I. Mục tiu:
A. Tập đọc
- Hiểu nội dung: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Tốc độ đọc có thể khoảng 70 tiếng/phút.
B. Kể chuyện:
- Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật.
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Kể được tiếp lời kể của bạn.
+ HS khá, giỏi: Biết kể toàn bộ câu chuyện
II. Đồ dùng dạy học:
* GV: -Tranh minh họa bài học trong SGK.
-Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
* HS: -SGK, vở.
Ngày soạn://2010 Ngày dạy:///2010 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN. BUỔI HỌC THỂ DỤC. I. Mục tiêu: A. Tập đọc - Hiểu nội dung: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Tốc độ đọc có thể khoảng 70 tiếng/phút. B. Kể chuyện: - Bước đầu biết kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của một nhân vật. - Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Kể được tiếp lời kể của bạn. + HS khá, giỏi: Biết kể toàn bộ câu chuyện II. Đồ dùng dạy học: * GV: -Tranh minh họa bài học trong SGK. -Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. * HS: -SGK, vở. III/ Các hoạt động dạy- học: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học 1)Khởi động: Hát. 2)Bài cũ:Cùng vui chơi - Gv gọi 2 Hs lên đọc bài và hỏi: +Bài thơ tả hoạt động gì của hs ? +Vì sao nói “Chơi vui học càng vui”? -Gv nhận xét bài. 3)Giới thiệu và ghi đề: Trong cuộc sống hằng ngày, có những bạn hs bị tật nguyền nhưng lại có tinh thần quyết tâm vượt khó trong sinh hoạt, học tập, lao động. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em về một tấm gương đó qua bài “Buổi học thể dục”. 4) Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài. Gv đọc mẫu bài văn. - Gv đọc diễn cảm toàn bài. + Đoạn 1:Giọng đọc sôi nổi. + Đoạn 2:Giọng đọc chậm rãi. + Đoạn 3:Giọng đọc hân hoan, cảm động - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời Hs đọc từng câu. + Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. - Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. -Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. - Giúp Hs giải thích các từ mới: gà tây, bò mộng, chật vật. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc từng đoạn trước lớp. + Một Hs đọc cả bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời: + Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì? + Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào? - Hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời: + Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục? + Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người? - Gv mời Hs đọc thành tiếng đoạn 2, 3. Thảo luận: + Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li? - Gv nhận xét, chốt lại: + Nen-li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt. + Thầy giáo khen cậu giỏi, khuyên cậu xuống, nhưng cậu còn muốn đứng thẳng trên xà và những bạn khác. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, mặt rạng rỡ vẽ chiến thắng. + Em hãy tìm một tên thích hợp đặt cho truyện? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. - Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật - Gv đọc diễn cảm đoạn 3. -Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp. Gv yêu cầu 3 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài. - Một Hs đọc cả bài. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. * Hoạt động 4: Kể chuyện. - Mục đích yêu cầu: Hs kể lại câu chuyện bằng lời của một nhân vật. - Gv cho Hs yêu cầu Hs chọn kể lại câu chuyện theo lời một nhân vật - Gv nhắc Hs chú ý nhập vai kể lại theo lời nhân vật. - Một Hs kể một đoạn của câu chuyện theo nhân vật. - Gv yêu cầu từng cặp Hs kể. - Hs thi kể chuyện trước lớp. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. 5/. Củng cố – dặn dò. -Về luyện đọc lại câu chuyện. -Chuẩn bị bài: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. -Nhận xét bài học. Học sinh trả lời PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan. -Học sinh đọc thầm theo Gv. -Hs lắng nghe. -Hs xem tranh minh họa. -Hs đọc từng câu. -Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn. -Hs đọc từng đoạn trước lớp. -4 Hs đọc 4 đoạn trong bài. - Hs giải thích từ. Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc từng đoạn trứơc lớp. Một Hs đọc cả bài. PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, thảo luận. -Hs đọc thầm đoạn 1. +Mỗi Hs phải leo lên đến trên cùng một cái cột cao, rồi đứng tẳng người trên chiếc xà ngang. +Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ; Xtác –đi thở hồng hộc, mặt đỏ như gà tây; Ga-rô-nê leo dễ như không, tưởng như có thể vác thêm một người nữa trên vai. -Hs đọc thầm đoạn 2 +Vì cậu bị tật từ nhỏ.. +Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốm làm những việc các bạn làm được. -Hs thảo luận câu hỏi. -Đại diện các nhóm lên trình bày. -Hs nhận xét, chốt lại. +Quyết tâm của Nenli. +Cậu bé can đảm. +Nen-li dũng cảm. PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi. -Hs thi đọc diễn cảm truyện. -4Hs thi đọc đoạn 3. -Bốn Hs thi đọc 4 đoạn của bài. -Một Hs đọc cả bài. -Hs nhận xét. PP: Quan sát, thực hành, trò chơi. -Hs kể chuyện theo lời nhân vật. -Một Hs kể lại toàn bộ câu chuyện. -Từng cặp Hs kể chuyện. -Một vài Hs thi kể trước lớp. -Hs nhận xét. Ngày soạn://2010 Ngày dạy:///2010 CHÍNH TẢ NGHE- VIẾT: BUỔI HỌC THỂ DỤC I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Mắc không quá 5 lỗi trong bài. - Viết đúng các tên riêng người nước ngoài trong câu chuyện Buổi học thể dục (BT2) - Làm đúng bài tập 3b. - Tốc độ viết có thể khoảng 70 chữ/15 phút. II. Đồ dùng dạy học: * GV: Bảng phụ viết BT2. * HS: vở, bút. II/ Các hoạt động dạy- học: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học Khởi động: Hát. Bài cũ: Kiểm tra giữa học kì II - Gv nhận xét bài thi của Hs. Giới thiệu và ghi đe bàià. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết. - Giúp Hs nghe - viết đúng bài chính tả vào vở. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. - Gv đọc toàn bài viết chính tả. - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết. - Gv hướng dẫn Hs nhận xét. Gv hỏi: + Câu nói của thầy giáo đặt trong dấu gì? +Những từ nào trong bài viết hoa ? - Gv hướng dẫn Hs viết ra bảng con những chữ dễ viết sai: Nen-li, cái xà, khuỷu tay, ranïg rỡ, nhìn xuống. Gv đọc cho Hs viết bài vào vở. - Gv đọc cho Hs viết bài. - Gv đọc thong thả từng câu, cụm từ. - Gv theo dõi, uốn nắn. Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chưẫ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. - Giúp Hs biết viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn s/x, in/inh. + Bài tập 2: - Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv mời 1 bạn đọc cho 3 bạn lên bảng viết tên riêng các bạn Hs trong truyện. - Gv nhận xét, chốt lại: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li. + Bài tập 3a. - Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. - Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân. - Gv mời 2 Hs lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả. - Gv nhận xét, chốt lại: nhảy xa, nhảy sào, sới vật. 5/ Củng cố – dặn dò. Về xem và tập viết lại từ khó. Chuẩn bị bài: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Nhận xét tiết học. PP: Phân tích, thực hành. -Hs lắng nghe. -1 – 2 Hs đọc lại bài viết. +Đặt sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép. +Các chữ cái đầu bài, đầu đoạn, văn, tên riêng của ngưòi. -Hs viết ra nháp. -Học sinh nêu tư thế ngồi. -Học sinh viết vào vở. -Học sinh soát lại bài. -Hs tự chữa lỗi. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. -Một Hs đọc yêu cầu của đề bài. -3 Hs lên bảng viết tên riêng có trong truyện. -Hs đọc yêu cầu đề bài. - HS làm bài cá nhân. -2 Hs lên bảng thi làm bài -Hs nhận xét. Ngày soạn://2010 Ngày dạy:///2010 TẬP ĐỌC. LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC. I. Mục tiêu: - Bước đầu hiểu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ. Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi bổ sức khỏe. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Tốc độ đọc có thể khoảng 70 tiếng/phút. II. Đồ dùng dạy học: * GV: Tranh minh họa bài học trong SGK. * HS: Xem trước bài học, SGK, vở. III/ Các hoạt động dạy học: Tg Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Khởi động: Hát. 2/Bài cũ: - GV kiểm tra 2 Hs đọc bài: “Buổi học tập thể dục” +Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục? + Tìm những chi tiết nói lên quýet tâm của Nen-li ?. - GV nhận xét bài cũ. 3/Giới thiệu và nêu vấn đề. 4/Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Luyện đọc. - Giúp Hs đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng nhịp các câu, đoạn văn. Gv đọc diễn cảm toàn bài. - Giọng đọc rành mạch, dứt khoát. Nhấn giọng những từ ngữ nói về tầm quan trọng của sức khỏe, bổn phận phải bồi bổ sức khỏe của mỗi người dân yêu nước. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời đọc từng câu. + Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc từng câu của bài. - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp. + Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. + Gv cho Hs giải thích các từ: dân chủ, bồi bổ, bổn phận, khí huyết, lưu thông. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. -Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài trao đổi và trả lời các câu hỏi: + Sức khỏe cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc? + Vì sao tập thể dục là bổn phậ ... i quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên cho học sinh trưng bày tranh sưu tầm được. Giáo viên cho học sinh báo cáo với nhóm những gì bản thân đã quan sát được kèm theo bản vẽ phác thảo hoặc ghi chép cá nhân Giáo viên cho các nhóm treo sản phẩm chung của nhóm mình lên bảng Giáo viên yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp, Giáo viên cho cả lớp cùng đánh giá, nhận xét xem các nhóm làm tốt ở mặt nào và cần rút kinh nghiệm gì. Hoạt động 2: Thảo luận ( 16’ ) Mục tiêu: Khái quát hoá những đặc điểm chung của những thực vật và động vật đã học Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên điều khiển học sinh thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau: + Nêu những đặc điểm chung của thực vật; đặc điểm chung của động vật. + Nêu những đặc điểm chung của cả thực vật và động vật Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài thực vật. Chúng có hình dạng, độ lớn khác nhau. Chúng thường có những đặc điểm chung: có rễ, thân, lá, hoa, quả. Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn, khác nhau. Cơ thể chúng thường gồm ba phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. Thực vật và động vật đều là những cơ thể sống, chúng được gọi chung là sinh vật. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Bài 58: Mặt trời. Hát ( 1’ ) Học sinh đưa tranh ra giới thiệu với lớp Học sinh làm việc theo nhóm: Lần lượt từng học sinh giới thiệu về tranh vẽ của mình: Vẽ cây / con gì ? Chúng sống ở đâu ? Các bộ phận chính của cơ thể là gì ? Chúng có đặc điểm gì đặc biệt ? Cả nhóm bàn bạc cách thể hiện và vẽ chung hoặc hoàn thiện các sản phẩm cá nhân và dính vào một tờ giấy khổ to Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình trước lớp Học sinh đi tham quan: quan sát, ghi chép. Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Ngày sọan: Ngày dạy: Thủ công Làm đồng hồ để bàn I/ MỤC TIÊU : Học sinh biết cách làm đồng hồ để bàn Học sinh làm đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật Học sinh yêu thích các sản phẩm đồ chơi do mình làm ra. II/ CHUẨN BỊ : GV : mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát Một đồng hồ để bàn Tranh quy trình làm đồng hồ để bàn Kéo, thủ công, bút chì. HS : bìa màu, bút chì, kéo thủ công. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Ổn định: ( 1’ ) Bài cũ: ( 4’ ) Làm lọ hoa gắn tường Kiểm tra đồ dùng của học sinh. Tuyên dương những bạn đan đẹp. Bài mới: Giới thiệu bài: Làm đồng hồ để bàn (1’) Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ( 10’ ) Mục tiêu: giúp học sinh biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm đồng hồ để bàn Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy (H.1) và giới thiệu: đây là mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh quan sát và nhận xét về hình dạng, màu sắc, tác dụng của từng bộ phận trên đồng hồ như kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ mẫu. Giáo viên cho học sinh liên hệ và so sánh hình dạng, màu sắc, các bộ phận trên đồng hồ mẫu với đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế. Nêu tác dụng của đồng hồ. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu Mục tiêu: học sinh làm được đồng hồ để bàn đúng quy trình kĩ thuật (14’ ) Phương pháp: Trực quan, quan sát, đàm thoại Giáo viên treo tranh quy trình làm đồng hồ để bàn lên bảng. Bước 1: cắt giấy. Giáo viên hướng dẫn: cắt hai tờ giấy thủ công hoặc bìa màu có chiều dài 24 ô, chiều rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ. Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ. Nếu dùng bìa hoặc giấy thủ công dày thì chỉ cần cắt tờ giấy hình chữ nhật dài 10 ô, rộng 5 ô. Cắt một tờ giấy có chiều dài 14 ô, chiều rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ. Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ ( khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ ). Làm khung đồng hồ: Lấy một tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp. Mở tờ giấy ra, bôi hồ đều vào bốn mép giấy và giữa tờ giấy. Sau đó, gấp lại theo đường dấu giữa, miết nhẹ cho hai nửa tờ giấy dính chặt vào nhau ( H. 2 ) Gấp hình 2 lên 2 ô theo dấu gấp ( gấp phía có hai mép giấy để bước sau sẽ dán vào đế đồng hồ ). Như vậy, kích thước của khung đồng hồ sẽ là: dài 16 ô, rộng 10 ô( H. 3 ) Giáo viên lưu ý học sinh miết mạnh lại các nếp gấp. Làm mặt đồng hồ: Lấy tờ giấy làm mặt đồng hồ gấp làm bốn phần bằng nhau để xác định điểm giữa mặt đồng hồ và bốn điểm đánh số trên mặt đồng hồ ( H. 4 ) Dùng bút chấm đậm vào điểm giữa mặt đồng hồ và gạch vào điểm đầu các nếp gấp. Sau đó, viết các số 3, 6, 9, 12 vào bốn gạch xung quanh mặt đồng hồ ( H. 5 ) Cắt, dán hoặc vẽ kim chỉ giờ, kim chỉ phút và kim chỉ giây từ điểm giữa hình ( H. 6 ) Làm đế đồng hồ: Đặt dọc tờ giấy thủ công hoặc tờ bìa dài 24 ô, rộng 16 ô theo đường dấu gấp ( H. 7 ). Gấp tiếp hai lần nữa như vậy. Miết kĩ các nếp gấp, sau đó bôi hồ vào nếp gấp ngoài cùng và dán lại để được tờ bìa dày có chiều dài là 16 ô, rộng 6 ô đề làm đế đồng hồ ( H. 8 ) Gấp hai cạnh dài của hình 8 theo đường dấu gấp, mỗi bên 1 ô rưỡi, miết cho thẳng và phẳng. Sau đó, mở đường gấp ra, vuốt lại theo đường dấu gấp để tạo chân đế đồng hồ (H. 9) Làm chân đỡ đồng hồ: Đặt tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên. Gấp lên theo đường dấu gấp 2 ô rưỡi. Gấp tiếp hai lần nữa như vậy. Bôi hồ bôi hồ vào nếp gấp cuối và dán lại được mảnh bìa có chiều dài là 16 ô, rộng 6 ô đề làm đế đồng hồ ( H. 8 ) Nếu dùng giấy thủ công dày hoặc bìa ( dài 10 ô, rộng 5 ô ) thì chỉ cần gấp đôi theo chiều dài để lấy dấu gấp giữa. Sau đó mở ra, bôi hồ đều và dán lại theo dấu gấp giữa sẽ được chân đỡ đồng hồ. Gấp hình 10b lên 2 ô theo chiều rộng và miệt kĩ được hình 10c. Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ: Đặt ướm tờ giấy làm mặt đồng hồ vào khung đồng hồ sao cho các mép của tờ giấy làm mặt đồng hồ cách đều các mép của khung đồng hồ 1 ô và đánh dấu. Bôi hồ đều vào mặt sau tờ giấy làm mặt đồng hồ rồi dán đúng vào vị trí đã đánh dấu ( H. 11 ) Dán khung đồng hồ vào phần đế: Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của tờ bìa làm khung đồng hồ rồi dán vào phần đế sao cho mép ngoài cùng bằng với mép chân đế ( H. 11 ) Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ: Bôi hồ vào mặt trước phần gấp lên 2 ô của chân đỡ (H. 13a ) rồi dán vào giữa mặt đế đồng hồ. Sau đó bôi hồ tiếp vào đầu còn lại của chân đỡ và dán vào mặt sau khung đồng hồ (chú ý dán cách mép khung khoảng 1 ô) (H.13b) Giáo viên tóm tắt lại các bước làm đồng hồ để bàn Hoạt động 3: Củng cố Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại các bước gấp và làm đồng hồ để bàn. Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành tập gấp đồng hồ để bàn theo nhóm. Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh đan chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương. Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh. Nhận xét, dặn dò Hát 12 9 3 6 Mặt đồng hồ Khung đồng hồ Chân đế đồng hồ Hình 1 Học sinh quan sát Học sinh quan sát và nhận xét Học sinh liên hệ và so sánh 16 ô 12 ô Hình 2 16 ô 10 ô 2ô Hình 3 14 ô 8 ô Hình 4 12 9 3 6 12 9 3 6 Hình 5 Hình 6 16 ô Hình 7 6ô 1 ô rưỡi Hình 8 Hình 9 10 ô 2 ô rưỡi 2ô b) Hình 10 a) c) 12 9 3 6 Hình 11 12 9 3 6 Hình 12 Tiết sinh hoạt chủ nhiệm Tuần 29 I Mục tiêu HS tự nhận xét tuần 29 Rèn kĩ năng tự quản. Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể. - Rèn luyện cho học sinh có thói quen tự tin và mạnh dạn phát biểu trước tập thể lớp. - Rèn luyện thói quen báo cáo đúng sự thật. 2. Những thực hiện tuần qua: 1. Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ. Lớp tổng kết : Học tập: HS làm bài và học tập chăm chỉ. Đi học đầy đủ, chuyên cần. Trật tự: Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn. Nếp tự quản tốt. Hát văn nghệ to, rõ ràng, thuộc bài hát chủ đề tháng. Giữa giờ hát văn nghệ tốt. Giờ học nghiêm túc. Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân tốt Lớp sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. - Khắc phục hạn chế tuần qua. Thực hiện thi đua giữa các tổ. Đảm bảo sĩ số chuyên cần. Thực hiện tốt An toàn giao thông, khi tham ATGT phải đội mũ bảo hiểm. * Thực hiện diệt muỗi vằn để phòng chống bệnh sốt xuất huyết. * Ăn chín uống chín phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp. * Phòng tránh tai nạn thương tích và té nước và H1N1. * Thực hiện tốt An tồn giao thông Sinh hoạt sao Nhi Đồng vào thứ sáu hàng tuần. Văn nghệ, trò chơi: Văn nghệ: Ôn lại các bài hát chủ đề tháng. Tổ trưởng chuyên mơn duyệt Phĩ Hiệu teưởng chuyên mơn duyệt An Thạnh , ngày.. tháng.. năm 2010 Tổ trưởng An Thïnhngày.. tháng.. năm 2010 Phĩ Hiệu trưởng
Tài liệu đính kèm: