Tiết 82,83: TẬP ĐỌC _KỂ CHUYỆN
CuỘc chẠy Đua trong rỪng. (tr:80)
I/ Mục tiêu :
A. TẬP ĐỌC:
• Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa con. Tập đọc đúng.
• Hiểu ND: Làm việc gì cũng phải cận thận chu đáo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*HĐNG : - Qua câu truyện giúp HS hiểu và thêm yêu mến những loài vật trong rừng. Từ đó có ý thức trong bảo vệ động vật hoang dã thiên nhiên.
B. KỂ CHUYỆN: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ
Tuần 28 Thứ hai ngày 19 tháng 03 năm 2012 Tiết 82,83: TẬP ĐỌC _KỂ CHUYỆN CuỘc chẠy Đua trong rỪng. (tr:80) I/ Mục tiêu : A. TẬP ĐỌC: Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa con. Tập đọc đúng. Hiểu ND: Làm việc gì cũng phải cận thận chu đáo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) *HĐNG : - Qua câu truyện giúp HS hiểu và thêm yêu mến những loài vật trong rừng. Từ đó có ý thức trong bảo vệ động vật hoang dã thiên nhiên. B. KỂ CHUYỆN: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Tranh minh họa bài đọc và kể chuyện, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc. Học sinh : SGK III/ Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 3.Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: “Cuộc chạy đua trong rừng”: GV cho HS xem tranh và giới thiệu: đây là bức tranh minh họa cuộc đua của các muông thú trong rừng . đang trên đường đua thì chú Ngựa Con phải dừng lại xem móng chân của mình vì bị đau, các con vật khác cứ thế mà chạy vượt lên phía trước chú Ngựa Con. Các em tìm hiểu xem chú Ngựa Con chiến thắng hay thất bại trong cuộc đua này nhé. 3.2.LUYỆN ĐỌC. a. GV đọc mẫu: b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: * Luyện đọc từng câu: - Y/c HS đọc nối tiếp nhau từng câu . - Gọi HS nhận xét (Khi phát hiện từ bạn đọc sai). - GV ghi các từ (HS nêu) lên bảng và hướng dẫn HS đọc đúng. * Đọc từng đoạn trước lớp: - Bài này gồm mấy đoạn ? - Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp. Nhắc HS ngắt nghỉ hơi hợp lí ở câu có nhiều dấu phẩy. - Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng: + Tiếng hô / “Bắt đầu!” // vang lên.//.Bỗng / chú có cảm giác vướng vướng ở chân / và giật mình thảng thốt : / một cái móng lung lay rồi rời hẳng ra.// (tiếng hô “Bắt đầu!” đọc ngắt, nghỉ hơi dài sau dấu hai chấm, chấm lửng) - Y/c HS giải nghĩa từ: nguyệt quế, móng, đối thủ, vận động viên, thảng thốt, chủ quan. - Y/c HS đặt câu với từ: thảng thốt, chủ quan. * Hướng dẫn đọc đoạn 4: - GV hướng dẫn về giọng đọc : đọc nhanh, hồi hộp ở đoạn tả sự dốc sức của các VĐV; giọng trầm lại, nuối tiếc : đoạn tả Ngựa Con đành chịu thua vì đã chủ quan. Khi đọc cần nghỉ hơi dài sau dấu hai chấm, dấu chấm lửng. - GV đọc mẫu. - Cho HS luyện đọc - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc hay. - Yêu cầu HS đọc từng đoạn nối tiếp (lần 2). * Đọc từng đoạn trong nhóm: - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4. * Thi đọc giữa các nhóm: 3.3. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI * Đoạn 1: - Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào? * Đoạn 2: - Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì? - Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng thế nào? * Đoạn 3 và 4: - Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi? - Ngựa Con rút ra bài học gì? - Nêu ND bài ? Làm việc gì cũng phải cận thận chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng nhỏ thì sẽ bị thất bại. 3.4. LUYỆN ĐỌC LẠI * Y/c HS đọc lại với yêu cầu nâng cao hơn. - Đọc ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đúng các kiểu câu. Thể hiện đúng nội dung. - Đọc phân vai (người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con). - GV nhận xét, khen nhóm, cá nhân đọc hay. KỂ CHUYỆN - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu ta kể chuyện bằng lời của ai ? - Vậy khi kể các bạn làm thế nào để kể được bằng lời của Ngựa Con ? - Lời xưng hô như thế nào cho đúng? - Đính 4 tranh, yêu cầu HS nói nhanh nội dung từng tranh. - Yêu cầu HS tập kể trong nhóm 4. - Gọi 4 HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện bằng lời của Ngựa Con. - Sau mỗi lần HS kể, cả lớp và GV nhận xét về nội dung, điễn đạt và cách thể hiện. - Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét, tuyên dương HS kể sáng tạo. 4.Củng cố - Vậy câu chuyện khuyên em điều gì? - GV nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: - Đọc lại câu chuyện và kể câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩnbị:Xem trước bài“Cùng vui chơi” - Hát - HS nghe. - HS đọc thầm theo dõi SGK. - HS đọc nối tiếp từng câu. Cả lớp theo dõi để phát hiện từ bạn đọc sai. - HS nhận xét và nêu lên từ bạn đọc chưa đúng. - HS luyện đọc từ. - HS trả lời. - 4 HS đọc. - HS thảo luận theo nhóm đôi xác định cách ngắt nghỉ hơi . - Một HS lên sổ cách ngắt hơi trên bảng phụ. - Vài HS đọc lại câu. - HS nêu phần chú giải. - HS đặt câu với “thảng thốt, chủ quan”. - HS luyện đọc. Nhận xét. - HS luyện đọc trong nhóm 4. - HS thi đọc - Cả lớp lắng nghe nhận xét - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS trả lời: chú sửa soạn không biết chán ... suối trong veo. - 1 HS đọc - HS trả lời: (con trai à ... là bộ đồ đẹp) - hs: ( Cha yên tâm ..thắng mà). - 1 HS đọc - HS thảo luận nhóm 4 rồi trả lời. - Đừng bao giờ chủ quan ... - hs nêu - 3 HS đọc bài. Nhận xét. - HS đọc phân vai. Nhận xét. - HS nêu yêu cầu. - HS trả lời. - nhập vai mình là Ngựa Con. - mình, tớ, tôi. - HS quan sát và nói nội dung tranh. - HS tập kể trong nhóm 4 - 4 HS thi kể. - HS nhận xét sau mỗi lần bạn kể. - HS tập kể toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét. Tuyên dương. - HS TL. ************************* TOÁN Tiết 136: SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I/ Mục tiêu : Biết so sánh các số trong phạm vi 10000. Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số. Làm BT1, BT2, BT3, BT4(a) II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Bảng Học sinh : SGK, VBT, Nháp, bảng con, phấn. III/ Các hoạt động dạy và học : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng - HS1 : Điền số 18235, 18236, , , .. - HS2: Tìm số liền trước và số liền sau của số 99, 999, 62 370. - GV kiểm tra vở bài tập của học sinh. - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài : So sánh các số trong phạm vi 100 000. 3.2. Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000 a. GV viết lên bảng : 999 1012 rồi y/c HS so sánh . - Y/c HS cho biết vì sao so sánh như vậy. b. GV viết 9790 9786, y/c HS so sánh 2 số này. - Y/c HS nêu cách so sánh. c. Y/c HS làm tiếp: 3772 3605 4597 5974 8513 8502 655 1032 - GV y/c HS nhận xét, so sánh. 3.3. Luyện tập so sánh các số trong phạm vi 100 000. a. So sánh 100 000 và 99 999. - GV viết lên bảng: 100 000 99 999 và y/c HS nhận xét số chữ số trong từng số. - GV khẳng định :+ Vì 100 000 có nhiều chữ số hơn nên :100 000 > 99 999. 99 999 < 100 000. - Y/c HS so sánh: 937 và 20 351 97 366 và 100 000 ; 98 087 và 9 999. b. So sánh các số có cùng chữ số. - GV viết lên bảng ; 76 200 76 199 và y/c HS điền dấu , =. - Y/c HS nêu kết quả. - Vì sao em điền dấu > + Nhận xét về số chữ số : Hai số cùng có 5 chữ số. +So sánh các cặp chữ số cùng hàng, từ trái sang phải: Hàng chục nghìn: 7 = 7; Hàng nghìn : 6 = 6 ; Hàng trăm : 2 > 1 Vậy : 76 200 > 76 199 76 199 < 76 200 - Y/c HS so sánh tiếp: 73 250 và 71 699 93 273 và 93 267 3.3. Thực hành. Bài 1: - Gọi HS nêu y/c của bài. - Y/c HS tự làm. Gọi 3 HS lên bảng làm. - Y/c HS nhận xét và sửa bài. - Gọi vài HS giải thích cách so sánh.. Bài 2 : - Gọi HS nêu y/c của bài. - Hướng dẫn HS làm tương tự như bài 1. Bài 3: - Gọi HS đọc y/c bài a, b -Y/c HS làm. -Y/c lớp nhận xét và sửa bài. Bài 4: - Hướng dẫn làm như bài 3. 4. Củng cố: - Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh các số có 5 chữ số - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: + Chuẩn bị bài “Luyện tập” - Hát - 2 HS lên bảng - Cả lớp viết vào bảng con - HS nghe. - HS so sánh. - Vì 999 có số chữ số ít hơn số chữ số 1012 nên 999 < 1012. - HS so sánh. - Hai số cùng có 4 chữ số. Ta so sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải: Chữ số hàng nghìn đều là 9. Chữ số hàng trăm đều là 7. Ở hàng chục 9 > 8. Vậy : 9790 > 9786. - 4 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào Nháp. - HS lần lượt giải thích cách so sánh của mình. - HS nhận xét : 100 000 có 6 chữ số, 99 999 có năm chữ số. - HS nghe và nhắc lại. - 3 HS lần lượt so sánh và giải thích. - 1 HS lên bảng điền. Cả lớp làm vào Nháp. - HS giải thích. - 2 HS so sánh và giải thích. Nhận xét. - Điền dấu , =” - 3 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT. - Nhận xét bài trên bảng ,sửa bài. - HS giải thích cách so sánh. - Điền dấu , =” - HS làm bài - Khoanh vào số lớn nhất. Khoanh vào số bé nhất. - 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT. - Nhận xét và sửa bài. - HS làm bài - HS nêu lại cách so sánh các số có 5 chữ số - HS nghe. Thứ ba ngày 20 tháng 03 năm 2012 TOÁN Tiết 137: Luyện tập I/ Mục tiêu : Đọc và biết thứ tự các số có năm chữ số tròn nghìn, tròn trăm. Biết so sánh các số. Biết làm tính viết và tính nhẩm với các số trong phạm vi 100 000. Làm BT1, BT2(b), BT3, BT4, BT5 II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Bảng phụ ghi sẵn bài 1/58 VBT. Thẻ ghi các số từ 0 đến 9 Học sinh : VBT; BLL III/ Các hoạt động dạy học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINHØ 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 HS lên bảng 89 156 .. 98 516 99 999..100 000 79650 .. 79 650 78 659... 76 860 - Kiểm tra vở bài tập của HS - GV nhận xét ghi điểm 3.Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài : Luyện tập 3.2 Luyện tập. Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu đề bài. - Trong dãy số ở câu a, số đứng sau hơn số liền trước nó mấy đơn vị ? - Ở câu b, các số trong dãy số là những số như thế nào? - Các dãy số trong dãy số ở câu c là những số như thế nào? -Y/c HS tự làm. Gọi 4 HS lên làm, mỗi HS làm một câu. - Y/c HS làm trên bảng đọc dãy số mình vừa làm. -Y/c HS nhận xét và sửa bài. Bài 2: - Hãy nêu yêu cầu của bài. - Hãy nêu cách làm ở cột 2 ? -Y/c HS làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm. - Y/c HS nhận xét và sửa bài. Bài 3: - Hãy nêu yêu cầu bài. - Hãy tự nhẩm và ghi kết quả. - Y/c HS lần lượt nêu kết quả. - GV nhận xét. Bài 4/: - Hãy xác định đề bài. GV y/c HS tự làm. - Hãy cho biết kết quả của từng bài. - Y/c HS nhận xét và sửa bài. Bài 5: - Gọi HS đọc đề bài. - GV y/c HS tự làm. Gọi 4 HS lên bảng làm. - Y/c HS làm trên bảng nêu cách làm. - GV chấm một số bài. 4.Củng cố: - Gọi HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: + Chuẩn bị :Xem trước bài “ Luyện tập” - Hát. - 2 HS lên bảng - HS nghe. -Điền số thích hợp vào ô trống. - 1 đơn vị. -số tròn trăm. -số tròn nghìn - 4 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT. - 4 HS lần lượt đọc. - Nhận xét bài trên bảng và sửa bài. - Điền dấu , = vào chỗ chấm. - Thực hiện ... m2 (GV vừa giới thiệu vừa viết) Lưu ý : c và m đều viết thường. - Hãy viết vào nháp cách viết tắt của xăng – ti - mét vuông. - Vậy diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm là bao nhiêu ? - Hãy ghi 1cm2 vào trong hình vuông em tô. 3.3. Thực hành. Bài 1: - Gọi HS đọc y/c của bài. - Y/c HS tự làm. Gọi 1 HS lên bảng làm. - Đề nghị HS nhận xét và sửa bài. Bài 2: - Gọi HS đọc y/c bài. - Y/c HS quan sát từng hình và làm. - Gọi HS nêu kết quả . - Vì sao diện tích hình A là 6 cm2 ? (Vì sao diện tích hình B là 6 cm2 ?) - So sánh diện tích hình A Với hình B? -Y/c HS nhận xét và sửa bài. Bài 3: - Bài 3 yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV làm mẫu - GV lưu ý HS là phép tính có đơn vị đo nên khi ghi kết quả cũng phải ghi đơn vị đo. -Y/c HS nhận xét từng bài và sửa bài. 4.Củng cố: - Gọi 1 HS lên bảng viết xăng ti mét vuông - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: + Chuẩn bị :Xem trước bài “ Diện tích hình chữ nhật” - Hát - HS nghe. - HS vẽ hình vuông có cạnh dài 1cm vào Nháp. - HS đổi vở kiểm tra và nhận xét. - HS tô màu vào hình vuông. - HS nhắc lại. - HS trả lời. - HS nhắc lại. - HS nhắc lại cách viết. - HS tập viết vào nháp. - Diện tích hình vuông có cạnh dài 1cm là 1cm2 - HS ghi 1cm2 vào trong hình vuông . - Viết theo mẫu - Cả lớp làm vào VBT. 1 HS lên bảng làm. - Nhận xét , đổi vở sửa bài. - Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. - Cả lớp viết vào VBT - 2 HS lần lượt nêu kết quả. - Vì hình A có 6 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích là 1 cm2 nên diện tích hình A là 6 cm2 . - Bằng nhau - Nhận xét , đổi vở sửa bài. - Tính (theo mẫu) - HS theo dõi - 3 HS lần lượt nêu kết quả. - Nhận xét. - 1 HS lên bảng TỰ NHIÊN XÃ HỘI TIẾT 56: Mặt trời I/ Mục tiêu : Nêu được vai trị của Mặt Trời đối với sự sống trên trái đất:Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm trái đất * THGDTKNL: - Qua bài học này giúp HS biết được Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên trái đất . - Biết sử dụng năng lượng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Các hình trong SGK Học sinh : SGK III/ Các hoạt động dạy học: HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌAT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS trả lời - Thú có đặc điểm gì ? - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài thú ? - GV nhận xét. 3. Bài mới: 3.1.Giới thiệu bài: Mặt trời 3.2.Các hoạt động: Hoạt động 1: Mặt trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt Bước 1 :- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo 2 câu hỏi trong SGK/ 110 - Gọi 1 HS đọc câu hỏi thảo luận Ø Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? Ø Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn cảm thấy như thế nào? Tại sao? Bước 2: Làm việc cả lớp - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả Ø Qua kết quả thảo luận, em có những kết luận gì về Mặt trời ? - Kết luận: Như vậy, Mặt Trời vừa chiếu sáng, vừa tỏa nhiệt. - GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ chứng tỏ mặt Trời vừa là nguồn sáng, vừa là nguồn nhiệt Hoạt động 2: Vai trò của Mặt Trời đối với cuộc sống Bước 1: -Yêu cầu các nhóm thảo luận theo hai câu hỏi Ø Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật? Ø Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất? Bước 2 : - Yêu cầu các nhóm báo cáo về vai trò của Mặt Trời. - Kết luận: Nhờ có Mặt Trời chiếu sáng và tỏa nhiệt, cây cỏ mới xanh tươi, con người và động vật mới khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu nhận quá nhiều áng sáng Mặt Trời thì sức khỏe cũng như cuộc sống của con người, lòai vật, cây cỏ cũng bị ảnh hưởng( bị cảm nắng, cây cỏ héo khô, cháy rừng,) - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết / 110 Hoạt động 3: Sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời Bước 1 : - Nêu vấn đề: Để đảm bảo cuộc sống của con người, loài vật, cây cỏ trên Trái Đất, chúng ta luôn phải sử dụng hợp lí nguồn ánh sáng và nhiệt từ Mặt Trời. Vậy chúng ta sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào những công việc gì? - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 2, 3, 4 /111 và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời. Bước 2 : - Yêu cầu các nhóm báo cáo * Kết luận: Con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào rất nhiều việc trong cuộc sống hằng ngày.Ngòai những việc sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời Vào nhiều việc trong cuộc sống như các em đã trình bày, con người còn biết sử dụng những thành tựu khoa học vào việc sử dụng năng lượng Mặt Trời như: hệ tống pin Mặt Trời ở huyện đảo CôTô 4.Củng cố: - Em hãy nêu vai trò của mặt trời đối với cuộc sống - Nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: + Chuẩn bị :Xem trước bài : trái đất – Quả địa cầu - Hát - 2 HS trả lời - HS nghe. - Các nhóm thảo luận - HS đọc - Đại diện các nhóm báo cáo + Ban ngày, không cần đèn nhưng vần nhìn rõ mọi vật là nhờ có ánh sáng Mặt Trời + Khi ra ngoài trời nắng, em thấy nóng, khát nước và mệt. Đó là do Mặt Trời tỏa nhiệt xuống - 2 - 3 HS trả lời - Đặt đĩa nước dưới ánh nắng thấy nước trong đĩa vơi đi và nóng lên do đã được cung cấp nhiệt từ Mặt Trời - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo + Vào mùa Đông, nhờ có Mặt Trời mà con người được sưởi ấm + Nhờ có ánh sáng Mặt Trời mà cây cối xanh tươi, động vật khỏe mạnh - Nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo + Phơi quần áo + Phơi thóc, lạc, đỗ, + Cung cấp ánh sáng để cây quang hợp + Chiếu sáng mọi vật vào ban ngày + Làm muối + Dùng làm điện - Nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe - Vài HS trả lời - HS nghe. THỦ CÔNG TIẾT 28: Làm đồng hồ để bàn (T1) I. Mục tiêu : Biết cách làm đồng hồ để bàn. Làm được đồng hồ để bàn.Đồng hồ tương đối cân đối II. Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công, đồng hồ để bàn, quy trình làm đồng hồ. 2. Học sinh : Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán. III. Các hoạt động dạy và học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.ỔN định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : - GV hỏi lại bài học tiết trước. - Nhận xét bài làm của học sinh. 3. Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ học bài Làm đồng hồ để bàn 3.2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu đồng hồ để bàn mẫu được làm bằng giấy thủ công hoặc bìa màu - GV hỏi HS : Đồng hồ gồm mấy phần ? Trên mặt đồng hồ có gì ? Mặt đồng hồ có hình gì ? Phần kim đồng hồ được đặt ở vị trí nào? Đế đồng hồ làm từ giấy hình gì ? Để mặt đồng hồ không bị xê dịch ở đáy ta làm như thế nào ? Hãy nêu lại tất cả các bộ phận của đồng hồ Hoạt động 2 : GV hướng dẫn làm mẫu Bước 1 : Cắt giấy. - Cắt hai tờ giấy thủ công hoặc bìa màu có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ . - Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đõ đồng hồ . Nếu dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 10 ô, rộng 5 ô. - Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ. Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ) * Làm khung đồng hồ: + Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài miết kĩ đường gấp. + Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy. Sau đó, gấp lại theo đường dấu gấp giữa, miết nhẹ cho hai nửa tờ giấy dính chặt vào nhau.( H . 2) + Gấp hình 2 lên 2 ô theo dấu gấp( gấp phía có hai mép giấy để bước sau sẽ dán vào đế đồng hồ). Như vậy, kích thước của khung đồng hồ sẽ là : dài 16 ô, rộng 10 ô (H . 3) * Làm mặt đồng hồ: + Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm bốn phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ và bốn điểm đánh số trên mặt đồng hồ.( H . 4) + Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ và gạch vào điểm đầu các nếp gấp. Sau đó, viết các số 3, 6, 9, 12 vào bốn gạch xung quanh mặt đồng hồ.( H . 5) + Cắt, dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút và kim chỉ giây từ điểm giữa hình.( H . 6) * Làm đế đồng hồ: + Đặt dọc tờ giấy thủ công hoặc tờ bìa dài 24 ô, rộng 16 ô, mặt kẻ ô ở phía trên, gấp lên 6 ô theo đường dấu gấp( H . 7). Gấp tiếp hai lần nữa như vậy. Miết kĩ các nếp gấp, sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được tờ giấy dày có chiều dài là 16 ô, rộng 6 ô làm đế đồng hồ( H . 8) + Gấp hai cạnh dài của hình 8 theo đường dấu gấp, mỗi bên 1 ô rưỡi, miết cho thẳng và phẳng. Sau đó mở đường gấp ra, vuốt lại theo đường dấu gấp để tạo chân đế đồng hồ ( H . 9) * Làm chân đỡ đồng hồ: + Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2 ô rưỡi. Gấp tihai lần nữa như vậy. Bôi hồ đều vào nếp gấp cuối và dán lại được mảnh bìa có chiều dài 10 ô, rộng 2 ô rưỡi.( H . 10 a, b) + Gấp hình 10 b lên 2 ô theo chiều rộng và miết kĩ được hình 10 c. Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. - Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ: + Đặt ướm tờ giấy làm mặt đồng hồ vào khung đồng hồ sao cho các mép của tờ giấy làm mặt đồng hồ cách đều các mép của khung đồng hồ 1 ô và đánh dấu. + Bôi hồ đều vào mặt sau tờ giấy làm mặt đồng hồ rồi dán đúng vào vị trí đã đánh dấu ( H . 11). - Dán khung đồng hồ vào phần đế: Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của tờ bìa làm khung đồng hồ rồi dán vào phần đế sao cho mép ngoài cùng bằng với mép của chân đế ( H. 12). - Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ: Bôi hồ đều vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của chân đỡ (H . 13 a) rồi dán vào giữa mặt đế đồng hồ . Sau đó bôi hồ tiếp vào đầu còn lại của chân đỡ và dán vào mặt sau khung đồng hồ (chú ý dán cách mép khung khoảng 1 ô) (H . 13 b). - GV yêu cầu HS nhìn lên bảng quy trình và nêu lại các bước, các thao tác phải làm. Hoạt động 3 : HS thực hành - GV yêu cầu HS lấy ĐDHT - GV cho HS thực hành làm mặt đồng hồ để bàn . - GV quan sát, giúp đỡ thêm cho HS. - HS làm xong mang sản phẩm lên trưng bày. GV cho HS nhận xét. 4. Củng cố :- GV nhận xét tiết học . 5. Dặn dò: + Bài tập : Về nhà thực hành làm đồng hồ để bàn.+ Chuẩn bị : Giấy màu, kéo, hồ, chúng ta sẽ tiếp tục làm đồng hồ. - Hát - 1 HS nhắc lại. - HS quan sát - Đồng hồ có 3 phần : mặt đồng hồ, khung nền, chân đế đồng hồ . - Trên mặt ĐH có 3 kim : kim giờ, kim phút, kim giây. Có số 12 , 3, 6, 9 - Mặt đồng hồ hình chữ nhật - Giữa trên mặt đồng hồ - Hình chữ nhật - Gắn chân đế đỡ đồng hồ. - mặt đồng hồ, khung nền, đế, chân đỡ, kim, số . - HS theo dõi - HS thực hành làm mặt đồng hồ để bàn - HS nghe. Ngày 19 tháng 3 năm 2012 BGH
Tài liệu đính kèm: