Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2009-2010 - Chu Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2009-2010 - Chu Thị Tuyết

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000

- Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong 1 nhóm các số có 5 chữ số.

- Củng cố thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số.

- Giáo dục: Ham học môn học.

II. Đồ dùng dạy – học:

- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1, 2

III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra bài về nhà tiết trước - 2 HS làm

- Vì sao 120 < 1230="" -="" vì="" 120="" có="" 3="" chữ="" số,="" 1230="" có="" 4="" chữ="" số.="" số="" nào="" ít="" chữ="" số="" hơn="" sẽ="" nhỏ="" hơn.="">

- Vì sao điền được 6542 < 6724?="" -="" vì="" hàng="" trăm="" 5="">< 7="">

- Nêu cách thực hiện so sánh 4758 và 4759 - Học sinh nêu

- Vì sao 1737 = 1737 - Học sinh nêu

- Muốn so sánh các số trong phạm vi 10 000 ta làm thế nào? - Học sinh nêu

- Nhận xét, cho điểm

B. Dạy- học bài mới:

1. Giới thiệu bài – Ghi bảng - HS ghi bài.

2. Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 100 000

a. So sánh 2 số có các chữ số khác nhau.

- GV viết bảng 99 999.100 000 - 1 HS điền dấu trên bảng.

 - Lớp điền nháp.

- Vì sao điền dấu bé hơn - Học sinh giải thích theo ý của mình.

 

doc 34 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1096Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2009-2010 - Chu Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 136: So sánh các số
trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000
- Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong 1 nhóm các số có 5 chữ số.
- Củng cố thứ tự trong nhóm các số có 5 chữ số.
- Giáo dục: Ham học môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1, 2
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài về nhà tiết trước
- 2 HS làm
- Vì sao 120 < 1230
- Vì 120 có 3 chữ số, 1230 có 4 chữ số. Số nào ít chữ số hơn sẽ nhỏ hơn.
- Vì sao điền được 6542 < 6724?
- Vì hàng trăm 5 < 7
- Nêu cách thực hiện so sánh 4758 và 4759
- Học sinh nêu
- Vì sao 1737 = 1737
- Học sinh nêu
- Muốn so sánh các số trong phạm vi 10 000 ta làm thế nào?
- Học sinh nêu
- Nhận xét, cho điểm
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng 
- HS ghi bài.
2. Hướng dẫn so sánh các số trong phạm vi 100 000
a. So sánh 2 số có các chữ số khác nhau.
- GV viết bảng 99 999...100 000
- 1 HS điền dấu trên bảng.
- Lớp điền nháp.
- Vì sao điền dấu bé hơn
- Học sinh giải thích theo ý của mình.
* Khi so sánh ta có thể so sánh số chữ số của 2 số đó với nhau.
- Hãy so sánh 100 000 với 99999
- Học sinh so sánh
b. So sánh 2 số có cùng số chữ số
- Cho 2 số 76200....76119
- Học sinh điền dấu
- Vì sao con điền như vậy?
- Học sinh nêu, học sinh khác nhận xét, bổ sung
- Khi có 76200 ...76199 ta có thể viết ngay dấu so sánh 76 199 với 76200 là gì?
- Dấu >
3. Luyện tập. Thực hành
Bài 1:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Điền dấu so sánh các số.
- Yêu cầu học sinh tự làm
- 2 HS làm bảng, lớp làm vở
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- HS nhận xét đúng, sai
- Yêu cầu HS giải thích về 1 số dấu điền
- HS giải thích.
Nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
Yêu cầu HS điền, rồi giải thích cách điền.
- Học sinh thực hiện.
Bài 3:
GV yêu cầu HS làm
 - 1 HS khoanh tròn số lớn nhất, bé nhất trên bảng.
- HS nhận xét
- Vì sao số 92386 là số lớn nhất trong các số 83 269, 92380, 29836, 68932. 
- Vì là số có hàng chục nghìn lớn nhất.
Tương tự với câu b.
Bài 4:( bỏ phần b)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS làm bảng
 Lớp làm vở
- Yêu cầu HS giải thích cách xếp của mình.
- HS thực hiện.
- Chữa bài- nhận xét.
C. Củng cố - Dặn dò:
 Tổng kết giờ học
 Chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 137: Lu‏‏yện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Củng cố về so sánh các số có 5 chữ số
- Củng cố về thứ tự, các số có 5 chữ số.
- Củng cố các phép tính với số có 4 chữ số.
- Giáo dục: Cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy – học:
Bảng viết nội dung bài tập 1
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV viết vài số lên bảng, yêu cầu HS so sánh.
- 2 học sinh làm bài
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về so sánh số, thứ tự các số có 5 chữ số, các phép tính với số có 4 chữ số.
- Nghe giới thiệu
- Ghi đầu bài
- HS ghi bài.
2. Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc phần a.
- Học sinh đọc thầm
- Trong dãy số này, số nào đứng sau số 99600?
- Số 99601
- 99600 cộng thêm mấy thì bằng 99601
- Cộng thêm 1
Vậy bắt đầu từ số thứ 2, mỗi số trong dãy này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 1 đơn vị.
- Nghe
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Học sinh làm miệng.
- Yêu cầu học sinh tự làm phần 2 và 3.
- Học sinh làm vở Học sinh làm bài bằng chì vào SGK.
- Các số trong dãy số thứ 2 là những số như thế nào?
- Là các số tròn trăm.
- Các số trong dãy số thứ 3 là những số như thế nào?
- Là các số tròn nghìn
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
 Bài 2: (Bỏ cột a)
- Yêu cầu học sinh đọc phần b
- 1 học sinh đọc
- Trước khi điền dấu so sánh chúng ta phải làm gì?
- Phải thực hiện phép tính để tìm hiểu quả.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm SGK.
- Nhận xét, cho điểm.
 Bài 3:
- Yêu cầu học sinh tự nhẩm và viết kết quả.
- 2 học sinh làm trên bảng, lớp làm SGK
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 Bài 4: (HS mêu miệng)
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu số đã tìm được.
a) 99999
b) 100000
- Vì sao số 99 999 là số có 5 chữ số lớn nhất.
- Vì tất cả các số có 5 chữ số khác đều bé hơn 99 999
(- số 99 999 là số liền trước số 100 0000...)
- Vì sao số 10 000 là số có 5 chữ số bé nhất.
- Vì tất cả các số có 5 chữ số khác đều lớn hơn 99999... (vì 10000 là số liền sau số lớn nhất có 4 chữ số).
 Bài 5:
- Học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 2 học sinh làm bài bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét trên bảng
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Tổng kết giờ học. Tuyên dương học sinh tích cực xây dựng bài.
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 138: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố về thứ tự các số trong phạm vi 100 000
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Luyện ghép hình.
- Giáo dục: cẩn thận, tự giác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Mỗi học sinh 8 hình tam giác vuông .
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV ghi 2 phép tính nhân bất kì lên bảng, yêu cầu HS làm bài
- 3 HS thực hiện yêu cầu trên bảng, lớp làm nháp. 
- Nhận xét, cho điểm
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu giờ học. Ghi bảng. 
- Nghe giới thiệu- Ghi bài
2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- Bài toán yêu cầu gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Nêu qui luật của từng dãy số
- 3 HS làm bài trên bảng, lớp làm SGK.
- Nhận xét, cho điểm
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm x
- Trong phép tính 1, x được gọi là gì?
- Số hạng chưa biết
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Học sinh nêu
- Trong phép tính 2, x được gọi là gì?
- Số bị trừ
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Học sinh nêu
- Tương tự hỏi với phần c, d
- Học sinh nêu
- 4 học sinh thực hiện 4 phép tính trên bảng, lớp làm vở nháp.
- Nhận xét, chốt ý đúng
Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết những gì?
- 3 ngày đào 315m mương.
Số mét đào mỗi ngày như nhau.
- Bài toán hỏi gì?
- Bài toán hỏi: 8 ngày đào được bao nhiêu mét mương.
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
- Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- 1 học sinh tóm tắt
- 1 học sinh giải, lớp làm nháp.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chốt lời giải đúng.
Tóm tắt: 3 ngày: 315m
 8 ngày: ... m?
Giải
Số mét mương đào trong 1 ngày là:
315: 3 = 105 (m)
Số mét mương đào trong 8 ngày là:
105 x 8 = 840(m)
Đáp số: 840m
Bài 4:
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Học sinh xếp hình theo nhóm đôi
- 2 đội lên thi đua thực hiện.
- Nhận xét: cho điểm
C. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên tổng kết giờ học tuyên dương học sinh tích cực.
- Ôn luyện ở nhà
Về chuẩn bị bài sau: Diện tích của 1 hình.
Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 139: Diện tích một hình
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Bước đầu làm quen với khái niệm diện tích. Có biểu tượng về diện tích thông qua bài toán so sánh diện tích của các hình.
- Có biểu tượng về diện tích bé hơn, diện tích bằng nhau.
- Giáo dục học sinh ham học môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:	
- Các hình minh hoạ trong sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của các hình: tam giác, chữ nhật, hình vuông.
- 2 học sinh thực hiện
- Nhận xét, cho điểm
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng.
- Nghe giới thiệu- Ghi bài
2. Giới thiệu về diện tích của 1 hình:
 * Ví dụ 1: 
- Giáo viên đưa ra hình tròn hỏi:
- Đây là hình gì?
- Toàn bộ phần màu đỏ này là diện tích hình tròn.
- Đây là hình tròn
- Đưa hình chữ nhật hỏi: Đây là hình gì?
- Toàn bộ phần màu xanh này là diện tích hình chữ nhật.
- Hình chữ nhật
- Giáo viên đặt hình chữ nhật nằm gọn trong hình tròn
- Học sinh quan sát
- So sánh diện tích hình chữ nhật với diện tích hình tròn.
- Mở bảng nhận xét
- HS trả lời.
- Học sinh đọc
- Đưa ra 1 số cặp hình khác.
- HS quan sát và thực hành so sánh.
* Ví dụ 2:
- Đưa hình A: Hình A có mấy ô vuông như nhau?
- Có 5 ô vuông như nhau
- Ta nói: Diện tích hình A bằng 5 ô vuông.
- Học sinh nhắc lại
- Đưa hình B: hình B có mấy ô vuông như nhau?
- Có 5 ô vuông như nhau
- Vậy diện tích hình B bằng mấy ô vuông?
- Vậy diện tích hình B bằng 5 ô vuông
- So sánh diện tích hình A với diện tích hình B
- Với 5 ô vuông như trên cô ghép thành 2 hình C và D. So sánh diện tích 4 hình A, B, C, D
- Diện tích hình A bằng diện tích hình B
- Vài học sinh nhắc lại
- Diện tích 4 hình A, B, C, D bằng nhau
* Ví dụ 3: - Đưa hình P
- Học sinh quan sát hình P
- Hình P có mấy ô vuông như nhau?
- Diện tích hình P bằng mấy ô vuông ?
- Hình P có 10 ô vuông như nhau 
- Diện tích hình P bằng 10 ô vuông 
- Dùng kéo cắt hình P thành hình M và N
Hình M: 6 ô vuông; hình N: 4 ô vuông.
- 6 ô vuông cộng 4 ô vuông bằng mấy ô vuông?
- 6 ô vuông cộng 4 ô vuông bằng 10 ô vuông
- Hình P có 10 ô vuông như nhau, hình M có 6 ô vuông, hình N có 4 ô vuông. So sánh diện tích hình P với tổng diện tích 2 hình M và N 
- Diện tích hình P bằng tổng diện tích 2 hình M và N
- Một vài học sinh nhắc lại
 - Từ hình P, cô tách thành 3 hình X, Y, K. So sánh diện tích hình P với tổng diện tích 3 hình X, Y và K
- Diện tích hình P bằng tổng diện tích 3 hình X, Y và K
3. Luyện tập thực hành
Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Bài toán yêu cầu gì?
Vậy: Diện tích tam giác ABC nhỏ hơn diện tích tứ giác ABCD
- 1 học sinh đọc
- HS trả lời
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọcđề bài
- 1 học sinh đọc
- Học sinh tự làm bài vào vở.
Bài 3:
- Học sinh đọc yêu cầu
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- So sánh SA và SB.
- Yêu cầu HS nêu các cách so sánh
- Học sinh nêu cách so sánh
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Đơn vị đo diện  ... i đấu được tổ chức ở đâu? khi nào? giữa đội nào với đội nào?
- Học sinh nêu
- Diễn biến của cuộc thi đấu như thế nào? Các cổ động viên đã cổ vũ ra sao?
- 3 đến 4 học sinh nêu
- Kết quả cuộc thi đấu ra sao?
- Học sinh nêu
* Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh thảo luận nhóm đôi.
- Học sinh làm việc theo cặp.
- 4 đến 5 học sinh nói trước lớp. Nhận xét, chỉnh lỗi cho nhau.
Bài 2:
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Giáo viên gọi 1 số học sinh đọc các tin thể thao sưu tầm.
- 3 đến 5 học sinh đọc.
- Hướng dẫn: khi viết các tin thể thao em cần viết trung thực ngắn gọn.
- Nghe hướng dẫn và viết vở
- 3 đến 5 học sinh đọc bài trước lớp.
- Học sinh nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm
C. Củng cố -Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
Về chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Tiết 56: Cùng vui chơi (nhớ viết)
I. Mục tiêu:
- Nhớ và viết lại chính xác ba khổ thơ cuối bài cùng vui chơi. ‏‎ ‏‎
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n .
- Giáo dục ham học môn học.
II. Chuẩn bị:
Chép sẵn bài tập chính tả lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 học sinh đọc, 2 học sinh viết bảng lớp. Lớp viết nháp.
- Học sinh đọc và viết: thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng.
- Nhận xét- cho điểm
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu mục tiêu giờ học. 
- Nghe giới thiệu- ghi bài.
 Ghi bảng
2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Trao đổi về nội dung bài viết.
Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng 3 khổ thơ 2, 3, 4.
- 2 học sinh đọc
- Theo em vì sao “Chơi vui học càng vui” ?
- Vì chơi vui làm cho bớt mệt, nhọc, tăng thêm tình đoàn kết như vậy sẽ học tốt hơn.
b. Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Học sinh nêu: quả cầu, quanh quanh, lộn xuống, khoẻ người.
- Yêu cầu học sinh viết các từ vừa tìm
- 2 học sinh viết bảng, lớp viết bảng con.
- Nhận xét, sửa lỗi.
c. Hướng dẫn cách trình bày.
- Đoạn thơ có mấy khổ thơ trình bày như thế nào cho đẹp?
- 3 khổ thơ. Giữa mỗi khổ thơ để cách 1 dòng.
- Các dòng thơ trình bày như thế nào?
- Các chữ đầu dòng viết hoa. Lùi vào 2 ô.
d. Viết chính tả
- Học sinh tự nhớ và viết
e. Soát lỗi.
g. Chấm bài
Giáo viên chấm 5-7 bài chấm.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a:
Gọi học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm nháp
- Nhận xét.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
- Học sinh làm vở: bóng ném, leo núi; cầu lông
C. Củng cố Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh.
 Chuẩn bị bài sau.
Chính tả(Nghe viết)
Tiết 55: Cuộc chạy đua trong rừng
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác đoạn tóm tắt truyện: Cuộc chạy đua trong rừng.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/ n .
- Giáo dục HS có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Đồ dùng dạy – học:
Viết sẵn bảng phụ bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 học sinh đọc, 2 học sinh viết bảng lớp, lớp viết vở nháp
- Học sinh thực hiện
- Nhận xét cho điểm.
B. Dạy- học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
Nêu mục tiêu giờ học. Ghi bảng
- Nghe giới thiệu- Ghi bài.
- Học sinh nhắc lại
2. Hướng dẫn viết chính tả.
a. Trao đổi về nội dung bài viết.
- Giáo viên đọc bài viết 1 lần.
- Học sinh theo dõi , 1 học sinh đọc lại
- Ngựa con chuẩn bị hội thi như thế nào?
- Ngựa con vốn khoẻ mạnh và nhanh nhẹn nên chỉ mải ngắm mình dưới suối.
- Bài học mà ngựa con rút ra là gì?
- Đó là bài học: Đừng bao giờ chủ quan.
b. Hướng dẫn cách trình bày bài.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Có 3 câu
- Những câu nào trong bài phải viết hoa? vì sao?
- Học sinh nêu và giải thích vì sao viết hoa.
c. Hướng dẫn viết từ khó.
- Trong bài có từ nào khó viết, dễ lẫn.
- Học sinh nêu: Khoẻ, giành, nguyệt quế, mải ngắm.
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 1 học sinh đọc cho 2 học sinh viết bảng
Học sinh viết nháp
- Nhận xét, chỉnh lỗi cho học sinh
d. Viết chính tả.
Giáo viên đọc
- Học sinh viết bài
e. Soát lỗi
Giáo viên đọc
- Học sinh soát lỗi
g. Chấm bài:
Chấm 7 đến 10 bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a:
Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc yêu cầu trong SGK
Mở bảng chép sẵn
- 2 học sinh làm bảng lớp, lớp làm nháp.
- Chữa bài.
niên – nai – nịt – lụa - lỏng –lưng - nâu - lạnh – nó – nó - lại.
- Yêu cầu học sinh làm SGK
- Học sinh thực hiện bằng chì vào SGK.
C. Củng cố Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
 Bài sai 3 lỗi trở lên về viết lại.
Tự nhiên và xã hội
Tiết 56: Mặt trời
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh viết
- Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt
- Biết vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất
- Biết 1 số ứng dụng của con ngời và bản thân gia đình trong việc sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
- Giáo dục: Biết cách sử dụng năng lượng mặt trời và phòng tránh tác hại của mặt trời gây ra.
- Biết mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất.
- Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời vào 1 số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị: - Câu hỏi thảo luận
- Phóng to các tranh trong SGK
- GV sưu tầm thêm tranh 
III. Các hoạt động- dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
Nêu lợi ích của việc nuôi thú nhà?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
- 2 HS nêu.
– Ghi bài.
2.Tìm hiểu bài:
1.Hoạt động 1: Thảo luận
Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt
- Giáo viên treo ảnh 1
- Học sinh quan sát
- Bức ảnh chụp gì? 
- Cảnh miền quê có ....
- Bức ảnh chụp ban ngày hay ban đêm?
- Chụp ban ngày
- Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật?
- HS trả lời. 
- Vào ban đêm, không có đèn con có nhìn rõ vật không?
- Vào ban đêm, không có đèn con không nhìn rõ vật
=> Vậy mặt trời có thể chiếu sáng giúp ta nhìn rõ mọi vật 
 Giáo viên đưa ra 2 câu hỏi:
1 Vì sao ban ngày nóng hơn ban đêm
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
2 Khi đi ngoài trời nắng em cảm thấy thế nào? Vì sao?
- Đại diện 2 –3 nhóm nhìn câu hỏi tự trả lời
=> Vậy mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt
- 2- 3 học sinh nhắc lại
- Hãy lấy ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng, vừa toả nhiệt
- Cây để lâu dưới ánh mặt trời sẽ ..
- Đặt đĩa nước dưới nắng, nước ...
- Ban ngày phân biệt rõ màu sắc, đêm không rõ. 
- Để bảo vệ sức khoẻ, khi đi ngoài trời nắng phải làm gì? 
- Để bảo vệ sức khoẻ, khi đi ngoài trời nắng phải đội mũ nón
- Nhận xét bổ sung
2.Hoạt động 2: Vai trò của mặt trời đối với con người, động vật và thực vật
- Đưa câu hỏi
- Học sinh thảo luận và trả lời
+ Theo em mặt trời có vai trò gì?
+ Nếu không có mặt trời trái đất sẽ ra sao?
+ Nếu trên Trái Đất không có Mặt Trời thì mọi vật sẽ ra sao?
+ Năng lượng ánh sáng Mặt trời được sử dụng vào 1 số việc cụ thể nào trong cuộc sống hàng ngày?
- HS nêu.
- 2đến 3 học sinh đọc cuối trang110
- Học sinh kể việc con người đã sử dụng ánh sáng mặt trời: Phơi quần áo, phơi thóc, lạc đỗ
- Yêu cầu đọc bạn cần biết
3.Hoạt động 3: Sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời.
- Treo 3 bức ảnh tranh 2, 3, 4 giới thiệu
Đây là những việc làm thể hiện con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời
- Tranh 2 vẽ gì?
- HS nêu.
- Tranh 3 con người đã sử dụng ánh sáng hay nhiệt của mặt trời?
- Sử dụng nhiệt làm bốc hơi nước biển, giữ lại muối
- Nêu việc sử dụng năng lượng mặt trời trong tranh 4
- Dùng pin mặt trời để đun sôi ...
- Ngoài các việc trên, chúng ta còn sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời vào những công việc gì?
- Phơi quần áo, cây quang hợp, ...
C. Củng cố – Dặn dò: 
- Gia đình em sử dụng ánh sáng vầ nhiệt của mặt trời vào những việc gì 
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau:Trái đất- Quả địa cầu.
- Học sinh tự kể
Thủ công
Tiết 28:Làm đồng hồ để bàn (Tiết 1).
I.Mục tiờu:
- HS biết cỏch đồng hồ để bàn bằng giấy thủ cụng.
- Làm được đồng hồ để bàn đỳng quy trỡnh kĩ thuật.
- HS yờu thớch sản phẩm mỡnh làm được.
II.GV chuẩn bị:
Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ cụng .
- Đồng hồ để bàn.
- Tranh quy trỡnh làm đồng hồ để bàn.
- Giấy thủ cụng hoặc bỡa màu, giấy trắng, thước kẻ, kộo thủ cụng.
III.Cỏc hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra
-Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2.Bài mới
Giới thiệu bài
-Làm đồng hồ để bàn (t 1).
a.Hoạt động 1
GV hướng dẫn HS quan sỏt và nhận xột
-Nờu tỏc dụng của đồng hồ.
b.Hoạt động2
GV hướng dẫn mẫu
-Bước1: Cắt giấy:
-Cắt 2 tờ giấy thủ cụng hoặc bỡa màu cú chiều dài 24 ụ, rộng 16 ụ để làm đế và khung dỏn mặt đồng hồ.
-Cắt 1 tờ giấy hỡnh vuụng cú cạnh 10 ụ để làm chõn đỡ đồng hồ.
-Cắt 1 tờ giấy trắng cú chiều dài 14 ụ, rộng 8 ụ để làm mặt đồng hồ.
-Bước2: Làm cỏc bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế, chõn đỡ đồng hồ).
+Làm khung đồng hồ:
-Lấy 1 tờ giấy thủ cụng dài 24 ụ, rộng 16 ụ, gấp đụi chiều dài, miết kĩ đường gấp.
-Mở tờ giấy ra, bụi hồ đều vào bốn mộp giấy và giữa tờ giấy. .
- Gấp H2 lờn 2ụ theo dấu gấp 
+ Làm mặt đồng hồ:
- Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm 4 phần bằng nhau để xỏc định điểm giữa mặt đồng hồ và 4 điểm đỏnh số trờn mặt đồng hồ (H4).
- Vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phỳt và kim chỉ giõy từ điểm chỉ hỡnh (H6)
+ Làm đế đồng hồ: 
- Đặt dọc tờ giấy thủ cụng hoặc tờ bỡa dài 24 ụ, rộng 16 ụ, mặt kẻ ụ ở trờn, gấp lờn 6 ụ theo đường dấu gấp (H7)
- Gấp 2 cạnh dài của hỡnh 8 theo đường dấu gấp, mỗi bờn 1ụ rưỡi, miết cho thẳng và phẳng. ..
+ Làm chõn đế đồng hồ
-Bước3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh:
+ Dỏn mặt đồng hồ vào khung đồng hồ:
- Bụi hồ đều vào mặt sau tờ giấy làm mặt đồng hồ rồi dỏn đỳng vào vị trớ đó đỏnh dấu (H 11).
+ Dỏn khung đồng hồ vào phần đế
+Dỏn chõn đỡ vào mặt sau khung đồng hồ.
- Sau đú, GV túm tắt cỏc bước làm đồng hồ để bàn. 
c.Hoạt động 3
Thực hành nhỏp
- GV làm mẫu cho HS xem.
-Cho HS thực hành mặt đồng hồ.
3.Nhận xột- dặn dũ
- Nhận xột mặt đồng hồ HS làm, rỳt kinh nhiệm để tiết sau làm tụt hơn.
- Nhận xột sự chuẩn bị , tinh thần, thỏi độ, kết quả thực hành nhỏp của hs.
- Dặn HS chuẩn bị dụng cụ giờ sau tập làm đồng hồ (T 2).
-Chuẩn bị cỏc dụng cụ cần cú.
-Quan sat đồng hồ để bàn.
-HS nờu tỏc dụng của đồng hồ.
-HS chỳ ý lắng nghe.
-HS chỳ ý lắng nghe.
-HS chỳ ý. 
-HS tập làm mặt đồng hồ.
-Nhận xột sản phẩm của bạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 28(2).doc