Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Cả ngày

Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Cả ngày

Tiết 1: ÔN TOÁN

TIẾT 82: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100.000

I. Mục tiêu: - Giúp HS:

- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.

- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.

II. Chuẩn bị:

- Bảng phụ viết nội dung BT 1, 2

III. Các hoạt động dạy – học:

1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học

2, Kiểm tra bài cũ :

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Cả ngày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 28 Soạn ngày 12/3/2011
 Thứ hai , ngày 14 tháng 03 năm 2011
BUỔI CHIỀU LỚP 3B
Tiết 1: ÔN TOÁN 
TIẾT 82: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100.000
I. Mục tiêu: - Giúp HS: 
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
- Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết nội dung BT 1, 2
III. Các hoạt động dạy – học:
1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học
2, Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra bài tập buổi sáng.
	- HS + GV nhận xét.
3, Bài mới :
* Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bảng con . 
5599 45275
9000 = 8999 + 1 99999 < 100000
- GV nhận xét sau mỗi lần giơ bảng 
2527 > 2519 66575 < 66576
* Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bảng con 
97156 < 98516
59731 > 59713
49650 = 49650 
- GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng 
67628 < 67728
* Bài 3:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm vào vở 
+ Số lớn nhất là: 62369
+ Số bé nhất là: 24305
- HS nhận xét
* Bài 4 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu làm vào vở 
+ Từ bé đến lớn: 15 999; 20 621;
41835, 62561
- GV nhận xét 
+ Lớn đến bé 62561;41835;20621; 15999
4, Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách so sánh số có 5 chữ số ?
- HS nêu nội dung bài tập
- Về nhà chuẩn bị bài sau
Tiết 2: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
Tiết 28: TÌM HIỂU GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
-Hiểu rõ những phẩm chất và năng lực tốt đẹp của những gương sáng Đoàn viên tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng ,lao động sxvà trong học tập mà em cần phải noi theo.
-Cảm phục và yêu mến các gương sáng đoàn viên 
II. Chuẩn bị: 
-Tư liệu về gương sáng Đoàn viên (Phòng truyền thống –Thư viện.... )
III. Các hoạt động dạy – học:
1, Ổn định tổ chức: Hát tập thể: Bài hát ca ngợi anh Kim Đồng
2, Kiểm tra bài cũ 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
 - Nhận xét đánh giá
3, Bài mới: 
¯Hoạt động1: ổn định
HS hát tập thể
¯Hoạt động2: 
 - Để trở thành những người có ích cho xã hội ,cho quê hương đất nước . Có nhiều tấm gương đoàn viên trẻ tuổi có nhiều đóng góp cho quê hương đất nước. Chúng em tiến hành sinh hoạt với chủ đề “Rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên”. Và trong buổi sinh hoạt hôm nay chúng ta cùng nhau xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho hội trại chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3 
-GVCN nêu yêu cầu hoạt động và định hướng nội dung thảo luận 
1.Phân công cho các tổ tìm hiểu và xây dựng hình tượng gương sáng Đoàn viên dưới hình thức sân khấu hóa 
2.CBL chuẩn bị câu hỏi thảo luận 3. CBL triển khai nội dung hoạt động 
+Xây dựng câu hỏi thảo luận cho nhóm học tập
Hoạt động3: 
GV giới thiệu những tấm gương sáng đoàn viên đã chuẩn bị sẵn như: 
 -Lần lượt mời các tổ trình bày các gương sáng đã đăng kí 
 Tổ 1: Chị Võ thị Sáu 
 Tổ 2:Anh Bế văn Đàn 
 Tổ 3: Anh Lý Tự Trọng 
 Tổ 4: BS Đặng Thùy Trâm 
HS thảo luận 
Học sinh trình bày theo nhóm, theo cá nhân trước lớp
+Em khâm phục gương sáng đoàn viên bạn vừa kể ở những đức tính gì?
+Kế hoạch rèn luyện theo những gương sáng của bạn như thế nào ?
+ hãy hát một bài ca ngợi tinh thần tiên phong của Đoàn đội TNTP
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp: 
1/Nêu những gương sáng đoàn viên trong đấu tranh,LĐSX, và học tập mà em biết ? Em học tập được những gì ở những người Đoàn viên đó ?
Sinh hoạt văn nghệ hoặc kể chuyện : Ca ngợi về những gương phụ nữ những gương anh hùng có công với đất nước
HS lắng nghe để thực hiện
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Về nhà chuẩn bị cho giờ sau
Tiết 3: MỸ THUẬT 
Tiết 28 : VẼ TRANG TRÍ: VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu biết thêm về cách tìm và vẽ màu.
- Vẽ được màu vào hình có sẵn theo ý thích 
- Thấy được vẻ đẹp của màu sắc, yêu mến thiên nhiên xung quanh em.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phóng to 3 hình trong sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học:
1, Ổn định tổ chức: 
 Ổn định tổ chức lớp, hát đầu giờ
2, Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV yêu cầu HS mở vở TV và quan sát 
- HS mở vở TV để quan sát 
+ Trong hình vẽ sẵn, vẽ những gì ?
-> lọ, hoa
+ Tên hoa đó là gì ?
-> HS nêu: hoa sen 
+ Vị trí lọ hoa và trong hình vẽ ?
-> Đặt chính giữa bức tranh 
* Hoạt động 2: Cách vẽ màu 
- GV hướng dẫn:
+ Vẽ màu ở xung quanh trước, ở giữa sau
+ Thay đổi đường nét để bài vẽ thêm sinh động.
- HS nghe 
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu bài tập 
+ Vẽ màu vào hình có sẵn.
+ Vẽ màu kín hình hoa, quả nền
- HS nghe 
+ Vẽ màu tươi sáng có đậm nhạt 
- HS viết vào vở tập viết
- GV quan sát hướng dẫn thêm
- GV trưng bày 1 số bài vẽ đã hoàn thành 
- HS quan sát 
- GV gọi HS nhận xét 
- HS nhận xét 
- GV đánh giá,xếp loại .
4. Củng cố - Dặn dò 
- Về nhà chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học
Soạn ngày 13/3/2011
Thứ ba , ngày 15 tháng 03 năm 2011
BUỔI SÁNG LỚP 4A
Tiết 1: THỂ DỤC: (GIÁO VIÊN THỂ DỤC SOẠN BÀI VÀ DẠY HỌC)
Tiết 2: TOÁN 
TIẾT 137: GIỚI THIỆU TỈ SỐ
I. Mục tiêu: - Giúp HS: 
- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại 
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ , phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy – học:
1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học
2, Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cách tính diện tích của hình vuông, hình thoi, hình bình hành? Lấy ví dụ minh hoạ?	
- HS + GV nhận xét.
3, Bài mới :
* Giới tiệu tỉ số 5:7 và 7:5.
VD: Một đội xe có 5 xe tải và 7 xe khách 
? Nêu tỉ số của số xe tải và số xe khách?
-Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5:7 hay 
- Đọc là Năm chia bảy hay năm phần bảy.
? Tỉ số này cho biết gì?
- số xe tải bằng số xe khách.
? Tỉ số của xe khách và số xe tải là ?
7 : 5 hay 
? Đọc như thế nào?
- Học sinh đọc.
? Tỉ số này cho biết gì?
- Số xe khách bằng số xe tải.
3. Giới thiệu tỉ số a : b ( b#0 )
- Số thứ nhất là a, số thứ hai là b, tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là....
- Tỉ số của a và b (b#0) là a:b hoặc 
- Chú ý cách viết tỉ số của hai số không kèm theo tên đơn vị.
- Học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
* Hoạt động thực hành
Bài 1. Làm bảng con.
- 4 học sinh lên bảng làm bài.
- Gv cùng học sinh nx, chữa bài, chốt bài đúng:
a. ( Bài còn lại làm tương tự).
(Có thể trình bày: Tỉ số của a và b là )
Bài 2.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào nháp:
- Cả lớp, 2 học sinh lên bảng làm .
- Gv nx chung chốt bài đúng:
Tỉ số của số bút đỏ và số bút xanh là 
Tỉ số của số bút xanh và số bút đỏ là =4 
Bài 3. Làm tương tự:
Số bạn trai và số bạn gái của cả tổ là: 5+6 = 11(bạn)
Tỉ số của số bạn trai và số bạn của cả tổ là: 
Bài 4.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Gv trao đổi cùng học sinh để vẽ sơ đồ minh hoạ:
-Nhận xét đánh giá cho điểm
Lớp làm bài giải vào vở. 1 Học sinh lên bảng chữa bài.
Bài giải
Số trâu ở trên bãi cỏ là:
20 : 4=5 (con)
 Đáp số: 5 con trâu.
4. Củng cố - Dặn dò 
- Về nhà chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học
Tiết 3: LUYỆN TỪ&CÂU
TIẾT 55: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 3).
I. Mục tiêu: - Giúp HS: 
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL (như tiết 1).
	- Hệ thống được những điều cần ghi nhớ về nội dung chính của các bài tập đọc và văn xuôi thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu.
	- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Cô Tấm của mẹ.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ , phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy – học:
1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học
2, Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra tập đọc và HTL (1/3 số học sinh trong lớp).Thực hiện như tiết 1,2.
- HS + GV nhận xét.
3, Bài mới :
* Nêu tên các bài TĐ thuộc chủ điểm : Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính.
* Nêu tên các bài TĐ thuộc chủ điểm : Vẻ đẹp muôn màu, nội dung chính
- Nêu tên các bài TĐ và nêu nội dung chính của bài đó.
- Tổ chức hs trao đổi:
- Thảo luận nhóm trước lớp, mỗi nhóm trao đổi 1 bài. Lớp nx, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét đánh giá. Tổng hợp kết quả theo SGK
Tên bài
Nội dung chính
Sầu riêng
Giá trị và vẻ đặc sắc của sầu riêng- loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta.
Chợ Tết
Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống thôn quê nhộn nhịp vào dịp Tết.
Hoa học trò
Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng vĩ- một loài hoa gắn với học trò
Khúc hát...
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Vẽ về cuộc sống an toàn.
 Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề em muốn sống an toàn cho thấy: Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thức của mình = ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
Đoàn thuyền đánh cá
Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân biển.
* Nghe - viết: 
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Đọc thầm bài:
- Cả lớp đọc.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- ..Khen ngợi cô bé ngoan giống như cô Tấm xuống trần giúp đỡ mẹ cha.
- Đọc thầm và nêu các từ dễ viết sai?
- Hs nêu, lớp luyện viết.
- VD: ngỡ, xuống trần, lặng thầm, nết 
- Gv nhắc nhở hs cách viết bài và đọc:
- Hs đọc bài.
- Gv đọc:
- Hs soát lỗi bài.
- Gv chấm một số bài:
- Hs đổi vở soát lỗi.
4. Củng cố - Dặn dò 
- Về nhà chuẩn bị bài sau
- Đánh giá tiết học
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC
TIẾT 28: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG
I. Mục tiêu: - Giúp HS: 
	- Học xong bài này học sinh có khả năng:
	- Hiểu: Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
	- Hs có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thể hiện đúng luật giao thông.
	- Hs biết tham gia giao thông an toàn.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ , phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy – học:
1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học
2, Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là việc làm nhân đạo? Em là làm những việc làm nhân đạo nào?- HS + GV nhận xét.
3, Bài mới :
1. Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1.Thảo luận nhóm thông tin sgk/ 40.
 * Mục tiêu: Qua những thông tin Hs hiểu được hậu quả nguyên nhân, biện pháp của việc tham gia giao thông.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức Hs đọc thông tin và trao đổi theo nhóm 4:
- N4 trao đổi các câu hỏi sgk/ 40.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu, lớp nhận xét đánh giá, trao đổi, bổ  ... .
- GV sửa sai cho HS 
* GV nêu yêu cầu 
- HS gấp SGK. Viết bài vào vở.
GV quan sát uấn nắn cho HS 
* Chấm, chữa bài
- GV đọc bài 
- HS đổi vở soát lỗi 
- GV thu vở chấm điểm 
* HD làm bài tập 
* Bài 2 (a)
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV phát cho HS giấy làm trên bảng 
- 4HS làm trên bảng 
- Dùng tranh ảnh giới thiệu một số môn thể thao.
- HS nhận xét 
- GV nhận xét 
a. bóng ném, leo núi, cầu lông
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu lại ND bài 
- HS nêu nội dung bài học 
- Chuẩn bị bài sau. 
Tiết 4: THỦ CÔNG
TIẾT 28: LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T1)
I. Mục tiêu:
	- HS biết cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
	- Làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật
	- HS thích sản phẩm mình được làm.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu đồng hồ để bàn
	- Tranh quy trình 
	- Giấy TC: Hồ, kéo 
II. Các hoạt động dạy – học:
1, Ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra về chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS + GV nhận xét.
3, Bài mới
Hoạt động 1: HD học sinh quan sát và nhận xét 
- GV giới thiệu đồng hồ mẫu làm bằng giấy TC.
+ Nêu hình dạng chiếc đồng hồ
- HS quan sát 
- Hình CN
+ Tác dụng của từng bộ phận ?
+ Kim chỉ giờ 
+ Kim chỉ phút
+ Kim chỉ giây..
+ So sánh đồng hồ thật với đồng hồ làm bằng giấy ?
- HS nêu
+ Nêu tác dụng của đồng hồ ?
- Xem giờ 
2. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu . 
- B1: Cắt giấy 
- Cắt 2 tờ giấy TC dài 24 ô, rộng 16 ô để đế và khung dán mặt đồng hồ.
- HS quan sát 
- Cắt 1 tờ giấy HV cạnh 10 ô làm chân đỡ đồng hồ
- Cắt 1 tờ giấy trắng dài 14 ô, rộng 8 ô làm mặt đồng hồ:
- B2: Làm các bộ phận 
* Làm khung đồng hồ:
- Lấy 1 tờ giấy TC dài 24 ô, rộng 16 ô gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp 
- Mở tờ giấy xe bôi hồ vào 4 mép tờ giấy sau đó gấp theo đường dấu giữa 
- HS quan sát 
- Gấp H2 lên 2 ô theo dấu gấp
* Làm mặt đồng hồ: 
- Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp thành 4 phần bằng nhau
- Dùng bút chấm điểm giữa và gạch vào điểm đầu các nếp gấp
- HS quan sát 
- Cắt dán hay vẽ kim giờ, phút, giây 
* Làm đế đồng hồ:
- Đặt dọc tờ giấy TC gấp lên 6 ô gấp tiếp 2 lần như vậy nữa. Bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại
- Gấp 2 cạnh dài của H8 theo đường dấu gấp mỗi bên 1ô rưỡi sau đó mở ra tạo thành chân đế.
- HS quan sát 
* Làm chân đỡ.
- Đặt tờ giấy HV có cạnh 10 lên bàn gấp theo đường dấu 2ô rưỡi, gấp tiếp 2 lần nữa, bôi hồ .và dán
B3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
* Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ; 
- Đặt ướm tờ giấy làm mặt đồng hồ vào khung sao cho các mép cách đều
- HS quan sát 
- Bôi hồ - dán.
* Dán khung đồng hồ vào đế 
* Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ 
* Thực hành 
- GV tổ chức cho HS thực hành tập làm mặt đồng hồ để bàn 
- HS thực hành 
- Nhận xét đánh giá việc học tập của học sinh.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu lại ND bài 
- HS nêu nội dung bài học 
- Chuẩn bị bài sau. 
BUỔI CHIỀU LỚP 3A
Tiết 1: THỂ DỤC (GIÁO VIÊN THỂ DỤC SOẠN BÀI VÀ DẠY HỌC)
Tiết 2: ÂM NHẠC
Tiết 28: ÔN BÀI HÁT: BÀI TIẾNG HÁT BẠN MÌNH
I. Mục tiêu:
	- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
	- Hát kết hợp với vận động phụ hoạ và tập biểu diễn bài hát
	- Biết kẻ khuông nhạc, viết đúng khoá son.
II. Đồ dùng dạy học
	- Nhạc cụ
	- Một số hình ảnh động tác múa phụ hoạ
II. Các hoạt động dạy – học:
1, Ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra bài cũ
- Hát chính xác bài hát cũ - HS + GV nhận xét.
3, Bài mới
a. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình 
- GV nêu yêu cầu 
- Cả lớp hát lại 2 lần 
- HS luyện tập hát theo nhóm vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca
- GV nghe - quan sát và nhận xét 
b. Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ 
- GV hướng dẫn một số động tác 
+ ĐT1 (câu 1+2): Chân bước 1 bước sang phải đồng thời nâng 2 bàn tay hướng về phía trước.
- HS nghe quan sát
+ ĐT2 (câu 3 + 4): Hai tay giang hai bên, ĐT chim vỗ cánh
+ ĐT3: (câu 5+6): 2HS soay mặt đối diện nhau, vỗ tay.
+ ĐT4 (câu 7+8): 2HS nắm tay nhau đung đưa
- HS thực hiện múa theo HĐ của GV 
- Từng nhóm HS biểu diễn trước lớp 
- GV nhận xét.
- HS hát + gõ đệm
c. Hoạt động 3: Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son 
- GV hướng dẫn HS 
- HS quan sát 
- Tập kẻ vào nháp
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Nêu lại ND bài 
- Nêu nội dung bài học
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 3: ÔN TIẾNG VIỆT - LUYỆN TỪ& CÂU
Tiết 83: NHÂN HOÁ: ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TLCH.
 ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM, DẤU HỎI, CHẤM THAN.
 I/ Mục tiêu.
- Xác định được cách nhân hóa cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hóa (BT1) 
- Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? (BT2)
- Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm thn vào ô trống trong câu (BT3) 
II/ Đồ dùng dạy-học.
- Bảng lớp viết 3 câu văn BT2:
III. Các hoạt động dạy – học:
1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học
2, Kiểm tra bài cũ :
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
3, Bài mới:
a, Giới thiệu bài : 
b. HD làm bài tập 
* Bài tập 1:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp 
+ Bèo lục bình tự xưng là tôi. 
+ Xe lu tự xưng thân mật là tớ khi về mình 
- GV gọi HS đọc bài - Nhận xét 
- Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như 1 người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta 
* Bài tập 2:
- HS làm bài 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- HS lên bảng làm 
- GV gọi HS lên bảng làm bài.
a. Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng 
b. Cả 1 vùng Sông Hồng., mở hội để tưởng nhớ ông.
- GV nhận xét.
c. Ngày mai, muông thú..thi chạy để chọn con vật nhanh nhất 
* Bài tập 3.
- HS làm bài 
- Yêu cầu HS làm vào nháp 
- HS lên bảng làm bài 
- GV dán bảng 3 tờ phiếu 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét ghi điểm 
4. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND bài 
Nêu nội dung bài học
- Chuẩn bị bài sau
	Soạn ngày 16/3/2011
Thứ sáu , ngày 18 tháng 03 năm 2011
BUỔI CHIỀU LỚP 3A
Tiết 1: ÔN TOÁN 
TIẾT 84: ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH - XĂNG - TI - MÉT - VUÔNG
I. Mục tiêu: - Giúp HS: 
	+ Biết 1 cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm
	+ Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng - ti - mét vuông.
	+ Hiểu được số đo diện tích của 1 hình theo xăng - ti - mét vuông chính là số ô vuông 1cm2 có trong hình đó.
II. Chuẩn bị: 
	- Các hình minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1, Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học
2, Kiểm tra bài cũ :
- Làm bài tập 3 (buổi sáng) 
- HS + GV nhận xét.
3, Bài mới :
* Hoạt động : Thực hành 
+ Bài 1 
* Củng cố về đọc, viết số đo diện tích theo cm2
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS làm vào SGK 
+ 137 cm2
+ Bốn nghìn năm trăm xăng - ti - mét vuông
- GV gọi HS đọc toàn bài 
+ 4500 cm2
+ HS nhận xét 
- GV nhận xét 
+ Bài 2: 
* Củng cố về DT của hình vuông cho trước 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu làm vào SGK 
+ Hình B gồm 6 ô vuông 1cm 2
+ Diện tích hình B là 6cm2
+ Diện tích hình B bằng diện tích hình A
- GV nhận xét 
+ Bài 3.
* Củng cố về cộng, trừ với số đo là cm2
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu làm vào bảng con 
a. 28 cm2 + 26 cm2 = 54 cm2
 50 cm2 - 26 cm2 = 24 cm2
- GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng 
b. 12 cm2 4 = 48 cm2
 16 cm2 : 4 = 4 cm2
+ Bài 4 
* Củng cố về giải toán có lời văn kèm theo ĐV là cm2
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu làm vào vở 
Bài giải 
Diện tích tờ giấy mầu xanh lớn hơn diện tích tờ giấy màu đỏ là:
- GV gọi HS đọc bài, nhận xét 
300 - 280 = 20 (cm2)
- GV nhận xét 
Đáp số: 20 cm2
4: Củng cố dặn dò: 
- Nêu lại ND bài 
Nêu nội dung bài học
- Chuẩn bị bài sau
Tiết 2: ÔN TIẾNG VIỆT - TẬP LÀM VĂN
Tiết 84: KỂ LẠI MỘT TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật... dựa theo gợi ý (BT1) 
- Viết lại được 1 tin thể thao (BT2)
 II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng lớp viết các gợi ý.
	- Tranh ảnh một số cuộc thi đấu thể thao
II. Các hoạt động dạy – học:
1, Ổn định tổ chức: 
- Ổn định tổ chức lớp – Hát đầu tiết học
2, Kiểm tra bài cũ
- Đọc lại bài viết về những trò vui trong ngày hội 
- HS + GV nhận xét.
3, Bài mới
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS kể 
+ Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV nhắc HS:
+ Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, ti vi.Cũng có thể kể về buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài, ti vi
- HS nghe 
+ Kể theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự 
- HS nghe 
- GV nhận xét 
- HS giỏi kể mẫu 
- Từng cặp HS tập kể 
- 1số HS thi kể trước lớp 
- HS bình chọn 
- GV nhận xét 
- Từng cặp HS tập kể 
- 1 số HS thi kể trước lớp 
- HS bình chọn 
- GV nhận xét - ghi điểm 
* Bài 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV: Tin cần thông báo phải là một tin thể thao chính xác
- HS nghe 
- HS viết bài 
- HS đọc bài viết
- Nhận xét 
- GV nhận xét 
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài
Nêu nội dung bài học
- Chuẩn bị bài sau.
	Tiết 2: SINH HOẠT LỚP
NHẬN XÉT TUẦN 28 CỦA LỚP
I. Mục tiêu:
 - HS biết nhận ra những ưu điểm và mặt tồn tại trong mọi hoạt động tuần 26. 
 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
 - HS vui chơi, múa hát tập thể.
II. Các hoạt động :
1. Sinh hoạt lớp: Tuần học từ ngày 14/2 – 18/3/2011
 - HS nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 28. 
- HS đi học đều đúng giờ
- HS có ý thức học ở lớp, ở nhà, sách vở chuẩn bị đầy đủ theo thời khóa biểu. Nhiều HS ở trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
- HS có ý thức lao động vệ sinh trường lớp.
 Tiêu biểu là các HS: Thư,Quang ,Thu , Quỳnh.
- Trong tuần các em đã tích cực tham gia các hoạt động học tập, Ôn tập và làm bài kiểm tra giữa học kì II đạt kết quả cao nhất.
 2. Hoạt động tập thể:
 - Tổ chức cho HS múa hát và vui chơi các trò chơi dân gian. 
 - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia múa hát vui chơi tích cực.
3. Kế hoạch tuần tiếp theo
- Tổ chức phát động phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3
 	 - HS nêu hướng phấn đấu của tuần học tiếp theo.
 	- Tham gia giữ vệ sinh chung.
 	- Đi đường đúng Luật giao thông
- Duy trì nền nếp chào hỏi lễ phép, có thái độ kính trọng thầy cô giáo

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L3Tuan 28 Tong hop.doc