Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2022-2023

1. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng chính tả bài thơ Bản em ( Nguyễn Thái Vận) theo hình thức nghe – viết; trình bày đúng các khổ thơ, biết viết hoa chữ cái mở đầu tên bài thơ và chữ cái đầu mỗi câu thơ ( viết đúng mẫu chữ viết hoa đã học ở lớp 2)

- Viết đúng từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng ch/ tr hoặc có tiếng chứa ươc/ ươt.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để ttrar lời câu hỏi trong bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

 

doc 59 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 241Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 28 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2023
Tiết 1: Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ 
Tiết 2: Toán
Bài 63: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100 000 (T1) – Trang 70
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 100 000.
- Tính nhẩm được phép cộng các số tròn nghìn, tròn chục nghìn trong phạm vi 100 000.
 - Giải được bài toán thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100 000.
Phát triển năng lực
- Phát triển năng lực tính toán, năng lực tư duy và lập luận toán học và năng lực giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Viết các số thích hợp vào chỗ trống:
37 042; 37 043; ...; ... ; ...; ....
+ Câu 2: Đọc các số trong bài 1.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời:
+ Trả lời
- HS lắng nghe.
2. Khám phá + Hoạt động:
a) Khám phá:
- GV cho 3 HS đứng tại chỗ đọc lời thoại của Nam, Mai và Rô-bốt trong để dẫn ra tình huống.
 - GV hướng dẫn HS lập phép tính tìm số cây cả hai loại:
 Muốn biết có tất cả bao nhiêu cây cà phê và cây ca cao ta làm phép tính gì? Từ đó dẫn ra phép cộng 12 547 + 23 628 = ?
- GV: Ta có thể thực hiện phép cộng này như thế nào?
- GV nêu: Đặt tính và tính tương tự như phép cộng hai số có bốn chữ số mà các em đã học.
 - GV gọi HS nêu cách đặt tính rồi tính:
- Để củng cố cách thực hiện phép tính, GV cho HS làm thêm một phép cộng: 
Đặt tính rối tính: 74 635 + 3 829.
- GV cho HS làm bài tập vào vở nháp.
- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau
- GV nhận xét, tuyên dương.
b) Hoạt động
 Bài 1. (Làm việc cá nhân): Tính 
 - GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài.
 - Sau khi làm xong bài, GV có thể cho HS đổi vở, kiếm tra, chữa bài cho nhau.
 - Khi chữa bài, GV có thể yêu cầu HS nêu cách tính một số phép tính.
- GV nhận xét, tuyên dương.
 GV chốt: BT1 Củng cố thực hiện tính cộng số có năm chữ số với số có ba, bổn, năm chữ số.
Bài 2. (Làm việc cá nhân): Đặt tính rồi tính
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài vào vở.
- GV: Khi đặt tính em cần lưu ý điều gì? 
- GV: Khi cộng hai số không cùng sổ chữ số nếu đặt tính không đúng thì khi tính sẽ được kết quả sai).
- Sau khi làm xong bài, GV có thể cho HS đổi vở, kiềm tra, chữa bài cho nhau rồi GV chữa bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
GV chốt: Bài 2 Củng cổ cách đặt tính và tính phép cộng số có năm chữ số với số có hai, bổn, năm chữ số.
Bài 3. (Làm việc cá nhân): Tính nhẩm (theo mẫu)
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài, đọc phần phép tính mẫu rồi làm bài.
- Gọi HS trình bày bài làm – NX và nêu cách nhẩm từng trường hợp.
GV chốt: Bài 3 Giúp HS biết cách tính nhẩm phép cộng hai số tròn nghìn trong phạm vi 20 000.
Bài 4. (Làm việc cá nhân): Giải toán
 GV cho HS đọc để bài và tìm hiểu đề bài.
 GV: Bài toán cho biết gì, hỏi gì? Trước hết phải tìm gì? Phải làm phép tính gì?
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV gọi 1 HS lên bảng giải.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương
GV chốt: Bài 4 Cùng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán thực tế liên quan đến phép cộng.
- 3 HS đọc lời thoại
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu cây cà phê và cây ca cao ta làm phép tính cộng 12 547 + 23 628 = ?
- Ta thực hiện phép cộng này theo 2 bước: Đặt tính và tính
- HS nêu cách thực hiện đặt tính rồi tính:
- HS làm bài tập vào vở nháp.
- HS nêu kết quả, HS nhận xét.
 - HS nêu yêu cầu - làm bài.
- HS đổi vở, kiếm tra, chữa bài cho nhau.
- HS nêu cách tính một số phép tính.
- HS nhận xét.
 - HS nêu yêu cầu - làm bài.
Khi đặt tính em cần lưu ý viết các chữ sổ cùng hàng phải thẳng cột với nhau.
- HS đổi vở, kiếm tra, chữa bài cho nhau.
- HS nhận xét.
- HS nêu yêu cầu, đọc phần phép tính mẫu rồi làm bài.
- HS trình bày bài làm – NX và nêu cách nhẩm.
a) 6 000+5 000=11 000
b) 9 000+4 000=13 000
c) 7 000+9 000=16 000
-HS đọc để bài và tìm hiểu đề bài.
- GV cho HS làm bài
Bài giải
Cửa hàng đã nhập về số sách giáo khoa và sách tham khảo là:
6 500 + 3 860 = 10 360 (cuốn)
Cửa hàng đã nhập về số sách và vở là:
10 360 + 8 500 = 18 860 (cuốn)
Đáp số: 18 860 cuốn.
- HS, GV nhận xét, tuyên dương
3. Vận dụng.
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh thực hiện được phép cộng trong phạm vi 100 000.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS trả lời:.....
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Tiết 3: Tiếng anh
Dạy chuyên
Tiết 4: Tin học
Dạy chuyên
Tiết 5+6: Tiếng việt
Bài 17: ĐẤT NƯỚC LÀ GÌ ( 2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Học sinh đọc đúng và rõ ràng bài thơ Đất nước là gì? ( Huỳnh Mai Liên).
- Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
- Bước đầu thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ ( nhân vật xưng “ con”trong bài thơ) qua giọng đọc.
- Dựa vào từ ngữ, hình ảnh thơ và tranh ảnh minh họa, hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của câu thơ, khổ thơ, bài thơ với những suy luận đơn giản. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ.
- Nói được những hiểu biết và cảm nghĩ của bản thân về cảnh đẹp đất nước Việt Nam dựa vào gợi ý và tranh ảnh. Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe khi nói.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua câu chuyện về những trải nghiệm mùa hè.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
- Tranh ảnh minh họa bài thơ; băng đĩa về những ngôi nhà của các vùng miền khác nhau
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt 0động của học sinh
1. Khởi động.
- GV hướng dẫn học sinh cách thực hiện hoạt động ( Nói 2 -3 câu giới thiệu về đất nước mình theo gợi ý trong sách học sinh)
Hs làm việc nhóm: mỗi em tự chia sẻ những hiểu biết của mình về đất nước.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: 
+ Trả lời: 
- HS lắng nghe.
2. Khám phá.
- Mục tiêu: 
- Học sinh đọc đúng và rõ ràng bài thơ Đất nước là gì? ( Huỳnh Mai Liên).
- Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.
- Bước đầu thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ ( nhân vật xưng “ con”trong bài thơ) qua giọng đọc.
- Dựa vào từ ngữ, hình ảnh thơ và tranh ảnh minh họa, hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của câu thơ, khổ thơ, bài thơ với những suy luận đơn giản. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ.
- Nói được những hiểu biết và cảm nghĩ của bản thân về cảnh đẹp đất nước Việt Nam dựa vào gợi ý và tranh ảnh. Nói rõ ràng, tập trung vào mục đích nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen nhìn vào người nghe khi nói.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Cách tiến hành:
2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc cả bài ( đọc diễn cảm , nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những câu hỏi bộc lộ suy nghĩ/ suy tư của bạn nhỏ thể hiện trong bài thơ)
- GV hướng dẫn đọc :
+ Đọc đúng những câu thơ có những tiếng dễ phát âm sai 
+ Nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ hoặc có thể ngắt nhịp thơ như sau: Hay là con nghĩ/ Đất nước trong nhà/ Là mẹ/là cha/ Là cờ Tổ quốc?//
+ Đọc chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những câu hỏi bộc lộ suy tư của bạn nhỏ.
-3 hs đọc nối tiếp câu thơ trong bài ( mỗi bạn đọc liền hai khổ) trước lớp theo hướng dẫn của giáo viên)
- Hs làm việc nhóm ( 3hs/ nhóm): Mỗi hs đọc 2 khổ ( đọc nối tiếp đến hết bài), đọc nối tiếp 1 – 2 lượt.
- Hs làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài 1 lượt.
- 3 học sinh đọc nối tiếp bài thơ trước lớp.
-Gv nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.
2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
+ Câu 1: Ở 2 khổ thơ đầu , bạn nhỏ hỏi những điều gì về đất nước?
+ Câu 2: Bạn ấy đã tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó như thế nào?
+ Câu 3: Hai câu thơ cuối bài cho thấy bạn nhỏ đã nhận ra điều gì?
+ Câu 4: Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn nhỏ đã nhận ra điều gì?
2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.
- Hs lắng nghe.
- HS lắng nghe cách đọc.
-Đất nước là gì/ Làm sao để thấy/ Núi cao thế nào/ Biển rộng là bao/...
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc từ khó.
- 2-3 HS đọc.
- HS luyện đọc.
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Trả lời
- HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ
3. Nói và nghe: Cảnh đẹp đất nước
3.1. Hoạt động 3: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp của đất nước Việt Nam
- Hs làm việc nhóm 4: Lần lượt từng em nêu cảm nghĩ, những điều mong muốn về cảnh đẹp của đất nước.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Gv tổng kết: Qua bài luyện đọc, luyện nói và nghe hôm nay, các em đã có hiểu biết thêm về đất nước. Đất nước ta trong tương lai có đẹp như mong muốn của các em hay không, p ...  vở
-HS nêu: Tính giá trị của biểu thức
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu đề toán và cho HS giải bằng 2 cách
Đề bài: Một kho có 5624 kg muối, lần đầu chuyển đi 2000kg, lần sau chuyển đi 1456 kg. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg muối? 
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS làm và trả lời
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
_________________________________________________________________
Tiết 3: R KN
Bài 13: Quan tâm, giúp đỡ  (T1)
_________________________________________________________________
Tiết 4: HĐTT
Sinh hoạt theo chủ đề: QUÊ HƯƠNG EM TƯƠI ĐẸP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Học sinh khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: bản thân tự tin về hình dáng của bản thân trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xây dựng cho mình hình ảnh đẹp trước bạn bè (sạch sẽ, gọn gàng, mặc lịch sự,).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chăm sóc bản thân để có hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn..
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV tổ chức trò chơi “Chọn từ ngữ để miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên” để khởi động bài học. 
+ GV cầm quả bóng gai và đọc lần lượt từng từ khóa: Biển, núi, sông, hồ, cánh đồng,...
+ GV tung bóng về phía HS sau mỗi từ khóa. Mỗi bạn khi nhận được bóng sẽ ngay lập tức mô tả những nét đẹp liên quan tới từ khóa đó 
- GV dẫn dắt: Xung quanh chúng ta, cảnh sắc thiên nhiên thật tươi đẹp. Mỗi một nơi đều có một vẻ đẹp khác nhau. Vào những thời gian khác nhau thì cảnh đẹp của mỗi nơi cũng khác nhau.
- GV kết luận: Nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ khám phá được vẻ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên xung quanh mình.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi
+ HS1: Biển xanh
+ HS2: Biển rộng
+ HS3: Cánh đồng bát ngát
+ HS4: cánh đồng lúa chín vàng
2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về những cảnh quan thiên nhiên ở địa phương (làm việc cá nhân)
- GV trình chiếu slide hay tranh ảnh về cảnh quan tại địa phương
- GV đề nghị HS kể tên những cảnh quan đó. 
- GV mời HS nhận xét những cảnh quan đó là do thiên nhiên tạo ra hay có bàn tay sửa sang của con người.
- GV kết luận:
Cảnh quan quê hương chúng ta, dù là cảnh quan do thiên nhiên tạo ra hay do bàn tay con người xây dựng, đều rất đẹp và đáng tự hào.
- Học sinh theo dõi
- HS miêu tả lại những cảnh quan vừa nhìn thấy để các bạn khác đoán tên cảnh quan.
- HS lắng nghe.
3. Luyện tập:
Hoạt động 2. Thảo luận về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em. (Làm việc nhóm)
- GV chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm bốc thăm một cảnh quan đẹp tại địa phương. Sau đó gắn tên hoặc hình ảnh cảnh quan đó lên bảng.
- GV mời các nhóm lên trình bày để tham gia cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch: trình bày hay, sinh động, hấp dẫn, tranh vẽ đẹp, đoàn kết và có nhiều người thay nhau thuyết trình, nhóm đó đoạt giải.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Kết luận: Mỗi cảnh quan đều có nét đặc trưng riêng thú vị. Trong các chuyến đi tham quan, chúng ta nên quan sát, tìm hiểu kĩ về những nét riêng ấy để giới thiệu với bạn bè, du khách từ nơi khác tới.
- Học sinh thảo luận nhóm:
+ Cảnh quan ấy nằm ở đâu?
+ Từ đây đi tới đó bằng những phương tiện gì?
+ Đến đó có thể xem những gì? Vẻ đẹp đặc trưng của cảnh quan nơi này là gì?
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng.
- GV đề nghị HS về nhà hãy cùng người thân trò chuyện, tìm hiểu thêm về những cảnh đẹp ở địa phương mình.
- Lên kế hoạch đến thăm một trong những thắng cảnh đó.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
_____________________________________________________________
Tiết 5: HĐTT
Sinh hoạt cuối tuần: TỰ HÀO VỀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Học sinh chia sẻ về một trong những cảnh quan thiên nhiên ở quê hương mà mình mới tìm hiểu được.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Bản thân tự tin chia sẻ nét độc đáo của mình cùng gia đình trước tập thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự hào về những nét khác biệt của mình.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn niềm vui khi cùng gia đình khám phá nét độc đáo, đáng nhớ của các thành viên trong gia đình.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, yêu quý và cảm thông về hình ảnh cảu bạn.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ rèn luyện để xây dựnh hình ảnh bản thân trước tập thể.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- GV cho HS hát 1 bài hát để khởi động bài học. 
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS hát
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt cuối tuần:
- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..
- Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)
 - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
- 1 HS nêu lại nội dung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt chủ đề.
- Mục tiêu: 
+ Khám phá cảnh đẹp quê hương và chia sẻ kế hoạch tham quan của gia đình.
+ HS thể hiện được những hình ảnh đặc trưng của cảnh quan qua tác phẩm sáng tạo.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 3. Chia sẻ về những điều em mới tìm hiểu được về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương (Làm việc nhóm 4)
- GV mời HS ngồi theo nhóm để chia sẻ:
+ Nơi đó có gì đặc biệt? Vì sao em muốn đến thăm?
+ Em và người thân có kế hoạch đến thăm cảnh đẹp đó khi nào?
- GV nhận xét chung, tuyên dương.
Kết luận: Chúng ta hãy tìm hiểu các thông tin về cảnh quan đó để lập được một kế hoạch tới tham quan phù hợp.
- Học sinh chia nhóm 4, chia sẻ theo các câu hỏi gợi ý
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 4: Sáng tạo tác phẩm theo chủ đề “Quê hương tươi đẹp” (hoạt động theo nhóm)
- GV mời mỗi tổ hoặc nhóm chọn một hình thức sáng tạo tác phẩm về cảnh đẹp của địa phương
+ Làm bức tranh bằng chất liệu yêu thích: lá khô, màu vẽ, giấy vụn, các loại hạt,...
+ Làm thơ hoặc viết đoạn văn và tự minh họa.
- GV mời các nhóm thuyết trình trước lớp về sản phẩm của mình. 
- GV mời các nhóm nhận xét
Kết luận: Cảnh quan thiên nhiên ở địa phương có thể là nguồn cảm hứng sáng tác của em.
- Học sinh chia nhóm thảo luận và chọn hình thức phù hợp
- Các nhóm trình bày 
- Các nhóm nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe
5. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Đề nghị HS cùng người thân khám phá cảnh đẹp đất nước thông qua âm nhạc
+ Cùng người thân sưu tầm các câu ca dao ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước.
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
_______________________________________________________________________________________________________
 Tổ trưởng ký duyệt
Đã duyệt: Ngaỷ 24/3/2023. 
 Lò Thị An

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_28_nam_hoc_2022_2023.doc