Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Tiếng Việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( tiết 1+2 )

 I.MỤC TIÊU:

 1. Kiểm tra lấy điểm Tập đọc:

 -Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26

 -Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài học.

 2. Ôn luyện về nhân hoá : tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động .

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27	 Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2010
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( tiết 1+2 )
 I.MỤC TIÊU: 
 1. Kiểm tra lấy điểm Tập đọc:
	-Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26
 	-Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài học.
 2. Ôn luyện về nhân hoá : tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Phiếu viết tên từng bài tập đọc ( không có yêu cầu học thuộc lòng) từ tuần 19 đến tuần 26 trong sách Tiếng Việt 3 tập 2 ( gồm cả các văn bản thông thường.) 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
B. BÀI MỚI
 - Tuần này chúng ta sẽ ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt giữa học kì II. Tiết học này chúng ta sẽ kiểm ta lấy điểm tập đọc và ôn luyện về nhân hoá.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
Kiểm tra tập đọc (khoảng ¼ lớp)
 -GV yêu cầu từng HS bốc thăm chọn bài tập đọc, xem lại bài đọc trong vòng 2 phút trước khi đọc bài.
 -Đọc một đoạn trong bài.
 -Trả lời 1 câu hỏi trong đoạn vừa đọc.
 -GV cho điểm với những em đạt yêu cầu, em nào đọc chưa đạt yêu cầu GV cho về nhà đọc lại để tiết sau kiểm tra.
 Hướng dẫn HS ôn tập.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề.
 -Nêu yêu cầu của bài tập?
 - G/v lưu ý h/s :
+ Biết sử dụng nhân hoá cho các con vật có hành động , suy nghĩ và cách nói năng như con người .
- H/s kể tiếp nối theo từng tranh .
- 1-2 h/s kể toàn truyện .
- Nhận xét – Tuyên dương .
-HS lên bốc thăm chọn bài đọc và thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS đọc bài.
-HS trả lời câu hỏi.
-1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Kể lại câu chuyện Quả táo theo tranh.
-HS thực hiện
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
-GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Toán
CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ 
I. MỤC TIÊU:
	* Giúp học sinh:
	- Nhận biết được các số có năm chữ số.
	- Nắêm được cấu tạo thập phân của các số có năm chữ số có các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
	- Biết đọc viết các số có năm chữ số.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng số trong bài tập 2.
	- Bảng các hàng của số có năm chữ số.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 2.GIỚI THIỆU BÀI: Các số có năm chữ số 
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
4
GV treo bảng có gắn các số như phần bài học của SGK.
a) Giới thiệu số 42316.
- Coi mỗi thẻ ghisố 1000 là một chục nghìn, vậy số có mấy chục nghìn?
- Có bao nhiêu nghìn?
- Có bao nhiêu trăm? 
- Có bao nhiêu chục? 
- Có bao nhiêu đơn vị?
- Gọi HS lên bảng viết số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục, số đơn vị vào bảng số.
b) Giới thiệu cách viết số 42316.
- Dựa vào cách viết số có bốn chữ số. Em nào có thể viết số 4 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
- GV nhận xét đúng / sai và hỏi: số 42316 có mấy chữ số?
- Khi viết số này chúng ta bắt đầu viết từ đâu?
c) Giới thiệu cách đọc số 42316.
- Em nào có thể đọc được số 42316?
- Cách đọc số 42316 và số 2316 có gì giống và khác nhau?
- GV viết lên bảng các số: 2357, 32357, 8759, 38759, 63876 yêu cầu HS đọc các số trên.
Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS quan sát bảng số thứ nhất, đọc và viết số được biểu diễn trong bảng số.
- GV yêu cầu HS tự làm phần b.
- GV hỏi: Số 24312 có bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm, bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị?
- Kiểm tra vở của một số HS.
Bài 2:
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hãy đọc số 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục, 2 đơn vị.
- Yêu cầu HS làm tiếp bài tập.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: 
- GV viết các số 23116, 12427, 3116, 82427 và chỉ bất kì cho HS đọc, sau mỗi lần HS đọc số GV hỏi: Số gồm có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
- HS quan sát.
- Có 4 chục nghìn.
- Có 2 nghìn.
- Có 3 trăm.
- Có 1 chục. 
- Có 6 đơn vị.
- HS lên bảng viết theo yêu cầu của GV.
- 2 em lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- số 42316 có 5 chữ số.
-Ta bắt đầu viết từ trái sang phải ta viết theo thứ tự từ hàng cao nhất đến hàng thấp.
- HS đọc.
- Giống khi đọc từ hàng trăm đến hết. Khác ở cách đọc phần nghìn.
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
2 HS lên bảng, 1 HS đọc số, 1 HS viết số: ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn – 33214.
- Làm bài
- Số 24312 có 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 2 đơn vị.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đọc số và viết số.
- HS viết 68352 và đọc: sáu mươi tám nghìn ba trăm năm mươi hai.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS thực hiện đọc và phân tích số theo yêu cầu của GV.
 IV
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Khi viết, đọc số có 5 chữ số chúng ta viết, đọc từ đâu đến đâu?
- Về nhà luyện tập thêm về đọc viết số có 5 chữ số.
Đạo đức
- TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC ( T2 )
I.MỤC TIÊU:	
 1.HS hiểu:
 	-Thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 	-Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 	-Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư của trẻ em.
 2.HS biết tôn trọng, giữ gìn, không làm hư hại thư từ, tài sản của những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm láng giềng,
 3.HS có thái độ tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	-Vở bài tập Đạo đức 3.
 	-Phiếu học tập.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
2. BÀI MỚI: 	Tôn tọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 2)
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Nhận xét hành vi
-Yêu cầu HS hoàn thành phiếu bài tập:Viết chữ Đ vào ô trước hành vi em cho là đúng, chữ S vào trước hành vi em cho là sai. Giải thích vì sao em cho rằng hành động đó sai.
-Đưa bảng phụ đã ghi bài tập trên, yêu cầu học sinh nêu kết quả
-Như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?
Em xử lí thế nào?
-Yêu cầu HS thảo luận cách xử lí 2 tình huống sau sgk:
-Nhận xét: Cần phải hỏi người khác và được đồng ý mới sử dụng đồ đạc của người đó.
Trò chơi sắm vai
-Yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận để sắm vai và xử lí tình huống:
+Bố mẹ em đi làm cả ngày, dặn em ở nhà không được lục lọi bất cứ cái gì trong lúc bố mẹ đi vắng. Một hôm, bác Nga chạy sang mượn hỏi em lọ mỡ trăn để bôi bỏng cho em bé. Em cũng chưa biết lọ mỡ trăn được cất ở đâu. Em sẽ làm gì khi đó?
-Kết luận: Phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác dù đó là những người trong gia đình mình. Tôn trọng tài sản của người khác cũng là tôn trọng chính mình.
- HS nhận phiếu và làm vào phiếu bài tập.
-Trả lời yêu cầu bài tập.
-Câu a, d –Đ
-Câu c, b –S
1.Em nói các bạn không được làm thế. Em nhặt mũ và gọi Nam lại trả mũ cho bạn.
2.Em sẽ đợi Hoa quay lại rồi hỏi mượn. Nếu chưa làm được bài đó em sẽ làm bài khác trong khi chờ Hoa quay lại.
-Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống, phân vai và sắm vai giải quyết tình huống.
-Các nhóm lên sắm vai thể hiện cách giải quyết của nhóm mình.
-Các nhóm khác nêu nhận xét, đưa ra các giải quyết khác.
IV
CỦNG CỐ - DẶN DÒ 
-Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì?
-Như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? 
 -Xem trước bài: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
-GV nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2010
THỂ DỤC
Ôn bài thể dục phát triển chung
I.Mục tiêu:
-Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác (Tập với cờ).Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác
-Chơi trò chơi tự chọn. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi 1 cách chủ động, nhanh nhẹn
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Chuẩn bị sân cho trò chơi và mỗi HS một cờ đỏ để cầm
IiộnHạt động dạy học.
Nội dung
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Nhận lớp phổ biến nội dung giờ học.
-Chạy chậm trên địa hình tự nhiên
-Đứng tại chỗ khởi động các khớp
-Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
B.Phần cơ bản.
a)Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cơ
-Gv cho cả lớp ôn bài thể dục 2-3 lần, mỗi lần tập liên hoàn 2x8 nhịp. 
-Cán sự điều khiển, GV giúp đỡ sửa sai cho HS
-Sau GV cho HS triển khai đội hình đồng diễn để tập bài thể dục phát triển chung 1 lần mỗi động tác 3 x8 nhịp (Theo nhạc trống). Chú ý nhắc HS tập đúng theo nhịp hô hoặc trống nhạc để nâng cao mức tập đều của lớp
*Thi trình diễn giữa các tổ bài thể dục phát triển chung
b)Chơi trò chơi .
-GV khi tổ chức cho HS chơi, cần đảm bảo an toàn
3 Phần kết thúc
-Đứng thành vòng tròn vỗ tay và hát
-Đứng tại chỗ hít thở sâu
-GV cùng HS hệ thống bài
-Gv nhận xét, giao bài tập về nhà:Ôn bài thể dục phát triển chung 
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
-HS tổ chức chơi dưới sự kiểm tra của GV
 ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
 	Chính tả (Ôân tập kiểm tra t3)
I.MỤC TIÊU: 
 1. Kiểm tra lấy điểm Tập đọc:
	-Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26
 	-Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 ca ... ch hợp .
- Cho cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng .
-HS lên bốc thăm chọn bài đọc và thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS đọc bài.
-HS trả lời câu hỏi.
- H/s đọc yêu cầu đề.
- H/s lên bảng thi tiếp sức .
- Cùng g/v nhận xét .
- 2-3 em đọc lại đoạn văn.
- Làm bài vào vở .
IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ
-GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Mĩ thuật
 VẼ THEO MẪU: LỌ HOA VÀ QUẢ.
I.MỤC TIÊU:
-HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của lọ hoa và quả.
-Vẽ được hình lọ hoa và quả.
-Thấy được vẻ đẹp về bố cục giữa lọ và quả.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 -Chuẩn bị một số lọ hoa và quả có hình dáng, màu sắc khác nhau.
 -Hình gợi ý cách vẽ.
 -Vở tập vẽ, bút chì, tẩy màu vẽ.
III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 
 1.KIỂM TRA BÀI CŨ
 -Kiểm tra vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ của HS.
 2 GIỚI THIỆU BÀI: Vẽ lọ hoa và quả.
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
3
4
5
Quan sát, nhận xét
-Giáo viên bày một số mẫu lọ và quả, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét để các em nhận biết:
+Hình dáng của các lọ hoa và quả; 
+Vị trí của lọ hoa và quả;
+Độ đậm nhạt ở mẫu.
-Yêu cầu học sinh quan sát mẫu vẽ chung của lớp hoặc mẫu vẽ riêng của nhóm được bày sao cho có bố cục và đậm nhạt hợp lí.
Cách vẽ hình lọ và quả.
-Giáo viên giới thiệu cách vẽ qua mẫu:
+Phác khung hình của lọ, của quả vừa với phần giấy vẽ;
+Phác nét tỉ lệ lọ và quả;
+Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu;
+Có thể vẽ màu như mẫu hoặc vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
-Giới thiệu với học sinh một vài bài vẽ lọ hoa và quả của học sinh năm trước đểcác em tự tin hơn.
Thực hành
-Có thể cho 3 hoặc 4 học sinh lên vẽ trên bảng.
-Giáo viên giúp học sinh tìm được tỉ lệ khung hình chung và vẽ vừa với phần giấy vẽ.
-Gợi ý học sinh để các em chú ý đến:
+Tỉ lệ giữa lọ và quả;
+Tỉ lệ bộ phận : miệng, cổ, thân, lọ,
-Nhắc nhở học sinh quan sát mẫu để vẽ các nét chi tiết cho giống.
Nhận xét, đánh giá
-Giáo viên giới thiệu một số bài (cả hình vẽ trên bảng) và gợi ý học sinh nhận xét về:
+Hình vẽ so với phần giấy thế nào? (to,nhỏ, vừa);
+Hình vẽ có giống mẫu không? (tỉ lệ bộ phận,)
-Nhận xét một số bài vẽ của học sinh, xếp loại.
-Học sinh quan sát mẫu và nhận xét:
+Lọ to hơn so với quả.
+Quả được đặt trước lọ.
+Màu sắc của lọ đậm hơn so với quả.
-Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn để nắm được cách vẽ lọ hoa và quả.
-Học sinh thực hành vẽ lọ hoa và quả.
-Vẽ xong chọn màu tô theo ý thích.
-Học sinh trình bày bài vẽ theo nhóm, nhận xét.
-Học sinh xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng.
-Chọn một số bài vẽ đẹp tuyên dương trước lớp.
IV
CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
 -Nêu cách vẽ lọ hoa và quả?
- Sưu tầm các tranh, ảnh tĩnh vật.
-Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT LỚP
	1. Nhận xét tuần 27:
	- Đi học đầy đủ , đúng giờ .
	- H/s chăm chỉ , học giỏi đạt nhiều điểm tốt, bên cạnh đó còn có một số bạn làm bài cẩu thả , điểm yếu .
	- H/s giữ gìn vệ sinh trường lớp , vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
	- Thực hiện tập thể dục giữa giờ nghiêm túc , xếp hàng nhanh .
	2. Kế hoạch tuần 28:
	- Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt của đội đề ra.
	- Duy trì sĩ số lớp: 100% , đi học đầy đủ.
	- Nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ, không đùa nghịch.
	- Về học bài , làm bài tập đầy đủ chuẩn bị cho kiểm tra điịnh kì.
	- Các khoản thu: tiếp tục nhắc nhở động viên h/s nộp đầy đu.
-------------------------------------------
Tiết 5	ÔN TIẾNG VIỆT
	- Bài 1 : 
	a) Ghi tên một lễ hội ở quê em vào chỗ trống : .
	b) Gạch dưới tên các hoạt động có trong lễ hội nói trên : dâng hương , chơi cờ , đua thuyền , thi chọi gà , thi nấu cơm , thi đấu vật , hát chèo , hát ví , hát cải lương , hát vọng cổ , rước , chơi đu , chơi sổ xố vui.
	- Bài 2 : Dùng dấu phẩy điền vào chỗ ngăn cách giữa bộ phận chỉ nguyên nhân với các bộ phận khác trong mỗi câu sau : 
	a) Vì chạy chơi ngoài nắng Long đã bị cảm sốt .
	b) Do mất điện cuộc liên hoan văn nghệ trong hội vui học tập phải kết thúc sớm .
	c) Nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo dạy thể dục đội bóng bàn lớp 3 B đã giành được giải nhất .
	- Bài 3 : Điền tiếp bộ phận câu chỉ nguyên nhân vào các dòng sau :
	a) Nhà em phải sửa chữa 
	b) Chị Nga đến dự hội diễn văn nghệ muộn ..
-----------------------------------------------------
Tiết 3	Hát nhạc 
HỌC HÁT BÀI : TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH
I. MỤC TIÊU :
	- H/s biết hát bài Tiếng hát bạn bè mình có tính chất vui hoạt , sinh động , dùng để hát tập thể .
	- Hát đúng giai điệu và lời ca . Hát đồng đều , hòa giọng nhẹ nàhng .
	- Giáo dục lòng yêu hoà bình , yêu thương mọi người .
II. CHUẨN BỊ :
	- Hát chuẩn xác bài hát .
	- Nhạc cụ quen dùng , máy nghe .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
	- Gọi h/s lên biểu diễn bài hát Chị ong nâu và em bé .
	- Nhận xét – Tuyên dương .
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI :
	- Tuổi thơ luôn mơ ước được sống trong hoà bình , thế giới không có chiến tranh và cuộc đời vang lên tiếng hát . Nội dung đó thể hiện trong bài hát Tiếng hát bạn bè mình của nhạc sĩ Lê Hoàng Minh .
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
Hoạt động 1 : Dạy hát bài Tiếng hát bạn bè mình.
- Cho h/s nghe băng .
- Hướng dẫn đọc lời ca .
- Dạy hát từng câu .
- Cho h/s luyện tập theo nhóm và cá nhân .
- G/v nhận xét – Tuyên dương .
Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm 
- Vừa hát , vừa vỗ tay theo phách :
Trong không gian bay bay một hành tinh 
 X xx x x
thân ái 
 xx
- Cho h/s đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng .
- Lắng nghe.
- H/s đọc lời ca .
- Hát từng câu theo g/v.
- Tập luyện theo tổ .
- Thực hiện theo yêu cầu của g/v .
- Thực hiện theo yêu cầu của g/v.
IV
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- Hôm nay chúng ta học bài hát gì ? 
- Nêu nội dung bài hát .
- Về nhà tập hát và học thuộc lời ca .
- Nhận xét tiết học .
Tiết 4	ÔN TOÁN 
	* Bài 1 : Cho dãy số : 100 , 101 , 102 , 103 , 104 , 105 , 106 , 107 , 108 , 109 .
	Nhìn vào dãy trên , viết số thích hợp vào chỗ trống : 
	a) Số thứ nhất trong dãy số là : 
	b) Số thứ năm trong dãy số là : ..
	c) Số thứ mười trong dãy số là : 
	d) Trong dãy trên , số chữ số 0 có tất cả là : ..
	e) Trong dãy trên số chữ số 1 có tất cả là : 
	* Bài 2 : Số điểm 10 của lớp 3A đạt được trong 4 tháng như sau : 
	- Tháng 9 : 	185 điểm 	- Tháng 11 : 	190 điểm 
	- Tháng 10 : 	203 điểm 	- Tháng 12 : 	170 điểm .
	Hãy viết số thích hợp vào ô trống .
Tháng
9
11
Số điểm 10
203
170
--------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 22 tháng 3 năm 2006
Tiết 1 Tiết 2 Tiếng Việt
Tiết 3	 Tiết 5 Thứ năm ngày 23 tháng 3 năm 2006
Tiết 1	Tiếng Việt
Tiết 2	 Tiết 2 Tiếng Việt
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( tiết 8 )
(PHẦN ĐỌC HIỂU- LUYỆN TỪ VÀ CÂU)
Đề do Phòng GD ra
---------------------------------------------------------
Tiết 3 	Tiết 4	Tập làm văn 
KIỂM TRA GIỮA KỲ II
(PHẦN CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN)
( Đề do Phòng GD ra )
-----------------------------------
Tiết 5	 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ 
AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 5
CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU :
	- H/s biết tên đường phố xung quanh trường . Biết xắp xếp các đường phố này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn.
	- H/s biết các đặc điểm an toàn / kém an toàn của đường đi.
	- H/s biết lựa chọn đến trường an toàn nhất .
	- Có thói quen chỉ đi trên những con đường an toàn .
II . CHUẨN BỊ :
	- Tranh minh họa .
	- Sơ đồ phần luyện tập , phóng to.
	- Phiếu đánh giá các điều kiện của con đường.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Đường phố an toàn và kém an toàn .
- Chia lớp thành nhiều nhóm , yêu cầu h/s nêu tên một số đường phố mà em biết , miêu tả một số đặc điểm chính và cho biết đường đó là đường an toàn hay kém an toàn ?
- Cùng nhận xét với h/s .
Hoạt động 2 : Luyện tập tìm con đường đi an toàn .
- G/v đưa sơ đồ các con đường cho h/s quan sát .
*Kết luận : Cần chọn con đường an toàn khi đi đến trường , con đường ngắn có thể không phải là con đường an toàn .
* Hoạt động 3 : Lựa chọn con đường an toàn khi đi học .
- G/v yêu cầu 2-3 h/s giới thiệu con đường hàng ngày em đi học những đoạn nào an toàn và những đoạn nào không an toàn ? Vì sao?
- Kết luận : Con đường an toàn có những đặc điểm sau :
+ Có vỉa hè , vỉa hè không có vật cản .
+ Đường 1 chiều , nếu là đường 2 chiều phải rộng và có dải phân cách .
+ Đường thẳng ít khúc quanh , có vạch phân chia các làn xe chạy .
+ Đường có số lượng xe đi lại vừa phải .
+ Có tín hiệu giao thông ở nơi đường giao nhau . Có vạch đi bộ qua đường dành cho người đi bộ ,
+ Có biển báo giao thông và có đèn chiếu sáng .
- Lớp chia thành 4 nhóm thảo luận viết tên một số đường phố và đặc điểm theo yêu cầu của g/v và đánh dấu x vào đường phố an toàn .
- Nhận xét .
- Quan sát .
- Lắng nghe . 
- H/s kể lại con đường từ nhà đến trường .
- Lắng nghe .
IV
CỦNG CỐ :
- Để lựa chọn con đường an toàn từ nhà đến trường em cần dựa vào những tiêu chí nào của con đường ?
- Nhắc nhở h/s có ý thức lựa chọn con đường đi để đảm bảo an toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc