Tuần 29
Tập đọc –kể chuyện
BUỔI HỌC THỂ DỤC
I/ Mục tiêu:
*Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay,.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: gà tây, bò mộng, chật vật
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền.
Tuần 29 Tập đọc –kể chuyện BUỔI HỌC THỂ DỤC I/ Mục tiêu: *Tập đọc: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuyến khích, khuỷu tay,... Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu các từ ngữ trong bài: gà tây, bò mộng, chật vật Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền. Thái độ: - GD HS thói quen thường xuyên tập thể dục. *Kể chuyện: Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ, HS biết nhập vai, kể lại tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe: Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị: GV: tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, thêm tranh, ảnh gà tây, bò mộng. HS: SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Bài cũ: (4’) Tin thể thao GV gọi 3 HS đọc bài và hỏi: + Tấm gương của Am-xtơ-rông nói lên điều gì? + Ngoài tin thể thao, báo chí còn cho ta biết những tin gì? GV nhận xét, cho điểm. GV nhận xét bài cũ. Bài mới: Giới thiệu bài: (2’) GV treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: + Tranh vẽ gì? GV giới thiệu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài:”Buổi học thể dục”để biết về điều đặc biệt của buổi học thể dục này. Ghi bảng. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài (15’) Mục tiêu: giúp HS đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. Nắm được nghĩa của các từ mới. Phương pháp: Trực quan, diễn giải, đàm thoại GV đọc mẫu toàn bài: Chú ý giọng đọc ở từng đoạn: Đoạn 1: giọng đọc sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện cách leo lên xà ngang, sự nổ lực của mỗi HS khi luyện tập. Đoạn 2: giọng đọc chậm rãi. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của Nen-li, cố gắng và quyết tâm chinh phục độ cao của cậu;nỗi lo lắng, sự cổ vũ, khuyến khích, nhiệt thành của thầy giáo và bạn bè. Đoạn 3: giọng đọc hân hoan, cảm động. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV viết bảng: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li và cho HS đọc. GV hướng dẫn HS: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài GV nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi. GV gọi từng dãy đọc hết bài. GV nhận xét từng HS về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. GV hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn. GV gọi HS đọc đoạn 1. GV gọi tiếp HS đọc từng đoạn. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy . GV kết hợp giải nghĩa từ khó: gà tây, bò mộng, chật vật . GV cho HS đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe. GV gọi từng tổ đọc. Cho 1 HS đọc lại đoạn 1, 2, 3, 4. Cho cả lớp đọc đồng thanh . Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’) Mục tiêu: giúp HS nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và hỏi: + Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì? + Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào? GV cho HS đọc thầm đoạn 2 và hỏi: + Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục? + Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người? GV cho HS đọc thầm đoạn 3, 4 và hỏi: + Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li. + Em hãy tìm thêm một tên thích hợp đặt cho câu chuyện. Hoạt động 3: luyện đọc lại (17’) Mục tiêu: giúp HS đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đung sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Phương pháp: Thực hành, thi đua GV chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài và lưu ý HS cách đọc đoạn văn. GV tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. GV cho một – hai tốp HS tự phân vai đọc lại câu chuyện. Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. (20’) Mục tiêu: giúp HS dựa dựa vào trí nhớ, nhập vai, kể lại tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật Phương pháp: Quan sát, kể chuyện GV nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào trí nhớ, nhập vai, kể lại tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật. Gọi HS đọc lại yêu cầu bài GV hỏi: + Kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật là như thế nào? GV cho HS chọn kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật. GV cho 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật. GV cho cả lớp nhận xét, chốt lại. Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện. GV cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu: Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không? Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa? GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo. GV cho 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm HS lên sắm vai. Hát. 3 HS đọc. HS trả lời. HS quan sát và trả lời. HS lắng nghe. HS đọc . HS đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân. Cá nhân, đồng thanh. HS giải nghĩa từ trong SGK. HS đọc theo nhóm ba. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân . Đồng thanh . HS đọc thầm. Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng một cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ; thở hồng hộc, Xtác-đi mặt đỏ như gà tây; Ga-rô-nê leo dễ như không, tưởng như có thể vác thêm một người nữa trên vai. Vì cậu bị tật từ nhỏ – bị gù. Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được. Nen-li leo lên một cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được cái xà. Thầy giáo khen cậu giỏi, khuyên cậu xuống, nhưng cậu còn muốn đứng thẳng trên xà như những bạn khác. Cậu cố gắng, rồi đặt được hai khuỷu tay, hai đầu gối, hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng. Quyết tâm của Nen-li./ Cậu bé can đảm./ Nen-li dũng cảm./ Chiến thắng bệnh tật./ Một tấm gương đáng khâm phục. HS các nhóm thi đọc. Bạn nhận xét . HS phân vai: Người dẫn chuyện, thầy giáo, 3 HS cùng nói: Cố lên!... Dựa vào trí nhớ, HS biết nhập vai, kể lại tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật. Kể lại câu chuyện bằng lời của nhân vật là nhập vào vai của một nhân vật trong truyện để kể, khi kể xưng”tôi”hoặc xưng”mình”. HS nêu: có thể kể theo lời Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, thầy giáo. HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Cá nhân. Nhận xét – Dặn dò: (1’) GV nhận xét tiết học. GV động viên, khen ngợi HS kể hay. Khuyết khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT I/ Mục tiêu: Kiến thức: giúp HS: Nắm được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó. Kĩ năng: HS biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật để tính được diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo. II/ Chuẩn bị: GV: Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập, một số hình chữ nhật có kích thước 3cm x 4cm ; 4cm x 5cm ; 20cm x 30cm.. HS: vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Bài cũ: Đơn vị đo diện tích. Xăng-ti-mét vuông (4’) GV sửa bài tập sai nhiều của HS. Nhận xét vở HS. Các hoạt động: Giới thiệu bài: Diện tích hình chữ nhật (1’) Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật (15’) Mục tiêu: giúp HS nắm được quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó Phương pháp: giảng giải, gợi mở, động não GV cho HS lấy hình chữ nhật đã chuẩn bị sẵn. GV đưa ra hình chữ nhật và hỏi: + Hình chữ nhật ABCD gồm bao nhiêu ô vuông? + Hãy nêu cách tính để tìm ra số ô vuông của hình chữ nhật ABCD. GV hướng dẫn HS cách tìm số ô vuông trong hình chữ nhật ABCD: + Các ô vuông trong hình chữ nhật ABCD được chia làm mấy hàng? + Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông? + Có 3 hàng, mỗi hàng có 4 ô vuông, vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông? + Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu? + Vậy hình chữ nhật ABCD có diện tích là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông? GV yêu cầu HS đo chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD GV yêu cầu HS thực hiện phép tính nhân 4cm x 3cm GV giới thiệu: 4cm x 3cm = 12cm2 là diện tích của hình chữ nhật ABCD. Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta có thể lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo) GV cho HS lặp lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành (18’) Mục tiêu: HS biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật để tính được diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông nhanh, chính xác. Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: Viết vào ô trống theo mẫu: GV gọi HS đọc yêu cầu . GV cho HS tự làm bài . GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi:”Ai nhanh, ai đúng”. Gọi HS đọc bài làm của mình . Chiều dài Chiều rộng Diện tích Hình chữ nhật Chu vi hình chữ nhật 15cm 9cm 15 x 9 = 135 (cm2) (15 + 9) x 2 = 48 (cm) 12cm 6cm 12 x6 = 72 (cm2) (12 +6) x 2 = 36 (cm) 20cm 8cm 20 x 8 = 160 (cm2) (20 + 8) x 2 = 56 (cm) 25cm 7cm 25 x 7 = 175 (cm2) (25 + 7) x 2 = 64 (cm) Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tính diện tích nhãn vở hình chữ nhật ta làm như thế nào? GV cho HS tự làm bài . Gọi HS lên sửa bài. GV nhận xét. Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Hãy nhận xét về số đo của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó. + Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta phải làm gì trước? GV cho HS tự làm bài . Gọi HS lên sửa bài. GV nhận xét. GV gọi HS đọc yêu cầu . Bài 4: GV gọi HS đọc đề bài. GV cho HS tự làm bài Gọi HS lên sửa bài. Bài giải Diện tích hình chữ nhật AMND là 2 x 4 = 8 (cm2) Diện tích hình chữ nhật MBCN là 3 x 4 = 12 (cm2) ... hững công việc có ích và phù hợp với khả năng. Hoạt động 3: củng cố- Đóng vai (7’) Mục tiêu: HS biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Phương pháp: thực hành. Cách tiến hành: GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm chọn một con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất, ví dụ: Một nhóm là chủ trại gà Một nhóm là chủ vườn hoa, cây cảnh Một nhóm là chủ vườn cây Một nhóm là chủ trại bò Một nhóm là chủ ao cá GV cho các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt. Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận GV tổng kết, khen ngợi những nhóm có dự án khả thi và có thể có hiệu quả kinh tế cao. GV khen các nhóm đều có dự án trang trại cây trồng, vật nuôi tốt, chứng tỏ là những nhà nông nghiệp giỏi, đã thể hiện quyền được tham gia của mình. Hát. HS trả lời . HS thực hiện theo yêu cầu của GV HS lên trình bày. Các HS khác theo dõi và phải đoán, gọi được tên con vật nuôi hoặc cây trồng đó. HS chia thành các nhóm, nhận các tranh vẽ và thảo luận trả lời các câu hỏi. Cây trồng, vật nuôi là thức ăn, cung cấp rau cho chúng ta. Chúng ta cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Đại diện HS lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung HS chia thành các nhóm nhỏ, trao đổi và thảo luận Đại diện HS lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung Nhận xét – Dặn dò: (1’) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( tiết 2) Rút kinh nghiệm: .................................... Toán PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I/ Mục tiêu: Kiến thức: giúp HS biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng) Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính và về tính diện tích hình chữ nhật. Kĩ năng: HS thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000 nhanh, chính xác. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị: GV: HS: vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Bài cũ: Luyện tập (4’) GV sửa bài tập sai nhiều của HS. Nhận xét vở HS. Các hoạt động: Giới thiệu bài: Phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (1’) Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép cộng 45732 + 36194 (8’) Mục tiêu: giúp HS biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng) Phương pháp: giảng giải, đàm thoại, quan sát GV viết phép tính 45732 + 36194 =? lên bảng. Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc. Yêu cầu HS suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS ghi nhớ. Nếu HS tính không được, GV hướng dẫn HS: + Ta bắt đầu tính từ hàng nào? + Hãy thực hiện cộng các đơn vị với nhau. GV: ta viết 6 vào hàng đơn vị + Hãy thực hiện cộng các chục với nhau + 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị? GV: ta viết 2 vào hàng chục và nhớ 1 sang hàng trăm. + Hãy thực hiện cộng các số trăm với nhau. + Hãy thực hiện cộng các số nghìn với nhau. + 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị? GV: ta viết 1 vào hàng nghìn và nhớ 1 sang hàng chục nghìn. + Hãy thực hiện cộng các số chục nghìn với nhau. + Vậy 45732 cộng 36194 bằng bao nhiêu? GV cho HS nhắc lại cách tính + Muốn thực hiện tính cộng các số có năm chữ số với nhau ta làm như thế nào? Hoạt động 2: thực hành (8’) Mục tiêu: giúp HS biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100 000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng) Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính và về tính diện tích hình chữ nhật Phương pháp: thi đua, trò chơi Bài 1: đặt tính rồi tính GV gọi HS đọc yêu cầu + Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì? GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả . GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi:”Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài . + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? Yêu cầu HS làm bài. Gọi HS lên sửa bài . GV nhận xét. Bài 3: Giải bài toán sau bằng hai phép tính: GV gọi HS đọc đề bài + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? Yêu cầu HS làm bài. Gọi HS lên sửa bài GV nhận xét. A 3cm B 3cm D C M 3cm N Hát. HS theo dõi 1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con. + + 45732 36194 81926 2 cộng 4 bằng 6, viết 6 3 cộng 9 bằng 12, viết 2 nhớ 1. 7 cộng 1 bằng 8 thêm 1 bằng 9, viết 9. 5 cộng 6 bằng 11, viết 1 nhớ 1 4 cộng 3 bằng 7 thêm 1 bằng 8, viết 8 Tính từ hàng đơn vị 2 cộng 4 bằng 6, viết 6 3 cộng 9 bằng 12, viết 2 nhớ 1 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị 7 cộng 1 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9 5 cộng 6 bằng 11, viết 1 nhớ 1 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị 4 cộng 3 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8 45732 cộng 36194 bằng 81926 Cá nhân Muốn thực hiện tính cộng các số có năm chữ số với nhau ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau, rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái. HS đọc. Ta đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng với đơn vị, chục thẳng hàng với chục, trăm thẳng hàng với trăm, hàng nghìn thẳng cột với hàng nghìn, hàng chục nghìn thẳng cột với hàng chục nghìn. HS làm bài. HS thi đua sửa bài. HS nêu. HS đọc Phân xưởng Một may được 4620 cái áo, phân xưởng Hai may được nhiều hơn phân xưởng Một 280 cái áo. Hỏi cả hai phân xưởng đó may được tất cả bao nhiêu cái áo? 1 HS lên bảng làm bài. Bài giải Số cái áo phân xưởng Hai may được 4620 + 280 =4900 (cái áo) Số cái áo hai phân xưởng may được 4620 + 4900 = 9520 (cái áo) Đáp số: 9520 cái áo - HS đọc. Hai hình vuông có cạnh đều bằng 3cmvà ghép lại thành hình chữ nhật Tính diện tích của hình chữ nhật ABMN HS làm bài. HS sửa bài. Bài giải Số đo chiều dài hình chữ nhật là 3 + 3 = 6 (cm) Diện tích hình chữ nhật là 6 x 3 = 18 (cm2) Đáp số: 18cm2 Nhận xét – Dặn dò: (1’) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập. Rút kinh nghiệm: ......................................................... ................................... Tự nhiên xã hội MẶT TRỜI I/ Mục tiêu: Kiến thức: giúp HS biết: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. Kĩ năng: Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hằng ngày Thái độ: Có ý thức giữ gìn sức khoẻ khi đi dưới ánh nắng Mặt Trời. II/ Chuẩn bị: GV: các hình trang 110, 111 trong SGK. HS: SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: (1’) Bài cũ: Thực hành: Đi thăm thiên nhiên (4’) GV nhận xét tranh vẽ một loài cây, một con vật mà HS đã quan sát được . Tuyên dương những HS vẽ tranh đẹp. Nhận xét . Các hoạt động: Giới thiệu bài: Mặt Trời (1’) Hoạt động 1:Thảo luận theo nhóm(9’) Mục tiêu: Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt Phương pháp: thảo luận, giảng giả GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: + Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật? + Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao? + Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. GV cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc. GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Kết luận: Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt. Hoạt động 2: Quan sát ngoài trời (8’) Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất Phương pháp: thảo luận, giảng giải GV cho các nhóm HS quan sát phong cảnh xung quanh trường, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: + Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật. + Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất? GV cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc. GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. GV lưu ý HS về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời đối với sức khoẻ và đời sống con người như cảm nắng, cháy rừng tự nhiên vào mùa khô, Kết luận: Nhờ có Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh. Hoạt động 3: Làm việc với SGK (8’) Mục tiêu: Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hằng ngày Phương pháp: thảo luận, giảng giải Cách tiến hành: GV yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 2, 3, 4 trang 111 trong SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. GV cho HS liên hệ thực tế hàng ngày: + Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì? + Vậy chúng ta sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời vào những công việc gì? Hoạt động 4: củng cố - GV yêu cầu hs nhắc lại ích lựi của ánh sáng mặt trời? GV mở rộng cho HS biết về những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời (pin Mặt Trời). Hát. HS thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật là nhờ có ánh sáng Mặt Trời Khi đi ra ngoài trời nắng, em thấy nóng, khát nước và mệt. Đó là do Mặt Trời toả sức nóng (nhiệt) xuống. Cây để lâu dưới ánh nắng Mặt Trời sẽ chết khô, héo ; ra đường giữa trưa nắng mà không đội mũ thì dễ bị cảm nắng do không chịu được lâu nhiệt của Mặt Trời Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình Các nhóm khác nghe và bổ sung. HS quan sát phong cảnh sau đó thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. Cung cấp nhiệt và ánh sáng cho muôn loài ; cho con người và cây cối sinh sống . Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo. Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . Các nhóm khác nghe và bổ sung. HS quan sát và kể với bạn những ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời Phơi quần áo, phơi một số đồ dùng, phơi thóc, rơm rạ, làm nóng nước Cung cấp ánh sáng để cây quang hợp ; chiếu sáng mọi vật vào ban ngày ; dùng làm điện ; làm muối Các HS khác nghe và bổ sung. Nhận xét – Dặn dò: (1’) GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà vẽ tranh, vẽ một loài cây, một con vật đã quan sát được. Chuẩn bị: bài 59: Trái Đất – Quả địa cầu Rút kinh nghiệm: ...................................................
Tài liệu đính kèm: