Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Tuyết Lan

Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Tuyết Lan

1) Giới thiệu bài:

2) Kiểm tra tập đọc:

- Kiểm tra 1/2 số học sinh trong lớp.

- Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1.

 3) Bài tập 2:

- Đọc bài thơ Em Thương.

- Gọi 2 HS đọc lại.

- Gọi 1HS đọc các câu hỏi a, b, c trong SGK.

- Yêu cầu cả lớp trao đổi theo cặp.

- Mời đại diện các cặp nêu lên các sự vật được nhân hóa.

- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.

- Yêu cầu HS viết bài vào vở bài tập.

4) Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét đánh giá tiết học.

- Về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra.

doc 21 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 27 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Tuyết Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 27	 Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Tập đọc:
Ôn tập và kiểm tra (tiết 1)
 A/ Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/ phút); trả lời được 1 CH trong nội dung đọc. 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện Quả táo theo tranh (SGK) biết dùng phép nhân hoá để lời kể thêm sinh động.
- HSKG: đọc được tương đối lưu loát (tốc độ khoản trên 65 tiếng/ phút) Kể được toàn bộ câu chuyện.
* HSKT đọc được một số câu ngắn trong đoạn văn.
 B/ Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26.
 - 6 bức tranh minh họa truyện kể bài tập 2 SGK.
 C/ Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1) Giới thiệu bài:
2) Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra 1/2 số học sinh cả lớp.
- Yêu cầu lần lượt từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc.
- Nhận xét ghi điểm.
- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
 3) Bài tập 2: 
- Yêu cầu học sinh kể chuyện "Quả táo" theo tranh, dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động.
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp quan sát tranh và kể theo nội dung tranh.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau thi kể theo tranh.
- Gọi hai em kể lại toàn câu chuyện.
- Theo dõi nhận xét đánh giá và ghi điểm.
4) Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
- Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
-1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. 
- Từng cặp hai em ngồi quay mặt vào nhau trao đổi kể chuyện theo tranh có sử dụng phép nhân hóa.
- 5 - 6 em nối tiếp nhau kể theo 6 bức tranh.
- Hai em lên kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
Kể chuyện:
Ôn tập giữa học kì II (tiết 2)
 A/Mục tiêu: 
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
- Nhận biết được phép nhân hoá, các cách nhân hoá (BT2a/b). 
 B/ Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26.
 - Bảng lớp viết sẵn bài thơ Em Thương trong bài tập 2. 
 C/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1) Giới thiệu bài:
2) Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra 1/2 số học sinh trong lớp. 
- Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1.
 3) Bài tập 2: 
- Đọc bài thơ Em Thương. 
- Gọi 2 HS đọc lại.
- Gọi 1HS đọc các câu hỏi a, b, c trong SGK. 
- Yêu cầu cả lớp trao đổi theo cặp.
- Mời đại diện các cặp nêu lên các sự vật được nhân hóa.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS viết bài vào vở bài tập.
4) Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra. 
- Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm bài thơ "Em Thương”
- 1 em đọc các câu hỏi trong SGK.
- Lớp trao đổi theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Các sự vật nhân hóa là: 
 a/ Làn gió: mồ côi, tìm, ngồi.
 Sợi nắng: gầy, run run, ngã..
 b/ Làn gió: giống một bạn nhỏ mồ côi.
 Sợi năng: giống một người gầy yếu.
Toán:
Các số có năm chữ số
 A/ Mục tiêu: 
- Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
- Biết đọc và viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa). - BT: Bài 1 bài 2 bài 3.
B/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: 
- Nhận xét, trả bài kiểm tra.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác: 
* Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000
- Giáo viên ghi bảng số: 2316
+ Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- Tương tự với số 1000.
* Viết và đọc số có 5 chữ số.
- Viết số 10 000 lên bảng.
- Gọi HS đọc số.
- Muời nghìn còn gọi là một chục nghìn.
+ Vậy 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- Treo bảng có gắn các số.
Chục
Nghìn 
Nghìn 
Trăm 
Chục 
 Đ.Vị 
10000
10000
10000
10000
 100
 100
 100
 100
 100
 10
 1
 1
 1
 1
 1
 1
+ Có bao nhiêu chục nghìn? 
+ Có bao nhiêu nghìn ?
+ Có bao nhiêu trăm ? 
+ Có bao nhiêu chục ? 
+ Có bao nhiêu đơn vị?
Gọi 1HS lên điền số vào ô trống trên bảng.
- Hướng dẫn cách viết và đọc số: 
+ Viết từ trái sang phải.
+ Đọc là "Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
- Gọi nhiều HS đọc lại số.
- Cho HS luyện đọc các cặp số: 5327 và 45327; 8735 và 28735; 7311 và 67311
- Cho HS luyện đọc các số: 
 32741; 83253; 65711; 87721; 19995 c) Luyện tập:
 Bài 1: - Gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Treo bảng đã kẻ sẵn như sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS lên điền vào bảng và nêu lại cách đọc số vừa tìm được.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Yêu cầu thực hiện vào vở.
Bài 2: Gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Mời một em lên viết và đọc các số.
- Yêu cầu lớp theo dõi và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Ghi lần lượt từng số lên bảng và gọi HS đọc số.
- Nhận xét sửa sai cho HS.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Mời một em lên điền số thích hợp vào ô tróng để có dãy số rồi đọc lại.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
d) Củng cố - dặn dò:
- GV đọc số có 6 CS, yêu cầu HS lên bảng viết số.
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
+ Số 2316 gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.
- Đọc: Mười nghìn.
+ 10 000 gồm có 1 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm 0 chục và 0 đơn vị.
- Cả lớp quan sát và trả lời:
+ 4 chục nghìn
+ 2 nghìn
+ 3 trăm
+ 1 chục
+ 6 đơn vị
- 1 em lên bảng điền số.
- 1 em lên bảng viết số: 42316
- Nhiều em đọc số.
- HS luyện đọc các số GV ghi trên bảng.
- Một em nêu yêu cầu bài tập: Viết số theo mẫu.
- Lần lượt từng em lên bảng điền số thích hợp.
- Nêu cách lại cách đọc số vừa tìm được.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp tự làm bài.
- 1 em lên bảng làm bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Đổi chéo vở để KT bài cho bạn.
- Một em nêu yêu cầu bài tập: Đọc số.
- Lần lượt từng em đọc số trên bảng.
- Một em nêu yêu cầu bài tập
- Lớp cùng thực hiện một bài mẫu.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng điền cả lớp bổ sung.
+ 60 000, 70 000, 80 000, 90 000
+ 23000, 24 000, 25 000, 26 000, 27 000
- Hai em lên bảng viết số.
Đạo đức:
Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 2)
 A / Mục tiêu:
- Nêu được một vài biểu hiện về tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
- Biết: Không được xâm phạm thư từ, tài sản của người khác.
- Thực hiện tôn trọng thư từ, nhật kí, sách vở, đồ dùng của bạn bè và mọi người.
* HS khá giỏi: Biết trẻ em có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
- Nhắc mọi người cùng thực hiện.
 B/ Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động 1: Nhận xét hành vi. 
- Chia lớp thành các cặp để thảo luận.
1. Phát phiếu học tập cho các cặp. 
- Nêu ra 4 hành vi trong phiếu.
- Yêu cầu các cặp thảo luận tìm xem hành vi nào đúng và hành vi nào sai rồi điền vào ô trống trước các hành vi.
- Mời đại diện các cặp lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên kết luận theo sách giáo viên.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 
- Giáo viên chia nhóm. 
- Phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để nêu về cách điền đúng các từ: bí mật, pháp luật, của riêng, sai trái vào chỗ trống sao cho thích hợp (câu a) và xếp các cụm từ vào hai cột thích hợp những việc nên và không nên làm (BT4)
- Yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận.
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Giáo viên kết luận.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. 
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
+Em đã biết tôn trọng thư từ, tài sản gì của ai?
+ Việc đó xảy ra như thế nào? 
- Giáo viên kết luận theo sách giáo viên.
* Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà cần thực hiện theo đúng bài học.
- Lắng nghe giáo viên nêu các hành vi thông qua phiếu học tập.
- Trao đổi thảo luận tìm ra những hành vi đúng và hành vi sai.
- Lần lượt các cặp cử các đại diện của mình lên báo cáo kết quả trước lớp. 
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập trong phiếu.
- lần lượt các nhóm cử đại diện của mình lên trình bày trước lớp.
- Lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung và bình chọn nhóm xếp đúng nhất.
- HS tự kể về việc làm của mình.
- Lớp bình chọn bạn có thái độ tốt nhất. 
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
Thủ công:
Làm lọ hoa gắn tường (tiết 3)
 A/ Mục tiêu: 
- Biết cách làm lọ hoa gắn tường. 
- Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp tương đối đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa tương đối cân đối.
- Với HS khéo tay: Làm được lọ hoa gắn tường. Các nếp gấp đều, thẳng, phẳng. Lọ hoa cân đối. Có thể trang trí lọ hoa đẹp.
* HSKT làm lọ hoa theo nhóm đôi.
 B/ Chuẩn bị: Như tiết 1
 C/ 	Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 3: Yêu cầu làm lọ hoa gắn tường và trang trí.
- Yêu cầu nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường bằng cách gấp giấy.
- Nhận xét và dùng tranh quy trình để hệ thống lại các bước làm lọ hoa gắn tường. 
- Tổ chức cho thực hành theo nhóm. 
- Quan sát giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
Gợi ý cắt dán các bông hoa có cành lá để cắm vào lọ trang trí.
- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Tuyên dương một số nhóm có sản phẩm đẹp.
 c) Củng cố - dặn dò:
- Giáo vien nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà tập làm cho thành thạo.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .
- Hai em nhắc lại các bước về quy trình gấp cái lọ hoa gắn tường.
- Quan sát để nhớ lại các bước gấp lọ hoa gắn tường để thự ... : sáu mươi hai nghìn không trăm bảy mươi.
- Một em đọc yêu cầu.
- Thực hiện làm chung hàng thứ nhất.
- Cả lớp tự làm các hàng còn lại.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
+ Tám mươi bảy nghìn một trăm linh năm:87105
+ Tám mươi bảy nghìn một tăm linh một: 87101 
+ Tám mươi bảy nghìn năm trăm: 87 500
+ Tám mươi bảy nghìn: 87 000
 - Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 2 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung: 
 4000 + 5000 = 9000 
 6500 - 500 = 6000
 4000 – (2000 – 1000) = 3000
 300 + 2000 x 2 = 4300
 (8000 – 4000) x 2 = 8000
Luyện từ và câu:
Ôn tập giữa học kì II (tiết 7)
 A/Mục tiêu: 
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII (nêu ở tiết 1 Ôn tập). 
- Luyện viết đúng các chữ có âm đầu, vần dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương: uôt / uôc; ât / âc ; iêt / iêc ; ai / ay).
 B/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Giới thiệu bài:
2) Kiểm tra học thuộc lòng: 
- Kiểm tra số HS còn lại trong lớp.
- Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1.
3) Bài tập 2: 
- Mời một em nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu quan sát ô chữ và tự làm vào VBT.
- Dán 3 tờ phiếu lên bảng.
- Mời 3 nhóm (mỗi nhóm 7 em) lên thi điền vào ô chữ bằng hình thức tiếp sức và em cuối cùng đọc lại từ mới xuất hiện.
- Nhận xét bình chọn nhóm điền đúng và nhanh nhất 
4) Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà học bài chuẩn bị KTĐK.
- Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Lên bảng đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
- Một em đọc yêu cầu bài tập: Giải ô chữ 
- Lớp quan sát ô chữ và làm bài cá nhân.
- 3 nhóm lên bảng điền nhanh và điền đúng các chữ vào ô trống. Em thứ 7 đọc lại từ mới xuất hiện. 
 ” PHáT MINH”
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Buổi chiều	Luyện Tiếng Việt:
Hướng dẫn tự học Tiếng Việt
 A/ Yêu cầu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần.
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm các bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, Rước đèn ông sao kết hợp trả lời các câu hỏi sau mỗi bài đọc.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
+ Mời 3 nhóm mỗi nhóm 4 HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
+ Mời 1 số HS thi đọc bài Rước đèn ông sao và TLCH:
? Nội dung đoạn 1 tả những gì?
? Chiếc đèn ông sao của Tâm có gì đẹp?
? Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui?
 - Nhận xét, tuyên dương những cá nhân và nhóm thể hiện tốt nhất.
2. Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 3 nhóm thi đọc trước lớp.
- Thi đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn những bạn và nhóm đọc tốt nhất.
Tiếng Việt nâng cao
 A/ Yêu cầu: - Củng cố, nâng cao về biện pháp nhân hóa.
 - Giáo dục HS chăm học.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu cả lớp làm các BT sau:
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa sau:
Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, ... (không phải người) những tình cảm, hoạt động của ..., nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động.
Bài 2: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh vật (5 - 7 câu), trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. (Viết xong, gạch dưới các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa).
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ.
- Cả lớp tự làm BT vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, thực vật, đồ vật ...(không phải người) những tình cảm, hoạt động của người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động.
- 5 - 7 em đọc bài viết của mình, cả lớp nhận xét bổ sung.
Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2007
Mĩ thuật:
VTM: Vẽ lọ hoa và quả
( GV chuyên trách soạn, dạy)
________________________
Tập làm văn
Ôn tập và kiểm tra tiết 8 
I.MụC TIÊU: 
- Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII:
- Nhớ viết đúng bài CT (tốc độ viết khoảng 65 chữ/ 15 phút), không mắc qúa 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài thơ (hoặc văn xuôi).
- Viết được đoạn văn ngắn có nội dung liên quan đến những chủ điểm đã học.
II.HOạT ĐộNG DạY HọC:
GIáO VIÊN
HọC SINH
1.Ôn tập:
*Tổ chức cho HS chơi: Rung chuông vàng
+ HS đọc thầm bài thơ.
+ GV nêu câu hỏi.
+ GV kiểm tra,nêu đáp án.
2.Củng cố:
+ Đọc: Đi hội Chùa Hương.
+ Dặn HS vễ nhà ôn bài.
- Đọc thật kĩ bài văn, bài thơ.
- HS dùng bảng con đưa ra đáp án.
Câu2 : ýa.
Câu3 : ýb.
Câu4 : ýa.
Câu5 : ýb.
- Nộp bài.
- Chuẩn bị bài học sau.
Toán:
Số 100 000 - Luyện tập
 A/ Mục tiêu: 
- Biết số 100000. 
- Biết cách đọc, viết và thứ tự các số có năm chữ số.
- Biết số liền sau của số 99999 là số 100000.
- BT: bài 1, bài 2, bài 3(dòng1, 2, 3), bài 4. HSKT làm BT 1 theo HD của GV. 
 B/ Chuẩn bị : Mười tấm bìa mỗi tấm viết số 10 000 
 C/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Bài cũ: 
- Gọi 2 em lên bảng viết các số:
 53 4000 ; 23 000 ; 56 010 ; 90 009.
- Nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác: 
* Giới thiệu số 100 000:
- Gắn 7 tấm bìa có ghi số 10 000 lên bảng. 
+ Có mấy chục nghìn?
- Lấy thêm một tấm xếp thêm vào nhóm 7 tấm và hỏi tất cả có mấy chục nghìn ?
- Thêm một tấm ghi số 10 000 vào nhóm 8 tấm lại hỏi tất cả có mấy chục nghìn ?
- Thêm một tấm 10 000 vào nhóm 9 tấm lại hỏi tất cả có mấy chục nghìn nghìn?
- Giới thiệu số 100 000: Mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn viết là: 100 000.
- Gọi vài em chỉ vào số 100000 và đọc lại 
+ Số 100000 là số có mấy chữ số.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi một em nêu yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS nêu quy luật của dãy số rồi điền tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Gọi 3HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- Cho HS quan sát tia số để tìm ra quy luật thứ tự các số trên tia số. 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở để KT
- Mời 1HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi học sinh nêu bai tập.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
d) Củng cố - dặn dò
- Gọi 1HS lên bảng viết số 100 000.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lớp quan sát lên bảng và trả lời:
- Có 7 chục nghìn. 
- 7 chục nghìn thêm 10 000 bằng 8 chục nghìn.
- 8 chục nghìn thêm 10 000 bằng 9 chục nghìn.
- 9 chục nghìn thêm 10 000 bằng 10 chục nghìn.
- Nhắc lại cách viết và cách đọc số 100 000 
- Một em nêu yêu cầu của bài tập. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 3HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
a) 10000; 20000; 30000; ... ; 100000
b) 10000; 11000; 12000; 13000;14000; ... 
c) 18000; 18100; 18200; 18300;18400; ...
- Một em nêu yêu cầu của bài tập. 
- Cả lớp tự làm bài vào vở. 
- Một em lên bảng điền vào tia số, lớp bổ sung
40000 50000 60000 70000 80000 90 000 100000 
- Đổi chéo vở chấm bài kết hợp tự sửa bài.
- Một em đọc bài toán.
- Cùng GV phân tích bài toán.
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Một em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung: 
Giải:
Số chỗ chưa có người ngồi là:
7000 – 5000 = 2000 ( chỗ )
 Đ/S: 2000 chỗ ngồi 
Tự nhiên-xã hội:
Thú
 A/ Mục tiêu: 
- Nêu được ích lợi của các loài thú nhà. 
- Quan sát hình vẽ chỉ và nói ra được các bộ phận trên cơ thể của một số loài thú nhà.
Vẽ và tô màu một loài thú nhà mà em yêu thích.
* HSKT chú ý nghe giảng và quan sát tranh. Nêu được các bộ phận bên ngoài của thú.
B/ Chuẩn bị: Tranh ảnh trong sách trang 104, 105. Sưu tầm ảnh các loại thú nhà mang đến lớp.
 C/ Hoạt động dạy - học :	 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Chim".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
*Hoạt động 1 Quan sát và Thảo luận. 
 Bước 1: Thảo luận theo nhóm 
- Yêu cầu các quan sát các tranh vẽ các con thú nhà trang 104, 105 SGK và ảnh các loại thú nhà sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi: 
+ Kể tên các con thú nhà mà em biết?
+ Trong số các con thú nhà đó con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp?
+ Con nào có thân hình vạm vỡ sừng cong hình lưỡi liềm?
+ Con nào có thân hình to lớn, vai u, chân cao?
+ Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (mỗi nhóm giới thiệu về 1 con)
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau: 
+ Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà (như mèo, lợn, trâu, bò ...)?
+ Nhà em có nuôi những con vật nào? Em chăm sóc chúng ra sao? Cho chúng ăn gì?
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. 
- Yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì, bút màu để vẽ và tô màu một con thú nhà mà mình ưa thích. Vẽ xong ghi chú tên con vật và các bộ phận của nó trên hình vẽ. 
- Yêu cầu HS vẽ xong dán sản phẩm của mình trưng bày trước lớp.
- Mời một số em lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- Nhận xét bài vẽ của học sinh.
 d) Củng cố - dặn dò:
- Cho HS liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm chung của chim.
+ Tại sao không nên bắn và bắt tổ chim?.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung:
+ Đó là con lợn (heo)
+ Là con trâu 
+ Con bò.
+ Các loài thú như:Trâu, bò, lợn, chó, mèo, là những con vật đẻ con và chúng nuôi con bằng sữa.
+ ích lợi: Mèo bắt chuột, Chó giữ nhà, lợn cung cấp thịt, phân bón. Trâu, bò cày kéo, thịt, phân bón,
+ HS tự liên hệ.
- Lớp thực hành vẽ con vật mà em thích.
- Trưng bày sản phẩm trước lớp.
- Một số em lên giới thiệu bức vẽ của mình.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn vẽ đẹp nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 Tuan 27 2buoi CKTKN.doc