Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng

TIẾT 1: THỂ DỤC

BÀI: TẬP HỢP HÀNG NGANG,DÓNG HÀNG,ĐIỂM SỐ - TRÒ CHƠI: TÌM NGƯỜI CHỈ HUY

I/Mục tiêu:

- Biết cách tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.

- Biết cách đi thường 1 – 4 hàng dọc theo nhịp.

- Thực hiện đi đúng theo vạch kẻ thẳng.

- Biết cách chơi và tham gia chơi được.

- Địa điểm:Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ,bảo đảm an toàn luyện tập.

- Phương tiện: Chuẩn bị còi và kẻ sân cho trò chơi.

III/Nội dung và phương pháp lên lớp:

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Chuẩn kiến thức và kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN III:
 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
 TIẾT 1: THỂ DỤC
BÀI: TẬP HỢP HÀNG NGANG,DÓNG HÀNG,ĐIỂM SỐ - TRÒ CHƠI: TÌM NGƯỜI CHỈ HUY
I/Mục tiêu:
- Biết cách tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
- Biết cách đi thường 1 – 4 hàng dọc theo nhịp.
- Thực hiện đi đúng theo vạch kẻ thẳng.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được. 
- Địa điểm:Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ,bảo đảm an toàn luyện tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi và kẻ sân cho trò chơi.
III/Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung và phương pháp dạy học
Đinh lượng
 Biện pháp tổ chức
1,Phần mở đầu:
- Cán sự hoặc cán bộ lớp tập hợp và báo cáo,
GV phổ biến nội dung,Y/c giờ học.
- Giậm chân tại chỗ,đếm to theo nhịp.
Chạy chậm 1 vòng quanh sân (khoảng 80 – 100 m)
*Chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức”
2-Phần cơ bản:
- Ôn tập hợp đội hình hàng dọc,dóng hàng, điểm số, quay phải,quay trái. 
- Cán sự hô cho lớp tập.GV đi đến các hàng uốn nắn hoặc nhắc nhở các em thực hiện chưa tốt.
- Học tập hợp hàng ngang,dóng hàng, điểm số. 
- GV giới thiệu, làm mẫu trước 1 lần sau đó HS tập theo ĐT mẫu của GV
Sau khi các em được tập các ĐT lẻ,GV mới cho tập phối hợp.
- Hs tập theo tổ cách tập hợp hàng ngang, sau đó thi đua giữa các tổ.
- Chơi trò chơi:”Tìm người chỉ huy”.
- Chuẩn bị: Tập hợp hs thành vòng tròn, đứng quay mặt vào trong, em nọ cách em kia o,2 – o,4m. Chọn 1 hs đứng trong vòng tròn là người đi tìm chỉ huy.
- Cách chơi: Hs đứng giữa vòng tròn nhắm mắt lại,gv chỉ định 1 em làm người chỉ huy, emnày làm gì thì cả lớp phải làm theo, ví dụ như vỗ tay, hát, co chân, sờ vaisau đó người đi tìm mở mắt ra và đi lại trong vòng tròn để btìm ra người chỉ huy. Những em làm chỉ huy bị phát hiện phải thay cho người phải đi tìm chỉ huy hoăc sau 1 – 2 phút người đi tìm không tìm được chỉ huy thì phải thay bằng em khác.
- Gv nêu tên trò chơi,sau đó hướng dẫn cách chơi, nội quy chơi để các em nắm được.
- Cho hs chơi thử một lần để các em nắm được cách chơi, sau đó cho cả lớp cùng chơi.
- Trong khi chơi gv có thể quy định sau 5 – 7 giây, người chỉ huy phải thay đổi động tác, qua đó giúp cho các em đi tìm dễ phát hiện người chỉ huy và làm cho trò chơi them sinh động. Quá trình chơi, gv cùng đứng vào vòng tròn để làm trọng tài và bao quát được lớp học.
- Y/c các em tham gia chơi tích cực.
3,Phần kết thúc:
-Đi thường theo nhịp và hát.
-GV cùng HS hệ thống bài.
Tập hợp hàng ngang,dóng hàng,điểm số.
-GV nhận xét-khen ngợi những nhóm tập luyện đúng-nhanh nhẹn.
Về nhà chăm tập thể dục vào buổi sáng.
2 phút
1 phút
3 phút
3 phút
6 phút
10 phút
8 phút
2 phút
2 phút
2 phút
 *
 xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
 xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
 xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
 xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
 * 
 xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
 *
 xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
 xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
 xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
 xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
TIẾT 2: TOÁN 
BÀI: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I/Mục tiêu:
 Tính được độ dài đường gấp khúc. Tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác;
II/Các hoạt động Dạy - Học:
 GIÁO VIÊN
 HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Mời 3 em làm bài tập 1 trên bảng .
- GV kiểm tra vở lớp chấm 1 số em.
GV cùng lớp nhận xét từng bài.
GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài Mới:
a) Giới thiệu bài mới:
- Gv nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng.
 Bài 1:
- GV cho HS quan sát hình SGK.
- Hỏi : Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn? Mỗi đoạn dài bao nhiêu?
 -Muốn tính độ dài đường gấp khúc đó ta làm ntn?
- Gv mời 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
-GV quan sát chấm 1 số vở,nhận xét cách trình bày.
b, Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào?
- Mời 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm phép tính vào bảng con.
-GV liên hệ câu a, với câu b để thấy tam giácMNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín. Độ dài đường gấp khúc khép kín cũng là chu vi hình tam giác.
Bài 2:
- Yêu cầu hs đọc đề bài, nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước rồi thực hành tính chu vi của hình chữ nhật. Rồi tính được chu vi hình chữ nhật ABCD:
-GV quan sát HD thêm cho HS đo (những em còn yếu).
- Có nhận xét vè dộ dài các cạnh AB và CD của hình chữ nhât
Bài tập 3:
- Yêu cầu hs đếm số hình vuông có trong hình vẽ bên và gọi tên theo hình đánh số.
+ Có 5 hình vuông đó là: hình (1 + 2), hình 3, hình (4+5), hình 6, hình(1+2+3+4+5+6).
- Yêu cầu hs đếm hình tam giác.
+ Có 6 hình tam giác đó là: hình 1, hình 2, hình 4, hình5, hình(2+3+4), hình (1+6+5).
Bài 4: 
- Giúp hs xác định yêu cầu của đề, sau đó yêu cầu các suy nghĩ và tự làm bài.
- Có nhiều cách vẽ nhưng đoạn thẳng cần vẽ phải xuất phát từ một đỉnh của tứ giác.
-Củng cố - Dặn dò:
-GV cùng lớp nhận xét.
-Về nhà xem lại các bài tập ở lớp.
- Chuẩn bị bài: Ôn về giải toán.
-HS hát
5 x 3 + 132 = 15 + 132 
 = 147
32 : 4 + 106 = 8 + 106
 = 114
 20 X 3 : 2 = 60 : 2
 = 30
- Nghe gv giới thiệu.
Bài tập 1:
-HS quan sát hình SGK để biết :
-Đường gấp khúc ABCD gồm có 3 đoạn 
AB= 34cm; BC= 12cm; CD= 40cm.
Tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc:
-HS tự giải vào giấy nháp.
 Giải:
 Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
 34 + 12 + 40 = 86 (cm)
 Đáp số: 86cm
b)HS quan sát hình bài 1 b:
-Tính tổng độ dài các cạnh của tam giác .
 Giải
 Chu vi hình tam giác:
 34 + 12 + 40 = 86 (cm)
 Đáp số: 86cm
Bài tập 2:
-HS đo độ dài mỗi cạnh rồi tính chu vi hình chữ nhật ABCD:
A
B
C
D
-Đo được :AB = 3cm; BC = 2 cm 
 DC = 3cm; AD = 2 cm
Bài giải:
Chu vi hình chữ nhất ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 cm
Đáp số :10 cm
Bài 3: 
-HS vẽ hình vào giấy nháp rồi kẻ thêm một đoạn thẳng vào mỗi hình để được 3 tam giác,2 tứ giác : ABD ; ADC ; ABC
Bài tập 3:
Bài tập 4:
- Hs lên vẽ.
a) ba hình tam 
b) Hai hình tứ giác.
 TIẾT 3: ĐẠO ĐỨC:
 BÀI: GIỮ LỜI HỨA (tiết 1)
I/Mục tiêu:
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
- Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Quí trọng những người biết giữ lời hứa.
II/Tài liệu và phương tiện:
-Vở BT đạo đức 3.
-Tranh minh hoạ truyện chiếc vòng bạc.
III/Các hoạt động Dạy - Học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kính yêu Bác Hồ
- trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng, em đã thực hiện được những điều nào, còn những điều nào em chưa thực hiện được? Hướng phấn đấu của em trong thời gian tới?
3. Bài mới:
- GV giới thiệu :
- Tiết đạo đức hôm nay thầy sẽ cùng các em đi tìm hiểu thế nào là người biết giữ lời hứa và vì sao phải giữ lời hứa, qua bài: Giữ lời hứa.
*Hoạt động 1: 
- Thảo luận truyện chiếc vòng bạc.
+Mục tiêu:HS biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
+Cách tiến hành:
1. GV kể chuyện (vừa minh hoạ bằng tranh).
Chiếc vòng bạc
2. Mời 2 em đọc .
3. Thảo luận cả lớp.
- Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa?
- Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
- Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
- Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì?
- Thế nào là giữ đúng lời hứa?
- Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá thế nào?
4. GV kết luận: Tuy rất bạn nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với 1 em bé dù qua một thời gian rất dài.
*Hoạt động 2:Xử lí tình huống.
+Mục tiêu:HS biết được vì sao cần phảigiữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
*Cách tiến hành:
1. GV chia lớp thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm xử lí 1 trong hai tình huống dưới đây:
N1+2:Tình huống 1:Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán nhưng khi Tân vừa đi thì trên ti vi lại chiếu phim hoạt hình rất hay
- Theo em ,bạn Tân có thể ứng xử thế nào trong tình huống đó?
- Nếu là Tân , em sẽ chọn cách ứng xử nào?vì sao?
N3+4:Tình huống 2:Hằng có quyển truyện mới Thanh mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận nhưng về nhà Thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện.
- Theo em,Thanh có thể làm gì?
-Nếu là Thanh,em sẽ chọn cách nào? vì sao?
+Thảo luận cả lớp:
-Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không ?vì sao?
-Theo em Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tân sang nhà mình học như đã hứa?Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại quyển truyện và xin lỗi vì việc mình đã làm rách truyện?
*GV kết luận: Tình huống 1, Tình huống 2:
-Tình huồng 1:Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn:xem phim xong sẽ sang học cùng bạnđể bạn khỏi chờ.
-Tình huống 2:Thanh cần dán trả lại quyển truyện và xin lỗi bạn.
-Cần giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác.
-Khi vì một lí do gì đó em không thực hiện được lời hứa với người khác,em cần phải xin lỗi họ và giải thích ró lí do.
*Hoạt động 3:Tự liên hệ.
+Mục tiêu:
HS biết tự đánh giá về việc giữ lời hứa của bản thân.
*Cách tiến hành:
1.GV Y/c liên hệ:
Thời gian qua em có hứa với ai điều gì không? vì sao?
Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được (hay không thực hiện được) lời hứa?
2.HS tự liên hệ:
3.HGV nhận xét khen ngợi.
GV rút ra phần ghi nhớ:
“Nói lời phải giữ lấy lời đừng như con bướm đậu rồi lại bay”.
4. Củng cố - dặn dò:
- Về nha xem kĩ lại bài.
-HD HS thực hành
+Thực hiện giữ lời hứa với mọi người và bạn bè.
+Sưu tầm các gương biết giữ lời hứa của các bạn trong lớp, trong trường.
- Chuẩn bị tiết 2
-HS hát
-HS trả lời
-HS nghe gv giới thiệu.
-HS chú ý đọc thầm truyện.
-Lớp chú ý trả lời câu hỏi.
-Trao cho em bé 1 chiếc vòng bạc mới tinh.
-Khiến mọi người rất cảm động 
- Giữ đúng lời hứa.
-Phải giữ đúng lời hứa.
-Là thực hiện đúng điều mình đã nói,đã hứa với người khác.
-Sẽ được mọi người quí trọng ,tin cậy và noi theo.
- HS chú ý lắng nghe.
- Lớp chia 4 nhóm – 2 nhóm thảo luận 1 tình huống.
- N2+2:Báo cáo
- Xem xong ti vi bạn đi sang nhà Tân.
- Chọn như bạn Tân vì để giữ đúng lời hứa.
- HS lắng nghe
- N3+4: trình bày.
- HS lắng nghe.
- Thanh nói thất và xin lỗi hứa lần sau không để em làm rách.
- Nói thật và xin lỗi - hứa lần sau không để em làm ráchnữa.
Lớp thảo luận.
-HS lắng nghe.
-HS tự liên hệ.
-HS nhắc lại.
TIẾT 4: THỦ CÔNG
BÀI: GÂP CON ẾCH
I/Mục tiêu:
- Biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. 
- GV chuẩn bị:
 + Mẫu con ếch được gấp con ếch bằng giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát được.
+ Tranh qui trình gấp con ếch bằng giấy.
+ Giấy màu hoặc giấy trắng,kéo thủ công. Bút màu đen hoặc bút dạ màu sẫm.
III/Các hoạt động Dạy - ... ết câu tục ngữ 2 lần.
- HS viết – GV chú ý HD các em viết đúng nét,độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
4. GV chấm 1 số bài và chữa những chữ các em còn viết sai về độ cao,nét chữ.
D.Củng cố - Dặn dò:
- GV nhắc những HS chưa viết xong bài về nhà viết tiếp .
- Luyện viết thêm phần ở nhà – HTLcâu tục ngữ.
- Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa C
- HS hát
- HS nhắc lại.
- Nghe gv giới thiệu.
tập viết vào bảng con.
Lớp nhận xét.
- HS đọc từ ứng dụng Bố Hạ.
- HS luyện viết bảng con.
Bố Hạ
Lớp nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- HS viết bảng con các chữ.
Bầu ,Tuy.
- Bố Hạ
 Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
 Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009
TIẾT 16: TẬP LÀM VĂN
BÀI; KỂ VỀ GIA ĐÌNH - ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
 (THMT trực tiếp)
I/Mục đích – Yêu cầu:
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý(BT1)
- Biết viết đơn nghỉ học đúng mẫu(BT2).
II/Các hoạt động Dạy – Học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Ổn định
B. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra HS đọc.
GV nhận xét.
C.Dạy bài mới:
1,Giới thiệu bài:
- Gv nêu mục tiêu bài học.
2,HD làm bài tập.
- Bài tập 1 (miệng)
GV giúp HS nắm vững Y/c bài tâp.Kể về gia đình mình cho một bạn mới(mới đến lớp,mới quen)Các em chỉ cần nói 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em.
VD:Gia đình em có những ai?làm công việc gì?tính tình thế nào?
- Cả lớp và GV nhận xét,bình chọn người kể tốt nhất - Kể đúng Y/c của bài lưu loát,chân thật.
+ Bài tập 2:GV nêu Y/c của bài.
- Điền ND cần thiết vào ô trống trong mẫu đơn dưới đây.
- GV lưu ý cho HS biết chú ý mục lí do nghỉ học cần điền đúng sự thật.
+ GV cho HS điền ND vào vở bài tập theo mẫu.
- GV chấm một số vở,nhận xét về cách trình bày và lí do có chính xác hay không.GV sửa sai ngay.
D.Củng cố - Dặn dò:
- GV khen ngợi những em viết đơn đúng,trình bày rõ ràng.
-Về nhà xem lại và nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ hovj khi cần .
- Chuẩn bị bài: Dại gì mà đổi – Điền vào giấy tờ in sẵn.
- HS hát
- 2 ,3 HS đọc lại đơn xin vào đội TNTP Hồ Chí Minh.
_ Nghe gv giới thiệu.
- HS đọc Y/c đề bài.
- HS kể về gia đình theo bàn.Có thể theo nhóm nhỏ 3 em.
- Một HS đọc mẫu đơn,sau đó nói về trình tự của lá đơn.
- Quốc ngữ và tiêu ngữ.
- Địa điểm và ngày, tháng,năm viết đơn.
- Tên của đơn.
- Tên của người nhận đơn.
- Họ tên người viết đơn (Nếu là HS thì người viết là HS lớp nào).
- Lí do viết đơn.
- Lí do nghỉ học.
- Lời hứa của người viết đơn.
- Ý kiến và chữ kí của gia đình HS.
- Chữ kí của HS.
- 2 – 3 HS làm miệng bài tập.
- HS làm vào vở BTTV.
- HS viết xong.
TIẾT 17: CHÍNH TẢ:
BÀI: Tập chép: CHỊ EM.
I/Mục đích – Yêu cầu:
- Chép chính xác và trình bày đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
-Làm đúng các bài tập về các từ chứa tiếng có vần ăc/oăc(BT2),BT(3) a/b.
II/Đồ dùng Dạy - Học :
-Bảng lớp viết bài thơ “chị em”
-Bảng lớp viết nội dung bài tập2 –VBT.
III/Các hoạt động Dạy - Học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A.Ổn định
B. Kiểm tra bài cũ
Gọi 3 HS viết bảng lớp (cả lớp viết vào bảng con:trăng tronh,chậm trễ,trung thực,học vẽ,vẻ đẹp.
- 3HS đọc thuộc lòng đúng thứ tự 19 chữ và tên chữ đã học.
C. Dạy bài mới:
1,Giới thiệu bài mới:
- Gv nêu mục tiêu bài học.
2, Hướng dẫn HS nghe viết:
a,HD HS chuẩn bị:
- GV đọc bài thơ trên bảng phụ.
- HD HS nắm nội dung bài:
+ Người chị trong bài thơ làm việc gì?
- HD HS nhận xét về cách trình bày bài:
+ Bài thơ viết thể thơ gì?
+ Cách trình bày bài thơ lục bát thế nào?
- Những chữ nào trong bài viết hoa?
+ GV đọc những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn:
- GV quan sát,uốn nắn cho HS cách ngồi,cách cầm viết.
- GV chấm 1 số vở . NX và cho viết 1 số từ các em hay sai.
3,HD HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2:GV nêu Y/c bài.
- Tìm các từ:
a,Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch có nghĩa sau:
- Trái nghĩa với riêng,
- Gàn nghĩa với leo.
-Vật đựng,nước để rửa mặt,rửa tay,rửa rau.
b,Chứa tiếng thanh hỏi hoặc thanh ngã.
- Trái nghĩa với đóng.
- Cùng nghĩa với vỡ.
bộ phận trên mặt dùng để thở và ngửi?
D.Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học – Khen ngợi những em viết đúng chính tả - trình bày đẹp - nhắc những HS viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại
- Chuẩn bị bài: Người mẹ
- HS hát
- Chậm trễ, trung thực, học vẽ, vẻ đẹp.
- Nghe gv giới thiệu.
- 2 – 3 HS đọc lại,cả lớp theo dõi trong SGK.
- Chị trải chiếu,buông màn ru em ngủ/chị quét sạch thềm/chị đuổi gà không cho phá vườn rau.
Chị ngủ cùng em.
- Thơ lục bát;dòng trên 6 chữ,dòng dưới 8 chữ.
- Chữ đầu dòng 6 viết cách lề vở 2 ô,chữ đầu dòng 8 cách lề vở 1 ô.
- Các chữ đầu dòng.
- HS viết bảng hoặc viết giấy nháp.
- trải chiếu,luống rau,chung lời,hát ru,ngoan.
+ HS nhìn SGK chép bài vào vở.
- Đổi vở dò lỗi ở bài của bạn.
- HS chữa bài.
Bài tập 2:
- Cả lớp làm vào giấy nháp.
- 2 HS lên bảng làm
a) - chung
 - trèo.
 - chậu.
b) - mở 
 - bể.
 - mũi.
TIẾT: TOÁN 
BÀI: LUYỆN TẬP
I /Mục tiêu:
- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút).
- Biết xác định ½, 1/3 của một nhóm đồ vật.
II/Các hoạt động Dạy - Học :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
A. Ổn định
B. Kiểm tra bài cũ : 
- Giáo viên dùng mô hình đồng hồ quay:
+ 3 giờ 15 phút.
+ 9 giờ kém 10 phút.
+ 4 giờ kém 5 phút.
- Mời 3 học sinh nêu.
C. Bài mới :
- Giới thiệu:
 Tiết trước các em đã được học bài Xem đồng hồ. Nhằm củng cố, khắc sâu hơn, hôm nay thầy cùng với các em chuyển sang bài Luyện tập.
+ Bài 1:
- GV dùng mô hình đồng hồ,vặn kim giờ để HS tập đọc giờ tại lớp.
Bài tập 2:
 - GV tóm tắt bài 2:
 Có 4 thuyền
Mỗi thuyền: 5 người.
Tất cả:.?người.
GV gợi ý: 1 thuyền có 5 người
Vậy muốn tính số người 4 thuyền ta làm như thế nào?
- GV chấm vở 1 số em nhận xét kết quả và cách trình bày.
+ Bài 3:
Y/c HS chỉ ra được đã khoanh vào số
quả cam trong hình nào? Giải thích.
- Đã khoanh vào số quả cam ở hình nào?
GV nhạn xét - Bổ sung nếu các em giải thích chưa đúng.
b,Đã khoanh vào số bông hoa trong hình nào?
GV nhận xét bổ sung nếu các em giải thích chưa đúng.
Bài 4:
- Y/c HS tính kết quả mới,điền dấu >;=;<
- GV gợi ý 4 lấy 7 lần thì lớn hơn 4 lấy 6 lần
GV cùng lớp nhận xét kết quả cách trình bày.
D.Củng cố - Dặn dò: 
- Về nhà xem lại các bài tập ở lớp.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- Gv nhận xét tiết học.
- HS hát
- 3 học sinh nêu.
- Nghe giáo viên giới thiệu.
Bài tập1:
- HS xem đồng hồ,nêu giờ đúng ở đồng hồ tương ứng.
A/ 6 giờ 15 phút ; B/ 2 giờ rưỡi.
C/9 giờ kém 5 phút ; D/ 8 giờ.
Bài 2.
- 1hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
 Giải:
Số người có ở trong 4 thuyền là:
5 x 4 = 20 (người)
 Đáp số : 20 người
Bài tập 3:
- Đã khoanh vào số quả cam trong hình 1.Ta thấy có 3 hàng như nhau,đã khoanh vào 1 hàng.
- Đã khoanh vào số quả cam ở hình 2 ta thấy có 4 hàng như nhau đã khoanh vào 1 hàng.
- Khoanh vào số bông hoa trong hình 3 và 4.
Ta thấy có 2 hàng như nhau đã khoanh vào 1 hàng
H4 có 4 hàng khoanh vào 2 hàng.
Bài tập 4:
- HS tính két quả ở bảng con.
 4 x 7 > 4 x 6 4 x 5 = 5 x 4
 28 24 20 20
 16 : 4 < 16 : 2
 4 8
TIẾT 19: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI: MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu:
- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình.
II. Các hoạt động dạy – học:
 Giáo viên 
 Học sinh
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra:
- Mời 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Nêu nguyên nhân của bệnh lao phổi.
+ Nêu việc nên và không nên làm để phòng tráng bệnh lao phổi. 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu:
- Máu là thành phần quan trọng trong cơ thể chúng ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về máu và cơ quan tuần hoàn.
b) Tìm hiểu về máu:
- Khi bị đứt tay hoặc trầy da, chúng ta có thể nhìn thấy gì ở vết thương?
- Khi mới chảy ra khỏi cơ thể, máu có dạng lỏng như nước hay đông đặc?
- Quan sát hình 2 trang 14 và cho biết máu được chia thành mấy phần, đó là những phần nào?
- Quan sát hình 3, trang 14 và nêu hình dạng của huyết cầu đỏ?
- Theo em máu có những ở đâu trên cơ thể người? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
c) Cơ quan tuần hòan:
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi theo các nội dung sau:
- Cơquan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
- tim nằm ở vị trí nào trong lồng ngực( chỉ rõ trên hình vẽ và trên lồng ngực của em).
- Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người?
* Kết luận:
- Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và mạch máu. Các mạch máu có thể đi đến tất cả mọi nơi trong cơ thể, vì thế nó có nhiệm vụ mang khí ô-xi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và chuyên trở các chất thải,khí các-bon-níc về thận và phổi để thải ra ngoài.
4. Củng cố - dặn dò:
- Ghi nhớ thành phần của máu, các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
+ Chức năng của cơ quan tuần hòan: vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể
- Về nhà xem kĩ lại bài và chuẩn bị bài: Hoạt động tuần hoàn.
- Nhận xét tiết học
- Học sinh hát.
+ Do vi khuẩn gây ra.
+ Nên làm: ăn uống đủ chất để cơ thể khỏe mạnh. Dọn dẹp thường xuyên nhà cửa
+ Không nên làm: Hút thuốc lá, khạc nhổ bừa bãi
- Khi bị đứt tay hoặc trầy da, chúng ta có thể nhìn thấy máu hoặc một ít nước màu vàng chảy ra từ vết thương.
- Khi mới chảy ra khỏi cơ thể, máu có dạng lỏng, để lâu máu đặc khô đông cứng lại.
- Máu được chia làm 2 phần đó là huyết tương và huyết cầu.
- Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa.
- máu ở khắp cơ thể người, trừ sợi tóc, móng tay chân vì khi chúng ta bị thương ở đâu cũng thấy máu chảy ra.
- Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu.
- Tim nằm ở lồng ngực phía bên trái.
- Mạch máu đi khắp nơi trên cơ thể người: Đầu, chân, tay, mình và cơ quan nội tạng,
 TIẾT 20: SINH HOẠT LỚP
I/Nội dung: Đánh giá hoạt động tuần 3 – Kế hoạch tuần 4
 1. Nhận xét:
 a) Nền nếp:
 - Ưu điểm – Tồn tại:
 + Về lễ phép với thầy cô,người trên; đoàn kết với bạn bè. Nói tục, chửi thề.
 + Về duy trì sĩ số, tỉ lệ chuyên cần,đồng phục, vệ sinh, xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng đi học các tiết chuyên, giữ trật tự trong giờ học, khi chào cờ
 .
 b) Học tập:
 - Ư điểm – Tồn tại:
 + Về học bài và làm bài ở lớp, ở nhà, chuẩn bị bài đến lớp.
 + Về xây dựng bài, lắng nghe gv giảng bài, giúp đỡ nhau trong học tập.
 + Về mua sắm dụng cụ học tập và bảo quản dụng cụ học tập
 2. Kế hoạch:
 - Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần qua. Khắc phục những tồn tại trong tuần tới.
.... 
Phần kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3.doc