Giáo án tăng cường Toán và Tiếng Việt Lớp 3

Giáo án tăng cường Toán và Tiếng Việt Lớp 3

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

-Ôn so sánh các số có bốn chữ số theo hàng.

-Ôn xếp thứ tự các số không quá 4 chữ số

 2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc

 

docx 6 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 371Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tăng cường Toán và Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TĂNG CƯỜNG TOÁN 
BÀI : SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (Tiết 1)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Kiến thức
-Ôn so sánh các số có bốn chữ số theo hàng.
-Ôn xếp thứ tự các số không quá 4 chữ số
 2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.. 
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
GV: Các thẻ đơn vị, chục, trăm, nghìn
HS: Bộ đồ dùng học số
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1: > ; < ; =
4263 ....4236 3764......2764
982.....1982 1308......1000+300+8
GV cho 1 em nêu yêu cầu bài tập.
GV HD HS làm .
Cho 4 em lên bảng chữa bài.
GV NX
HS Thảo luận nhóm đôi rồi trình bày trước lớp
4 HS lên bảng chữa bài.
1 em NX
Bài 2: Cho các số: 2873,2863,2963,2973,2354
a. Sắp sếp các số trên theo thứ tự tăng dần.
b. Sắp sếp các số trên theo thứ tự giảm dần.
-Với những HS còn hạn chế, GV có thể hướng dẫn các em viết theo cột dọc để so sánh thuận lợi. 
GV viết cho HS làm nhóm 4.
Cho HS lên bảng làm.
GV NX.
Thảo luận nhóm 4
Đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận.
– 4 HS lên bảng làm.
a.2354;2863;2873;2963;2973.
b.2973;2963;2873;2863;2354.
Bài 3:Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong dãy số sau: 9909; 9999; 9009; 9990; 9099.
GV cho 2 em nêu yêu cầu bài tập.
GV hỏi HS trả lời.
GV NX
1 em nêu yc bài tập.
2 HS trả lời câu hỏi.
1 em nhận xét.
-Số lớn nhất trong dãy số là:9999
-Số bé nhất trong dãy số là:9009
 TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
 Luyện tập về: Luyện đọc:
– Đọc: Chiếc áo của hoa đào
– Đọc mở rộng: Tìm đọc, viết Phiếu đọc sách, chia sẻ một truyện về lễ hội
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức.
- Luyện đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng lô gic ngữ nghĩa, bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu nội dung bài đọc: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.
-Luyện tập đọc mở rộng: Tìm đọc, viết Phiếu đọc sách, chia sẻ một truyện về lễ hội
2. Năng lực chung.
 - Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động. 
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết ơn cội nguồn, biết cùng các bạn góp sức mang lại vẻ đẹp chung.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Tranh ảnh cây hoa đào và một số loài hoa tiêu biểu của mùa xuân.
 Bảng phụ ghi đoạn từ: Các loài hoa hiểu ra đến hết.
- HS: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.GV giới thiệu bài luyện đọc.
2.Luyện đọc lại
- Cho 1 HS đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn.(3 lượt)
- GV theo dõi, sửa lỗi đọc sai cho HS.
- Luyện đọc câu dài:
+ Các loài hoa/ bất chợt nhận ra/ cái cây khẳng khiu mọi khi/ giờ đã khoác một chiếc áo đẹp tuyệt vời.//
- Luyện đọc cả bài:
- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài.
- GV theo dõi, sửa lỗi đọc sai cho HS.
* Luyện đọc diễn cảm cả bài.
-Cho HS đọc theo nhóm đôi.
2 đôi thi đọc
- HS nghe.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
2 HS đọc
2 HS đọc.
3.Đọc hiểu
+ Theo cây hoa đào nhờ đâu mà nó có được những bông hoa đẹp ?
+ Vì đâu các loài hoa cảm thấy xấu hổ khi nghe hoa đào trả lời ?
+ Cây hoa đào có gì đáng khen ?
- Gọi HS nêu nội dung bài
- GV nhận xét.
- HS đọc thầm và trả lời:
+ Đó là nhờ đất mẹ nuôi nấng, nhờ mưa nắng bốn mùa, nhờ bàn tay chăm sóc sớm hôm của cô chủ.
+ Vì thái độ của mình trước kia chúng đã không chú ý đến hoa đào
+ Hoa đào đẹp nhưng rất khiêm tốn.
- 2 HS nêu: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.
- Lắng nghe.
4. Đọc mở rộng – Đọc một chuyện về lễ hội
- Gv yêu cầu HS đọc 1 truyện đã tìm được ở nhà hoặc ở thư viện.
- GV yêu cầu HS viết vào phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị khi đọc truyện: tên truyện, tên tác giả, tên lễ hội, cảnh vật con người trong lễ hội,
-- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 chia sẻ với bạn trong nhóm về suy nghĩ và cảm xúc của em.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp 
- Gv nhận xét, tuyên dương. 
- HS đọc thầm truyện
- HS viết vào phiếu
- HS hoạt động nhóm 4
- 4 HS chia sẻ
- Theo dõi.
 TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Luyện tập về: Luyện viết sáng tạo
Nhận diện và tìm ý cho đoạn văn thuật lại
 một ngày hội đã chứng kiến
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức.
- Nhận diện được đoạn văn thuật về một ngày hội, lập được dàn ý cho đoạn văn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến dựa vào gợi ý.
- Sưu tầm được tranh ảnh về lễ hội, hỏi – đáp được về một lễ hội.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, tranh ảnh về lễ hội
- HS: SGK, tranh ảnh về lễ hội đã sưu tầm, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Viết đoạn văn ngắn( từ 7 đến 10 câu) thuật lại một ngày hội em được chứng kiến.
Em hãy viết đoạn văn theo gợi ý:
a. Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về lễ hội quê hương em mà em định kể
b. Giới thiệu chi tiết lễ hội:
- Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim...)
- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?
- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước...).
- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lý do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội...)
- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi...)
c. Cảm xúc của em khi được tham dự lễ hội.
-Cho HS thảo luận nhóm 4 về các câu hỏi gợi ý trên.
-2 nhóm đại diện chia sẻ trước lớp.
-Cho HS viết bài vào vở.
Cho 2 em chia sẻ bài viết của mình trước lớp.
-GV NX tuyên dương HS.
- HS đọc yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS thảo luận nhóm 
2 em chia sẻ
- HS làm vở.
- 2 HS đọc.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
Đoạn văn mẫu:
Lễ hội cúng biển hay còn gọi là Lễ hội nghinh Ông có cách đã lâu ở Sông Đốc – Cà Mau được tổ chức mỗi năm 1 lần vào ngày 14,15 tháng 2 âm lịch . Lễ hội được tổ chức tại Lăng ông – nơi thờ Thần cá Ông .Lễ hội nghinh ông là lễ hội truyền thống dân gian đặc sắc gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân vùng biển Sông Đốc – Cà Mau, là điểm tựa tinh thần, nơi vui chơi giải trí, nơi để mọi người thỉnh cầu, bày tỏ ước muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, cho mùa vụ đầy ắp cá tôm, phúc lộc thọ mọi nhà.Lễ nghinh ông góp phần tạo ra đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, củng cố bền vững khối đoàn kết cộng đồng. Đây là lễ hội truyền thống giàu tính nhân văn, sáng tạo đã trở thành một sinh hoạt văn hóa mang đậm tính dân gian và là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tâm linh của người dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tang_cuong_toan_va_tieng_viet_lop_3.docx