Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2008-2009 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2008-2009 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

I. Mục tiêu: A . Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: Sửa soạn, ngúng nguẩy, ngắm nghía, thảng thốt.

- Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa cha và Ngựa con.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

– Hiểu được nội dung của câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nừu chủ quan coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.

B . Kể chuyện

- Kỹ năng nói : Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện, HSkể lại được toàn bộ câu chuyện . Kể tự nhiên , phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

- Rèn kỹ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời của bạn

 

doc 12 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1034Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2008-2009 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009
Tập đọc-Kể chuyện:	 cuộc chạy đua trong rừng
I. Mục tiêu: A . Tập đọc: 
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trôi chảy toàn bài. đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: Sửa soạn, ngúng nguẩy, ngắm nghía, thảng thốt.
Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa cha và Ngựa con.
Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu được nội dung của câu chuyện: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nừu chủ quan coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại.
B .	Kể chuyện
Kỹ năng nói : Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện, HSkể lại được toàn bộ câu chuyện . Kể tự nhiên , phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
Rèn kỹ năng nghe: Tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời của bạn
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh kể chuyện SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Tập đọc: (50- 55phút)
1 , Luyện đọc:
 a. Hướng dẫn HS luyện đọc 
- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp luyện đọc từ khó: sửa soạn, ngúng nguẩy, ngắm nghía, thảng thốt, khỏe khoắn.
- Giúp HS hiểu từ ngữ mới, chú giải. 
- Học sinh luyện đọc đoạn theo nhóm .
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
b Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Học sinh đọc thầm đoạn 1:
H : Ngựa con chuẩn bị hội thi như thế nào?
- HS đọc thầm đoạn 2 :
H: Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì?
H : Nghe cha nói, Ngựa con phản ửng như thế nào?
- HS đọc đoạn 3,4.
H : Vì sao ngữa con không đạt kết quả trong cuộc thi?
H : Ngựa con rút ra bài học gì?
2, Luyện đọc lại:
- HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS luyện đọc từng đoạn.
- Các nhóm thi đọc . Bình chọn bạn đọc hay nhất .
- Cả lớp bình chọn cá nhân , nhóm đọc tốt.
B. Kể chuyện ( 15 – 20 phút)
1, GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ và tập kể lại cả câu chuyện bằng lời kể của Ngựa con.
2, Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện :
- 1 HS quan sát tranh minh hoạ- nêu nội dung từng bức tranh.
- 1 HS kể mẫu đoạn 1
- HS tập kể theo nhóm 4.
- 4HS kể nối tiếp đoạn của câu chuyện .
- Cả lớp bình chọn người kể hay nhất
C. Củng cố , dặn dò:
H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Về nhà kể câu chuyện cho mọi người nghe và chuẩn bị bài sau.
Nghe GV đọc.
HS luyện đọc đoạn – luyện từ khó. 
- Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới nước.
- Phải đến bác thợ rèn xem lại bộ móng, nó cần thiết hơn là bộ đồ đẹp.
- Ngúng nguẩy, đầy tự tin và đáp: Cha cứ yên tâm.
- Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ nhất.
- HS thi đọc trước lớp.
- 1 em đọc cả bài
1 HS khá kể.
Học sinh thi kể .
- Làm việc gì cũng phải chuẩn bị cẩn thận chu đáo , không được chủ quan. 
--------------------------------------------------------------------
Toán : 	 so sánh số trong phạm vi 100 000
I . Mục tiêu:	
- Giúp học sinh: luyện các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000
II.Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1, Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 10 000:
 - GV ghi bảng và yêu cầu HS so sánh: 999 ..1012
 ( Điền dấu < vì 999 có số chữ số ít hơn số 1012.)
- Gv ghi tiếp và yêu cầu HS so sánh: 9790  9786
3772 3605	4597  5975
Gọi đọc nêu cách so sánh của mình.
2, Luyện tập so sánh trong phạm vi 100 000:
- GV ghi bảng : 100 000 . 99 999
H : Mỗi số có bao nhiêu chữ số?
- HS nêu cách so sánh.
- Gv ghi bảng tiếp: 937 20 351	97 366  100 000
	98 087  9 999	76 200 .. . 78 975
- Yêu cầu HS so sánh và nêu cách so sánh.
3, Thực hành: 
Bài 1, 2: 
 - HS làm vào bảng con từng bài.
- Gv có thể hỏi cách so sánh đối với một số em học yếu.
Bài 3: 
- GV HD học sinh làm bài : Muốn tìm số bé nhất hay lớn nhất thì trước tiên ta phải so sánh các số đó.
- HS so sánh các số và tìm số lớn nhất và bé nhất.
- HS nêu miệng- cả lớp nhận xét .
Bài 4: 
- GV gợi ý HS : Muốn sắp xếp , trước tiên phải so sánh các số.
- HS làm vào vở- GV chấm 1 số bài.
- Nhận xét .
3, Củng cố ,dặn dò:
 	- Nhắc lại nội dung bài học.
----------------------------------------------------------------------
	Thứ ba ngày17 tháng 3 năm 2009
Tập đọc :	 cùng vui chơi
I. Mục tiêu: 
Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
+ Đọc đúng các từ ngữ HS dễ sai do phát âm: đepk lắm, nắng vàng,lộn xuống.
Rèn kỹ năng đọc hiểu :
+ Hiểu nội dung : Các bạn chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Bài thơ khuyên chúng ta chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khoẻ , để vui hơn và học tốt hơn.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh , ảnh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
,Bài cũ :
Gọi học sinh lên kể chuyện “ Cuộc chạy đua trong rừng”
1 HS nêu nội dung câu chuyện.
2 Bài mới : Giới thiệu bài ( Dựa vào tranh minh hoạ )
a, Giáo viên đọc mẫu .
 b, Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ: quả cầu giấy.
2 , Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 16 – 17 phút )
	- HS đọc thầm bài.
H: Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh? ( Chơi đá cầu trong giờ ra chơi )
 H: Các bạn chơi đá cầu vui và khéo léo như thế nào? ( bay lên rồi lộn xuống, rất tinh, rất dẻo)
H : Em hiểu “ Chơi vui học càng vui “ là như thế nào? ( Chơi vui làm cho hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sã tốt hơn.)
3, Luyện đọc lại:
- Gv tổ chức cho HS học thuộc lòng .
- 2 HS đọc toàn bài.
4,Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét giờ học.
________________________________________________
Toán : luyện tập
I . Mục tiêu:	Giúp học sinh: 
 - Luyện tập và nắm được thứ tự các số có năn chữ số tròn nghìn, tròn trăm.
- Luyện tập so sánh các số có 5 chữ số trong từng dãy số.
- Luyện tính viết và tính nhẩm.
II .Chuẩn bị và đồ dùng:
III, Hoạt động dạy học:
1 , Thực hành : 
Bài tập 1 : 
- GV ghi bảng phụ.
- 1HS làm ở bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- HS nhìn vào số đã viết và nêu miệng.
Bài tập 2 : Điền dấu: , =
- HS làm từng bài vào bảng con.
- GV chữa bài và nhân xét.
Bài tập 3: Tính nhẩm.
- GV HD học sinh làm mẫu 2 bài.
- HS làm vào vở, GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 4: - HS nêu miệng.
- GV nhận xét và củng cố cách tìm số lớn nhất và bé nhất.
Bài 5 : Đặt tính rồi tính.
- HS làm từng bài vào bảng con.
- Chữa bài, nhận xét.
3, Củng cố ,dặn dò:
- Nhận xét giờ học
__________________________________________
chính tả : 	Nghe- viết : cuộc chạy đua trong rừng.
I . Mục đích, yêu cầu:
- Nghe viết chính xác đúng đoạn tóm tắt chuyện : “ Cuộc chạy đua trong rừng”
- Điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iêt/iêc. Tìm được các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iêt/iêc.
II. Đồ dùng dạy học:
Viết bài tập 2,3 lên bảng phụ.
III. Hoạt động trên lớp :
1, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích , yêu cầu của bài.
2, Hướng dẫn học sinh nghe – viết :
 - GV đọc đoạn viết – 2 HS đọc lại đoạn viết.
H : Đoạn viết có mấy câu? Những chữ nào trong câu viết hoa? ( Chữ viết hoa : Ngữa Con, Ngựa Cha)
- HS viết vào bảng con : giành, nguyệt quế, mải ngắm.
 - HS nghe giáo viên đọc bài và chép vào vở.
- Chấm bài , nhận xét.
3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2a: Điền n hay l .
 HS làm bài vào vở – 1 HS làm bảng lớp.
Giáo viên nhận xét.
Câu a, Thứ tự cần điền là: thiếu niên, chàng trai, khăn lụa, thắt lỏng, sau lưng, nâu sẫm, lạnh buốt, nó ướt đẫm, chủ nó từ xa lại.
Bài tập 2b: Điền dẩu hỏi hay dấu ngã?
 HS làm bài vào vở 
Gọi 2 HS nêu miệng từ điền.
1HS đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.
Giáo viên nhận xét.
4, Củng cố , dặn dò: Nhận xét giờ học. 
__________________________________________
	Thứ tư ngày 18 tháng 3 năm 2009
toán : 	 luyện tập( tiếp)
I . Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Luyện đọc , viết số. Nắm được thứ tự các số trong phạm vi 100 000.
- Luyện dạng bài tập tìm thành phần chưa biết của phép tính. 
- Luyện giải toán .
II .Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động trên lớp :
1, Thực hành : 
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống .
	- GV ghi bài a, HS nêu cách làm – GV ghi kết quả lên bảng.
	- HS làm tiếp bài b,c vào vở.
	- Nhận xét HS làm bài.
Bài 2: Tìm x
	- GV cho HS nêu cách tìm x của mỗi bài .
	- HS làm vào vở – 1 HS làm bảng lớp.
	- GV chữa bài, nhận xét cả lớp . 
Bài 3 : 
HS đọc bài toán – HD tóm tắt.
Gợi ý HS giải : Dạng toán gì ? ( bài toán rút về đơn vị) 
HS làm vào vở- 1 HS làm ở bảng phụ.
GV chữa bài – nhận xét .
Dặn dò : 
- HDHS về nhà làm bài 4 : Cắt 8 hình tam giác bằng nhau ( như SGK) rồi xếp thành hình và dán vào vở.
- Nhận xét giờ học.
____________________________________________
Luyện toán
I . Mục tiêu:	
- Củng cố kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia qua các dạng bài tập: Đặt tính rồi tính, Tìm x, tính giá trị biểu thức.
II .Các hoạt động dạy học:
Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
	a, 3165 + 4927
b. 8732 - 5917
c. 2345 x 4
d. 7287 : 6
- GV đọc lần lượt từng phép tính – HS làm vào bảng con.
- Cho 1 số HS yếu nêu lại cách tính.
Bài 2 :	 Tính giá trị biểu thức:
	a. 4590 + 4600 - 8121
	b. 2007 + 6318 : 6
	c. 6 x ( 6427 - 5349 )
	- Gợi ý HS nhớ lại cách thực hiện của mỗi bài.
	- HS làm vào vở- 1 HS làm ở bảng .
	- Chữa bài , nhận xét.
Bài 3 : Điền tiếp vào dãy số:
88 500 ; 88 501 ; .
54 100 ; 54 200 ; ..
78 000 ; 79000 ; ..
53 000 ; 53 010 ; 
HS làm vào vở . ( lưu ý : bài c,d dành cho HS khá giỏi)
GV chữa bài nhận xét .
__________________________________________
Luyện từ và câu : nhân hoá - ôn cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì?. 
dấu chấm hỏi, dấu chấm, dấu chấm than.
Mục đích, yêu cầu
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì?
Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Đồ dùng dạy học
Kẻ sẵn bài tập 1,2 ở bảng phụ .
Các hoạt động dạy học
Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu của bài .
H : Trong những câu sau, cây cối và sự vật tự xưng là gì? ( Tôi , Tớ)
H : Cách xưng hô ấy có tác dụng gì? ( Làm cho ta cảm giác giống như một người bạn đang nói chuyện cùng ta.
Bài tập 2 : Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi : Để làm gì? 
HDHS làm bài a : 
	H : Con phải đến bác thợ rèn để làm gì ? ( để xem lại móng vuốt)
- GV ghi và gạch chân bộ phận đó.
HS tiếp tục làm vào vở.- Gọi HS nêu miệng- GV gạch chân.
( b, Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. 
 c, Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.)
Bài tập 3: HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở- 1 HS làm ở bảng .
- Chữa bài, nhận xét .
( Phong đi học về. Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
	- Hôm nay con được điểm tốt à?
	- Vâng ! Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long. Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế .
Mẹ ngạc nhiên:
	- Sao con nhìn bài của bạn?
	- Nhưng thầy có cấm nhìn bài bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà! )
3. Củng cố , dặn dò:
	- 2 HS nhắc lại những cách nhân hoá.
________________________________
chính tả : 	Nhớ- viết: cùng vui chơi
I . Mục đích, yêu cầu:
 - Nhớ và viết lại chính xác các khổ thơ 2,3,4 của bài thơ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các tiếng chứa âm , dấu thanh dễ lẫn: l/n ; dấu hỏi/ dấu ngã.
II. chuẩn bị, đồ dùng;
Bảng phụ.
II. Hoạt động trên lớp :
A, Bài cũ : GV yêu cầu học sinh viết vào bảng con: thiếu niên, nai nịt, thắt lỏng, lạnh buốt. 
B, Bài mới :
1, Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2, Hướng dẫn học sinh viết :
- HS đọc thuộc lòng bai : Cùng vui chơi.
- HS viết chữ : quả cầu, lộn xuống, khoẻ, tiếng cười.
- GV HD học sinh cách trình bày bài thơ.
- HS viết vào vở .
- Chấm , chữa bài.
3, Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2b: Tìm tiếng có thanh hỏi hay thanh ngã.
 - GV treo bảng ghi sẵn bài tập. 
HD học sinh cách làm vào vở.- 1 HS làm ở bảng .
Nhận xét , chốt lời giải đúng.
( b, Bóng rổ ; nhảy xà ngang ; Võ. ) 
4, Củng cố , dặn dò:
- Yêu cầu những HS viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại .
HS viết vào bảng con
1 HS đọc. 
HS viết vào bảng con.
- HS chép bài vào vở
1 HS lên bảng làm.
Nhận xét.
	Thứ năm ngày 19 tháng 3 năm 2009
tập làm văn : kể lại một trận thi đấu thể thao
I . Mục đích, yêu cầu:
 1 Rèn kỹ năng nói : Kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem, được nghe tường thuật ( theo các câu hỏi gợi ý ) giúp người nghe hình dung được trận đấu.
2, Rèn kỹ năng viết : Viết lại được một tin thể thao mới được đọc ( hoặc nghe được , xem được trong các buổi phát thanh, truyền hình) Viết gọn, rõ, đủ thông tin.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi gợi ý kể chuyện.
III. Hoạt động trên lớp :
Bài tập 1: Kể lại một trận thi đấu thể thao theo các gợi ý ( SGK)
- GV gợi ý :Tin thể thao đó có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy trên sân vận động, ti vi, đài 
- Gơi ý chỉ là chỗ dựa chứ không phụ thuộc vào gợi ý.
- 1HS khá kể – GV nhận xét.
- HS kể theo nhóm.
- Thi kể trước lớp 
- Học sinh bình chọn người kể hay nhất.
Bài tập 2: 
- GV nêu nhiệm vụ : Viết 1 tin thể thao mà em mới đọc được trên báo ( hoặc nghe, xem) 
- HS làm vào vở .
- Gọi một số học sinh nêu miệng trước lớp .
- GV nhận xét .
2. Củng cố - dặn dò:
GV yêu cầu những học sinh viết bài chưa xong, chưa hay về nhà viết lại.
_________________________________________
Toán : diện tích của một hình.
I . Mục tiêu:	Giúp học sinh : 
- Làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.
- Biết được : Hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn hình kia. Một hình được tách thành hai hình thì tổng diện tích hai hình kia bằng diện tích hình này.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các tấm bìa, các hình ô vuông thích hợp có màu sắc khác nhau.
III. Hoạt động dạy học : 
1 , Giới thiệu biểu tượng về diện tích :.
 - GV cho HS biết sơ lược về diện tích.
- HS quan sát hình 1 ( như SGK) 
H : Hình nào có diện tích lớn hơn? ( HS trả lời bằng cảm tính)
 - GV đặt hình chữ nhật vào hình tròn và nói ( SGK)
- HS tương tự nhìn vào hình 2 và so sánh bằng cách đếm số ô vuông.
- GV cắt hình 3 thành 2 hình : HS so sánh 2 hình vừa cắt với hình ban đầu.
2, Thực hành : 
Bài 1 : GV cắt hình bằng giấy – cho HS so sánh.
- HS so sánh và tìm câu trả lời đúng.
( Câu trả lời đúng : b )
- Nhận xét .
Bài 2: 
- HD HS đếm hình ô vuông nhỏ của mỗi hình. ( hình P gồm 11 ô vuông; Hình Q gồm 10 hình ô vuông) 
- HS tự so sánh 2 hình 
- GV chữa bài , kết luận : Hình P lớn hơn hình Q.
Bài 3 
 - GV đọc , HS viết số vào bảng con.
GV chữa bài .
Bài 4 : HS tự làm bài rồi nêu miệng.
- GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng: Hình A bằng hình B
3 Củng cố , dặn dò:
 - Nhận xét giờ học .
_____________________________________
Thứ sáu ngày 20 tháng 3 năm 2009
toán: đơn vị đo diện tích. xăng-ti-mét vuông
I . Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Biết xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Biết đọc , viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông.
II .Chuẩn bị đồ dùng:
 - Hình vuông cạnh 1 cm cho từng em.
III . Các hoạt động trên lớp :
1, Giới thiệu xăng-ti-mét vuông.
 - GV: Để đo diện tích ta dùng đơn vị đo diện tích xăng-ti-mét vuông.
 - GV giới thiệu hình vuông có cạnh 1 cm : 1 Xăng-ti-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh là 1 cm.
 - GV HD viết tắt xăng-ti-mét vuông : cm2
2 . Thực hành : 
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
GV đọc – HS viết vào bảng con: 5 cm 2 ; 120 cm2 ; 1500cm2 ; 10 000cm2
GV nhận xét và cho một số HS đọc lại các số vừa viết.
Bài 2: HS làm vào vở 
GV vẽ hình ở bảng – 1 HS điền số vào.
GV nhận xét .
Bài tập 3 : 
HD HS làm mẫu 1 bài : 3cm 2 + 5cm 2 = 8cm 2 
HS làm vào vở- Nêu miệng.
Nhận xét 
Bài tập 4 : 
 - GV gợi ý cho HS tóm tắt .
 - HS làm vào vở- 1 HS làm ở bảng .
 - Chữa bài , Nhận xét .
	Bài giải 
	Tờ giấy xanh có diện tích lớn hơn diện tích tờ giấy đỏ là:
	300cm2 - 280cm2 = 20 cm2 
	Đáp số : 20 cm2
3, Củng cố , dặn dò: 
 	- Nhận xét giờ học . 
_______________________________________
phụ đạo- bồi dỡng: môn toán ( 2 tiết)
I . Mục tiêu:	
- Củng cố kỹ năng so sánh các số có năm chữ số .
- Ôn tìm số bị chia và giải toán.
II .Các hoạt động dạy học:
Bài 1 : Điền dâu , =
14087 .14078	29673 . .. 19659
36449  36494	63905  63509
 28946 . 59846	88079  87980
 61845 . 71845	91897  91896
- HS nêu cách so sánh hai số.
- Học sinh làm vào bảng con .
- GV bổ sung – nhận xét .
Bài 2 : Tìm x .
a. x : 4 = 231 x : 5 = 106	 x : 6 = 121	 
- Học sinh nêu cách tìm x 
- Cả lớp làm vào vở , 3 em lần lượt lên bảng làm .
- Lớp nhận xét về kết quả và cách trình bày .
Bài 3 : Điền tiếp 3 số vào mỗi dãy số sau:
 a. 88 500 ; 88 501 ; .
 b. 54 100 ; 54 200 ; ..
 c. 78 000 ; 79000 ; ..
 d. 53 000 ; 53 010 ; 
HS làm vào vở . ( lưu ý : bài c,d dành cho HS khá giỏi)
GV chữa bài nhận xét
Bài 4 : Có 3 can nhỏ, mỗi can đựng 9 lít xăng và 1 can lớn đựng 15 lít xăng . Hỏi có tất cả bao nhiêu lít xăng ?
2 HS đọc bài toán .
1 em nêu hướng giải : + Tìm số lít xăng ở 3 can nhỏ .
+ Tất cả có bao nhiêu lít xăng ?
Cả lớp làm vào vở – 1 HS lên bảng làm bài .
-----------------------------------------------------------------------------
sinh hoạt lớp: 	đánh giá hoạt động tuần qua
 I. Mục đích , yêu cầu :
Giúp học sinh rèn luyện tốt nền nếp ra vào lớp, nền nếp học tập ở trường và ở nhà.
Phát huy được những ưu điểm trong tuần, khắc phục được những tồn tại còn mắc phải để tuần sau làm tốt hơn.
Giáo dục ý thức trách nhiệm, ý thức tự giác và có kỉ luật cho học sinh.
II. Nội dung sinh hoạt:
1, Đánh giá , nhận xét ưu điểm và tồn tại trong tuần qua.
- Tổ trưởng các tổ đánh giá, nhận xét hoạt động của tổ trong tuần.
- ý kiến bổ sung của cả lớp.
- Lớp trưởng nhận xét chung – GV tổng hợp ý kiến đưa ra biện pháp khắc phục tồn tại.
2, Đề ra nhiệm vụ tuần sau:
- Phân công trực nhật.
- Dặn dò những em cần khắc phục thiếu sót trong tuần qua về các mặt : ăn mặc , học tập, vệ sinh , nền nếp, 
____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L3-T28-CKT.doc