Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Tô

Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Tô

I.MỤC TIÊU:

A.Tập đọc:

 *Luyện đọc đúng: lạnh buốt, lất phất.Biết nghỉ hơi sau dấu chấm,daúu phẩy,giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 * Hiểu nghĩa các từ khó: Bối rối, thì thào. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau

. *Giáo dục học sinh: Phải biết thương yêu, quan tâmn đến mọi thành viên trong gia đình.

B.Kể chuyện:

 - HS kể lại được từng đoạn câu chuyệndựa theo các ý

 -HS khá giỏi biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan.

*-Có khả năng chăm chú theo dõi bạn kể chuyện .

 -Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :GV: Tranh minh hoa.

 - Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện “ Chiếc áo len ”.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1.Ổn định : Hát.

2.Bài cũ: Cô giáo tí hon.

 -1HS:.Cử chỉ nào của “ Cô giáo ” Bé làm em thích thú?

 -1HS. Nêu những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám “ học trò”?

 

doc 35 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Tô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 
 Thứ hai ngµy 30 tháng 8 năm 2010
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN 
Tiết5-6 CHIẾC ÁO LEN
I.MỤC TIÊU:
A.Tập đọc:
 *Luyện đọc đúng: lạnh buốt, lất phất...Biết nghỉ hơi sau dấu chấm,daúu phẩy,giữa các cụm từ. Đọc trôi chảy toàn bàiø. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 * Hiểu nghĩa các từ khó: Bối rối, thì thào. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau
. *Giáo dục học sinh: Phải biết thương yêu, quan tâmn đến mọi thành viên trong gia đình.
B.Kể chuyện:
 - HS kể lại được từng đoạn câu chuyệndựa theo các ý
 -HS khá giỏi biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan.
*-Có khả năng chăm chú theo dõi bạn kể chuyện .
 -Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :GV: Tranh minh hoa.
 - Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện “ Chiếc áo len ”..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định : Hát.
2.Bài cũ: Cô giáo tí hon.
 -1HS:.Cử chỉ nào của “ Cô giáo ” Bé làm em thích thú?
 -1HS. Nêu những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám “ học trò”? 
3.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đầu bài
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐBT
12’
12’
12’
17’
Hoạt động 1: Luyện đọc:
-GV đọc mẫu lần 1.
-Gọi HS đọc.
-Yêu cầu đọc thầm.
+. Câu chuyện có mấy nhân vật?. 
-Yêu cầu HS đọc từng đoạn (Gồm 4 đoạn). Kết hợp giảng nghĩa từ.
-Giáo viên theo dõi sửa sai.
*Giảng từ: Bối rối, thì thào.
-GV theo dõi, hướng dẫn phát âm từ khó.
-Hướng dẫn đọc đoạn trong nhóm.
-Yêu cầu các nhóm đọc giao lưu.
-GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu 1 em đọc đoạn 1
+ Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào?
-Yêu cầu đọc đoạn 2 và 3. 
+. Vì sao Lan dỗi mẹ?
+. Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
-Yêu cầu đọc 1 em đoạn 4.
+. Vì sao Lan ân hận ?
+. Các em có khi nào đòi cha mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không?
+. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
-GV rút nội dung chính, ghi bảng.
Nội dung chính : Câu chuyện khuyện anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
TIẾT 2 Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
-GV treo bảng phụ đã ghi một số câu văn cần luyện đọc ngắt giọng đúng và yêu cầu các em tập đọc ngắt giọng. 
-GV nhận xét và nêu cách đọc đúng.
-Yêu cầu các nhóm thi đọc truyện theo vai.
-Tổ chức cho 3 nhóm đọc theo vai.
-GV nhận xét –tuyên dương.
Hoạt động 4: kể chuyện:
-GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK , kể từng đoạn của câu chuyện “ Chiếc áo len” theo lời kể của Lan.
-GV mời một số HS nối tiếp nhau nhìn gợi ý, nhập vai nhân vật Lan thi kể trước lớp các đoạn.
-GV nhận xét- tuyên dương.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc toàn bài và đọc phần chú giải.
-Lớp đọc thầm và tìm hiểu.
-Có 4 nhân vật: Mẹ, Lan, Tuấn, người dẫn chuyện.
-Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
-HS phát âm từ khó.
-HS đọc theo nhóm 4.
-Đại diện các nhóm đọc.
-HS theo dõi, nhận xét.
-1 HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm.
-Aùo màu vàng, có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm.
-1 HS đọc lớp đọc thầm.
-Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo len đắt tiền như vậy.
-Anh nói: “ mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho 
em Lan. Con không cần mua thêm áo vì con
khoẻ lắm. Nếu lạnh con sẽ mặc thêm
 nhiều áo cũ ở bên trong”.
1 HS đọc lớp đọc thầm theo.
-HS trả lời theo suy nghĩ: Vì Lan làm cho mẹ buồn; Vì Lan thấy mình ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình, không nghĩ đến anh; 
-HS trả lời.
-HS thảo luận nhóm bàn – Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhắc lại.
.-Học sinh theo dõi và thực hiện đọc theo yêu cầu.
-Hai đến ba em đọc lại đoạn đó.
-Đọc theo nhóm 4 (tự phân vai, người dẫn chuyện , Lan, Tuấn, mẹ).
-3 nhóm thi đọc truyện theo vai.
-Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất.
-HS lắng nghe.
- -Từng cặp học sinh tập kể.
-HS kể.
-Lớp nhận xét- bình chọn bạn kể tốt.
4.Củng cố –Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học.
TOÁN
Tiết11	ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I.MỤC TIÊU:
 - Học sinh ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
 -Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác hình tam giác qua bài” Đếm hình qua vẽ hình”.làm được các BT1,2,3.trong SGK
 -HS yêu thích học toán.
.II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:HS: Vở bài tập, bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng làm bài tập sau
30 : 5 + 138 = 20 x 3 : 6 = 
*Giải bài toán theo tóm tắt sau: 1 bàn : 4 học sinh
 6 bàn:  học sinh?	 
-Nhận xét – sửa sai	
3.Bài mới: Giới thiệu bài- Ghi đầu bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐBT
26’
10’
8’
8’
6’
 Hoạt động 1: Củng cố tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác.
Bài 1:
a) Yêu cầu HS quan sát hình SGK.
+ Đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng?
+. Nêu độ dài của các đoạn thẳng?
+. Bài toán yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS giải vào vở.
-GV theo dõi HS làm bài.
-GV nhận xét- sửa chữa.
b) GV cho HS nhận biết độ dài các cạnh hình tam giác MNP.
-Yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh của hình tam giác MNP?
+. Bài toán yêu cầu gì?
-Yêu cầu HS tính vào vở.
-GV theo dõi HS làm bài.
-GV nhận xét- chấm bài cho HS.
*GV liên hệ câu a, với câu b,:
Hình tam giác MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín ( D trùng A).
Độ dài đường gấp khúc khép kín đó cũng là chu vi hình tam giác.
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề.
-Yêu cầu HS tìm hiểu đề, nêu yêu cầu.
-Bài toán yêu cầu gì?
-Yêu cầu các em tự làm bài theo yêu cầu đề bài.
-GV nhận xét, sửa chữa.
Bài 3: 
-Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu các nhóm tự đếm.
-Yêu cầu các nhóm trình bày.
Hoạt động 2: Trò chơi:
 Bài 4: Gọi 1 em nêu yêu cầu.
-GV tổ chức cho 2 nhóm thi vẽ thêm 1 đoạn thẳng để được:
a) Ba hình tam giác.
b) Hai hình tứ giác.
-GV theo dõi HS chơi.
-Nhận xét-tuyên dương nhóm thắng cuộc.
-HS quan sát.
-3 đoạn thẳng.
-H/S nêu: AB = 34 cm
BC = 12 cm
CD = 40 cm
-Tính độ dài đường gấp khúc ABCD?
-1 HS lên bảng làm - cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 ( cm)
 Đáp số : 86 cm
-HS quan sát
-HS trả lời: MN= 34 cm
 NP = 12 cm
 MP = 40 cm
-Tính chu vi hình tam giác MNP.
-Cả lớp làm vào vở- 1 HS lên bảng làm:
Bài giải
Chu vi hình tam giác MNP là:
34+ 12 + 40 = 86 ( cm)
 Đáp số : 86 cm.
 -HS lắng nghe.
- 2 HS đọc đề- lớp đọc thầm.
-2 HS nêu yêu cầu.
 -Đo độ dài mỗi cạnh rồi tính chu vi hình chữ nhật ABCD.
-HS thực hành đo, đọc kết quả đo.
AB= 3 cm, BC =2 cm, DC = 3 cm,AD = 2m.
-1 HS tính miệng.
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 ( cm ).
 Đáp số : 10 cm.
- 2 HS đọc.
-Nhóm theo bàn tự đếm
-Đại diện nhóm trình bày, lớp theo dõi, nhận xét.
+Có 5 hình vuông ( 4 hình vuông nhỏ và 1 hình to).
+6 hình tam giác ( 4 hình tam giác nhỏ, 2 hình tam giác to).
-H/S thực hiện.
-Các nhóm thực hiện.
-Lớp theo dõi- nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò: 
 -Yêu cầu học sinh nhắc lại những kiến thức vừa học. 
 -Nhận xét tiết học.
TẬP VIẾT
 TIẾT 3 ÔN CHỮ HOA B
I/Mục tiêu :-Viết đúng chữ hoa. B (1dòng ), H,T(1dòng ),Viết đúng tên riêng Bố Hạ ( 1dòng ) , câu ứng dụng bằng chữ cỡ nho (1 lần )û.
 -Viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
 -Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết, trình bày bài sạch đẹp.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:GV: Mẫu chữ viết hao B, tên riêng “ Bĩ Hoa” và câu tục ngữ.
 HS:: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động dạy- học:
1/ Bài cũ: GV kiểm tra bài viết trong vở bài tập ..
3/Bài mới: Giới thiệu bài:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐBT
8’
22’
4’
Hoạt động 1: HD viết trên bảng con.
a)Luyện viết chữ hoa:
-GV dán tên riêng Bố Hạ.
H.Tìm các chữ hoa có trong bài ?
-GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
-YC HS viết bảng.
-GV nhận xét-sửa chữa 
b) HS viết từ ứng dụng ( tên riêng).
*Giảng từ: Bố Hạ là tên một xã ở Huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang, nơi có giống cam ngon nổi tiếng.
-YC HS tập viết từ ứng dụng .
-GV nhận xét- sửa chữa.
c) Luyện viết câu ứng dụng:
-GV dán câu ứng dụng lên bảng kết hợp giảng nội dung.
+ Trong câu ứng dụng, chữ nào được viết hoa?
-YC HS viết chữ Bầu, Tuy.
-GV nhận xét.
Hoạt động 2: HD viết vào vở:
-Nêu yêu cầu.
*Viết chữ: B: 1 dòng cỡ nhỏ.
*Viết các chữ H,T: 1 dòng cỡ nhỏ.
*Viết tên riêng: Bố Hạ: 2 dòng
*Viết câu tục ngữ: 2 lần.
-Nhắc nhở tư thế ngồi, cách viết, trình bày.
-GV theo dõi, uốn nắn.
Hoạt động 3: Chấm, chữa bài.
-GV chấm 5-7 bài, nhận xét cho HS xem 1 số bài viết đẹp.
-HS quan sát.
-( B,H,T ).
-HS quan sát
-HS tập viết từng chữ trên bảng con.
-2 HS lên bảng viết.
HS đọc từ ứng dụng : Bố Hạ.
-HS tập viết tên riêng trên bảng con-1 HS viết trên bảng lớp.
-GV đọc câu ứng dụng.
-Bầu, Tuy.
-HS tập viết trên bảng con, các chữ: Bầu, Tuy.
-HS lắng nghe.
-HS biết bài vào vở.
-HS theo dõi-rút kinh nghiệm.
4/ Củng cố: -Nhận xét tiết học-biểu dương HS viết đẹp.
 5/ Dặn dò: Hoàn thành bài viết còn lại; học thuộc câu ứng dụng.
 Thứ ba ngày 31 tháng 8 năm2010
Chính tả:( Nghe- viết)
	Tiết 5 ... i 3 HS lên đọc lại đơn xin vào đội TNTP-HCM.
2/ Bài mới: GTB, ghi đề, 1 HS nhắc lại.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐBT
12’
20’
Hoạt động 1: HD làm bài tập.
Bài 1: yêu cầu đọc đề.
-Nêu YC của đề.
Kể về gia đình mình cho một người bạn mới ( mới đến lớp, mới quen). Các em chỉ cần nói 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em.
-YC kể về gia đình theo nhóm.
-Mời đại diện mỗi nhóm thi kể.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: -Yêu cầu HS đọc đề.
-Nêu YC của đề.
-Yêu cầu HS đọc mẫu đơn.
-Yêu cầu HS nói về trình tự của lá đơn .
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+Địa điểm và ngày, tháng, năm viết đơn.
+Tên của đơn.
+Tên của người nhận đơn.
+Họ tên người viết đơn, người viết là HS lớp nào.
+Lý do viết đơn.
+Lý do nghỉ học.
+Lời hứa của người viết đơn.
+Ý kiến và chữ ký của gia đình HS.
+Chữ ký của HS.
-YC HS làm miệng bài tập.
-GV nhận xét- sửa chữa.
Hoạt động 2: HS làm bài.
-HD viết đơn vào giấy (Quốc hiệu và tên của đơn không cần viết chữ in).
-Yêu cầu HS hoàn thành.
-GV kiểm tra, chấm bài một số em.
( 5-7 bài), nhận xét.
-1 HS đọc lớp đọc thầm.
-2 HS nêu.
-HS lắng nghe.
-HS kể nhóm theo bàn
-Đại diện các nhóm thi kể.
-HS theo dõi,nhận xét bình chọn bạn kể tốt.
-1 HS đọc- lớp theo dõi.
-1 HS nêu .
-2 HS đọc.
-HS nói trình tự, lớp theo dõi bổ sung.
-3 HS làm miệng , lớp theo dõi, nhận xét.
HS lắng nghe.
-HD viết đơn ra giấy rời.
-HS hoàn thành bài.
-HS lắng nghe.
4/ Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học,yêu cầu HS ghi nhớ mẫu để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần.
*****************************************************
TOÁN
TIẾT15	LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
 -Biếtá cách xem giờ (chính xác đến 5 phút), Biết xác định1/2; 1/3 của một nhóm đồ vật , củng cố phép nhân, bảng so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải bài toán có lời văn.
 -HS làm được các bài tập1,2,3 trong SGK
 -Rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng tính toán đúng, chính xác cho HS.
 -HS yêu thích môn học.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: mặt đồng hồ bằng bìa+ các tranh của bài 3 phóng to.
HS: Có SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG :
1/ Ôån định : Hát.
2/KTBài cũ: Gọi 3 em lên bảng tự quay đồng hồ thời điểm em thức dậy ( 6 giờ 5 phút ), đánh răng ( 6 giờ 30 phút )- đến trường ( 7 giờ kém 15 phút).
-GV nhận xét- ghi điểm.
3/ Bài mới: GT bài- ghi đề- 1 em nhắc lại.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐBT
8’
24’
*Hoạt động 1: HD quan sát –nhận xét.
+Bài tập 1:
-HD quan sát hình ảnh SGK trả lời.
+ Hình ảnh 4 chỉ mấy giờ? (6 giờ 15 phút)
+. Hình ảnh B chỉ mấy giờ? ( 2 giờ 30 phút).
+Hình ảnh C chgỉ mấy giờ? ( 9 giờ)
+. Hình ảnh D chỉ mấy giờ ? ( 8 giờ).
-GV chốt ý đúng.
*Hoạt động 2: Thựchành.
-Bài tập 2: 
-Yêu cầu HS đọc đề và YC đề bài.
-HD làm bài.
*Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Có : 4 thuyền.
Mỗi thuyền : 5 người.
Tất cả :.người?
BÀI GIẢI
 Số người có tất cả là:
 4 ´ 5 = 20 (người)
 Đáp số : 20 người.
- HS sửa bài - Nhận xét- đánh giá.
*Bài tập 3/17:
-HD quan sát trả lời câu a, b trong các hình của bài tập.
+Đã khoanh vào số quả cam trong hình nào?(Hình 1)
+. Trong hình 2 đã khoanh vào một phần mấy quả cam? ( .)
+. Đã khoanh vào số bông hoa trong hình nào?( hình 3 và hình 4).
-GV nhận xét- tuyên dương.
+Bài tập 4/17 
Trò chơi điền dấu >, < , =
-HD cách chơi: Chia nhóm, điền tiếp sức vào 3 bài tập sau, nhóm nào điền đúng kết quả, đúng thời gian, viết đẹp đẽ sẽ thắng , GV cử giám khảo.
4 ´ 7 > 4 ´ 6 4 ´ 7 > 4 x 6
4 ´ 5 = 5 ´ 4 4 ´ 5 = 5 ´ 4
16 : 4 < 16 : 2 16 : 4 < 16 : 2 
-GV nhận xét chung- tuyên dương
-Cả lớp quan sát trả lời
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-1 em đọc, 1 em nêu yêu cầu.
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-HS đổi vở sửa bài
-HS quan sát trả bài.
-HS trả lời.
-HS trả lời.
-Lớp bổ sung, nhận xét.
-HS lắng nghe.
-Chia 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 3 em.
2 bạn làm giám khảo.
-Lớp nhận xét, giám khảo đánh giá.
4/ Củng cố- dặn dò:
-Về nhà tập xem đồng hồ, luyện đọc bảng nhân, chia.
-GV nhận xét giờ học.
*************************************************************
LUYỆN TỪ-CÂU
TIÊT 3	SO SÁNH –DẤU CHẤM
I/ Mục tiêu:
 -HS nắm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn, nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó.
 -Luyện về dấu chấm. Điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm.
 -Các em biết so sánh những hình ảnh trong các bài thơ, văn và dùng dấu chấm thành thạo, đúng.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: +Bốn băng giấy , ghi 4 ý bài tập 1.
	+ bảng phụ viết nội dung bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy hoc:
 1/Ổn định: hát
 2/ Bài cũ: Gọi 3 em đọc bài làm bài tập 3 tiết trước 
 GV nhận xét và ghi điểm.
3/ Bài mới: GT bài, Ghi đề, 1 em nhắc lại đề bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐBT
18’
12’
*Hoạt động 1: Nhận biết các từ chỉ sự so sánh.
-YC đọc đề bài và yêu cầu bài.
-HD trao đổi theo nhóm từng câu thơ.
-GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm.
-GV chốt ý đúng và nhận xét chung.
+Câu a: Mắt hiền sáng tựa vì sao.
+Câu b: Hoa xao xuyến nở như mây từng chùm.
+Câu c: Trời là cái tủ ướp lạnh/ trời là cái bếp lò nung.
+Câu d: Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
-YC nêu Yêu cầu của bài2
-HD làm bài.
--GV chốt ý đúng, nhận xét, tuyên dương.
+Lời giải đúng: Tựa-như-là-là-là.
*Hoạt động 3/ Luyện về dấu chấm.
-GV yêu cầu đọc đề, nêu YC đề bài3
GV: Nhắc cho HS nhớ được mỗi câu phải nói trọn ý và nhớ viết hoa đầu câu.
-Yêu cầu HS làm vở.
-GV và HS chốt ý đúng- nhận xét.
-2 em đọc đề, 1 em nêu yêu cầu bài.
-Trao đổi nhóm 2 em.
-Các nhóm hoạt động.
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ
-HS lắng nghe.
-2 em nêu YC.
-Cả lớp làm vào giấy nháp, 1 em lên bảng.
-Lớp phát biểu và bổ sung bài làm.
-1 em đọc và nêu YC.
-HS lắng nghe.
-HS đọc kỹ đề làm bài - 1 em lên bảng làm.
-HS sửa bài tập.
4/ Củng cố:-Gọi 3 em nhắc lại những hình ảnh SS, từ chỉ sự so sánh, ôn luyện thêm về dấu chấm.
5/Dặn doØ: xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
THỦ CÔNG
Tiết 3 GẤP CON ẾCH.
I.MỤC TIÊU:-HS biết cách gấp con ếch.-Gấp được con ếch đúng quy trình kỹ thuật.
-Hứng thú với giờ học gấp hình ;Biết giữ vệ sinh chung.
IIĐỒ DÙNG DẠY HỌC:GV:-Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu có kích thước đủ lớn để HS quan sát. 
 -Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1 Ổn định. Nề nếp.
 2 Bài cũ: Kiểm tra dùng học tập của HS.
 3 Bài mới: Giới thiệu bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐBT
8’
22’
* Hoạt động 1:Quan sát mẫu vật.
- Giáo viên treo mẫu đã gấp sẵn lên bảng.
H. Nhận xét về hình mẫu trên bảng?
H.Con ếch được làm bằng gì?
Chốt ý:Con ếch gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần chân. Phần đầu có 2 mắt , nhọn dần về phía trước. Phần thân phình rộng dần về phía sau. Hai chân trướùc và hai chân sau ở phía dưới thân.
-Ếch là món ăn ngon và bổ, ếch còn bắt sâu bọ
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác mẫu
- Giáo viên vừa làm mẫu vừa nêu cách làm.
-Treo quy trình gấp con ếch ( có hình vẽ minh hoạ)
- GV vừa gấp vừa chỉ vào hình vẽ. 
-Gọi 1 em lên bảng thực hiện các bước gấp con ếch.
-GV theo dõi và hổ trợ thêm
- YC cả lớp thực hành gấp .
-HD các em trang trí sản phẩm.
-Nhận xét sản phẩm của HS.
HS quan sát – nhận xét.
Nhiều ý kiến trả lời.
 -Làm bằng giấy màu.
-HS quan sát, theo dõi.
-HS quan sát
-HS quan sát, theo dõi.
- HS lên bảng làm, cả lớp quan sát.
-Cả lớp thực hành gấp theo các bước 
-HS trang trí theo suy nghĩ – ý thích
-HS trưng bày sản phẩm của mình.
4.Củng cố –Dặn dò:-Nhận xét sản phẩm của HS – Nhận xét về các bước gấp của các em và cách trang trí sản phẩm
 -Về nhà gấp con ếch thành thạo các bước đối với những em còn gấp lúng t
Hoạt động tập thể 
Tuần 3
I/ MỤC TIÊU:
-Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần.
-Vạch ra phương hướng tuần tới.
-Giao dục các em ngoan, có tinh thần kỷ luật trong giờ học tập, sinh hoạt.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
*Duy trì tiết hoạt động, tập thể cuối tuần.
*Lớp trưởng điều khiển.
*Các tổ tự nhận xét các mặt của tổ.
*GVCN nhận xét, đánh giá chung về các mặt .
1/ Về đạo đức: các em đều ngoan, lễ phép, biết vâng lời có nề nếp khá tốt. Bên cạnh vẫn còn 1 vài em hay nói chuyện riêng như :Trang Thanh, Vy, Khải.
2/ Về học tập: Phần lớn các em chậm, chữ cẩu thả, , xấu, trình bày chưa đúng, đẹp theo quy định. Bảng nhân, chia còn nhiều em chưa thuộc, cộng trừ có nhớ còn quá chậm, toán có lời văn rất nhiều em chưa làm được như:Hiếu, Phụng, Trung, KThông  Đọc còn yếu ½ lớp.
3/ các mặt khác: Tham gia khá đều, có nề nếp khá tốt nhưng sách vở còn bẩn, dụng cụ 1 số còn thiếu, đồng phục còn 2 em chưa có áo trắng.
4/ Phương hướng tuần tới:
_GD các em ngoan, lễ phép.
-Rèn luyện kỹ năngđọc, làm toán, thuộc bảng nhân , chia.
-Nhắc nhở giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
-Rèn chữ , giữ vở sạch , đẹp.
-Mua sắm đầy đủ dụng cụ học tập.
-Tiếp tục ổn định nề nếp của lớp.
--------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop3 tuan3.doc