Giáo án Lớp 3 Tuần 3 đến 7 – Buổi sáng - Trường tiểu học IaLy

Giáo án Lớp 3 Tuần 3 đến 7 – Buổi sáng - Trường tiểu học IaLy

Tập đọc- kể chuyện:

CHIẾC ÁO LEN

(2 tiết)

Tập đọc:

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1, Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:¬

- Chú ý đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai như: Lạnh buốt, bất phất, phụng phịu.

- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ

- Biết đọc lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gởi cảm: Lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu.

2, Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ trong bài

- Nắm được diễn biến câu chuyện

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn nhau, thương yêu, quan tâm đến nhau

 

doc 136 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 682Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 3 đến 7 – Buổi sáng - Trường tiểu học IaLy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày tháng năm 2011
Tập đọc- kể chuyện:
CHIẾC ÁO LEN
(2 tiết)
Tập đọc:
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1, Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm sai như: Lạnh buốt, bất phất, phụng phịu...
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ
- Biết đọc lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gởi cảm: Lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu...
2, Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ trong bài
- Nắm được diễn biến câu chuyện
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn nhau, thương yêu, quan tâm đến nhau
Kể chuyện:
1, Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào gợi ý sgk, HS biết nhận vai từng đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật Lan. Biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung
- Biết phối hợp lời kể với nét mặt điệu bộ
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc
- Bảng phụ viết gợi ý từng đoạn câu chuyện
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tập đọc
Tiết 1: A/ kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài
? Vì sao Lan ân hận?
? Nêu ý nghĩa bài: “Cô giáo tí hon”
- 2 HS đọc bài “Cô giáo tí hon” và trả lời câu hỏi: 
-> Vì Lan đã làm cho mẹ buồn...
-> Một trò chơi có ích, yêu mến thầy cô giáo
- Nhận xét bạn đọc bài và TL câu hỏi
- GVnhận xét
B/ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:
 Hôm nay, chúng mình chuyển sang một chủ điểm mới. Chủ điểm Mái ấm. Dưới mỗi mái nhà, chúng ta đều có gia đình và những người thân với bao tình cảm ấm áp. Truyện chiếc áo len mở đầu chủ điểm sẽ cho các em biết về tình cảm mẹ con, anh em dưới một mái nhà
- GVcho HS quan sát tranh chủ điểm và bài học
2, Luyện đọc:
a. GVđọc toàn bài:
- GVhướng dẫn cách đọc bài
b. Luyện đọc+ giải nghĩa từ:
* HD đọc câu:
- GV: Bài này có 29 câu, mỗi em đọc nối tiếp 2 câu cho đến hết bài em đọc câu đầu sẽ đọc đầu bài
- GV viết tiếng khó lên bảng
- GV nhận xét
* HD đọc đoạn
? Bài này chia làm mấy đoạn?
- GV gọi đọc nối tiếp
- Khi HS đọc nhắc nhớ nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp
- Cho HS đọc lại từng đoạn, nhắc lại nghĩa những từ khó trong bài:
 + Bối rối?
 + Thì thào?
? Đặt câu có từ bối rối?
- GVnhận xét
Tiết 2: 3. HD tìm hiểu bài
- GVgọi 1 HS khá đọc bài
? Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi ntn?
? Lan nói với mẹ ra sao?
* TK: Aó đẹp, Lan muốn mẹ mua cho nhưng mẹ nói ntn chúng ta sang phần 2
? Vì sao Lan dỗi mẹ?
TK:
 Lan dỗi mẹ vì mẹ không thể mua áo. Anh Tuấn đã giải quyết ra sao, đó chính là nội dung của đoạn 3. 1 HS đọc câu hỏi đoạn 3?
- Để trả lời câu hỏi này cả lớp đọc thầm đoạn 3
TK: Nghe anh Tuấn nói với mẹ, thái độ của Lan ra sao đó chính là câu hỏi 4
Một bạn đọc câu hỏi 4
- Để trả lời câu hỏi, lớp đọc thầm đoạn 4
? Vì sao Lan ân hận?
- GV cho HS nêu ý nghĩa của bài?
- GV ghi bảng
- Hãy đặt tên khác cho bài?
- GV trao đổi với HS để HS phát biểu
4. Luyện đọc lại:
- GV chia nhóm 4
- Gọi các nhóm đọc thi
- GVnhận xét
1. GV giao nhiệm vụ:
- GV đọc yêu cầu
2. HD HS kể:
a, Giúp HS nắm nhiệm vụ:
GV nêu:
+ Kể theo gợi ý
+ Kể theo lời kể của Lan
b, Kể đoạn 1: Chiếc áo đẹp
- GV mở bảng phụ viết sẵn gợi ý
- Cho HS kể nhóm 2
c. Hướng dẫn kể đoạn 2, 3, 4 tương tự
- Nếu HS này không kể được thì GVgọi HS khác kể lại đoạn đó
- GV nhận xét
5. Củng cô dặn dò:
? Câu chuỵên giúp em hiểu ra điều gì?
- GV chốt lại
- HS quan sát tranh
- Giọng tình cảm, nhẹ nhàng. Giọng Lan nũng nịu, giọng Tuấn thì thào nhưng mạnh mẽ, thuyết phục. Giọng mẹ: Lúc bối rối, khi cảm động, âu yếm
- HS đọc nối tiếp mỗi HS 2 câu. Câu của nhân vật 1 em đọc liền
- Lớp đọc nối tiếp 2 lần
- HS đọc thầm tiếng khó: Lạnh buốt, phụng phịu, bối rối...
- Đọc cá nhân, ĐT
- HS đọc nối tiếp lần 3
- Bài này chia làm 4 đoạn (sgk)
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn
- HS đọc từng đoạn và ngắt nghỉ đúng chỗ, đúng ngữ điệu của câu văn
- Kết hợp nhắc lại nghĩa của một số tư tương ứng của từng đoạn
-> Túng túng, không biết làm thế nào
-> Nói rất nhỏ
- Hôm nay, vì không thuộc bài nên cô giáo gọi em thật sự bối rối
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- 4 nhóm đọc ĐT nối tiếp
- Nhận xét
- 1 HS khá đọc toàn bộ bài
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời:
-> Aó màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm
-> Em muốn có áo len như của bạn Hoà
- HS đọc thầm đoạn 2
-> Vì mẹ nói rằng không thể mua áo đắt tiền như vậy
- HS đọc câu hỏi: Anh Tuấn đã nói với mẹ những gì?
- Lớp đọc thầm đoạn 3 và TL câu hỏi: Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khoẻ lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm những áo cũ bên trong
- HS theo dõi
- HS đọc CH: Vì sao Lan ân hận
- HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi
- HS phát biểu. VD:
+ Vì Lan đã làm mẹ buồn
+ Vì Lan thấy mình ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh
+ Vì cảm động trước tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn độ lượng của anh
- Anh em biết nhường nhịn, yêu thương, quan tâm đến nhau
- HS nhắc lại
- HS đọc thầm bài, đặt tên khác cho bài:
+ Mẹ và 2 con
+ Tấm lòng của người anh
+ Cô bé ngoan...
- Đòi cha mẹ mua những thứ đắt tiền làm bố mẹ lo lắng không?
- Có khi nào em dỗi 1 cách vô lý không?
- Em có nhận ra mình sai và xin lỗi không?
Tự nhận xét các hành vi trên rồi trả lời
- 2 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài
- HS nhóm 4 tự phân vai: Ngừơi dẫn chuyện, Tuấn, Lan, Mẹ để đọc theo vai
- Các nhóm thi đọc theo vai
- Nhận xét nhóm bạn đọc: Giọng phù hợp với lời thoại chưa?
- Bình xét nhóm đọc hay nhất: đọc đúng, thể hiện tình cảm nhân vật rõ nét
Kể chuyện
- HS nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý sgk, kể từng đoạn câu chuyện “Chiếc áo len” theo lời kể của Lan
- 1 HS đọc đề bài và gợi ý
- Lớp đọc thầm
-> Gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý trong truyện
-> Kể theo nhập vai, người kể đóng vai Lan phải xưng tôi, mình hoặc em
- 1 HS đọc 3 gợi ý của đoạn 1
- Lớp đọc thầm
- Gọi 1 HS nhìn gợi ý kể đoạn 1.VD:
 Mùa đông năm nay đến sớm. Gío lạnh buốt. Mấy hôm nay, mình thấy bạn Hoà ở lớp mặc chiếc áo thật đẹp, màu vàng, mặc ấm ơi là ấm. Đêm hôm ấy, mình nói với mẹ: “Mẹ mua cho con chiếc áo như bạn Hoà”
- Từng cặp HS lập kể nhóm 2
- Gọi HS kể trước lớp
- HS lập kể đoạn 2, 3, 4
- HS tập kể theo gợi ý các đoạn
- HS kể tiếp nối theo 4 đoạn
- Lớp nhận xét bạn kể tốt nhất hoặc bạn có tiến bộ
- HS phát biểu. VD:
 + Giận dỗi mẹ như Lan là không nên
 + Biết nhận ra lỗi và sửa lỗi
- GV yêu cầu HS tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- CB bài sau: “Quạt cho bà ngủ”
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
TOÁN
ÔN TẬP HÌNH HỌC
I. Mục tiêu.
* Giúp học sinh:
- Ôn tập c2 về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, về tính chu vi hình tam giác, tứ giác.
- Củng cố về nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “ đếm hình” và “vẽ hình”.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giáo án, bảng phụ, sgk.
- Đồ dùng, sách vở.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, thực hành luyện tập.
IV. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- G/v ghi một số pt lên bảng.
- Đánh giá điểm.
3. Bài mới.
a./ Giới thiệu bài.
- Ghi đầu bài.
b./ Hướng dẫn ôn tập.
* Bài 1:
- Y/c h/s quan sát đường gấp khúc.
- Đường gấp khúc có mấy đoạn thẳng là những đoạn thẳng nào? Nêu độ dài của từng đoạn thẳng?
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
- Y/c h/s làm bài.
- G/v nhận xét.
b./ Y/c h/s đọc phần b.
- Nêu cách tính chu vi của 1 hình.
- Y/c h/s tính chu vi hình MNP.
- Em có nhận xét gì về cv của hình MNP
Và đường gấp khúc ABCD.
* Bài 2.
- Y/c h/s đọc đề bài.
- Nêu cách do đoạn thẳng cho trước rồi tính cv hình chữ nhật ABCD.
- G/v nhận xét.
* Bài 3.
- Y/c h/s quan sát hình, đếm hình.
- Y/c gọi tên hình vg theo cách đánh số.
- Đếm số hình , gọi tên các hình đó.
* Bài 4.
- Y/c h/s đọc đề bài.
- Y/c h/s làm bài.
- G/v theo dõi h/s làm bài.
- Hát.
- 2 h/s lên bảng làm.
45 : 5 = 9
30 : 5 = 6
40 : 4 = 10
36 : 4 = 9
- H/s nhận xét.
- H/s theo dõi.
- 1 h/s đọc y/c phần a.
- H/s quan sát để trả lời ch.
- Đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng tạo thành đó là AB, BC, CD. Độ dài đoạn thẳng: AB = 34 cm, BC = 12 cm, CD = 40 cm.
- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
- H/s giải vào vở.
Bài giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86 cm
- H/s nhận xét.
- Tính chu vi hình tam giác.
- Chu vi của 1 hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- 1 h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Bài giải.
Chu vi hình tam giác MNP là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86 cm.
- H/s nhận xét.
- Chu vi hình tam giác bằng độ dài đường gấp khúc khép kín chính là hình tam giác MNP.
- 1 h/s đọc đề bài.
- H/s đo các đoạn thẳng.
- Tính cv hình chữ nhật, giải vào vở.
Bài giải.
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
Đáp số: 10 cm.
- H/s nhận xét.
- H/s quan sát, đánh số hình vuông, đếm hình vg có trong hình vẽ, gọi tên.
2
1
3
4
5
6
- Có 5 hình vg đó là:
H1: 1 + 2
H2: 3
H3: 4 + 5
H4: 6
H5: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6
- Có 6 hình tam giác là:
H1: 1
H2: 2
H3: 4
H4: 5
H5: 2 + 3 + 4
H6: 1 + 6 + 5
- H/s nhận xét.
- 1 h/s đọc đề và nêu y/c: vẽ thêm 1 đoạn thẳng theo y/c của bài.
- 2 h/s lên bảng, lớp làm vào vở.
A
C
B
- 3 hình đó là: ABC, ABD, ADC. 
A
B
MN
C
D
- 2 tứ giác đó là:
ABCM, ABCD.
- H/s nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà ôn lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
ĐẠO ĐỨC
Bài 2: GIỮ LỜI HỨA (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Giúp HS hiểu: 
- Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện đúng những điều ta đã nói, đã hứa với người khác. 
- Giữ lời hứa với mọi người chính là tôn trọng mọi người và bản thân mình. 
- Nếu ta hứa mà không giữ lời hứa sẽ làm mất niềm tin của mọi người và làm lỡ việc của người khác. 
2. Thái độ
- Tôn trọng, đồng tình với những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người không biết giữ lời hứa. 
3. Hành vi
- Giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 
- Biết xin lỗi khi thất hứa và không sai phạm. 
II. CHUẨN BỊ
- Câu chuyện : ”Chiếc vòng bạc - Trích trong tập Bác Hồ - Người Việt Nam đẹp nhất, NXB Giáo dục, 1986” và”Lời hứa danh dự – Lê - ô - nít Pan - tê - lê - ép, Hà Trúc Dương dịch”. 
- 4 phi ... 2
14
X 7
98
35
X 6
210
29
X 7
203
44
X 6
264
- H/s nhận xét.
- 1 h/s đọc bài.
- Gấp 1 số lên nhiều lần.
- 1 h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở.
Tóm tắt.
Nam:
Nữ:
 ? bạn
Bài giải.
Nữ có số bạn là.
6 x 3 = 18 (bạn)
Đáp số : 18 bạn.
- H/s nhận xét.
- 1 h/s nêu cách vẽ, đặt thước chia vạch em vẽ từ 0 à 6 cm.
- Vẽ đoạn CD gấp đôi đoạn AB.
- Tính độ dài đoạn CD : 6 x 2 = 12 (cm).
 A B
 C D
 M N
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà luyện tập thêm về gấp 1 số lên nhiều lần.
- Nhận xét tiết học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày tháng năm 2011
TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN- TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU
Kể lại và hiểu được nội dung câu chuyện Không nở nhìn.
Rèn kĩ năng tổ chức cuộc họp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Viết sẵn các gợi ý về nội dung cuộc họp trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn Kể lại buổi đầu đi học của em.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng.
2.2. Kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn
- GV kể câu chuyện lần 1.
- Nêu từng câu hỏi về nội dung truyện cho HS trả lời.
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì?
+ Anh trả lời thế nào?
- GV kể lại câu chuyện lần 2.
- Gọi 1 HS khá kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể hay nhất trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong câu chuyện trên?
- GV nghe HS trả lời và tổng kết: Anh thanh niên trong câu chuyện thật đáng chê cười. Trên xe buýt đông người, anh đã không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ lại còn che mặt và trả lời rằng không nỡ nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng. Khi tham gia sinh hoạt ở những nơi công cộng, các con cần tôn trọng nội quy chung và biết nhường chỗ, nhường đường cho các cụ già, em nhỏ, phụ nữ, người tàn tật,
- Nghe GV giới thiệu bài.
- HS cả lớp theo dõi.
- Nghe câu hỏi, nhớ lại nội dung truyện và trả lời câu hỏi.
+ Anh ngồi, hai tay ôm lấy mặt.
+ Bà cụ thấy vậy liền hỏi anh: “Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?”
+ Anh nói nhỏ: “Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng”
- Nghe kể chuyện.
- 1 HS kể, lớp theo dõi và nhận xét.
- Làm việc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi kể, cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- Anh thanh niên là đàn ông khoẻ mạnh mà không biết nhường chỗ cho cụ già và phụ nữ.
- Anh thanh niên ích kỉ không muốn nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ nhưng lại giả vờ lịch sự là mình không nỡ nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Anh thanh niên thật vô tình vì không biết nhường chỗ cho các cụ già và phụ nữ,
Không nỡ nhìn
 Trên một chuyến xe buýt đông người, có anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm mặt. Một cụ già ngồi bên thấy thế liền hỏi:
 - Cháu nhức đầu à? Có cần xoa dầu không?
 Anh thanh niên nói nhỏ:
 - Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.
Theo Tiếng cười tuổi học trò.
2.3. Tổ chức cuộc họp tổ
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Hỏi: Nội dung của cuộc họp tổ là gì?
- Nêu trình tự của một cuộc họp thông thường.
- GV nêu lại những điều cần chú ý khi tiến hành cuộc họp.
2.4. Tiến hành họp tổ
- Giao cho mỗi tổ 1 trong các nội dung mà SGK đã gợi ý, yêu cầu các tổ tiến hành họp tổ. (Chú ý HS đã làm chủ toạ của những lần trước không làm lại.)
- Theo dõi và giúp đỡ HS từng tổ.
2.5. Thi tổ chức cuộc họp
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp. GV làm giám khảo.
- Kết luận và tuyên dương tổ có cuộc họp tốt, đạt hiệu quả.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Yêu cầu HS nêu lại trình tự diễn biến của cuộc họp.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm.
- HS nêu các nội dung mà SGK gợi ý.
- HS nêu như đã giới thiệu ở giờ tập đọc Cuộc họp của chữ viết.
- Các tổ HS tiến hành họp theo hướng dẫn.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét cuộc họp của từng tổ.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
TOÁN
BẢNG CHIA 7
I. Mục tiêu.
* Giúp học sinh:
- Lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7.
- Thực hành chia cho 7.
- Áp dụng bảng chia 7 để giải bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học.
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích giảng giải, thực hành luyện tập.
IV. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 h/s đọc thuộc bảng nhân 7.
- Y/c h/s nêu kết quả của phép nhân bất kỳ.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. giới thiệu bài.
- Ghi đầu bài.
b. Lập bảng chia 7.
- Gắn lên bảng 1tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: Lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn. Vậy 7 được lấy mấy lần?
- Viết p/t tương ứng?
- Trên tất cả các tấm bìa có 7 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy nêu p/t để tìm số tấm bìa?
- Vậy 7 : 7 được mấy?
- Gắn 2 tấm bìa và nêu BT: Mỗi tấm có 7 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có trong cả 2 tấm bìa.
- Tại sao em lại lập được p/t này?
- Trên tất cả tấm bìa có 14 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- Vậy 14 : 7 được mấy?
- Tương tự h/s lập tiếp bảng chia 7.
c. Học thuộc lòng bảng chia 7.
- Cho h/s nhận xét đ2 bảng chia 7.
- G/v xoá dần bảng.
- Thi đọc thuộc bảng 7.
d./ Luyện tập.
* Bài 1.
- Bài y/c gì?
- H/s suy nghĩ tự làm, sau đó 2 h/s ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra.
- Chữa bài, ghi điểm.
* Bài 2.
- Y/c h/s tự làm bài.
- Khi đã biết 7 x 5 = 35, có thể ghi ngay kết quả của 35 : 7 và 35 : 5 được không? Vì sao?
* Bài 3.
- Gọi 1 h/s đọc đề bài.
- Bài toán cho ta biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Y/c học sinh t2 và giải bài.
- G/v theo dõi h/s làm bài, kèm h/s yếu.
- Chữa bài, ghi điểm.
* Bài 4.
- Y/c h/s tự làm bài.
- G/v theo dõi h/s làm bài.
- Chữa bài, ghi điểm.
- Cho h/s so sánh và nhận xétvì sao danh số ở BT 3, BT 4 lại khác nhau?
- Hát.
- 2 h/s đọc kỹ bảng nhân 7.
- H/s nhắc lại đầu bài.
- 7 được lấy 1 lần.
- 7 x 1 = 7.
- Có 1 tấm bìa.
- 7 : 7 =1 (tấm bìa).
- 7 : 7 = 1.
- H/s đọc p/t trên: 7 nhân 1 bằng 7.
 7 chia 7 bằng 1.
- Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Vậy 2 tấm bìa như thế có 14 chấm tròn.
- Phép tính 7 x 2 = 14.
- Vì mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, lấy 2 tấm bìa tất cả, vậy 7 được lấy 2 lần nghĩâ là 7 x 2.
- Phép tính 14 : 7 = 2 (tấm bìa).
- 14 chia 7 bằng 2.
- H/s đọc p/t: 14 : 7 = 2.
- 1 h/s đọc bảng chia 7.
- H/s đọc ĐT 2 lần.
- Sau đó h/s tự đọc thuộc.
- Vài h/s thi đọc thuộc bảng chia 7.
- Tính nhẩm.
- H/s làm bài vào vở.
- 12 h/s nối tiếp nhau đọc từng kết quả phép tính.
28 : 7 = 4
14 : 7 = 2
49 : 7 =7
70 : 7 = 10
56 : 7 = 8
35 : 7 = 5
 - Nhận xét.
- 4 h/s lên bảng làm, lớp làm vào vở.
7 x 5 = 35
35 : 7 = 5
35 : 5 = 7
7 x 6 = 42
42 : 7 = 6
42 : 6 = 7
- H/s nhận xét.
- Khi đã biết 7 x 5 = 35 có thể ghi ngay 35 : 7 = 5 và 35 : 5 = 7, vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- 1 h/s đọc đề bài.
- Có 56 h/s xếp thành 7 hàng.
- Mỗi hàng có bao nhiêu h/s?
- 1 h/s lên bảng t2, 1 h/s giải.
Tóm tắt.
7 hàng: 56 h/s.
1 hàng: ? h/s.
Bài giải.
1 hàng có số h/s là:
56: 7 = 8 (h/s)
Đáp số: 8 học sinh.
- H/s nhận xét.
- 1 h/s đọc bài.
- H/s làm bài vào vở.
- 1 h/s lên bảng t2, 1 h/s giải.
Tóm tắt.
7 hs: 1 hàng.
56 hs: ? hàng.
Bài giải:
56 h/s xếp được số hàng là:
56 : 7 = 8 (hàng)
Đáp số: 8 hàng.
- H/s nhận xét.
- BT 3: Tìm số h/s trong 1 hàng.
- BT 4: Tìm số hàng của 56 h/s.
4. Củng cố, dặn dò.
- Gọi vài h/s đọc thuộc lòng bảng chia 7.
- Về nhà đọc thuộc lòng bảng chia 7.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thể dục
 TRÒ CHƠI “ĐỨNG NGỒI THEO LỆNH”
I, MỤC TIÊU:
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. Yêu cầu biết và thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng luật.
II, CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập. 
- Phương tiện: Kẻ vạch và chuẩn bị 1 số cột mốc để tập đi chuyển hướng và chơi trò chơi.
III, HOẠT ĐG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Cho HS khởi động và chơi trò chơi “Qua đường lội”.
 2-Phần cơ bản.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng
Cán sự chỉ huy, GV uốn nắn và sửa sai cho HS. Cho các tổ thi đua với nhau.
- Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái:
 GV thay đổi vị trí đặt các cột mốc để HS tự điều chỉnh các hàng cho đều
- Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”.
Hướng dẫn HS cách điều khiển và tự tổ chức chơi ngoài giờ học.
3-Phần kết thúc
- Cho HS đi chậm theo vòng tròn vừa đi vừa hát. 
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn tập các nội dung ĐHĐN và RLKNVĐ.
- Lớp trưởng tập hợp, báo cáo, HS chú ý nghe GV phổ biến.
- HS chạy chậm chậm theo 1 hàng dọc quanh sân, tham gia trò chơi và thực hiện 1 số động tác RLTTCB: 
- HS ôn tập theo yêu cầu của GV.
- HS ôn tập theo chỉ dẫn của GV và cán sự.
- HS tham gia trò chơi 
- HS vừa đi vừa hát.
- HS chú ý lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 7
I/ MỤC TIÊU:
Tổng kết thi đua tuần 6 và 7.
Đề ra phương hường hoạt động tuần 8
Rèn luyên thói quen nề nếp kỉ luật nghiêm cho học sinh.
Giáo dục học sinh theo chủ điểm của tháng, tuần
II/ CÁCH TIẾN HÀNH
1/ Ổn định:
2/ Tổng kết thi đua tuần 6 và 7
Các tổ báo cáo các hoạt động thi đua của tổ trong tuần
Lớp trưởng nhận xét chung.
Giáo viên tổng kết
Ưu điểm:
 HS có ý thức học tập tốt.
	Đi học có học bài và làm bài đầy đủ.
	Tham gia hội khỏe Phù Đổng cấp trường
	Luyên tập văn nghệ chuẩn bị 20/11
Nề nếp của lớp tương đối tốt.
Tồn tại:
Một vài HS còn nói chuyện trong lớp.
Đi học còn quên vở và chưa học bài ở nhà như: Thạch, Lợi,
Tuyên dương phê bình:
3/ Phương hướng tuần 8:
Tiếp tục củng cố nề nếp của lớp.
Nhắc HS tham gia thi đấu bóng đá.
Chuẩn bị bài tốt để kiểm tra tháng: Toán, chính tả, làm văn.
Ôn tập tốt chuẩn bị thi giữa kì 1.
Tiếp tục luyện tập các tiết mục văn nghệ.
Đi học chuyên cần và đúng giờ.
 4/ Dặn dò:
Khắc phục tồn tại
Thực hiện tốt phương hướng tuần sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3(64).doc