích lợi của cá.
II .Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 100, 101.
- G và H sưu tầm tranh ảnh về việc nuôi và đánh bắt, chế biến cá.
III .Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ(3-5’)
?Tôm , cua có đặc điểm gì chung?
?Nêu ích lợi của tôm cua?
-Nhận xét
2.Khởi động( 3-5’)
-Yêu cầu H hát bài hát: "Chú cá vàng"
- Giới thiệu bài.
3. Quan sát và thảo luận(10-12’)
* Mục tiêu: Chỉ và nói đúng tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát
* Cách tiến hành:
+Bước 1: Làm việc theo nhóm: Yêu cầu từng cặp H quan sát hình SGK/100, 101 và các tranh ảnh sưu tầm được thảo luận các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi gợi ý của G:
? Chỉ và nói tên các con cá có trong hình?
? Bên ngoài cơ thể của cá có gì bảo vệ?
? Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không?
? Cá sống ở đâu? Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì?
+Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu H trình bày 
->Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang, cơ thể chúng thường có lớp vảy bao phủ 
4. Thảo luận cả lớp (14-15’)
* Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá
* Cách tiến hành:
-Yêu cầu lớp thảo luận theo gợi ý
? Kể tên một số loại cá nước ngọt, nước mặn mà em biết ?
? Nêu ích lợi của cá?
?Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt, chế biến cá mà em biết?
-Liên hệ hoạt động nuôi trồng đánh bắt ở địa phương
->Phần lớn cá được sử dụng làm thức ăn 
ở nước ta có nhiều sông hồ, bờ biển dài là môi trường thuận lợi cho cá phát triển, cá đã trở thành một hàng xuất khẩu.
5.Củng cố , dặn dò(1-2’)
- G hệ thống bài
-Gọi H đọc phần bài học SGK
-Nhận xét giờ học 
- Có lớp vỏ cứng bao bọc, chân...
- Dùng làm thức ăn ...
-H hát
- Quan sát tranh .Thảo luận nhóm đôi.
- Một số nhóm trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con cá.Các nhóm khác bổ sung-> Rút ra đặc điểm chung của cá.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Một số H trình bày. Lớp đánh giá, nhận xét.
-2-3 H đọc bài học
Thủ công( Tiết 26) 
Làm lọ hoa gắn tường.
( Tiết 2)
I . Mục tiêu:
- H biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường.
- Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật.
- H hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II .Đồ dùng dạy học : 
- Một lọ hoa gắn tường.
- Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường.
- Giấy thủ công, bút màu, kéo, hồ dán...
III . Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ :( 1’)
- Kiểm tra đồ dùng của H.
2.Giới thiệu bài(1-2’)
3.H nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường 
( 5’)
-G ghi lại trên bảng theo lời H
- Bước 1 : Gấp phần giấy để làm lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
- Bước 2 : Tách phần gấp để lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
- Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
4. H thực hành ( 21-22’)
- Tổ chức cho HSthực hành cá nhân.
- Quan sát, bổ sung, uốn nắn H còn lúng túng.
5. Hướng dẫn H trưng bày sản phẩm (3-5’)
- Đưa ra một số sản phẩm đẹp để tuyên dương.
6.Đánh giá, nhận xét tiết học(2-3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò mang đồ dùng cho giờ sau.
- Tổ trưởng báo cáo.
- 1, 2 H trình bày 3 bước làm lọ hoa gắn tường:
- Bước 1 : Gấp phần giấy để làm lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều.
- Bước 2 : Tách phần gấp để lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa.
- Bước 3 : Làm thành lọ hoa gắn tường.
- H thực hành.
- Nhận xét sản phẩm của bạn cùng bàn.
Thứ sáu ngày tháng 3 năm 2009
Tập làm văn(Tiết 26)
Kể về một ngày hội
I. Mục tiêu:
-Rèn kỹ năng nói: Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý, lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội
- Rèn kỹ năng viết: Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn mạch lạc khoảng 5 câu 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(2-3’)
-Yêu cầu H nói về quang cảnh và hoạt động của người tham gia lễ hội theo 1 trong 2 tranh trong tuần 25
-Nhận xét
2. Giới thiệu bài(1-2’)
3. Hướng dẫn H kể( 28-30’ )
Bài1/72(Miệng)
- Gọi H đọc yêu cầu và các gợi ý 
? Em chọn kể về ngày hội nào? 
- G hướng dẫn học sinh:
+ Bài yêu cầu kể về ngày hội em có thể cả về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội.
+ Các em có thể nói theo gợi ý hoặc theo lời kể của em sao cho người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động của ngày hội.
- Gọi H kể mẫu
-Yêu cầu H kể nhóm
- Nhận xét 
Bài 2/72(Vở) 
- Gọi H đọc yêu cầu bài 
- G nhắc H: Chỉ viết những điều em vừa kể. Viết thành đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu, yêu cầu viết đúng câu, đủ ý.
-Yêu cầu H viết bài 
- Gọi 1 vài H đọc bài
- Lớp và G nhận xét . GV chấm điểm 
4. Củng cố - dặn dò( 3-5’)
-Nhận xét tiết học
-Nhắc H ôn giữa kỳ II 
-2-3 H nói
 -H đọc thầm yêu cầu, 1 H đọc to
- 1số H chọn ngày hội mình định kể
-1-2 H khá kể 
-H kể trong nhóm, số nhóm kể 
- H đọc thầm yêu cầu, 1H đọc to
- H viết văn 
- Số H đọc bài làm của mình
Toán (Tiết 130)
Kiểm tra định kì
I. Đề bài:
Bài 1: Đọc viết số
a) Đọc số : 3705 ; 8009 ; 6370 ; 9876
b) Viết số: - Tám nghìn năm trăm hai mươi bảy
 - Chín nghìn
Bài 2: Đặt tính và tính:
2634+4848
455+1825
8493-3667
4380-729
1107x6
1823x4
4896:4
2407:6
Bài 3:
Có các thùng dầu bằng nhau, biết 6 thùng chứa được 192l dầu. Hỏi 8 thùng như thế chứa đựơc bao nhiêu lít dầu?
Bài 4:
Đây là bảng thống kê số đội viên của các lớp ba:
Lớp
3A
3B
3C
3D
Số đội viên
21
15
17
24
Lớp nào có nhiều đội viên nhất? Lớp nào có ít đội viên nhất?
Cả bốn lớp có bao nhiêu đội viên?
ii. Biểu điểm
Bài 1: 2 điểm
Bài 2: 4 điểm
Bài 3: 3 điểm
Bài 4: 1 điểm
Viết bẩn, xấu trừ 1 đến 2 điểm
Thể dục (Tiết 52)
Nhảy dây kiểu chụm hai chân
I . Mục tiêu:
 - Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
 - Chơi trò chơi: "Hoàng Anh - Hoàng Yến". Yêu cầu biết cách chơi và chơi chủ động.
II. Địa điểm
- Sân trường: Còi, bóng, dây
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
Đ lượng
Phương pháp 
1. Phần mở đầu
-Lớp trưởng điểm số báo cáo
-G phổ biến yêu cầu, nội dung yêu cầu giờ học
- H chạy chậm một vòng quanh sân
- H khởi động các khớp
2. Phần cơ bản
a. Ôn bài thể dục phát triển chung 
b. Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân
c. Trò chơi: "Hoàng Anh - Hoàng Yến"
3. Phần kết thúc
- Đi vòng tròn, thả lỏng, hít thở sâu
- G hệ thống bài, nhận xét giao bài về nhà
2 phút
1 phút
2 phút
2 phút
8 phút
8 phút
8 phút
2 phút
2phút
* * * * * * * **
* * * * * * * * *
 * * * * * * * ** 
 G
- Lớp tập theo đội hình 4 hàng ngang( lưu ý khoảng cách giữa từng em để tập với cờ)
- Ôn bài thể dục phát triển chung
( G hô nhịp)
- Cán sự lớp hô, G sửa động tác sai
- Chọn 1-2 em tập đẹp biểu diễn
- G yêu cầu các tổ tự tập luyện theo vị trí được phân công -> G quan sát, nhắc nhở H
- G nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi
- H tham gia trò chơi, thi đua giữa các đội.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu
-Giúp H nhận thấy ưu khuyết điểm của mình 
-Giúp H có ýthức phấn đấu vươn lên trong học tập
-Giúp H rèn kĩ năng nói cho H – thư giãn cho H
II. Các hoạt động dạy học 
1.Nhận xét tuần 26
-Đôi bạn cùng tiến báo cáo hoạt động của mình
-Tổ trưởng báo cáo điểm 9,10 –việc làm bài chuẩn bị ở nhà
-Lớp trưởng nhận xét về vệ sinh cá nhân trong tuần, trực nhật( lau bảng, kê bàn ghế, tắt điện, đóng cửa)
-G nhận xét, tổng kết lại 
+Tuyên dương :..
+Nhắc nhở :
 2.Kế hoạch tuần 27
-Tiếp tục duy trì nề nếp lớp học ,sĩ số 
- Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến
-Hoàn thành chương trình tuần 27, ôn tập chuẩn bị khảo sát giữa kì II 
3. Chương trình văn nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYEN 26.doc