Giáo án Đạo đức 3 tuần 23 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

Giáo án Đạo đức 3 tuần 23 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết

ĐẠO ĐỨC

TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

1. HS hiểu:

- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với

 những người thân của họ.

- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người

đã khuất.

2. HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.

3. HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.

II. Đồ dùng dạy học:

- Vở bài tập Đạo đức 3, phấn màu, bảng phụ.

- Truyện kể về chủ đề bài đọc.

 

doc 4 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 3 tuần 23 - Trần Thị Việt Thu - Trường Tiểu học Cổ Tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 18 tháng 2 năm 2009
Đạo đức
tôn trọng đám tang (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu:
- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với
 những người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người 
đã khuất.
2. HS biết ứng xử đúng khi gặp đám tang. 
3. HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập Đạo đức 3, phấn màu, bảng phụ.
- Truyện kể về chủ đề bài đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
A
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Em đã làm gì khi gặp một người khách nước ngoài đến thăm trường em?
B/ bài mới:
1/Giới thiệu bài: -GV giới thiệu, ghi tên bài.
.
2/ Hoạt động 1: Kể chuyện “Đám tang” (bài tập 1)
* Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng xử cần thiết khi gặp đám tang.
* Cách tiến hành:
*Đàm thoại.
 GV kể chuyện (có thể sử dụng tranh minh hoạ).
‚ Đàm thoại:
- Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang?
- Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang?
- Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?
- Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang?
ƒ GV kết luận: Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
- GV kể chuyện, HS lắng nghe.
-Vấn đáp,kết luận.
3/ Hoạt động 2: Đánh giá hành vi (bài tập 2)
* Mục tiêu: 
- HS biết phân biệt hành vi đúng với hành vi sai khi gặp đám tang. 
* Cách tiến hành:
*Thực hành
 GV yêu cầu học sinh mở vở bài tập: Em hãy ghi vào ô ă chữ Đ trước những việc làm đúng và chữ S trước những việc làm sai khi gặp đám tang.
ă a) Chạy theo xem, chỉ trỏ.
ă b) Nhường đường.
ă c) Cười đùa.
ă d) Ngả mũ, nón.
ă đ) Bóp còi xe xin đường.
ă e) Luồn lách, vượt lên trước.
‚ HS làm việc cá nhân.
ƒ HS trình bày kết quả làm việc và giải thích lí do vì sao theo mình hành vi đó lại là đúng hoặc sai.
„ GV kết luận: Các việc b, d là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang; các việc a, c, đ, e là những việc không nên làm.
- HS nêu yêu cầu bài tập và làm việc cá nhân.
- HS trình bày kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
4/ Hoạt động 3: Tự liên hệ (bài tập 3)
* Mục tiêu: HS biết tự đánh giá cách ứng xử của bản thân khi gặp đám tang.
* Cách tiến hành:
*Vấn đáp, thảo luận.
 GV nêu yêu cầu tự liên hệ.
‚ HS tự liên hệ trong nhóm nhỏ về cách ứng xử của bản thân.
ƒ GV mời một số HS trao đổi với các bạn trong lớp. 
„ GV nhận xét và khen những HS đã biết cư xử đúng khi gặp đám tang. 
-GV nêu yêu cầu HS tự liên hệ bản thân.
-Thảo luận và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét.
5/ Hướng dẫn thực hành. 
Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện.
-GV nêu yêu cầu về nhà.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-GV nhận xét tiết học
.
Đạo đức
tôn trọng đám tang (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
- HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang.
- Củng cố bài.
II. Đồ dùng dạy học:
F Phấn màu, bảng phụ, vở bài tập Đạo đức 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Con đã làm những việc gì thể hiện sự tôn trọng đám tang?
B/ bài mới:
1/ Giới thiệu bài: như mục I
*Kiểm tra, đánh giá.
 (2HS)
*Trực tiếp.
-GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (bài tập 4)
* Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình. 
* Cách tiến hành:
* Vấn đáp, thảo luận.
 GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng (hoặc giơ tay theo quy ước chung).
Các ý kiến:
a) Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.
b) Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.
c) Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá.
‚ Sau mỗi ý kiến, HS thảo luận lí do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự.
ƒ GV kết luận: 
- Nên tán thành với các ý kiến b, c.
- Không tán thành với ý kiến a.
-GV lần lượt đọc từng ý kiến, HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng (hoặc giơ tay theo quy ước chung).
-Sau mỗi ý kiến, HS thảo luận lí do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự.
- GV kết luận.
3/ Hoạt động 2: Xử lí tình huống (bài tập 5)
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang.
* Cách tiến hành:
*Vấn đáp, thảo luận nhóm.
 GV chia nhóm, phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm thảo luận về cách ứng xử một trong các tình huống sau:
a) Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.
b) Bên nhà hàng xóm có tang.
c) Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang.
d) Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.
‚ Các nhóm thảo luận.
ƒ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp trao đổi, nhận xét.
„ GV kết luận:
Tình huống a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ, cười đùa. Nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nêú có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn đường.
Tình huống b: Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti vi, chạy sang xem, chỉ trỏ.
Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
Tình huống d: Em nên khuyên ngăn các bạn.
- GV chia nhóm, phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm thảo luận về cách ứng xử một trong các tình huống.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV kết luận.
4/ Hoạt động 3: Trò chơi “Nên và Không nên” (bài tập 6)
* Mục tiêu: Củng cố bài.
* Cách tiến hành:
* Trò chơi.
 GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật chơi.
Luật chơi: Trong một thời gian nhất định (khoảng 5 – 7 phút), các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm khi gặp đám tang theo hai cột: “Nên” và “Không nên”. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
‚ HS tiến hành chơi.
ƒ Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả công việc của mỗi nhóm.
„ GV nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc. 
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật chơi.
- HS tiến hành chơi.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả công việc của mỗi nhóm.
- GV nhận xét, khen những nhóm thắng cuộc. 
5/ Kết luận chung. Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
- GV kết luận chung.
- HS nhắc lại.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- GV nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docT_daoduc_b11.doc