Giáo án Lớp 3 (tuần 26) - Trường tiểu học Xuân Bình

Giáo án Lớp 3 (tuần 26) - Trường tiểu học Xuân Bình

Tuần 26

Đạo đức(tiết 26)

 TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

I./ Yêu cầu:Giúp HS hiểu:

-Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.

-Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được đồng ý.

II / Chuẩn bị:

-GV :Vở BT ĐĐ 3.

-Bảng từ. Phiếu bài tập.

-HS :VBT

III./ Các hoạt động dạy – học :

 

doc 51 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1182Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (tuần 26) - Trường tiểu học Xuân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Đạo đức(tiết 26)
 TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC 
I./ Yêu cầu:Giúp HS hiểu:
-Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
-Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được đồng ý.
II / Chuẩn bị:
-GV :Vở BT ĐĐ 3.
-Bảng từ. Phiếu bài tập.
-HS :VBT 
III./ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.KTBC: 
? Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?
? Em hãy nêu cách ứng xử khi cần thiết khi gặp đám tang?
-Nhận xét chung.
-2 HS nêu, lớp lắng nghe và nhận xét.
2.Bài mới:
GTB: Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em biết làm thế nào để tôn trọng tài sản và thư từ của người khác. Ghi tựa.
Hoạt động 1: Sắm vai xử lí tình huống.
*Mục tiêu:HS biết được một số biểu hiện về tôn trọng thư từ tài sản của người khác. 
*Cách tiến hành: 
-GV yêu cầu các nhóm thảo luận để xử lí tình huống sau, rồi thể hiện qua vai trò đóng vai.
-GV yêu cầu 1-2 nhóm thể hiện cách xử lí, các nhóm khác (nếu không đủ thời gian để biểu diễn) có thể nêu lên cách giải quyết của nhóm mình.
-Yêu cầu HS cho ý kiến.
?Cách giải quyết nào hay nhất?
?Em thử đoán xem ông Tư sẽ nghĩ gì nếu hai bạn bóc thư?
?Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm thế nào?
-Kết luận: Minh cần khuyên bạn không được bóc thư của người khác. Đó là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai.
*Mục tiêu:HS hiểu được như thế nào là tôn trọng thư từ tài sản của người khác và vì sao cần phải tôn trọng. 
*Cách tiến hành: 
-GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm HS thảo luận những nội dung sau:
-Em hãy nhận xét xem hai hành vi sau đây, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao?
+Hành vi 1: Thấy bố đi công tác về, Hải liền lục ngay túi của bố để tìm xem có quà gì không.
+Hành vi 2: Sang nhà Lan chơi, Mai thấy có rất nhiều sách hay. Mai rất muốn đọc và hỏi Lan cho mượn.
-Yêu cầu một số HS đại diện cho cặp nhóm nêu ý kiến.
-GV kết luận: Tài sản, đồ đạc của người khác là sở hữu riêng. Chúng ta phải tôn trọng, không tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác. Phải tôn trọng tài sản cũng như thư từ của người khác.
Hoạt động 3: Trò chơi nên hay không nên.
*Mục tiêu:HS tự đánh giá việc mình tôn trọng thư từ tài sản của người khác. 
*Cách tiến hành: 
-Đưa ra một bảng liệt kê các hành vi dể HS theo dõi. Yêu cầu các em chia thành nhóm đôi, sẽ tiếp sức gắn các bảng từ (có nội dung là các hành vi giống trên bảng) vào 2 cột “nên” hay “không nên” sao cho thích hợp.
1. Hỏi xin phép trước khi bật đài, xem ti vi.
2. Xem thư từ của người khác khi người đó không có ở đó.
3. Sử dụng đồ đạc của người khác khi cần thiết.
4. Nhận giúp đồ đạc, thư từ cho người khác.
5. Hỏi sau, sử dụng trước.
6. Đồ đạc của người khác không cần quan tâm giữ gìn.
7. Bố mẹ, anh chị, xem thư của em.
8. Hỏi mượn khi cần và giữ gìn bản quản.
 -Yêu cầu HS nhận xét bổ sung. Nếu có ý kiến khác, GV hỏi HS giải thích vì sao.
GV kết luận: 1, 4, 8 nên làm; 2, 3, 5, 6, 7 không nên làm. Tài sản, thư từ của người khác dù là trẻ em đều là của riêng nên cần phải tôn trọng. Tôn trọng thư từ, tài sản là phải hỏi mượn khi cần, chỉ sử dụng khi được phép và bảo quản giữ gìn khi dùng.
3. Củng cố – dặn dò:
 GV cho HS nêu một số hành vi thể hiện tôn trọng thư từ tài sản của người khác 
-Yêu cầu HS kể lại một vài việc em đã làm thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác.
-Qua bài học em rút ra được điều gì cho bản thân?
-GDTT cho HS và HD HS thực hiện như những gì các em đã học được. Chuẩn bị cho tiết sau (tiết 2).
-Lắng nghe giới thiệu.
-Nam và Minh đang làm bài thì có bác đưa thư ghé qua nhờ chuyển lá thư cho ông Tư hàng xóm vì cả nhà đi vắng. Nam nói với Minh:
-Đây là thư của chú Hà, con ông Tư gửi về từ nước ngoài về. Chúng mình bóc ra xem đi.
-Nếu là Minh em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
-Trả lời câu hỏi: Chẳng hạn:
-Ông tư sẽ trách Nam vì xem thư của ông mà chưa được ông cho phép, ông Tư cho Nam là người tò mò.
-Với thư từ của người khác chúng ta không được tự tiện xem, phải tôn trọng. 
-Lắng nghe.
-HS thảo luận xem hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao?
-Đại diện một vài cặp nhóm báo cáo.
Chẳng hạn: Hành vi 1: Sai; Hành vi 2: Đúng.
Vì: Muốn sử dụng đồ đạc của người khác phải hỏi xin phép và được đồng ý thì ta mới sử dụng.
-Các HS khác theo dõi bổ sung.
-Theo dõi các hành vi mà GV nêu ra.
-Chia nhóm. Chọn người chơi, đội chơi và tham gia trò chơi tiếp sức.
-2 đội chơi trò chơi. Các HS khác theo dõi cổ vũ.
-Nhận xét bổ sung hoặc nêu ý kiến khác.
-Lắng nghe.
-HS thi nhau kể. (Hỏi xin phép đọc sách; Hỏi mượn đồ dùng học tập).
-HS nêu một số hành vi thể hiện tôn trọng thư từ tài sản của người khác 
Tập đọc – kể chuyện:(Tiết )
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ 
I/. Yêu cầu: Đọc đúng:
A)Tập đọc 
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng 
 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Chử Đồng Tử, quấn khố, hoảng hốt, ẩn trốn, bàng hoàng, du ngoạn,...
-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài. 
-Nắm được cốt truyện: Chửõ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng ChửĐồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
B) Kể chuyện: 
-Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
-Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn.
II/Chuẩn bị: 
-GV :Tranh minh họa bài tập đọc. 
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
-HS : Xem trước nội dung bài
III/. Các hoạt động dạy –học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ KTBC : 
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “Hội đua voi ở Tây Nguyên ”.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
2/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động1:Luyện đọc.
*Mục tiêu:Giúp HS đọc đúng các từ ,các câu ,đọc lưu loát từng đoạn ,ngắt nghỉ phù hợp
*Cách tiến hành: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, trầm buồn thể hiện sự cảm xúc (Đ1), nhanh hơn (Đ2), giọng trang nghiêm (Đ3, Đ4).
-Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Hướng dẫn HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng câu dài cho HS.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-Hướng dẫn phát âm từ khó: 
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-Chia đoạn.(nếu cần)
-YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, 
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC HS đặt câu với từ mới. (nếu cần)
-YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh.
Hoạt động 2: . Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
*Mục tiêu: Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài ,nội dungbài . 
*Cách tiến hành: 
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
-YC HS đọc đoạn 1.
-Tìm những chi tiết cho thấy nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó? 
-YC HS đọc đoạn 2.
? Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chữ Đồng Tử diễn ra như thế nào? 
?Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chữ Đồng Tử?
-YC HS đọc đoạn 3.
? Chữ Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
-YC HS đọc đoạn 4.
? Nhân dân làm gì để biết ơn Chữ Đồng Tử? 
Hoạt động 3:Luyện đọc lại. 
*Mục tiêu: Đọc diễn cảm 
*Cách tiến hành: 
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
Hoạt động4 :Kể chuyện. 
*Mục tiêu: Nắm được cốt truyện: : Chữ Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chữ Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên Sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. 
*Cách tiến hành: 
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:
-GV cho HS quan sát 4 bức tranh trong SGK. 
-Cho HS phát biểu ý kiến về tên mình đặt cho đoạn.
-Tranh 1 em đặt tên gì?
-Em đặt tên cho tranh 2 là gì?
- Em đặt tên cho tranh 3 là gì?
- Em đặt tên cho tranh 4 là gì?
-GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 4 HS dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
3.Củng cố-Dặn dò: 
? Qua câu chuyện, em thấy Chữ Đồng Tử là người như thế nào? 
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến k ... át nhỏ, có con mồm lại to và nhiều răng như cá mập.
-Một vài đại diện HS báo cáo, các HS khác theo dõi, bỗ sung những đặc điểm khác bạn chưa trình bày.
-HS suy nghĩ viết vào giấy các ích lợi của cá và tên các loài cá đó.
-Lần lượt từng thành viên của nhóm kể tên các ích lợi để cả nhóm ghi lại (không kể trùng lặp ích lợi nhưng được trùng tên các loài cá).
-Các nhóm dán kết quả, nhóm quan sát và nhận xét bổ sung kết quả cho nhau.
-Lắng nghe
-Bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí.
-HS lên chỉ vào tranh nêu tên các bộ phận bên ngoaì cơ thể của cá.
-Nêu được ích lợi của cá.
-HS lắng nghe và ghi nhận để chuẩn bị.
Tiết76 ÂM NHẠC
 ÔN TẬP BÀI HÁT :CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ 
NGHE NHẠC 
I/ Mục tiêu: 	
Hát đúng giai điệu ,thuộc lời 2 của bài hát 
Tập biểu diễn bài hát 
Nghe một bài hát thiếu chọn lọc hoặc một bài dân ca .
II/ Chuẩn bị :
GV: nhạc cụ, máy nghe nhạc ,băng nhạc 
HS :Nhạc cụ.vở hát nhạc
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1 /KTBC :
KT: HS lên hát lời 1 của bài hát :Chị Ong nâu và em bé 
2/ Bài mới:
* Giới thiệu bài 
Họat động 1:ôn lời 1 của bài hát : Chị Ong nâu và em bé 
Mục tiêu: HS hát thuộc cả bài hát Chị Ong nâu và em bé 
Cách tiến hành: 
-GV cho HS ôn tập lời 1 và học tiếp lời 2
GV đệm đàn cho HS ôn lại lời 1 của bài hát 
Dạy hát lời 2
Lưu ý những âm có luyến như hoa nở,đi tìm mật và dấu lặng đơn mỗi câu hát 
Hát cả bài gồm lời 1và lời 2
-Vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo nhịp 2
Họat động 2: Hát kết hợp vận động múa phụ họa 
Mục tiêu: HS hát thuộc lời ca biết gõ đêm theo nhịp theo phách 
Cách tiến hành: 
GV cho HS luyện tập thuộc bài hát sau đó tập gõ đệm theo nhịp 
-GV gợi ý hát câu 1 và câu 2:Giang hai tay ra hai bên làm động tác như hai cánh chim ,hai chân nhún nhịp nhàng 
Họat động3: Nghe nhạc 
Mục tiêu: HS nhận biết được một số nốt nhạcvà bài hát thiếu nhi đã học 
Cách tiến hành: 
-Cho HS nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc dân ca (có thể thay thế bằng một trích đoạn nhạc không lời ) 
-GV đặt câu hỏi 
+Em hãy nói tên của bài hát và tên tác giả 
+Phát biểu của cảm nhận của em về bài hát 
-Về nhà xem bài Tiếng hát bạn bè mình 
-HS lên hát 
- HS đọc lời 2
Trời xanh xanh xanh xanh xanh
Chị ong bay nhanh bay nhanh
Hoa nở những cánh thắm
Đi tìm mật trĩu nặng
Chị ong uốn mình qua
Nghiêng đôi cánh chào hoa
Bé ngoan của chị ơi
Hôm nay trời nắng tươi
Chị bay đi tìm nhụy
Làm mật ong nuôi đời
Chị vâng theo bố mẹ
Chăm làm không nên lười
-HS hát câu 3:Đưa hat tay lên miệng làm động tác gà gáy 
Hát câu 4 và câu 5:đưa hai tay lên cao quá đầu mở rộng vòng tay rồi hạ dần chuyển sang động tác chim vỗ cánh bay 
Hát câu 6 và câu 7:Tay trái chống hông ,tay phải chỉ sang bên trái và ngược lại ,đầu nghiêng theo 
Hát câu 8 và 9: Động tác như câu 1 và câu 2
Hát câu 10 và câu 11: Tay bắt chéo trước ngực ,hai chân nhún nhịp nhàng ,đầu nghiêng sang trái ,sang phải 
-HS nghe nhạc 
- HS nghe nhạc lần thứ hai và nói cảm nhận của mình về bài hát mà mình vừa nghe 
HS xung phong trả lời
Chuẩn bị bài sau
Chính ta Û(nghe – viết)
(Tiết )
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I / Mục tiêu:
-Nghe - viết chính xác đoạn 1 trong bài Rước đèn ông sao.
-Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có các âm đầu hoặc vần dễ viết sai r/d/gi hoặc ên/ênh.
-Trình bày bài viết đúng, đẹp.
II / Chuẩn bị:
-GV :Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng phụ, hoặc giấy khổ to. Bút dạ.
-HS : Bảng con ,VBT
III / Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 / KTBC :
-Gọi HS lên bảng đọc và viết các từ sau: dập dền, giặt giữ, dí dỏm caolênh khênh, bện dây...
-Nhận xét.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Họat động1: HD viết chính tả.
*Mục tiêu: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài Rước đèn ông sao. 
*Cách tiến hành: 
-GV đọc đoạn văn 1 lượt.
? Đoạn văn tả gì?
°Hướng dẫn cách trình bày:
-Đoạn văn có mấy câu?
-Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?
°Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
°Viết chính tả: 
- GV đọc bài thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
° Soát lỗi: 
-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
-Yêu cầu HS đổi vở chéo để kiểm tra lỗi. 
° Chấm bài:
 -Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
Họat động2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
 *Mục tiêu: Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng có các âm đầu hoặc vần dễ viết sai r/d/gi hoặc ên/ênh.
*Cách tiến hành: 
Bài 2:GV chọn câu a hoặc b.
Câu a: Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV nhắc lại YC BT.
-Yêu cầu HS tự làm. Gọi 3 HS lên bảng.
-Cho HS đọc kết quả bài làm của mình.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu b: HS làm tương tự câu a. 
3 /Củng cố, dặn dò:
-GV cho HS thi đua tìm từ có âm đầu ên/ênh 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà tìm thêm các từ có âm r/d/gi. 
Chuẩn bị bài Ôn tập.
-1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
-HS lắng nghe, nhắc lại.
-Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
-Tả mâm cỗ đón tết trung thu của Tâm.
-HS trả lời.
-Những chữ đầu đoạn và đầu câu. Tên riêng Tết Trung thu, Tâm.
-Trung thu, mâm cỗ, quả bưởi, ổi, nải chuối,...
-Đọc: 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
-HS nghe viết vào vở.
-HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
-HS nộp 5 -7 bài. Số bài còn lại GV thu chấm sau.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào nháp.
-Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
Đáp án:
 -Tên các đồ vật, con vật bắt đầu bằng âm r: rổ, rá, rựa, rương, rùa, rắn, rết,...
- Tên các đồ vật, con vật bắt đầu bằng âm d: dao, dây, dê, dế, ...
- Tên các đồ vật, con vật bắt đầu bằng âm gi: giường, giá sách, áo giáp, giày da, giấy, giẻ lau, con gián, con giun,...
HS tìm từ có vần ên;bền,bến,bện,sên,tên,lên
ênh:bênh,bệnh,mệnh lệnh,nhẹ tênh ..
-HS thi đua tìm từ có âm đầu ên/ênh
-HS thi đua theo dãy 
HS thực hiện
Tập làm văn:(Tiết 200)
KE ÅVỀ MỘT NGÀY HỘI
I / Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng nói: Biết kể về một ngày hội theo gợi ý, lời kể rõ ràng tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động ngày hội.
-Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc, khoảng 5 câu.
II / Chuẩn bị :
-Bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý.
-HS : VBT .Xem trước nội dung bài
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 KTBC:
-Cho HS đọc lại bài trước lớp đã làm kể về quang cảnh hoạt động của những người tham gia lễ hội năm mới (ảnh 1) hoặc lễ hội đua thuyền (ảnh 2).
-Nhận xét ghi điểm.
2 Bài mới:
Giới thiệu bài: Hai bạn vừa kể lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo tranh. Hôm nay, chúng ta không kể truyện theo tranh nữa mà trong tiết TLV này các em sẽ kể về một ngày hội mà các em biết. Ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
*Mục tiêu : Rèn kĩ năng nói: Biết kể về một ngày hội theo gợi ý, lời kể rõ ràng tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động ngày hội.
 *Cách tiến hành: 
Bài tập 1: Gọi HS đọc YC BT và các gợi ý.
-GV: Nhắc lại yêu cầu: Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội. Những em nào không trực tiếp tham gia hội (lễ hội), có thể kể về một hội (lễ hội) em đã thấy trên ti vi hay trên phim. Khi kể các em có thể kể lần lượt theo sự quan sát của mình cũng có thể dựa vào những gợi ý để kể...
-Cho HS kể (GV đưa 6 câu hỏi gợi ý lên ).
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập.
*Mục tiêu : Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc, khoảng 5 câu.
 *Cách tiến hành: 
Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu BT 2.
-GV nhắc lại yêu cầu: BT không yêu cầu các em phải viết lại toàn bộ những điều đã thấy mà chỉ yêu cầu các em viết những điều vừa kể về những trò vui trong ngày hội thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu.
-Cho HS viết.
-Cho HS đọc bài viết của mình.
-GV nhận xét chấm điểm một số bài làm tốt.
3 /Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS đọc bài viết của mình.
-Các em có thích hội (lễ hội) không? Vì sao?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS viết chưa xong về nhà viết tiếp cho xongvà ôn tập các bài để tiết sau ôn tập thi giữa kì.
-2 HS kể lại trước lớp, 1 HS kể theo ảnh 1, 1 HS kể theo ảnh 2.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc YC SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV.
-1 HS kể theo mẫu gợi ý.
-3 – 4 HS nối tiếp nhau thi kể.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-HS viết bài.
-3 – 4 HS đọc bài viết của mình.
-Lớp nhận xét.
-Cho HS đọc bài viết của mình.
-HS trả lời câu hỏi
-HS thực hiện
Toán:(Tiết 130)
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GHKII)
ĐỀ KIỂM TRA CỦA PHÒNG GIÁO DỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc