Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Đàm Ngân - Tiểu học Hoàng Hoa thám

Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Đàm Ngân - Tiểu học Hoàng Hoa thám

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

Chiếc áo len

 I. Mục đích yêu cầu:

 A. Tập đọc:

 1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: năm nay, lạnh buốt, áo len, lất phất, một lúc lâu.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện

 2. Đọc- hiểu:

 - Hiểu nghĩa của các từ trong bài: bối rối, thì thào, lất phất, mái ấm.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau. ( trả lời được các CH 1,2,3,4 )

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Đàm Ngân - Tiểu học Hoàng Hoa thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
Chiếc áo len
 I. Mục đích yêu cầu:
 A. Tập đọc:
 1. Đọc thành tiếng:
 	- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: năm nay, lạnh buốt, áo len, lất phất, một lúc lâu.
 	- Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
 	 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện
 2. Đọc- hiểu:
 	- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: bối rối, thì thào, lất phất, mái ấm.
 	 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau. ( trả lời được các CH 1,2,3,4 )
 B. Kể chuyện: 
 	- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý. 
 	 - HS khá, giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan. 
 II. Đồ dùng dạy- học:
 	- Tranh SGK.
 III . Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Tập đọc: tiết 1
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Cô giáo tí hon
 Hoạt động 2: Giới thiệu chủ điểm và bài mới:
 - Giáo viên đưa ra yêu cầu.
 - Mở sách giáo khoa trang 19, đọc: mái ấm.
 - Em hiểu thế nào là mái ấm?
 - Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của mình.
 - Giáo viên giới thiệu: Trong tuần 3, 4 chúng ta sẽ được học những bài tập đọc nói về những người thân yêu cùng sống dưới mái nhà ấm áp của mỗi người. Bài tập đọc mở đầu chủ điểm là:Chiếc áo len- Ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu, ghi bài .
 Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 1. Luyện đọc
 a. Đọc mẫu:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Theo dõi giáo viên đọc mẫu.
 b. Hướng dẫn luyện đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
 - Yêu cầu học sinh đọc từng câu trong mỗi đoạn.
 - Học sinh tiếp nối đọc, mỗi em đọc một câu.
 - Giáo viên theo dõi, chỉnh sửa.
 - Học sinh tiếp nối đọc, mỗi em đọc một câu lần 2.
 c. Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
 - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
 - 1 học sinh đọc đoạn 1 - lớp đọc thầm
 - Giáo viên theo dõi, chỉnh sửa cách ngắt giọng cho các em.
 - Học sinh luyện cách ngắt giọng đúng: 
áo có ... ở giữa ,/ lại có cả...khi có gió lạnh/ hoặc mưa lất phất.//
 - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2, 3 ,4.
 - Học sinh đọc đoạn 2, 3 ,4.
 - Học sinh đọc giải nghĩa:bối rối, thì thào.
 - 4 học sinh đọc 4 đoạn của bài trước lớp.
 - 4 học sinh đọc
 * Chia lớp thành các nhóm 4 học sinh.
 - Các nhóm luyện đọc.
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Yêu cầu 1 học sinh đọc lại cả bài trước lớp.
 - 1 học sinh đọc.
 * Đoạn 1:
 - Lớp đọc thầm đoạn 1
 - Mùa đông năm nay như thế nào?
 - Tìm những hình ảnh trong bài cho thấy chiếc áo len của bạn Hoà rất đẹp và tiện lợi?
 - Mùa đông năm nay đến sớm và lạnh buốt.
 - Chiếc áo màu vàng ... và rất ấm.
 * Đoạn 2:
 - Vì sao Lan dỗi mẹ?
 - Lớp đọc thầm đoạn 2.
 - Vì em muốn mua chiếc áo như Hoà nhưng mẹ không mua chiếc áo đắt tiền như vậy.
 * Đoạn 3:
 - Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp, mẹ lại không đủ tiền để mua, Tuấn nói với mẹ điều gì?
 - Tuấn là người như thế nào?
 - Lớp đọc thầm đoạn 3.
 - Mẹ dành tiền mua áo cho em Lan.Tuấn không cần thêm áo vì Tuấn khoẻ lắm. Nếu lạnh Tuấn sẽ mặc nhiều áo bên trong.
 - Là người con thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em.
 * §o¹n 4:
 - Líp ®äc thÇm ®o¹n 4.
 - V× sao Lan ©n hËn?
 - Em cã suy nghÜ g× vÒ b¹n Lan trong c©u chuyÖn nµy?
 - Yªu cÇu häc sinh suy nghÜ ®Ó t×m tªn kh¸c cho chuyÖn.
 - Th¶o luËn nhãm bµn tr¶ lêi:
 + V× ®· lµm cho mÑ ph¶i buån.
 + V× nghÜ m×nh qu¸ Ých kû, kh«ng nghÜ tíi anh trai.
 + V× thÊy anh trai yªu th­¬ng vµ nh­êng nhÞn cho m×nh.
 - Lµ c« bÐ ng©y th¬ nh­ng rÊt ngoan. Khi biÕt m×nh cã lçi ®· nhËn lçi vµ söa lçi ngay.
 - Häc sinh suy nghÜ vµ nªu:
 + Ba mÑ con.
 + Ng­êi anh tèt bông.
 + ChuyÖn cña Lan.
 3. LuyÖn ®äc l¹i bµi: TiÕt 2
 - Chia líp thµnh c¸c nhãm 4 häc sinh.
 -Tæ chøc c¸c nhãm thi ®äc tr­íc líp.
 - Tuyªn d­¬ng nhãm ®äc tèt.
 - Häc sinh luyÖn ®äc bµi theo vai trong nhãm m×nh.
 - Häc sinh nhËn xÐt.
Kể chuyện
 1. Xác định yêu cầu:
 - Kể theo lời của Lan là như thế nào?
 - Hai học sinh đọc yêu cầu của bài.
 - Kể bằng cách nhập vai vào Lan, kể bằng lời của Lan nên khi kể cần xưng hô là tôi, mình.
 2. Hướng dẫn kể chuyện:
 * Kể mẫu đoạn 1:
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 ( SGK )
 - Nội dung của đoạn 1 là gì, nội dung cần thể hiện qua mấy ý, nêu cụ thể nội dung của từng ý? 
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 2 học sinh lần lượt đọc trước lớp.
 - Đoạn 1 nói về chiếc áo đẹp, cần kể rõ 3 ý:
 + Mùa đông năm nay rất lạnh.
 + Chiếc áo len của Hoà rất đẹp và ấm.
 + Lan đòi mẹ mua chiếc áo giống chiếc áo của Hoà. 
 - Một học sinh dựa vào gợi ý kể trước lớp.
 2. Kể theo nhóm:
 - Chia lớp thành các nhóm 4 học sinh.
 - Học sinh nối tiếp nhau kể, mỗi học sinh kể 1 đoạn.
 3. Kể toàn bộ câu chuyện:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Giáo viên tuyên dương học sinh kể tốt, có sáng tạo.
 - Một đến hai nhóm học sinh kể trước lớp.
 - Học sinh theo dõi.
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
 - Theo con, câu chuyện: Chiếc áo len khuyên chúng ta điều gì?
- Em thích đoạn nào trong chuyện, vì sao?
 - Tổng kết giờ học 
 - Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau
 - Học sinh phát biểu 
.......................................................................................
TOÁN
Tiết 11 : Ôn tập về hình học
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 	- Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác..
 2. Kỹ năng: Ôn luyện một số biểu tượng về hình học.
 3. Giáo dục: Tích cực, tự giác khi làm bài.
 II. Đồ dùng dạy học:
 	- Giáo viên: thước kẻ, bộ đồ dùng học toán.
 	 - Học sinh: thước kẻ
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 HS làm bài tập 1 (tiết 10).
 - Gọi 3 học sinh làm bài.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
- Nghe giới thiệu, ghi bài
 Hoạt động 3: Hướng dẫn ôn tập: 
 Bài 1: ( làm vở )
*Yêu cầu HS đọc đề bài 
 - 1 học sinh đọc đề bài phần a.
 - Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
 - Tính tổng độ dài các đoạn của đường gấp khúc đó.
 - Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn , đó là những đoạn thẳng nào? Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng?
 - Giáo viên chấm, chữa bài
 - Học sinh trả lời.
 - HS tính độ dài đường gấp khúc ( làm vở )
 *Yêu cầu HS đọc đề bài phần b.
 - Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào? 
 -1 học sinh đọc đề bài.
- Muốn tính chu vi của một hình ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
 - Hình tam giác MNP có mấy cạnh, đó là những cạnh nào ?
- Nêu độ dài của từng cạnh?
 - Học sinh trả lời.
 - Hãy tính chu vi của tam giác.
 - Giáo viên chấm, chữa bài
 - Học sinh làm bài vào vở.
 - Vì sao chu vi của hình tam giác MNP bằng độ dài đường gấp khúc ABCD?
 - Vì các cạnh của hình tam giác có độ dài bằng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc.
 - Vậy hình tam giác MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín ( D trùng với A ). Độ dài đường gấp khúc khép kín đó cũng là chu vi hình tam giác.
 Bài 2: ( làm nháp )
 - Nêu cách đo đoạn thẳng?
- Chữa bài
 - Học sinh đọc đề bài.
 - HS nêu
 - HS tiến hành đo rồi tính chu vi hình chữ nhật.
 * Vậy trong hình chữ nhật có hai cặp cạnh bằng nhau.
 Bài 3: ( làm vở )
 Giáo viên đưa hình vẽ và đánh số cho từng phần.
- Chấm, chữa bài
 - Quan sát hình
 - Đếm số hình vuông ( đủ 5 hình)
 - Đếm số hình tam giác ( đủ 6 hình)
 Bài 4: ( làm nháp )
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề.
- Học sinh đọc đề
 - HS thực hành 
 - Giáo viên chữa bài.
- Có thể kẻ như sau: 
- HS có thể làm theo các cách khác.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- Luyện thêm về chu vi, độ dài đường gấp khúc.
- Luyện tập ở nhà.
- Làm bài về nhà.- Chuẩn bị bài sau. 
..............................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
CHÍNH TẢ(Nghe viết)
 Chiếc áo len
 I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 	- Nghe và viết lại chính xác đoạn: “ Nằm cuộn tròn ... hai anh em” trong bài Chiếc áo len; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	 - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr.
 	 - Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng ( BT3 )
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết đúng chính tả.
 3. Giáo dục: có ý thức rèn chữ, giữ vở.
 II.Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: SGK
 - Học sinh: Vở bài tập Tiếng Việt.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Lớp viết bảng con
 xào rau, sà xuống, xinh xẻo, ngày sinh.
 - Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ viết một đoạn trong bài Chiếc áo len, làm các bài tập chính tả và học thuộc 9 chữ cái tiếp theo trong bảng.
 - Nghe giới thiệu, ghi bài .
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết chính tả:
 a. Trao đổi về nội dung đoạn viết:
 - Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.
 - 2 học sinh khác đọc lại, lớp theo dõi và đọc thầm.
 - Vì sao Lan ân hận?
 - Lan mong trời mau sáng để làm gì?
 - HS trả lời theo nhiều cách khác nhau
 Ví dụ: Lan ân hận vì đã làm cho mẹ buồn.
- Để nói với mẹ rằng mẹ hãy mua áo cho cả 2 anh em.
 b. Hướng dẫn trình bày:
 - Đoạn văn có mấy câu?
 - Đoạn văn có 5 câu.
 - Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa, vì sao?
 - Chữ Lan( tên riêng); Chữ: nằm, em, áp, con, mẹ( đầu câu).
 - Lời Lan muốn nói với mẹ được viết như thế nào?
 - Viết sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép.
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Trong bài có các chữ nào khó viết?
 - Học sinh nêu
 - Giáo viên hướng dẫn và đọc.
 - Học sinh viết: nằm cuộn tròn, chăn bông, xin lỗi.
 - Học sinh đọc lại.
 d. Viết chính tả:
 - Giáo viên đọc.
 - Học sinh viết bài.
 e. Soát lỗi:
 - Giáo viên đọc 2 lần.
 - Học sinh soát lỗi.
 g. Chấm bài:
 - Chấm một số bài, nhận xét.
 Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2a: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.
 - Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.
- Học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.
 - 1 học sinh làm bảng, lớp làm nháp.
 * Lời giải: cuộn tròn, chân thật, chậm trễ
 Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu
 - Học sinh đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu học sinh làm bài.
 - Chữa bài
 - 1 học sinh làm trên bảng lớp, lớp làm nháp
Lời giải:
 - Giáo viên xoá cột ghi c ... ài tập Đạo đức.
 - Học sinh: Vở bài tập Đạo đức.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy kể các tên gọi khác của Bác Hồ mà con biết? 
 - Học sinh nêu.
 - Bạn nào đọc được 5 điều Bác Hồ dạy?
 - 1 đến 2 học sinh đọc
 - Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khi nào, ở đâu?
 - Ngày 2 - 9 - 1945, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
- Nghe giới thiệu, ghi bài .
Hoạt động 3: Thảo luận truyện: “ Chiếc vòng bạc”
 1. Giáo viên kể câu chuyện kết hợp HS quan sát tranh minh hoạ SGK 
 - Học sinh nghe kể.
 - Học sinh đọc lại câu chuyện.
 - Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi cho học sinh thảo luận:
 + Bác Hồ đã làm gì khi gặp em bé sau 2 năm đi xa?
 - Mở túi lấy 1 vòng bạc mới tinh trao cho em bé.
 + Em bé và mọi người trong chuyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
 - Đều cảm động rơi nước mắt.
 + Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
 - Bác là người luôn giữ lời hứa.
 + Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì?
 - Cần phải giữ lời hứa.
 + Thế nào là giữ lời hứa?
 - Là thực hiện điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác.
 + Người biết giữ lời hứa sẽ được người khác đánh giá như thế nào?
 - Sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
Hoạt động 4: Thực hành
* Xử lý tình huống:
 - Giáo viên lần lượt cho học sinh đọc các tình huống cho học sinh suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết
 - Học sinh suy nghĩ và thực hiện.
 Tiểu kết:
 + Kết luận xử lý hai tình huống trên
 - Học sinh nghe.
 + Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác
 + Khi vì một lý do gì đó, em không thực hiện được lời hứa với người khác em cần xin lỗi họ và giải thích rõ lý do.
 * Tự liên hệ:
 - Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không?
 - Học sinh tự trả lời.
 - Em có thực hiện được lời hứa đã hứa đó không? Vì sao?
 - Học sinh tự trả lời.
 - Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được điều đã hứa?
 - Khi thực hiện được điều đã hứa, em cảm thấy vui và tự hào.
 - Em cảm thấy thế nào khi không thực hiện được điều đã hứa?
 - Khi không thực hiện được điều đã hứa, em cảm thấy buồn, ân hận.
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò:
 + Thực hiện giữ lời hứa
 + Sưa tầm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè trong trường, lớp.
 - Nhận xét tiết học.
TẬP VIẾT
Tiết 3 : Ôn chữ hoa 
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa B, H, T .
 - Viết đúng, đẹp tên riêng Bố Hạ và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
 2. Kỹ năng: Yêu cầu viết đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
 3. Giáo dục: Ngồi ngay ngắn, luyện viết đẹp.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: chữ mẫu.
 - Học sinh: vở tập viết
 III .Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - GV thu vở chấm một số bài về nhà.
 - Hai học sinh viết bảng.
 - Học sinh nộp vở.
 - Hai học sinh viết: Âu Lạc.
 - Giáo viên nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
- Nghe giới thiệu, ghi bài.
Hoạt động 3: HD tìm hiểu bài:
 1. Hướng dẫn viết chữ hoa:
 a. Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa B, H, T
 - GV yêu cầu HS đọc tên riêng các câu ứng dụng trong bài.
 - Học sinh đọc.
 - Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?
 - Có các chữ: B, H, T
 - Giáo viên treo mẫu chữ B.
 - HS quan sát, nêu quy trình viết.
 - Giáo viên nhắc lại quy trình.
 - GV viết mẫu, kết hợp nêu rõ cách viết.
 - Học sinh theo dõi, quan sát.
 b. Viết bảng:
- Lớp viết bảng con chữ B.
 - Nhận xét, sửa lỗi.
 * Giáo viên đưa 2 chữ H, T.
 - Hướng dẫn tương tự.
 *. Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
 a. Giới thiệu từ ứng dụng:
 - Học sinh đọc từ ứng dụng.
 - Học sinh đọc: Bố Hạ.
 * GV giải thích: Bố Hạ: là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, ở đây có giống cam ngon nổi tiếng.
 - Nghe giải thích.
 b. Quan sát và nhận xét:
 - Nêu chiều cao các chữ trong từ ứng dụng?
 - Khoảng cách các chữ bằng chừng nào?
 c. Viết bảng:
 - Nhận xét, sửa lỗi.
 - Chữ B, H cao 2 li rưỡi, chữ ô, a cao 1 li.
 - Bằng một con chữ o.
 - Lớp viết bảng con B, H .
 *. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
 a. Giới thiệu câu ứng dụng:
 - Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
* Giải thích: Bầu và bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn.Câu tục ngữ mượn hình ảnh cây bầu và bí là khuyên người trong một nước yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
 - Học sinh đọc.
.
 - Nghe giải thích.
 b. Quan sát và nhận xét:
 - Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
 - Phân tích độ cao các con chữ.
 c. Viết bảng:
 - GV sửa lỗi
- Học sinh viết bảng: Bầu, Tuy.
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vở tập viết:
 - GV đưa ra yêu cầu, hướng dẫn.
 - Giáo viên quan sát, uốn nắn.
 - Chấm một số bài, nhận xét
 - Học sinh viết bài.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị bài sau.
 - Nghe nhận xét.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Tiết 5 : Bệnh lao phổi
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Nêu được nguyên nhân, biểu hiện và tác hại của bệnh lao phổi.
 2. Kỹ năng: Nêu được các việc nên làm và không nên làm để đề phòng bệnh.
 3. Giáo dục: Có ý thức cùng với mọi xung quanh phòng bệnh lao phổi.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình minh hoạ trang 12, 13.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 - Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp ?
- Cách đề phòng bệnh đường hô hấp?
 - Nhận xét, cho điểm.
 - Học sinh trả lời các câu hỏi.
 Hoạt động 2: Giới thiệu bệnh lao phổi
 * Giới thiệu: Bệnh lao phổi là bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh đường hô hấp.
- Nghe giới thiệu, ghi bài .
 - Quan sát các hình trang 12 và đọc lời thoại của các nhân vật ( một học sinh đọc lời bác sĩ, một học sinh đọc lời bệnh nhân)
 - Học sinh thảo luận nhóm, trả lời. 
 - Nguyên nhân bệnh lao phổi là gì?
 - Người bị mắc bệnh lao phổi thường có các biểu hiện nào?
 - Do vi khuẩn lao gây ra.
 - Người bị mắc bệnh lao phổi thường có các biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, gầy đi, sốt nhẹ về chiều.
 - Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào?
 - Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì với sức khoẻ người bệnh và những người xung quanh.
 - Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng đường hô hấp.
 - Giảm sức khoẻ người bệnh, không chữa kịp thời sẽ nguy hại đến tính mạng, làm tốn tiền của, nếu không giữ vệ sinh sẽ lây sang người xung quanh.
 Hoạt động 3: Phòng bệnh lao phổi
 - Học sinh thảo luận nhóm 4 sau đó cử đại diện trả lời.
 - Tranh minh hoạ điều gì?
 - Đó là việc nên làm hay không nên làm để phòng bệnh lao phổi, vì sao?
 - Học sinh trả lời:
 + Tranh 6:Tiêm phòng lao. Đó là việc nên làm vì sẽ không mắc bệnh lao phổi suốt đời.
+ Tranh 7: Hút thuốc lá. Đó là việc không nên làm vì hại đến mọi người xung quanh, bản thân người hút dẽ mắc lao phổi.
+ Tranh 8: Nhà cửa để bẩn. Đó là việc không nên làm vì có hại cho cơ quan hô hấp khi hít không khí ô nhiễm.
+ Tranh 9: Dọn dẹp thường xuyên. Đó là việc nên làm vì ...
 - Vậy những việc nào nên làm, việc nào không nên làm?
 - Học sinh trả lời.
 Giáo viên kết luận:
* Liên hệ thực tế.
 - Gia đình em đã tích cực phòng bệnh lao phổi chưa? cho ví dụ.
 - Học sinh phát biểu.
 - Theo em gia đình em còn cần làm những việc gì để phòng bệnh lao phổi?
 - Học sinh phát biểu.
 - Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố dặn dò:
 - Học sinh đọc nội dung bạn cần biết.
 - Về nhà làm bài tập, ghi nhớ nội dung tiết học.
 - Tổng kết giờ học.
 - 2 học sinh đọc.
 - Ôn luyện ở nhà.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 Tiết 6: Máu và cơ quan tuần hoàn
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nêu được cấu tạo và sơ lược của máu, nhiệm vụ của máu đối với đời sống con người.
 - Chỉ hình và nêu được tên các bộ phận trong cơ quan tuần hoàn.
 - Nêu được nhiệm vụ của cơ quan tuần hoàn.
 2. Kỹ năng: Chỉ hình và nêu được tên các bộ phận trong cơ quan tuần hoàn.
 3. Giáo dục: Có ý thức bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Các hình minh hoạ trang 14, 15.
 - Đồng hồ để bấm giờ.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu tác hại của bệnh lao phổi ?
 - Nêu những việc nên làm và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi ?
 - HS trả lời.
 - Giáo viên nhận xét phần kiểm tra.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu, ghi bài .
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
 * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
 - Học sinh thảo luận nhóm bàn rồi cử đại diện trả lời.
 a. Khi bị đứt tay hoặc trầy da, chúng ta có thể nhìn thấy những gì ở vết thương?
 - Khi bị đứt tay hoặc trầy da, chúng ta có thể nhìn thấy máu hoặc một ít nước vàng chảy ra từ vết thương.
 b. Khi mới chảy ra khỏi cơ thể, máu có dạng lỏng như nước hay đông đặc.
 - Khi mới chảy ra khỏi cơ thể, máu có dạng lỏng như nước, để lâu máu đặc khô, đông cứng lại.
 c. Quan sát hình 2 trang 14, cho biết: máu được chia thành mấy phần, đó là những phần nào?
 - Máu được chia thành 2 phần: huyết tương và huyết cầu.
 d. Quan sát hình 3 trang 14 và nêu hình dạng của huyết cầu đỏ.
 - Có dạng tròn như cái đĩa.
 e. Theo em, máu có ở những đâu trên cơ thể con người, dựa vào đâu em biết điều đó?
 - Máu có ở khắp nơi trong cơ thể, trứợi tóc, móng tay vì khi bị thương ở đâu ta cũng thấy máu chảy ra.
 * Giới thiệu: Có nhiều loại huyết cầu là: huyết cầu đỏ và huyết cầu trắng
 - Huyết cầu đỏ còn gọi là hồng cầu có nhiệm vụ mang khí ô - xi đi nuôi cơ thể và mang khí các- bô- níc từ cơ thể thải ra ngoài.
 - Huyết cầu trắng có nhiệm vụ tiêu diệt vi trùng vào cơ thể, giúp cơ thể phòng bệnh.
 - Yêu cầu học sinh đọc mục Bạn cần biết ( Trang 14)
 - 2 học sinh đọc trước lớp, lớp đọc thầm.
 * Hoạt động 2: Cơ quan tuần hoàn
 - Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời
 - Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
 - Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu.
 - Tim nằm vị trí nào trong lồng ngực?
 - Tim nằm trong lồng ngực phía bên trái.
 - Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người?
 - Mạch máu đi đến khắp nơi trong cơ thể người.
 - Đại diện học sinh trả lời, mỗi học sinh 1 câu, học sinh khác nhận xét.
Hoạt động 4: Tổng kết,dặn dò:
 - Ghi nhớ thành phần của máu, các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
 - Luyện tập ở nhà.
- Tổng kết tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan3 L3 (T55-T72).doc