Giáo án Lớp 3 Tuần 29 đến 35

Giáo án Lớp 3 Tuần 29 đến 35

Tiết 2: TOÁN

LUYỆN TẬP VỀ DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG

I. Mục tiêu:

- Củng cố về diện tích của hình chữ nhật, hình vuông.

- Rèn kĩ năng tình diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, tính cạnh của HCN, HV khi biết chu vi diện tích HCN, HV.

- HS biết liên hệ tính diện tích HCN, HV trong thực tế cuộc sống.

II. Các hoạt động dạy và học:

HĐ1: Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu quy tắc tính diện tích HCN, HV

 

doc 223 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 29 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2: toán 
luyện tập về Diện tích hình chữ nhật, hình vuông
I. Mục tiêu:
- Củng cố về diện tích của hình chữ nhật, hình vuông.
- Rèn kĩ năng tình diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, tính cạnh của HCN, HV khi biết chu vi diện tích HCN, HV. 
- HS biết liên hệ tính diện tích HCN, HV trong thực tế cuộc sống.
II. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: 2 HS nêu quy tắc tính diện tích HCN, HV
HĐ2: Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: a) Tính chu vi, diện tích hình vuông có cạnh 7 cm, 8 cm.
 b)Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật có chiều dài 10 cm, chiều rộng 8 cm.
Bài 2: a) Tính diện tích của hình vuông có chu vi là 32 cm.
b) Tính chiều dài HCN biết diện tích là 72 cm2 và chiều rộng 8 cm.
Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều dài 40cm, chiều rộng bằng 1 8 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó.
- GV chốt cách tính diện tích HCN, HV
- HS làm bảng con
- 2 HS chữa
- HS làm nhóm đôi vào bảng con
- 2 em chữa.
- HS đọc đề toán, phân tích đề toán rồi giải vở.
- 1 em chữa- HSKG đặt đề toán tương tự rồi giải vào vở.
HĐ3: Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3: Vui học an toàn giao thông
Bài 10: nhớ đội mũ bảo hiểm nhé!
I. Mục tiêu: 
- Học sinh luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng cách khi đi xe máy, xe đạp.
- Rèn kĩ năng đội mũ bảo hiểm đúng cách.
- Giáo dục HS ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài học.
- GV chuẩn bị 1 số mũ bảo hiểm dành cho HS .
III. Các hoạt động dạy học:
*Giới thiệu bài:
- Hỏi HS : Các em có biết bộ phận nào trên cơ thể con người là quan trọng nhất không?
- GV nhấn mạnh: Đầu là quan trọng nhất. Đầu chứa bộ não- nơi lưu giữ toàn bộ kí ức của các em về gia đình, bạn bè, thầy cô... Hơn nữa não còn là bộ phận điều khiển mọi hoạt động của con người. Vì vậy các em phải luôn nhớ bảo vệ đầu của mình.
- HS trả lời 
HĐ1: Xem tranh và tìm ra xem ai chưa đội mũ đúng cách.
Bước 1: GV cho HS xem tranh ở trang trước bài học
Bước 2: Thảo luận nhóm:
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận theo câu hỏi: 
- Các em hãy nhìn vào tranh minh hoạ và chỉ ra ai phải đội mũ bảo hiểm.
- Sau thời gian thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
Bước 3: GV bổ sung và nhấn mạnh:
- Có 3 anh thanh niên đi xe máy và 1 bạn nhỏ ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
HĐ2: Tìm hiểu về tác dụng của mũ bảo hiểm và cách đội mũ bảo hiểm đúng cách.
Bước 1: Hỏi HS:
- Các em có biết tác dụng của mũ bảo hiểm là gì không? Các em có biết đội mũ bảo hiểm đúng cách không?
Bước 2: GV bổ sung và nhấn mạnh:
1. Tác dụng của mũ bảo hiểm: bảo vệ đầu của người đội trong trường hợp không may bị ngã.
2. Đội mũ bảo hiểm đúng cách:
- Chọn mũ BH đủ tiêu chuẩn chất lượng, vừa với cỡ đầu của các em.
- Đội mũ BH ngay ngắn, và cài quai mũ chắc chắn.
- Kiểm tra quai mũ bằng cách cho 2 ngón tay vào dưới cằm nếu vừa là được.
Bước 3: Thực hành đội mũ: Gọi 3 HS lên thực hành đội mũ.
- Nhận xét về cách đội của từng em. 
HĐ3: Làm phần góc vui học.
Bước 1: Xem tranh để tìm hiểu
Mô tả tranh: Các bức tranh các bạn nhỏ đội mũ BH với các kiểu khác nhau. Yêu cầu: Các em xem tranh và tìm ra cách đội mũ BH nào sai, cách nào là đúng
Bước 2: HS xem tranh để tìm hiểu
Bước 3: Kiểm tra, nhận xét và giải thích cho các câu trả lời của HS .
Bước 4: GV bổ sung và nhấn mạnh
- Cách đội mũ BH ở tranh 1, 2, 3, 5, 6 là sai.
- Cách đội mũ BH ở tranh 4 là đúng.
- HS trả lời.
- HS thực hành. 
- HS nhận xét.
- HS trả lời, nhận xét, giải thích.
HĐ4: Tóm lược và dặn dò:
Các em hãy luôn nhớ đội mũ bảo hiểm đúng cách khi ngồi sau xe máy hoặc xe đạp.
Hãy nhắc nhở người thân trong gia đình và bạn bè cùng thực hiện.
HĐ5: Giao bài tập về nhà ở góc chia sẻ:
- Em cho biết số người trong gia đình mình và số mũ bảo hiểm có trong nhà em. Các thành viên trong gia đình em có đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy xe đạp không?
Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010
Sáng: GV chuyên dạy
Chiều: Tiết 1 : toán
luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố về cách tính diện tích hình vuông.
- Rèn luyện kỹ năng tính diện tích hình vuông.
- Bồi dưỡng lòng say mê học toán. 
II. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
- Tự nghĩ một hình vuông có kích thước do em tự chọn .Tính diện tích hình vuông đó?
HĐ2: Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1:
- Yêu cầu cả lớp làm nháp.
- 2 học sinh lên bảng làm.
- GV chấm 5 bài, nhận xét
- Chốt quy tắc tính diện tích hình vuông.
Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán.
- Giáo viên đưa ra mô hình diện tích ốp thêm:
+ Mảng tường ốp thêm là hình gì?
+ Để tính được diện tích phần ốp thêm cần biết những kích thước nào?
+ Còn có cách làm nào khác?
- Yêu cầu HS làm bài theo 1 trong 2 cách làm.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán => làm bài.
+ Muốn so sánh diện tích, chu vi của mỗi hình cần biết điều kiện gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- GV chấm 5 bài, nhận xét, chốt.
- Các bài tập hôm nay củng cố lại kiến thức gì?
+ Muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật làm như thế nào? Nêu cách tính chu vi và diện tích hình vuông ?
- Đọc đề toán.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở
- 2 HSTB làm bảng 
-... hình chữ nhật
-...chiều rộng, chiều dài hình chữ nhật
-... tính diện tích 1 viên gạch men => tính được diện tích phần ốp thêm 
- Học sinh làm bài.
- 1 HSK chữa bài.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
-... phải biết diện tích, chu vi của mỗi hình.
- Trình bày bài làm.
-.... cách tính chu vi, diện tích hình vuông và hình chữ nhật.
 -............................
HĐ3: Củng cố - Dặn dò: 
- Chốt kiến thức
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2: Luyện viết
Bài 27: cò và vạc
I. Mục tiêu: 
- HS viết đúng, trình bày đẹp đoạn văn trong bài Cò và Vạc.
- Rèn kĩ năng viết đúng mẫu, cỡ chữ, đúng tốc độ, đúng chính tả.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, ý thức rèn chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV : Bảng phụ viết đoạn văn.
- HS : Vở luyện viết, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết bảng con: Suối, Lên non,...
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS viết bài.
a. Viết trên bảng con:
- Yêu cầu HS nêu các chữ viết hoa trong bài.
- Cho HS quan sát chữ mẫu hướng dẫn cách viết từng chữ.
- Nhận xét, chốt đúng cách viết đúng. 
b. Hướng dẫn HS viết vở:
- GV nêu yêu cầu viết (Viết cả bài 1 lần)
- Nhắc nhở HS nề nếp viết bài.
- GV theo dõi, uốn nắn
- GV chấm 5- 7 bài, nhận xét, trưng bày bài viết đẹp
3. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét, tổng kết tiết học
- 3 HS đọc mẫu đoạn viết, nêu hình ảnh nhân hoá trong bài.
- Nhận xét chữ viết hoa trong bài
- HS luyện viết bảng con: Cò, Vạc, Còn
- HS viết bài
Tiết 3: tiếng việt (Tăng thêm)
Ôn: Nhân hoá. Cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?"
I. Mục tiêu:
- Củng cố về nhân hoá. Cách đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì?
- Rèn kỹ năng thực hành của học sinh.
- Mở rộng vốn từ. Trau dồi Tiếng Việt.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập.
Yêu cầu HS đọc thầm bài Bé thành phi công và trả lời các câu hỏi sau?
- Bé ngồi vào buồng máy để làm gì?
- Tìm những câu thơ cho thấy chú bé tỏ ra rất dũng cảm?
- Viết lại 2 dòng thơ có hình ảnh nhân hoá trong bài?
- Đặt 2 câu có bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?”
- Đặt 2 câu có bộ phận trả lời câu hỏi “Để làm gì?”
- Chấm 1 số bài; 5 em chữa.
- Lớp nhận xét, bổ sung, riêng câu hỏi 3, 4, 5 gọi nhiều HS trả lời với nhiều đáp án khác nhau.
Nếu còn thời gian cho HS ôn luyện các từ ngữ về thể thao: Kể tên các môn thể thao?
- GV nhận xét chốt đúng, giáo dục HS nói năng thành câu, không nói trống không?
- Đọc yêu cầu của bài.
- Nêu lần lượt từng yêu cầu của bài.
- HS làm bài cá nhân, GV theo dõi uốn nắn.
- HS trả lời miệng
- HSKG đặt câu với các từ tìm được.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010
Tiết 1: tập làm văn
Viết về một trận thi đấu thể thao
I. Mục tiêu:
- Dựa vào bài văn miệng ở tuần trước, học sinh một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã xem.
- Rèn kĩ năng viết, bài viết đủ ý, rõ ràng, diễn đạt thành câu, giúp người nghe hình dung được trận đấu.
- Tự tin, hứng thú trong học tập.
II. Đồ dùng: 
- Tranh ảnh một số cuộc thi đấu thể thao.
- Bảng phụ ghi các câu gợi ý.
III. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh kể lại một trận đấu thể thao mà em đã có dịp xem.
HĐ2: Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh viết bài.
- Yêu cầu học sinh nêu lại các câu hỏi gợi ý của bài 1 tiết tập làm văn tuần 28.
-Yêu cầu 2 học sinh lên trình bày miệng một trận thi đấu thể thao mà mình đã được xem
- Giáo viên nhắc học sinh cần lưu ý:
+ Viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng => giúp người đọc hình dung được trận đấu.
+ Nên viết vào giấy nháp những ý chính trước khi viết vào vở.
- Yêu cầu học sinh viết bài.
- GV chấm 5- 7 bài nhận xét.
- Học sinh nêu lại các câu hỏi gợi ý- Tuần 28
- Học sinh trình bày miệng.
- Nhận xét bài làm miệng của bạn.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Đọc bài viết của mình và nhận xét, bổ sung bài viết của bạn.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Tiết 2: toán
Phép cộng các số trong phạm vi 100 000
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (đặt tính rồi tính đúng). Giải bài toán có lời văn và tính diện tích hình chữ nhật.
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính, kĩ năng giải toán có lời văn và tính diện tích hình chữ nhật.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II. Các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Tự nghĩ một hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước do em tự chọn => Tính diện tích hình đó?.
HĐ2: Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000.
- Yêu cầu học sinh tự nghĩ 2 số, mỗi số có 5 chữ số.
- Yêu cầu học sinh thực hiện phép chia 2 số đó.
- Nêu cách đặt tính, cách thực hiện phép chia đó.
- Khi thực hiện phép cộng cần thực hiện theo thứ tự nào?
- Yêu cầu mỗi HS tự nghĩ một phép cộng các số 5 chữ số, đặt tính và tính vào bảng con?
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép cộng của mình.
HĐ3: Thực hành:
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
Bài 2: Đặt tính và tính:
- Yêu cầu HS làm bài lần lượt vào bảng con.
- Các phép tính trên có đặc điểm gì?
Bài 3:
- Bài toán cho độ dài mỗi cạnh là? 
- Yêu ... n nhấn giọng những từ ngữ nói về tầm quan trọng của sức khoẻ, bổn phận phải bồi bổ sức khoẻ.
- Yêu cầu học sinh đọc bài.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từng khổ thơ.
-...Mẹ em rất bồi bổ cho bố em.
- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.
- ...giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới.
-...vì mỗi người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, mọi người dân khoẻ mạnh là cả nước khoẻ mạnh.
-.. yếu ớt, cả nước yếu ớt, mạnh khoẻ, cả nước mạnh khoẻ, luyện tập, bồi bổ, bổn phận.
- Học sinh đọc lại đoạn văn và lưu ý nhấn giọng ở các từ ngữ trên.
-...sức khoẻ là vốn quí, muốn làm việc gì thành công cũng phải có sức khoẻ.
-...siêng năng tập thể dục thể thao.
- Học sinh luyện đọc đoạn.
- Luyện đọc toàn bài.
- Thi đọc hay.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy
I- Mục tiêu.
	- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thể thao. Ôn luyện về dấu phẩy.
	- Kể đúng tên một số bộ môn thể thao, tìm đúng từ ngữ nói về kết quả thi đấu. Biết sử dụng dấu phẩy trong các trường hợp.
	- Mở rộng vốn từ. Trau dồi vồn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng.
	- Tranh ảnh về các môn thể thao.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh làm miệng bài tập 2, tuần 28.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1:
- Giáo viên hướng dẫn mẫu tìm 1 vài từ sau đó yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Đọc to bài làm của mình.
 Bài 2:
- Yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến.
Giáo viên chốt lại các từ ngữ nói về kết quả thi đấu: được, thua, không ăn, thắng, hoà.
- Yêu cầu học sinh đọc lại truyện vui và trả lời lần lượt các câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
 Bài 3:
?+ Các câu văn thuộc mẫu câu nào?
 + Những bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi Ai( cái gì, con gì)?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt => báo cáo kết quả.
?+ Cụm từ nằm đằng trước có nội dung gì?
 + Ngăn cách giữa bộ phận chỉ nguyên nhân với mẫu câu được thể hiện bằng dấu hiệu nào?
 + Khi đọc câu văn có dấu phẩy cần ngắt giọng như thế nào?
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh đọc, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Đặt câu với một số từ tìm được?
- Đọc yêu cầu của bài và truyện vui "Cao cờ".
- Đặt câu với từ: hoà, thắng, thua.
- Học sinh nghe và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Ai( cái gì, con gì) làm gì?
- SEA Games / Em
- 1 học sinh lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét.
- ..nói về nguyên nhân của một sự vệc. 
- ...dấu phẩy.
-... ngắt giọng bằng thời gian đọc một tiếng.
- Đọc lại các câu văn.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
đạo đức
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiết 2)
I- Mục tiêu.
	- Hiểu được nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
	- Biết sử dụng tiếp kiệm nước, biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
	- Có thái độ phản đối những hành vi sử dụng lãng phí nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
II- Đồ dùng.
	- Vở bài tập Đạo đức.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Xác định các biện pháp.
Mục tiêu: Học sinh biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, giới thiệu các biện pháp hay.
2- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: Học sinh biết đưa ra ý kiến đúng, sai.
- Yêu cầu học sinh thảo luận bài tập 4 - vở bài tập Đạo đức.
=> Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận: Đúng, sai và giải thích vì sao?
Giáo viên kết luận các trường hợp Đúng, Sai - nguyên nhân.
3- Hoạt động 3: Trò chơi ai nhanh, ai đúng.
Mục tiêu: Học sinh ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy.
Việc làm tiết kiệm nước
Việc làm gây lãng phí nước
Việc làm bảo vệ nguồn nước
Việc làm gây ô nhiễm nguồn nước
..........................
...........................
............................
...........................
..............................
.............................
...........................
.............................
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Yêu cầu học sinh đọc phần chữ đậm trong vở bài tập Đạo đức.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.
Giáo án tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
Khối lớp 3- Năm học : 2009- 2010
Ngày thực hiện : 28- 4- 2010
I. Mục tiêu:
- Củng cố khắc sâu những kiến thức đã học qua các môn học.
- Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống làm phong phú thêm vốn tri thức của HS.
- Hoàn thành và phát triển 1 số kĩ năng giao tiếp tham gia các hoạt động tập thể.
- Giáo dục HS tính tự giác, tích cực trong việc tham gia các hoạt động chính trị xã hội giáo dục HS có trách nhiệm với công việc chung.
II. Đồ dùng:
GV : Hệ thống câu hỏi đáp án, chuẩn bị bàn ghế, loa đài
HS : Bảng phấn ghế ngồi. 
III. Tiến hành tổ chức:
1. Giới thiệu đại biểu, ban giám khảo:
 Kính thưa các vị đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em HS thân mến. Thực hiện kế hoạch của nhà trường, căn cứ vào chương trình và mục tiêu giáo dục, hôm nay khối 3 tổ chức buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giúp HS củng cố những kiến thức đã học.
 Về dự với buổi lễ hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu có cô Nguyễn Thị Len - phó hiệu trưởng nhà trường cùng các cô giáo chủ nhiệm lớp 3 và toàn thể các em HS học sinh khối 3.
 Ban giám khảo: Cô Đinh Thị Dự, cô Nguyễn Thị Thức, cô Trần Thị Nhẫn.
2. Người dẫn chương trìmh công bố thể lệ cuộc thi và nội dung của chương trình.
 Thể lệ cuộc thi như sau:
Người dẫn chương trình đưa ra câu hỏi trong thời gian 30 giây, các em ghi câu trả lời vào bảng con nếu không kịp hoặc ghi sai sẽ bị loại ra ngoài cuộc chơi (kể cả sai về lỗi chính tả). Yêu cầu các em lắng nghe câu hỏi từ người dẫn chương trình, suy nghĩ nhanh viết câu trả lời ngắn gọn vào bảng con. Khi nghe hiệu lệnh các em giơ bảng và nghe đáp án từ người dẫn chương trình em nào sai nhẹ nhàng đi ra khỏi hàng xếp thành hàng ngang ở phía dưới. 
3. Nội dung chương trình :
a. Phần thi kiến thức gồm các câu hỏi về môn Toán, Tiếng Việt và các môn ít tiết.
b. Phần thi hiểu biết.
c. Phần thi “Ai thông minh hơn”.
d. Phần văn nghệ.
 Mở đầu chương trình cả khối hát bài: Em yêu trường em.
Nội dung câu hỏi cuộc thi
I. Phần thi kiến thức:
 Sau dây là 20 câu hỏi về các lĩnh vực khác nhau:
Câu 1: Có mấy hành tinh không ngừng chuyển động quanh mặt trời? ((Đáp án: 9)
Câu 2: Khoanh tròn chữ cái đặt trước những từ ngữ viết sai chính tả:
a. hát chèo
b. leo chèo
c. bao che
d. măng tre (Đáp án: b)
Câu 3: Tìm số lớn nhất có 5 chữ số ? (Đáp án: 99999)
Câu 4: Tìm từ chỉ hoạt động trong đoạn thơ sau:
 Anh nhìn cho tinh mắt
Tôi đá thật dẻo chân
Cho cầu bay trên sân
 Đừng để rơi xuống đất.
 (Đáp án: nhìn, đá, bay, rơi)
Câu 5: Trái Đất có hình gì? (Đáp án: Hình cầu)
Câu 6: Tìm số chẵn lớn nhất có 5 chữ số. (Đáp án: 99998)
Câu 7: Con người làm gì để giữ mái nhà chung? Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
a. Yêu mái nhà chung
b. Bảo vệ mái nhà chung, không bắn chim, bắt thú
c. Giữ yên bầu trời (Đáp án: b)
Câu 8: Số lớn nhất trong dãy số sau : 83628; 90099; 100 000; 68793; 78597 là:
a. 83628 
b. 100 000 (Đáp án: b) 
c. 90099
d. 78597
Câu 9: Câu sau đúng hay sai? : Nước sạch không bao giờ cạn. (Đáp án: sai)
Câu 10: Chim là loài động vật có lông mao đúng hay sai? (Đáp án: sai)
Câu 11: 5 m 2 dm = cm (Đáp án: 520cm)
Câu 12: Cá thở bằng gì? (Đáp án: mang)
Câu13: Người ta sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời để phát điện đúng hay sai?
 (Đáp án: đúng)
Câu 14: Điểm giống nhau giữa 2 nhà khoa học ác-si-mét và Ê-đi-xơn là:
a. Đều thích xem thể thao
b. Cùng giàu óc sáng tạo
c. Cùng giàu óc sáng tạo và có lòng yêu thương con người. 
 (Đáp án: c) 
Câu 15: Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đưn vị đo) đúng hay sai? 
 (Đáp án: đúng)
Câu 16: Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước?
a. Vì có tập thể dục thì người mới khoẻ để xây dựng đất nước.
b. Vì có tập thể dục thì người mới khoẻ để cho cả nước khoẻ.
c. Vì có tập thể dục thì mọi người mới cùng nhau xây dựng cuộc sống mới ở nước nhà thành công. 
 (Đáp án: c)
Câu 17: Đi bộ qua đường cao tốc em phải đi theo đường nào? (Đáp án: cầu vượt)
Câu 18: Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau đúng hay sai?
 (Đáp án: đúng)
Câu 19: Nêu tên sự vật được nhân hoá trong đoạn thơ sau:
 Hay nói ầm ĩ
 Là con vịt bầu
 Hay hỏi đâu đâu
 Là con chó vện. 
 (Đáp án: con vịt bầu, con chó vện)
Câu 20: Hình vẽ sau có bao nhiêu góc vuông, bao nhiêu góc không vuông?
a. 3 góc vuông, 6 góc không vuông.
b. 5 góc vuông, 6 góc không vuông.
c. 5 góc vuông, 8 góc không vuông. (Đáp án: a)
II. Trò chơi cứu trợ:
 Tổ chức chơi: “Tung và bắt bóng”
 Trò chơi cứu trợ gồm 2 đội chơi, mỗi đội gồm 5 người/ 5 quả bóng. Các đội tung và bắt bóng. Nếu bắt được 1 quả bóng sẽ cứu được 4 người vào chơi.
III. Phần thi hiểu biết:
Câu 1: Tên thật của Kim Đồng là gì? (Đáp án: Nông Văn Dền)
Câu 2: Con gì tám cẳng hai càng
Bò đi bò lại bò ngang cả ngày?
 (Đáp án: con cua)
Câu 3: Xã Cao An có mấy bà mẹ Việt Nam anh hùng? (Đáp án: 2)
Câu 4: Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là ngày tháng năm nào? 
 (Đáp án: 30- 4- 1975)
Câu 5: Trường Tiểu học Cao An nhận chăm sóc di tích lịch sử nào?
 (Đáp án: Đình Phú An)
IV. Phần thi “Ai thông minh hơn”?
Câu 1: Số lớn nhất có 5 chữ số khác nhau là số nào? (Đáp án: 98765)
Câu 2: Có mấy cách nhân hoá? (Đáp án: 3)
Câu 3: Chu vi hình vuông tăng lên mấy lần khi ta gấp đôi độ dài 1 cạnh? (Đáp án: 2)
Câu 4: Một năm có bao nhiêu ngày? (Đáp án: 365 hoặc 366)
Câu 5: Nhà bác Tư nuôi 20 con vịt, số gà gấp 3 lần số vịt. Hỏi nhà bác Tư nuôi tất cả bao nhiêu con gà và vịt? (Đáp án: 80 con)
V. Tổng kết cuộc thi:
- Công bố nhất nhì ba
- Trao phần thưởng
- Nhận xét chung.
 Người soạn
 Trần Thị Nhẫn
Thay mặt nhà trường

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 29-30.doc