Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn : Âm nhạc.

Tiết 29 Bài : TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC

TRÊN KHUÔNG NHẠC

I – MỤC TIÊU :

Ôn lại và tập biểu diễn một số bài hát đã học.

Nơi có điều kiện: Tập viết các nốt nhạc trên khuông.

HS nhớ tên nốt nhạc, hình nốt, vị trí các nốt trên khuông nhạc

Học sinh yêu thích âm nhạc.

II – GCHUẨN BỊ

Bảng kẻ khuông nhạc

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 29 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 29 /3 / 2010
 Ngày dạy: Thứ tư : 31 / 3 / 2010
TUẦN 29
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc.
2
Thủ công
Làm đồng hồ để bàn ( Tiết 2).
( Cô Thủy dạy).
3
Luyện từ và câu
Từ ngữ về thể thao - Dấu phẩy.
4
Toán
Diện tích hình vuông.
5
Tập viết
Ôn chữ hoa T ( Tiếp theo).
Môn : Âm nhạc.
Tiết 29 Bài : TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC 
TRÊN KHUÔNG NHẠC
TUẦN 29
I – MỤC TIÊU :
Ôn lại và tập biểu diễn một số bài hát đã học.
Nơi có điều kiện: Tập viết các nốt nhạc trên khuông.
 HS nhớ tên nốt nhạc, hình nốt, vị trí các nốt trên khuông nhạc
Học sinh yêu thích âm nhạc.
II – GV CHUẨN BỊ 
Bảng kẻ khuông nhạc
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định : Hát + điểm danh
 2. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2 HS múa hát bài : Tiếng hát bạn bè mình.
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Ôn lại và tập biểu diễn một số bài hát đã học.
Hoạt động 1 : Tập nhớ hình nốt,tên nốt nhạc trên khuông nhạc
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhớ hình nốt, tên nốt nhạc trên khuông 
 Hoạt động 2 : Trò chơi âm nhạc
Giáo viên giơ tay làm khuông nhạc, xoè 5 ngón tay tượng trưng 5 dòng nhạc 
Giáo viên chỉ vào ngón út , hỏi:
Nốt nhạc ở dòng 1 tên là gì ?
Nốt nhạc ở dòng 2 tên là nốt gì ?
Nốt nằm giữa khe 2 là nốt gì ?
Giáo viên gọi một vài học sinh lên lớp dùng khuông nhạc bàn tay đố bạn 
 Hoạt động 3 : Tập viết nốt nhạc trên khuông nhạc.
Giáo viên đọc cho học sinh viết :
nốt son đen, nốt la trắng, nốt mi đen, nốt pha đen, nốt rê trắng.
Học sinh : Ôn lại và tập biểu diễn một số bài hát đã học.
Học sinh đếm từ ngón út là dòng 1 rồi đến dòng 2, 3, 4, 5.
Nốt Mi
Nốt Son
Nốt La,
Học sinh lên dùng khuông nhạc bàn tay đố các bạn.
Tập viết nốt nhạc trên khuông nhạc. 
Học sinh viết nốt nhạc vào khuông nhạc.
 4. Củng cố : Học sinh nhắc lại hình nốt, tên nốt nhạc trên khuông nhạc vừa viết. 
Nốt son đen, nốt la trắng, nốt mi đen, nốt pha đen, nốt rê trắng.
 5. Dặn dò : Về tập viết thêm nốt nhạc trên khuông nhạc
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-----------------------------0-----------------------------
Môn : Luyện từ và câu
Tiết 29.Bài : TỪ NGỮ VỀ THỂ THAO - DẤU PHẨY
TUẦN 29
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Củng cố từ ngữ về thể thao - dấu phẩy
Kể được tên một số môn thể thao ( Bài tập 1) Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm thể thao : Kể đúng tên một số môn thể thao, tìm đúng từ ngữ nói về kết quả thi đấu.
Nêu được một số từ ngữ về chủ điểm thể thao (BT2).
Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT3 a/b hoặc a /c). Ôn luyện về dấu phẩy (Ngăn cách bộ phận đứng sau nó trong câu)
Học sinh khá giỏi làm được toàn bộ bài tập 3.
Rèn cho học sinh kỹ năng dùng dấu phẩy.
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một tờ tranh ảnh về các môn thể thao nói đến ở BT1
2 tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT1
Bảng lớp viết 3 câu văn ở BT3
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ :
Gọi 2 học sinh lên làm lại bài tập : 
- Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì ?”
Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 2. Bài mới : Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài tập 1 GV dán lên bảng 2 tờ phiếu khổ to, chia lớp thành 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức
GV nhận xét - bổ sung
GV chốt lại các từ ngữ nói về kết quả thi đấu thể thao.
 Bài tập 2:
Anh chàng trong truyện có cao cờ không? Anh ta có thắng ván nào trong cuộc chơi không ?
 Giáo viên nhận xét, sửa bài : được, thua, không ăn, thắng, hoà.
Chuyện đáng cười ở điểm nào?
Bài tập 3:
Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân 
Giáo viên nhận xét - sửa bài cho học sinh . 
Chấm bài - nhận xét.
Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu của bài- làm bài
Bóng: Bóng đá,bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, bóng nước, bóng ném
Chạy: Chạy vượt rào, chạy việt dã, chạy vũ trang, chạy ma ra tông
Đua: Đua xe đạp, đua ngựa, đua thuyền, đua voi, đua ô tô
Nhảy: Nhảy ngựa, nhảy cầu, nhảy dù
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài và làm bài
Phát biểu ý kiến: Được, thua, không ăn, thắng, hoà.
Anh này đánh cờ kém, không thắng ván nào.
Anh chàng đánh ván nào thua ván ấy. Nhưng dùng cách nói tránh để không nhận là mình thua
 Bài tập 3: a/ b HS đọc bài, suy nghĩ và điền dấu phẩy
Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt, SEA Games 22 đã thành công rực rỡ. 
Muốn cơ thể khỏe mạnh, em phải năng tập thể dục. 
3.Củng cố: 
Hãy kể tên các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng bóng ? - Bóng: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, bóng nước, bóng ném
Bài tập 3: Dành cho học sinh khá giỏi 
HS đọc bài, suy nghĩ và điền dấu phẩy
1 học sinh lên bảng làm.
Để trở thành con ngoan, trò giỏi, em cần học tập và rèn luyện.
 4.Dặn dò: Nhớ tên các môn thể thao;
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
--------------------------------0-----------------------------------
Môn : Toán
Tiết 143 Bài: DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG
TUẦN 29
I – MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh 
Biết quy tắc tính diện tích hình vuông theo số đo cạnh của nó và bước đầu vận dụng tính diện tích một số hình vuông theo đơn vị đo là xăng-ti- mét vuông.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, chăm chỉ, tự tin , hứng thú trong học tập.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị trước một số hình vuông
Liên hệ diện tích viên gạch men hình vuông cạnh 10cm
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên gọi 1 học sinh lên làm bài tập : 
Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 6cm .
Bài giải:
Diện tích hình chữ nhật là :
20 x 6 = 120 ( cm2 )
 Đáp số : 120 cm2
Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu quy tắc tính diện tích hình vuông
Giáo viên cho học sinh quan sát hình vuông:
 A B 
 1 cm2 
 D C
Hình vuông ABCD có mấy ô vuông ?
1 ô vuông có diện tích 1cm2. Vậy diện tích hình vuông là bao nhiêu?
Nêu quy tắc tính diện tích hình vuông ?
Thực hành: 
Bài 1:
Giáo viên nhận xét, sửa bài, Gọi một số học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi và tính diện tích hình vuông.
Yêu cầu học sinh tự làm bài
Giáo viên nhận xét-chữa bài
 Bài 2:
Yêu cầu học sinh phải đổi ra đơn vị đo là cm. Sau đó tính diện tích tờ giấy
Bài 3: 
Cho học sinh đọc và tìm hiểu bài toán. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán.
Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào?
Muốn tính số đo độ dài cạnh của hình vuông ta làm thế nào ? 
Yêu cầu học sinh phải tính theo 2 bước
 Bước 1: Tìm độ dài 1 cạnh hình vuông
 Bước 2: Tìm diện tích hình vuông
- Học sinh quan sát
Có tất cả 9 ô vuông
 3 x 3 = 9 (ô vuông)
Diện tích hình vuông ABCD là :
 3 x 3 = 9 (cm2 )
Muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó
Học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích hình vuông.
 Bài 1: 
Học sinh trả lời miệng.
Viết vào ô trống( Theo mẫu)
Một số học sinh nhắc lại quy tắc tính chu vi và tính diện tích hình vuông.
Cạnh HV
5cm
10cm
Chu vi HV
5 x 4 = 20cm
10 x 4 = 40cm
Diện tích HV
5 x 5 =25cm2
10x10=100cm2
Bài 2: 
 Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán.
1 học sinh làm bảng phụ. Tóm tắt, giải
 Cả lớp làm bài vào bảng con bước đổi và phép tính.
 Nhận xét, chữa bài.
 Tóm tắt
Cạnh : 80 mm
Diện tích : . cm2
Giải
Đổi 80mm = 8cm
Diện tích tờ giấy hình vuông là:
8 x 8 = 64(cm2 )
Đáp số : 64cm2
 Bài 3: 
Học sinh đọc và tìm hiểu bài toán.
Muốn tính được diện tích hình vuông, ta phải biết số đo độ dài cạnh của hình vuông.
 Lấy chu vi hình vuông chia cho 4. 
1 học sinh làm bảng phụ. Tóm tắt, giải
 Cả lớp làm bài vào vở.
 Nhận xét, chữa bài.
Tóm tắt
Chu vi : 20 cm
Diện tích:  cm2
Giải
Một cạnh hình vuông dài là :
20 : 4 = 5(cm)
Diện tích hình vuông là:
5 x 5 = 25(cm2 )
Đáp số: 25cm2
 3. Củng cố: Nhắc lại quy tắc tính diện tích hình vuông. - Muốn tính diện tích hình vuông, ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó
 4. Dặn dò: Về nhà làm bài trong vở BT
	Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
------------------------------------0------------------------
Môn : TẬP VIẾT
Tiết 29. Bài : ÔN CHỮ HOA T (Tiếp theo )
TUẦN 29
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Củng cố cách viết chữ viết hoa T (Tr) thông qua bài tập ứng dụng: 
 Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Tr ( 1 dòng) S, B ( 1 dòng) viết đúng tên riêng Trường Sơn ( 1 dòng) và câu ứng dụng Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Ở tất cả các bài tập viết học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp ) trong trang vở tập viết 3.
Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao.
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ viết hoa T ( Tr )
GV viết sẵn lên bảng tên riêng 
Trường Sơn và câu Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học h ... øng.
- Tại sao chúng ta không nên vứt rác ở nơi công cộng ? 
- Vì trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột , gián , ruồi, muỗi  thường sống ở nơi có rác. Không nên vứt rác bừa bãi.
- Thế nào là giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng ? - Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộnglà không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, không bôi bẩn vẽ bậy lên tường, giữ trật tự yên lặng ở nơi công cộng
- Em làm gì để giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng ? - Học sinh trả lời.
- Em đã đi vệ sinh đúng nơi quy định chưa ?
- Học sinh trả lời.
TUẦN 29
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 29
Tiết 58: Bài: SINH HOẠT LỚP –THI ĐUA THÁNG ÔN TẬP HỌC TỐT CHUẨN BỊ KIỂM TRA HỌC KÌ II. SƠ KẾT TUẦN 29
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
* Thi đua ôn tập học tốt chuẩn bị thi học kì 2.
Giúp học sinh :
- Ôn luyện những kiến thức của các môn học, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối năm,đồng thời là dịp để các em cùng nhau trao đổi kinh nghiệm học tập tốt.
- Rèn luyện các kĩ năng hoạt động tập thể của cá nhân như: trình bày trước lớp, xử lí các tình huống trong hoạt động, điều khiển tập thể hoạt động.
- Có thái độ tích cực và hứng thú với các hoạt động của thi đua ôn tập học tốt chuẩn bị thi học kì II.
* Sơ kết tuần 29
- HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần.
- HS phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm.
- Giáo dục học sinh chăm, ngoan, lễ phép, có ý thức học tập .
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng ? - Giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộnglà không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, không bôi bẩn vẽ bậy lên tường, giữ trật tự yên lặng ở nơi công cộng
- Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
2.Bài mới: Giới thiệu bài . Ghi đề.	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Thi đua ôn tập học tốt chuẩn bị thi học kì II.
GV chuẩn bị 1 số phiếu ôn tập của 8 môn học.
Cho từng HS lên bốc thăm chọn 1 môn yêu cầu: Mỗi câu hỏi chỉ trả lời trong 3 phút, khi trình bày phải nói to rõ ràng.
Nội dung thi là những nội dung ôn tập được định hướng chuẩn bị.
 - Cách thức thi: Người điều khiển là GVCN rút một trong số câu hỏi đọc to để các tổ cùng suy nhgĩ trong một phút khi có hiệu lệnh, tổ nào giơ tay trước thì tổ đó được trình bày ý kiến của mình. Nếu trả lời không mạch lạc, rõ ràng và kéo dài thời gian quy định thì người điều khiển quyết định mời tổ khác trả lời thay.
Điểm sẽ ghi cho đội trả lời đúng.
Nếu các tổ thi đều không trả lời được thì người điều khiển mời khán giả của lớp trả lời.
GV theo dõi, ghi điểm, đánh giá.
 GV công bố điểm từng tổ.
 Tuyên dương 
 * Sơ kết tuần 29
 GV cho HS nhận xét tuần qua .
Điều khiển lớp xếp loại.
 GV bổ sung 
1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 29:
* Nề nếp: Đa số học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Chấp hành tốt nội quy, thực hiện tốt bài thể dục giữa giờ.
Bên cạnh đó vẫn còn một số em vệ sinh cá nhân chưa tốt như : Hiệu, Tuấn.
* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở. 
Bên cạnh đó còn 1 số em về nhà chưa học bài làm bài đầy đủ như: Sang, Thuận, Thiện, Khuyên, Huấn, Tuấn, Như.
* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ các hoạt động của Đội
2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
- Tham gia tốt các hoạt động của đội.
- Thi đua học tốt lập nhiều thành tích chào mừng 30/4
 Sinh hoạt văn nghệ.
 -HS lên trình bày trước lớp
 - Các tổ trưởng cộng điểm báo cáo
- Tổ trưởng nhận xét tổ mình
 - Lớp trưởng nhận xét.
 Ý kiến cá nhân.
 Tuyên dương : Kiên, Thanh Điệp, Oanh, Nhi, Uyên.
Phê bình: Thuận, Sang, Hiệu,Thiện, Khuyên, Huấn, Tuấn, Như.
- Học sinh lắng nghe để thực hiện.
 3. Củng cố: HS nhắc lại phương hướng tuần tới.
 4. Dặn dò: Thực hiện tốt công tác tuần tới.
	Về ôn tập tốt hơn để có được kì thi cuối năm đạt kết quả cao
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
---------------------------------------0----------------------------------
TUẦN 29
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 29
Môn : Thủ công 
 Tiết 29 Bài : LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (TIẾT 2)
I - MỤC TIÊU :
- Học sinh nắm vững cách làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. Học sinh làm được khung đồng hồ, mặt đồng hồ, đế đồng hồ và chân đỡ đồng hồ. 
- Rèn cho học sinh kỹ năng gấp, cắt, dán giấy.
- Học sinh hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II - CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công, đồng hồ để bàn, tranh quy trình làm đồng hồ để bàn, giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
	- Học sinh : Giấy nháp, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : - Gọi 2 học sinh nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn.
 - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 	- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Củng cố lại quy trình làm đồng hồ để bàn
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu đồng hồ để bàn đượclàm bằng giấy. 
Hãy nêu lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- Gọi 2 học sinh thao tác lại quy trình làm đồng hồ để bàn. 
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại quy trình làm đồng hồ để bàn trên hình vẽ minh hoạ.
* Hoạt động 2 : Thực hành làm các bộ phận của đồng hồ để bàn .
 - Giáo viên cho học sinh thực hành làm khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ. 
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- Lưu ý học sinh khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp gấp và bôi hồ cho đều.
- Giáo viên đánh giá các sản phẩm của học sinh sau khi làm.
Học sinh quan sát.
Bước 1 : Cắt giấy.
Bước 2 : Làm các bộ phận của đồng hồ.
Bước 3 : Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. 
- 2 học sinh thao tác lại quy trình làm đồng hồ để bàn. 
- Học sinh theo dõi.
 - Học sinh thực hành làm khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ bày và nhận xét sản phẩm.
3.Củng cố : : - Cho học sinh nhắc lại quy trình làm đồng hồ để bàn.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
4. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị để tiết sau làm hoàn chỉnh đồng hồ để bàn .
- Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
-----------------------------------------0------------------------------
TUẦN 29
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tuần 29
Môn : Thể dục
Tiết 58 Bài : ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ.
 TRÒ CHƠI : “AI KÉO KHOẺ” 
I - MỤC TIÊU : 
- Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”
- Học sinh thuộc bài thể dục, thực hiện động tác tương đối chính xác. Biết cách chơi trò chơi và bước đầu biết tham gia chơi.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
- Sân trường, còi, cờ nhỏ để cầm (mỗi học sinh 2 lá), kẻ sân cho trò chơi.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”. 
- Cho học sinh chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
 - Cho học sinh khởi động các khớp.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Vòng tròn”
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 1 tổ lên tập lại bài thể dục với cờ.
 Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ.
- Giáo viên cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương tổ tập đúng, đều, đẹp.
* Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”. 
- Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích, hướng dẫn cách chơi : Tay của người này nắm lấy cổ tay người kia. Người chơi đứng hai chân hơi co, chân trước mũi bàn chân sát vạch giới hạn, vị trí hai bàn tay nắm vào nhau ở khoảng giữa hai vạch giới hạn. Khi có lệnh thì từng đôi một các em co kéo nhau, kéo đối thủ của mình sao cho bàn chân trước của bạn vượt qua hai vạch giới hạn đến sân mình là thắng cuộc và ngược lại. Mỗi đôi kéo 3 – 5 lần.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử. 
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi. Sau một số lần thì đổi cặp chơi khác.
- Giáo viên nhận xét trò chơi . 
4. Củng cố: 
- Cho học sinh đi theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : Về nhà ôn lại bài thể dục phát triển chung với cờ
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1- 2’
1’
100 - 200 
m
10 - 12’
2-3’
8-10’ 
2 – 3 lần
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT 
 * * * * * * * * * * * 
* LT
* * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * 
* LT
Học sinh chơi trò chơi “ Ai kéo khoẻ”
 * * *
 * * LT *
 * *
 * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29, thu 4,5,6.doc