Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

I/ Mục đích yêu cầu:

A/ Tập đọc: :

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng: sửa soạn, chải chuốt, ngúng nguẩy, khỏe khoắn, thảng thốt, tập tễnh Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 Hiểu từ ngữ: đối thủ, thảng thốt, chủ quan. Hiểu nội dung bài.

-Rèn kĩ năng đọc lưu loát, phát âm chính xác. Đọc phân biệt lời đối thoại giữa 2 cha con ngựa.

-Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong sinh hoạt và học tập.

B/ Kể chuyện:

 -Dựa vào tranh minh hoạ từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con .

- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.

 Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .

- Cảm thụ ý nghĩa GD từ câu chuyện.

II/ Chuẩn bị:

 -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .

 -HS : Sách giáo khoa .

III/ Hoạt động dạy học:

 1.Bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện “Quả táo ”

 2. Bài mới :GV treo tranh - Giới thiệu bài: Ghi đề .

 

doc 35 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai 22 /3 /2010
TUẦN 28
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN
CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
I/ Mục đích yêu cầu:
A/ Tập đọc: :
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng: sửa soạn, chải chuốt, ngúng nguẩy, khỏe khoắn, thảng thốt, tập tễnh  Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
 Hiểu từ ngữ: đối thủ, thảng thốt, chủ quan. Hiểu nội dung bài.
-Rèn kĩ năng đọc lưu loát, phát âm chính xác. Đọc phân biệt lời đối thoại giữa 2 cha con ngựa. 
-Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong sinh hoạt và học tập.
B/ Kể chuyện:
 -Dựa vào tranh minh hoạ từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con .
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. 
 Biết chăm chú theo dõi các bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn .
- Cảm thụ ý nghĩa GD từ câu chuyện.
II/ Chuẩn bị:
 	 -GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc.
 Bảng viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
 	 -HS : Sách giáo khoa .
III/ Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện “Quả táo ” 
 2. Bài mới :GV treo tranh - Giới thiệu bài: Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
-GV nêu cách đọc, đọc mẫu.
-Gọi 1 HS đọc .
- Đọc câu: 
-GV theo dõi, sửa sai cho học sinh.
- Đọc đoạn trước lớp: (GV hướng dẫn đọc đoạn 4)
- Đọc đoạn trong nhóm .
-Đọc giao lưu giữa các nhóm.
-1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 , 2.
H: Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?
GV: Ngựa Con chỉ lo chải chuốt, tô điểm cho vẻ bề ngoài của mình.
H. Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì?
H: Nghe cha nói Ngựa Con phản ứng như thế nào?
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 ,4 .
H.Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ?
H: Ngựa Con rút ra bài học gì?
H: Nội dung bài nói gì ?
Tiết 2:
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại. 
-GV treo bảng chép đoạn 2.
-2 tốp phân vai lên thi đọc lại câu chuyện theo vai.
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
Hoạt động 4 : Kể chuyện.
-Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. 1HS nêu mẫu. 
H: Kể lại câu chuyện bằng lời của Ngựa Con là như thế nào?
- Y/c HS quan sát 4 tranh, nêu nội dung tranh .
*Tranh 1 : Ngựa Con mãi mê soi bóng mình dưới nước.
*Tranh 2: Ngựa Cha khuyên Ngựa Con.
*Tranh 3: Cuộc thi: các đối thủ đang ngắm nhau.
*Tranh 4:Ngựa con phải bỏ dở cuộc đua vì hỏng móng.
-Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
-GV cùng HS nhận xét, đánh giá.
-HS nghe .
-1 HS đọc toàn bài và chú giải .
-HS đọc nối tiếp từng câu.
-HS phát âm từ khó .
-1 HS nêu cách đọc, đọc mẫu.
-4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn .
-HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
-Đại diện nhóm thi đọc( NX, bình chọn)
- sửa soạn không biết chán . Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh.
-nên đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp .
- ngúng nguẩy, tự tin đáp : Cha yên tâm đi ,móng của con chắc lắm .Con nhất định sẽ thắng.
-HS tr3 lời( NX, bổ sung)
-đừng bao giờ chủ quannhỏ nhất.
*Bài khuyên làm việc gì cũng phải cẩn thận. Nếu chủ quan sẽ thất bại. 
-1HS nêu cách đọc, đọc mẫu.
- 2 tốp, mỗi tốp 3 HS lên thi đọc( Lớp NX, bình chọn)
-Dựa vào tranhlời Ngựa Con.
-Nhập vai là Ngựa Con, xưng “ tôi, mình, tớ,).
-HS tập kể theo tranh.
-HS kể mỗi học sinh một đoạn.
-Cả lớp lắng nghe - Nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
 3/Củng cố – dặn dò : 
H: Qua bài học này em rút ra được bài học gì ? HS trả lời .
-GV GD HS: Làm việc gì cũng phải cẩn thận , chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ thất bại .
 -Nhận xét tiết học .
**********************
Tiết 136. TOÁN
SO SÁNH CÁC SỐTRONG PHẠM VI 100 000 
I. Mục tiêu:
 -Học sinh biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
 -Rèn học sinh tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong một nhóm các số có 5 chữ số. Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000.
 -Học sinh làm bài cẩn thận, chính xác.
II.Chuẩn bị:
 -GV: Bảng phụ viết phần bài học, bài tập.
 -HS: Vở, SGK.
III/ Hoạt động dạy- học:
1/Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài . 
 Bài 1 : Viết số liền trước, số liền sau các số: 24 372; 47 806; 29 999
 Bài2 : Tóm tắt 
 7 hàng ghế : 7035 chiếc ghế 
 9hàng ghế : .chiếc ghế ?
 - GV nhận xét bài ghi điểm .
 2. Bài mới: Giới thiệu bài- ghiđề lên bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: So sánh các số trong phạm vi 
100 000.
*So sánh hai số có số các chữ số khác nhau.
-GV viết 99 999 và 100 000.
* So sánh hai số có cùng số chữ số.
VD 2 : 76 200 và 76 199, y/c HS so sánh.
- Y/c HS làm tiếp 37 57236 505 54 59754 974
8514385 102
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu.
-Y/c HS làm vào sách; HS nối tiếp lên bảng.
- GV và HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2 : Tương tự.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
-Y/c HS dùng chì khoanh vào số, 2 HS lên bảng( GV và HS nhận xét, chữa bài)
Bài 4:. Gọi HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu học sinh làm vào vở.
-GV chấm 1 số bài, nhận xét, chữa bài.
-HS NX, điền dấu.( 99 999 ít chữ số hơn nên bé hơn)
-2 số đều có bốn chữ số( so sánh từng cặp cùng hàng từ trái sang phải; hàng trăm 2 > 1. Vậy 76 200> 76 199 
 -HS đọc . 
Bài 1: , =?
4589 35 275
8000=7999+1 99 999<100 000
3527>3519 86 573< 96 573 
Bài 2:
89 165< 98 516 67 628 < 67 728
69 731 > 69 713 89 999 < 90 000
79650 = 79650 78 659 > 76 860 
Bài 3/a: Tìm số lớn nhất
83 269; 92 368; 29 863; 68 932
b, Số bé nhất trong dãy số
74 203; 100 000; 54 307; 90 241
Bài 4/a: Viết theo thứ tự từ bé đến lớn: 8258 ; 16999 ; 30620 ; 31855 .
b, lớn đến bé
76253 ; 65372 ; 56372 ; 56237
 3.Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách so sánh hai số..
 -Nhận xét tiết học.
************************
Tiết 28. ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ( TIẾT 1)
I/ Mục tiêu:	
 -Học sinh hiểu nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống; sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
 -Học sinh biết sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
 -Học sinh có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II.Chuẩn bị:
 GV :Các tư liệu về việc sử dụng nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương; phiếu bài tập cho hoạt động 2, 3.
 HS: Vở bài tập.
III.Hoạt động dạy- học:
1.Bài cũ: Kiểm tra 2 em bài: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
Bài tập : Chọn câu trả lời đúng.
a, Sang nhà bạn thấy có đồ chơi đẹp, lạ mắt. Muốn chơi em sẽ:
-tự lấy chơi - hỏi bạn để được chơi
-chơi chán, bỏ lại trả bạn -lấy về chơi, hôm sau mang trả
b,Tới rủ An học nhóm, An đi ra ngoài, tình cờ thấy nhật kí của bạn mở trên bàn, em sẽ:
- không làm gì cả - gấp quyển nhật kí lại
-tới đọc trộm -gọi An lại, nhắc nhở bạn cần giữ kínriêng tư
2.Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 :Tác dụng của nước.
H: Nêu các đ/ k để con người, vật nuôi và cây trồng tồn tại được.
-Y/c HS thảo luận nhóm: QS 1 số tranh, ảnh và nêu t/d của nước. 
Kết luận:
 -Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
Hoạt động : Thảo luận nhóm.
-GV chia 5 nhómy/c thảo luận, NX về mỗi trường hợp sau đúng hay sai? Tại sao? Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao?
a. Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn.
b. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.
c. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng.
d. Để vòi nước chảy tràn bể mà không khóa lại.
đ.Thò tay vào thùng nước uống.
Kết luận:
 -Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm.
Hoạt động 3 :Tìm hiểu thực tế sử dụng nước nơi em ở .
-GV phát mỗi bàn 1 phiếu, HS đọc nội dung, thảo luận.
a) Nước sinh hoạt nơi em đang ở thiếu, thừa hay đủ dùng?
b) Nước sinh hoạt nơi em đang ở là sạch hay bị ô nhiễm?
c) Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào? (Tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch hay làm ô nhiễm nước?)
-GV nhận xét, tổng kết ý kiến, khen ngợi các HS đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình sống.
H: Ở gđ em, ở trường đã sử dụng nước tiết kiệm chưa? Đã bảo vệcho nước sạch sẽ chưa?
- HS kể: không khí, thức ăn, đồ dùng sinh hoạt,( HS chọn 4 thứ cần thiết , lí do lựa chọn.)
- dùng cho tắm giặt, ăn uống cho vật nuôi, tưới cho cây trồng, dùng để xây nhà,
- HS thảo luận, sau cử đại diện lên báo cáo. ( nhóm khác NX, bổ sung)
-Sai: Vì làm bẩn nước giếng, a/hưởng đến sức khỏe con người.
-làm ô nhiễm nước.
-Đúng: Vì giữ sạch đồng ruộngvà nước không bị nhiễm độc.
-Sai: Vì lãng phí nước sạch.
-Sai: Vì làm ô nhiễm nước uống.
-HS thảo luận, trả lời.
-HS liên hệ, trả lời.
3.Củng cố – Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
 -Hướng dẫn thực hành: Tìm hiểu thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm cách sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nước sinh hoạt ở gia đình và nhà trường.
********************
Thứ ba 23/ 4/ 2010
Tiết 137. TOÁN
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 -Luyện tập đọc và nắm được thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm. Luyện tập so sánh các số v ... àn ).
Hoạt động 3 : Lựa chọn con đường an toàn khi đi học
a). Mục tiêu : HS : tự đánh giá con đường hằng ngày em đi học có đặc điểm an toàn hay chưa an toàn ? Vì sao ?
b. Cách tiến hành.
-Yêu cầu 2-3 HS giới thiệu con đường từ nhà em đến trường qua những đoạn- đường nào an toàn và đoạn đường nào chưa an toàn. - GV phân tích ý đúng, chưa đúng của HS khi các em nêu tình
huống cụ thể ( ở đại phương ).
c. Kết luận.
- GV nhắc lại : con đường an toàn có những đặc điểm gì ? Từ nhà đến trường em cần chú ý những điểm gì ?
( căn cứ đặc điểm ở địa phương ).
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
- GV tóm tắt những nội dung chính cần lựa chọn con đường an toàn theo đặc
- HS thực hiện . Các bạn cùng đi ( gần nhà ) có ý kiến bổ sung, nhận xét.
 đặc điểm của địa phương.
 - Nhắc nhở Hs có ý thức lựa chọn con đường đi để đảm bảo an toàn.
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA MỘT ĐƯỜNG PHỐ
Tên đường phố : .
1. 	Đường phẳng trải nhựa có giải phân cách	
Có	Không
2.	Đường có lượng xe cộ đi lại	
Có	Không
3.	Đường có vạch đi bộ qua đường	Có	Không
4.	Có đèn tín hiệu GT và biển báo hiệu GT	 
Có	Không
5.	Có vỉa hè rộng	Có	Không
6.	Vỉa hè bị lấn chiếm	Có	Không
7.	Có đèn chiếu sáng	Có	Không
8.	Có nhiều xe đỗ bên đường	
 Có	Không
9.	Có đường sắt chạy qua	Có	Không
10.	Có nhiều nhà, cây che khuất	
Có	Không
CỘNG .
ĐƯỜNG NÀO AN TOÀN ? ĐƯỜNG NÀO KÉM AN TOÀN ?
ĐẠO ĐỨC
Chăm sóc cây trồng , vật nuôi ( Tiết 1)
I . MỤC TIÊU :
 - Học sinh hiểu sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng vật nuôi và cách thực hiện .
 - Học sinh biết chăm sóc ,bảo vệ cây trồng vật nuôi ở nha,ø ở trường .
- Học sinh có thái độ đồng tình , ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng ,vật nuôi 
 II. CHUẨN BỊ: 
 GV : Bảng phụ ghi các tình huống . Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi . Bài hát trồng cây , Em đi giữa biển vàng .
 HS : Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.ỔN ĐỊNH : Nề nếp .
2.BÀI CŨ : Kiểm tra vở bài tập của HS .
H. Nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng như thế nào ? (Nhi )
H. Nêu một số giải pháp tiết kiệm bảo vệ nguồn nước ? ( Kiệt ) 
3. BÀI MỚI : Giới thiệu bài – ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1 : Trò chơi Ai đoán đúng .
1.MỤC TIÊU : Học sinh hiểu sự cần thiết của cây trồng , vật nuôi trong cuộc sống con người .
 2.Cách tiến hành:
- GV chia theo số chẵn và số lẻ . 
* HS số chẵn vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về một con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích , tác dụng của con vật đó .
* HS số lẻ : vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm một cây trồøng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích , tác dụng của cây trồng đó .
- Yêu cầu một số HS lên trình bày.
- GV có thể giới thiệu thêm về một số cây trồng , vật nuôi - kết luận .
3. KẾT LUẬN: Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó . Cây trồng , vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người .
HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát tranh ảnh .
1. MỤC TIÊU :Học sinh nhận biết các việc cần làm để chăm sóc , bảo vệ cây trồng , vật nuôi . 
2. CÁCH TIẾN HÀNH :
 - GV Cho HS xem tranh ảnh và yêu cầu HS đặt các câu hỏi về các bức tranh .
- Giáo viên nhận xét, chốt.
3.KẾT LUẬN: 
Aûnh 1 :Bạn đang tỉa cành bắt sâu cho cây.
 Aûnh 2 :Bạn đang cho gà ăn .
Aûnh 3: Các bạn đang cùng với ông trồng cây .
Aûnh 4: Bạn đang tắm cho lợn .
* Kết luận chung : Chăm sóc cây trồng vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích và phù hợp với khả năng .
Hoạt động 3 : Đóng vai .
1. Mục tiêu : HS biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng vật nuôi .
2. Cách tiến hành :
- GV chia thành các nhóm nhỏ . Mỗi nhóm có nhiệm vụ chọn một con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc , bảo vệ trại , vườn của mình cho tốt .
- Gv cùng lớp bình chọn nhóm có dự án khả thi và có hiệu quả kinh tế cao .
- GV nhận xét - tuyên dương .
-Học sinh làm việc cá nhân .
-HS lần lượt trình bày.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp theo dõi.
-HS đặt các câu hỏi và đề nghị các bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh .
H. Các bạn trong bức tranh đang làm gì ?
H. Theo bạn , việc làm của các bạn đó sẽ đem lại lợi ích gì ?
 - HS khác trả lời .
-Các nhóm trình bày trước lớp.
Nhóm 1 : Chủ trại gà 
Nhóm 2:Chủ vườn hoa , cây cảnh 
Nhóm 1: Chủ vườn cây
Nhóm 4: Chủ trại bò 
Nhóm 5: Chủ ao cá 
- Các nhóm thảo luận – trình bày dự án sản xuất . Các nhóm khác trao đổi , bổ sung ý kiến .
- Nhận xét - bình chọn .
4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
 - GV giáo dục HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ vườn cây .
 - Nhận xét tiết học . 
 - Về tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trồng , vật nuôi nơi em sống .
TẬP ĐỌC
 TIN THỂ THAO
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 -Luyện đọc đúng các từ : trường quyền, SEA games, Am – xtơ – rông, thượng võ, giải đua, truyền thống, nản chí . Biết ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc được trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng thông báo rành mạch, rõ ràng, hào hứng.
 -Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu các từ ngữ :trường quyền, SEA games, thượng võ, truyền thống, chiếc áo vàng, ung thư. Học sinh hiểu được các bản tin thể thao : thành công của vận động viên Việt nam Nguyễn Thuý Hiền; quyết định của Ban tổ chức SEA games chọn chú Trâu Vàng làm biểu tượng của SEA games 22 ; gương luyện tập của Am – xtơ – rông .
 -Giáo dục học sinh tập luyện thể thao để nâng cao sức khoẻ .
II. CHUẨN BỊ :
 GV : Tranh minh hoạ bài đọc .
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc . Ảnh biểu tượng Trâu Vàng.
 HS : Sách giáo khoa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Hát.
 2. Bài cuÕ : Gọi HS đọc bài“ Cùng vui chơi”. 
 H: Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh ?(Quỳnh)
 H: Vì sao nói “ Chơi vui học càng vui” ?( Vy)
 H. Nêu nội dung chính? (Tấn Bảo )
 3.Bài mới : Giới thiệu bài . Ghi đề .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc.
-GV đọc mẫu lần 1 .
-Gọi 1 HS đọc .
-Yêu cầu HS đọc theo từng câu.
-GV theo dõi - Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Yêu cầu HS đọc từng mẩu tin - GV hướng dẫn ngắt, nghỉ hơi.
Tin từ Hồng Công cho biết : // vận động viên Việt Nam Nguyễn Thuý Hiền vừa đoạt huy chương vàng / môn trường quyền nữ / tại Giải vô địch thế giới về võ thuật lần thứ năm tổ chức ở đây . //
-Hướng dẫn đọc trong nhóm .
-Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu .
-GV nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu HS đọc toàn bài . 
H: Tóm tắt mỗi tin trong bài bằng một câu ngắn?
*Tin thứ nhất :
-Nguyễn Thuý Hiền vừa đoạt huy chương vàng môn quyền nữ. / Nguyễn Thuý Hiền đã mang lại vinh quang cho Tổ quốc với một huy chương vàng môn trường quyền nữ . / .
*Tin thứ hai :Ban tổ chức SEA games 22 đã chọn chú Trâu Vàng làm biểu tượng của Đại hội ./ Trâu Vàng đã được Ban tổ chức SEA games 22 chọn làm biểu tượng của Đại hội ./ 
*Tin thứ ba : Am – xtơ – rông lại đoạt giải vô địch Vòng đua nước Pháp. / Am – xtơ – rông lần thứ năm đoạt giải vô địch Vòng đua nước Pháp./ Lần thứ năm, Am – xtơ – rông đoạt giải vô địch Vòng đua nước Pháp.
-Giảng từ : trường quyền : một môn võ.
* SEA Games: Viết tắt của Đại hội thể thao Đông Nam A Ù.
* thượng võ : yêu chuộng võ nghệ, có ý chí mạnh mẽ và lòng hào hiệp.
-Yêu cầu HS đọc tin thứ ba.
-Yêu cầu HS thảo luận đưa ra ý kiến của nhóm mình trả lời câu hỏi sau : 
H: Tấm gương của Am – xtơ – rông nói lên điều gì? 
-Am – xtơ – rông đạt những kỉ lục cao là nhờ ý chí phi thường./ Am – xtơ – rông là người rất có ý chí, nghị lực, nhờ vậy anh đã làm được những điều phi thường./ Am – xtơ – rông đạt những kỉ lục cao là nhờ anh rất kiên trì luyện tập, có ý chí vượt qua mọi trở ngại, khó khăn. / 
-Tin thời sự, giá cả thị trường, văn hoá giáo dục, dự báo thời tiết, 
Giảng: chiếc áo vàng: áo thưởng cho nhà vô địch trong cuộc đua xe đạp.
H: Ngoài tin thể thao báo chí còn cho ta biết những tin gì?
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại.
-Hướng dẫn cách đọc bài: Giáo viên treo bảng phụ .( lưu ý giọng đọc thông báo rành mạch, hào hứng; nhấn giọng những từ ngữ thông báo tin tuổi, kết quả, thành tích, ý chí vượt khó của từng vận động viên, ý nghĩa của biểu tượng Trâu vàng.
-Giáo viên theo dõi - sửa sai .
-Yêu cầu luyện đọc bài .
-Yêu cầu HS thi đọc.
-Nhận xét - đánh giá .
-HS lắng nghe .
-1 HS đọc toàn bài và chú giải .
-HS đọc nối tiếp từng câu.
-HS phát âm từ khó .
-2 học sinh đọc thể hiện đoạn văn.
-Đọc từng mẫu tin nối tiếp.
-HS đọc theo nhóm bàn .
-Đại diện các nhóm đọc - nhận xét.
-1 HS đọc - lớp đọc thầm theo.
-2 đến 3 học sinh.
-Học sinh theo dõi.
-1 HS đọc – cả lớp đọc thầm.
-Các nhóm thảo luận trả lời trước lớp :
-Các nhóm khác nhận xét – bổ sung.
-Học sinh theo dõi.
-Ý kiến của học sinh.
- HS quan sát - đọc theo hướng dẫn 
-HS luyện đọc cá nhân theo từng mẩu tin. 
- Một số HS thi đọc từng mẩu tin, cả bản tin .
-Lớp theo dõi – nhận xét.
-Lớp chấm điểm – chọn bạn đọc hay .
 4. Củng cố – Dặn dò : 
 -1 HS đọc toàn bài. Liên hệ, giáo dục học sinh. 
 -Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 28(5).doc