Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 - Trần Võ Trung Dũng

Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 - Trần Võ Trung Dũng

1. Khởi động:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nhận xét, biểu dương.

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Tiết hôm nay chúng ta học bài: Giữ lời hứa.

b) Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc”

- Bài trước, thầy và các em đã thấy được tình yêu bao la của Bác đối với thiếu nhi và sự kính yêu của thiếu nhi đối với Bác. Ngày hôm nay, qua câu chuyện “Chiếc vòng bạc”, các em sẽ còn thấy những tính cách đáng kính khác nữa ở Bác Hồ – vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta.

- Thầy kể chuyện “Chiếc vòng bạc”.

+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa. Việc làm đó thể hiện điều gì?

+ Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?

+ Em rút ra được bài học gì qua câu truyện?

+ Thế nào là giữ lời hứa?

 

doc 40 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 883Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010 - Trần Võ Trung Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
NGÀY
MÔN
TIẾT
BÀI
Thứ 2
30.08
Chào cờ
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Kể chuyện
3
11
5
3
Giữ lời hứa.
Ôn tập về hình học
Chiếc áo len
Chiếc áo len
Thứ 3
31.08
Thể dục
Chính tả
Toán
TNXH 
Thủ công
5
12
5
3
Nghe – viết: Chiếc áo len
Ôn tập về giải toán
Bệnh lao phổi
Gấp con ếch.
Thứ 4
01.09
Tập đọc
Toán
LTVC
Mĩ thuật
6
13
3
Quạt cho bà ngủ
Xem đồng hồ
So sánh. Dấu chấm.
Thứ 5
02.09
Thể dục
Toán
Tập viết
TNXH
14
3
6
Xem đồng hồ (tiếp theo)
Ôn chữ hoa B
Máu và cơ quan tuần hoàn
Thứ 6
03.09
Tập làm văn
Toán
Chính tả
Hát
HĐTT
3
15
6
Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn.
Luyện tập
Tập chép: Chị em
Thứ hai ngày 30 tháng 08 năm 2010
Chào cờ
ĐẠO ĐỨC
Tiết 3: GIỮ LỜI HỨA
Mục tiêu:
Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa.
Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
(Nêu được thế nào là giữ lời hứa. Hiểu được ý nghĩa của việc biết giữ lời hứa).
Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ: Chiếc vòng bạc.
4 phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, biểu dương.
- 3 em đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay chúng ta học bài: Giữ lời hứa.
b) Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc”
- Bài trước, thầy và các em đã thấy được tình yêu bao la của Bác đối với thiếu nhi và sự kính yêu của thiếu nhi đối với Bác. Ngày hôm nay, qua câu chuyện “Chiếc vòng bạc”, các em sẽ còn thấy những tính cách đáng kính khác nữa ở Bác Hồ – vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta.
- Thầy kể chuyện “Chiếc vòng bạc”.
- Cả lớp nghe.
- 1, 2 HS đọc (kể) lại truyện.
- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận.
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa. Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Khi gặp lại em bé sau hai năm đi xa, Bác vẫn nhớ và trao cho em chiếc vòng bạc. Việc làm đó thể hiện Bác là người đã giữ đúng lời hứa.
+ Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
+ Em bé và mọi người rất xúc động trước việc làm đó của Bác.
+ Em rút ra được bài học gì qua câu truyện?
+ Qua câu truyện, em rút ra bài học: cần luôn luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.
- Đại diện các nhóm trả lời.
+ Thế nào là giữ lời hứa?
+ Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mà mình đã nói với người khác.
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh đánh giá, nhận xét như thế nào?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng, yêu quý, tin cậy.
* Kết luận:
- Tuy bận nhiều công việc, dù qua thời gian dài nhưng Bác Hồ vẫn không quên lời hứa với em bé. Việc làm đó của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
- Câu chuyện trên cho chúng ta thấy: cần phải giữ đúng lời hứa của mình. Giữ lời hứa tức là thực hiện đúng những điều mình đã nói hay đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và yêu mến.
c) Hoạt động 2: Nhận xét tình huống
- Phát cho mỗi nhóm 1 phiếu giao việc.
- Chia lớp thành 4 nhóm.
+ Theo em việc làm (hành động) của các bạn trong mỗi tình huống sau là đúng hay sai? Vì sao?
1. Minh hẹn 8 giờ tối sang giúp Nam học bài. Khi Minh vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi chiếu phim hoạt hình rất hay. Minh ngồi lại xem hết phim rồi mới sang nhà Nam làm Nam phải đợi đến 8 rưỡi.
+ Hành động (việc làm) của Minh là sai. Minh hẹn sang nhà Nam nhưng cần phải sang đúng giờ để Nam khỏi phải đợi, mất thời gian.
2. Thanh mượn vở của bạn về chép bài và hứa ngày mai mang trả. Sáng hôm sau vì vội đi học nên Thanh đã quên vở của bạn ở nhà.
+ Thanh làm thế là không đúng. Bạn của Thanh sẽ không có vở để chép bài. Việc làm của Thanh đã ảnh hưởng đến việc học tập của bạn.
3. Lan hẹn bạn sang nhà để cùng làm bài thủ công nhưng Lan lại bị đau bụng. Lan gọi điện thoại đến nhà bạn nói rõ lí do và xin lỗi bạn.
+ Lan làm như thế là đúng. Biết mình không thể làm được. Lan đã chủ động gọi điện xin lỗi và báo cho bạn để bạn không phải đợi chờ mất thời gian.
4. Linh hứa rủ các bạn đến nhà mình chơi vào sáng Chủ nhật. Sáng hôm đó, anh họ Linh đến chơi và rủ Linh đi công viên. Linh quên mất lời hứa của mình với các bạn. Các bạn đến nhà nhưng không gặp Linh.
+ Linh làm thế là chưa đúng bởi vì khi các bạn đến chơi không gặp Linh, các bạn có thể bực mình vì như vậy là nhỡ công nhỡ việc và mất thời gian vô ích.
- Nhận xét, kết luận về câu trả lời của các nhóm.
+ Giữ lời hứa thể hiện điều gì?
+ Giữ lời hứa thể hiện sự lịch sử, tôn trong người khác và tôn trọng chính mình.
+ Khi không thực hiện được lời hứa, ta cần phải làm gì?
+ Khi không thực hiện được lời hứa, cần xin lỗi và báo sớm cho người đó.
* Kết luận:
- Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa thể hiện sự tự trọng (tự tôn trọng chính bản thân mình) và tôn trọng người khác.
- Khi vì một lí do nào đó mà không thực hiện được lời hứa, cần phải nói rõ lí do và xin lỗi họ càng sớm càng tốt.
d) Hoạt động 3: Tự liên hệ bản thân.
- 3, 4 HS tự liên hệ bản thân và kể lại câu chuyện, việc làm của mình.
+ Em đã hứa với ai, điều gì?
+ Kết quả của lời hứa đó thế nào?
+ Thái độ của người đó ra sao?
+ Em nghĩ gì về việc làm của mình?
- Nhận xét, tuyên dương những em đã biết giữ đúng lời hứa, nhắc nhở những em còn chưa biết giữ đúng lời hứa.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện nói về việc giữ lời hứa; chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN
Tiết 11: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
Mục tiêu:
Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
Củng cố về nhận dạng hình tứ giác, hình tam giác qua bài vẽ hình.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thầy giáo cho bài.
- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
- 2 HS làm bài trên bảng.
45 : 5 = 9
30 : 5 = 6
40 : 4 = 10
36 : 4 = 9
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Tiết học này các em sẽ được ôn tập, củng cố về hình học
- Thầy giáo ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn ôn tập:
­ Bài 1:
- HS đọc yêu cầu phần a)
+ Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
 + Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng tạo thành của đường gấp khúc đó.
+ Đường gấp khúc ABCD do mấy đoạn thẳng tạo thành. 
+ Đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng tạo thành.
+ Đó là những đoạn thẳng nào?
+ Đó là AB, BC, CD.
+ Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng?
+ Độ dài của đoạn thẳng AB là 34cm, BC là 12cm, CD là 40cm.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86cm
- HS đọc yêu cầu phần b)
+ Hãy nêu cách tính chu vi của một hình?
+ Chu vi của một hình chính là tổng độ dài các cạnh của hình đó.
+ Hình tam giác MNP có mấy cạnh?
+ Hình tam giác MNP có 3 cạnh.
+ Đó là những cạnh nào?
+ Đó là MN, NP, PM.
+ Hãy nêu độ dài của từng cạnh?
+ Độ dài của MN là 34cm, NP là 12cm, PM là 40cm.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài, cho điểm
Bài giải
Chu vi hình tam giác MNP là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86cm
­ Bài 2:
- HS đọc đề bài.
- HS nêu cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước rồi thực hành tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
- Chữa bài, cho điểm
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
Đáp số: 10cm
+ Có nhận xét gì về độ dài các cạnh AB và CD của hình chữ nhật ABCD?
+ Độ dài cạnh AB và CD bằng nhau và bằng 3cm.
+ Có nhận xét gì về độ dài của các cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD?
+ Độ dài cạnh AD và BC bằng nhau và bằng 2cm.
- Vậy trong hình chữ nhật có hai cặp cạnh bằng nhau.
­ Bài 3:
- HS quan sát hình và trả lời.
+ Có 5 hình vuông.
+ Có 6 hình tam giác.
­ Bài 4 (Khá, giỏi):
- Giúp HS xác định yêu cầu của đề.
- 2 HS lên bảng làm bài.
A
B
C
- 3 hình đó là: ABC, ABD, ADC. 
- Chữa bài, cho điểm.
A
B
M
C
D
- 2 tứ giác đó là:
ABCM, ABCD.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà luyện tập thêm về phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP ĐỌC
Tiết 5: CHIẾC ÁO LEN
Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện.
Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét – cho điểm.
- 2 HS đọc lại bài Cô giáo tí hon và trả lời câu hỏi.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- 1 HS đọc tên chủ điểm.
+ Em hiểu thế nào là Mái ấm?
+ HS tự do phát biểu ý kiến.
- Trong tuần 3, 4 chúng ta sẽ được học những bài tập đọc nói về những người thân yêu cùng sống dưới mái nhà ấm áp của mỗi người. Bài tập đọc mở đầu của chủ đề là Chiếc áo len.
b) Luyện đọc:
­Đọc mẫu:
- Thầy giáo đọc mẫu toàn bài.
- HS theo dõi
­Hướng dẫn luyện ... cơ quan tuần hoàn có cấu tạo như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua hoạt động 2.
c) Hoạt động 2: Cơ quan tuần hoàn.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
- 2 HS ngồi cạnh nhau thao luận.
* Quan sát hình 4, trang 15, SGK.
- HS quan sát.
+ Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
+ Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu.
+ Tim nằm ở vị trí nào trong lồng ngực.
+ Tim nằm ở lồng ngực phía bên trái.
+ Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người?
+ Mạch máu đi đến khắp nơi trong cơ thể: đầu, chân, tay, mình, các cơ quan nội tạng.
- Đại diện trả lời.
- Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu. Các mạch máu có thể đi đến tất cả mọi nơi trong cơ thể, vì thế nó có nhiệm vụ mang khí ô-xi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và chuyên chở các chất thải, khí các-bô-níc về thận và phổi để thải ra ngoài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà học thuộc nội dung bạn cần biết; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ sáu ngày 03 tháng 09 năm 2010
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Tiết 6: CHỊ EM
Mục tiêu:
- Chép và trình bày đúng bài CT.
Làm đúng bài BT về các từ chứa tiếng có vần ăc / oăc (BT2), (BT3) a / b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
Chuẩn bị:
Bảng phụ chép sẵn bài thơ Chị em.
Bài tập 2 viết sẵn trên 4 băng giấy, bút dạ.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài, cho điểm.
- 3 HS viết trên bảng lớp: thước kẻ, học vẽ, vẻ đẹp, thi đỗ,...
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Giờ chính tả này các em sẽ chép bài thơ Chị em và làm bài tập chính tả phân biệt ăc / oăc; tr / ch; thanh hỏi / thanh ngã.
b) Hướng dẫn viết chính tả: 
­ Tìm hiểu nội dung bài thơ:
- Thầy đọc bài thơ 1 lần.
- HS nghe, 2 HS đọc lại bài.
+ Người chị trong bài thơ làm những việc gì?
+ Chị trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét thềm, trông gà và ngủ cùng em.
­ Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào?
+ Thể thơ lục bát, dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ.
+ Cách trình bày bài thơ theo thể lục bát như thế nào?
+ Dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ viết lùi vào 1 ô.
+ Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
+ Các chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
­ Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu các từ khó: cái ngủ, trải chiếu, ngoan, hát ru, lim dim, luống rau,...
- 3 HS lên bảng viết.
­ Viết chính tả:
- Thầy theo dõi và sửa lỗi.
- HS nhìn bảng chép bài.
­ Soát lỗi:
- Thầy đọc lại bài.
- HS soát lại.
­ Chấm bài:
- Thu chấm 10 bài.
- HS nộp tập.
- Nhận xét bài viết của HS.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
­ Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Thầy đính 4 băng giấy ghi sẵn bài tập 2 lên bảng lớp.
- 4 HS lên bảng thi làm bài nhanh trên băng giấy.
- Nhận xét – chữa bài, cho điểm.
* Lời giải: đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
­ Bài 3:
* Gọi HS đọc yêu cầu phần a).
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
+ Trái nghĩa với riêng là từ gì?
+ Là chung.
+ Cùng nghĩa với leo là từ gì?
+ Là trèo.
+ Vật đựng nước để rửa mặt, rửa tay, rửa rau,là gì?
+ Là chậu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS làm bài.
+ Lời giải: mở – bể – dỗi.
* Tiến hành tương tự phần a).
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TOÁN
Tiết 15: LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút).
Biết xác định , của một nhóm đồ vật.
Biết so sánh giá trị của hai biểu thức đơn giản.
Chuẩn bị:
- Hình vẽ đồng hồ bài 1, hình vẽ bài 3. Hình vẽ trong bài tập 2.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập của tiết trước.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại cách xem đồng hồ qua phần luyện tập.
- Thầy giáo ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn luyện tập:
­ Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Chữa bài – cho điểm.
- HS làm vào vở.
Đồng hồ A:
B:
C:
D:
6 giờ 15’.
2 giờ 30’.
9 giờ kém 5’.
8 giờ.
- Vài HS nêu giờ của mỗi đồng hồ.
­ Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc tóm tắt, sau đó dựa vào tóm tắt để đọc thành đề toán.
- HS: Mỗi chiếc thuyền chở được 5 người. Hỏi 4 chiếc thuyền như vậy chở được tất cả bao nhiêu người?
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài – cho điểm.
Bài giải.
Bốn thuyền chở được số người là.
5 x 4 = 20 (người)
Đáp số: 20 người.
­ Bài 3:
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ phần a)
- HS quan sát.
+ Hình nào đã khoanh vào một phần ba số quả cam? Vì sao?
+ Hình 1 đã khoanh vào một phần ba số quả cam. Vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam, hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam.
+ Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số quả cam? Vì sao?
+ Hình 2 đã khoanh vào một phần bốn số quả cam, vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần được 3 quả cam, hình b đã khoanh vào 3 quả cam.
- Yêu cầu HS tự làm phần b)
- HS tự làm.
­ Bài 4 (khá, giỏi):
- Viết lên bảng 4 x 74 x 6.
+ Điền dấu gì vào chỗ trống, vì sao?
+ Điền dấu lớn hơn (>) vào chỗ trống, 4 x 7 = 28, 4 x 6 = 24 mà 28 > 24.
- 3 HS lên bảng làm bài.
+ Có bạn HS nói, không cần tính tích 4 x 7 và 4 x 6 cũng có thể điền ngay dấu >, em hãy suy nghĩ xem bạn đó nói đúng hay sai và vì sao?
+ Bạn HS đó nói đúng vì 4 x 7 và 4 x 6 cùng có một thừa số là 4, thừa số còn lại là 7 và 6 mà 7 > 6 nên 4 x 7 > 4 x 6.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để giải thích cho các phần còn lại.
+ 4 x 5 = 5 x 4 vì khi đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
+ 16 : 4 2 nên 16 : 4 < 16 : 2.
- Chữa bài – cho điểm
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà luyện tập thêm; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP LÀM VĂN
Tiết 3: KỂ VỀ GIA ĐÌNH. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
Mục tiêu:
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với người bạn mới quen theo gợi ý (BT1).
Biết viết đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (BT 2).
Chuẩn bị:
Mẫu đơn xin nghỉ học (photo cho mỗi HS 1 bản hoặc viết sẵn trên bảng phụ).
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trả bài tập làm văn tuần 2: Viết đơn xin vào Đội.
- Nhận xét – tuyên dương
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường được tiếp xúc, làm quen với những người bạn mới. Khi đó, chúng ta không những tự giới thiệu về bản thân mình mà còn có thể giới thiệu về gia đình mình với bạn. Bài học tập làm văn hôm nay giúp các em biết cách giới thiệu một cách đơn giản về gia đình mình. Sau đó, chúng ta sẽ tập viết đơn xin nghỉ học theo mẫu.
b) Hướng dẫn giới thiệu về gia đình:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1.
- 1 HS đọc.
* Khi kể về gia đình với một người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu một cách khái quát nhất về gia đình. Vì là kể với bạn, nên khi kể em có thể xưng hô là tôi, tớ, mình, Ví dụ:
+ Gia đình em có mấy người, đó là những ai?
+ Công việc của mỗi người trong gia đình là gì?
+ Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào?
+ Bố mẹ em thường làm việc gì?
+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
- Làm việc theo nhóm.
- Theo dõi và hướng dẫn HS kể thành câu.
- Một số HS trình bày.
c) Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ học:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- 1 HS đọc.
- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn.
- HS đọc mẫu đơn.
+ Đơn xin nghỉ học gồm những nội dung gì?
+ Đơn xin nghỉ học có các nội dung:
* Quốc hiệu và tiêu ngữ.
* Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
* Tên đơn: Đơn xin phép nghỉ học
* Tên của người nhận đơn.
* Người viết đơn tự giới thiệu tên, lớp.
* Nêu lí do viết đơn.
* Nêu lí do xin phép nghỉ học.
* Lời hứa của người viết đơn.
* Ý kiến và chữ kí của gia đình HS.
* Chữ kí và họ tên người viết đơn.
- Gọi 1 đến 2 HS làm miệng trước lớp.
- 1, 2 HS trình bày.
- Nhận xét bài miệng của 2 HS.
- Chấm điểm một số HS, số còn lại thu để chấm sau.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS viết đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu kể về gia đình em và ghi nhớ mẫu đơn xin phép nghỉ học; Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
I – SƠ KẾT TUẦN:
 + Nhận xét tuần qua: Học sinh đi học đúng giờ, chuyên cần .Trong giờ học tham gia phát biểu xây dựng bài tốt như em:
+ Tham gia đầy đủ các công tác đội.
 + Thực hiện tốt hồi trống vì môi trường xanh sạch đẹp.
 + Truy bài đầu giờ tốt.
II – NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI: 
1. Ưu điểm:
+ Lớp trật tự trong giờ học 
+ Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ:
+ Ghi chép bài và làm bài đầy đủ.
+ Tham gia tích cực mọi hoạt động của trường, của lớp 
2. Tồn tại:
+ Vẫn còn vài em chưa nghiêm túc trong giờ học như em: 
+ Còn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học như em:
+ Chưa tự giác vệ sinh sân trường như em:
III – BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
- Thường xuyên nhắc nhở, những em vi phạm viết kiểm điểm 
- Lớp phó lao động kĩ luật phân công các tổ tham gia lao động.
IV – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN:
Phân công trực cầu thang 
Nhắc nhở HS tham gia học bồi dưỡng đều 
Kiểm tra sách vở của em:
Kiểm tra vệ sinh cá nhân: móng tay, áo quần Cả lớp.
V – BÀI HÁT:
Hát các bài hát của đội 
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 3.doc