Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Thiêm

Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Thiêm

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

 - Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, tứ giác.

-Củng cố về nhận dạng hình vuông, hình tứ giác,tam giác qua bài đếm hình-vẽ hình.

II : ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Giáo viên : SGK, SGV, VBT.

2. Học sinh : SGK, VBT.

III : HÌNH THỨC – PHƯƠNG PHÁP

1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân

2. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập thực hành.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A - BÀI CŨ:2 HS làm trên bảng: 4x7+222; 200x2:2. Học sinh –Giáo viên nhận xét

2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trực tiếp

*Thực hành:

Bài 1a) Tính độ dài đường gấp khúc:

 -Học sinh đọc đề bài. 1 học sinh khá nêu cách giải. Học sinh TB nhắc lại.

 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh khá). Cả lớp làm VBT.(ĐS:102cm).

 -Cả lớp nhận xét - GV chữa bài.

 Bài 1b) Tính chu vi hình tam giác:

 -Học sinh đọc đề bài. 1 học sinh khá nêu cách giải. Học sinh TB nhắc lại.

 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh TB). Cả lớp làm VBT.(ĐS:102cm).

Bài 2) Tính chu vi hình tứ giác:

 -Học sinh đọc đề bài. 1 học sinh khá nêu cách giải. Học sinh TB nhắc lại.

 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh TB). Cả lớp làm VBT.(ĐS:10cm).

Bài 3: Điền số vào chỗ trống.

 -Học sinh đọc đề bài. 1 học sinh khá nêu cách đếm hình.

 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh TB). Cả lớp làm VBT).

Bài 4:Vẽ hình

 -Học sinh đọc đề bài.

 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh khá). Cả lớp làm VBT

 -Cả lớp nhận xét - GV chữa bài.

 

doc 19 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Thiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn: 28/8/2010
Ngày dạy:Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Chào cờ 
======================== 
Toán 
 Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc, tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi hình tam giác, tứ giác.
-Củng cố về nhận dạng hình vuông, hình tứ giác,tam giác qua bài đếm hình-vẽ hình.
II : Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên : SGK, SGV, VBT.
2. Học sinh : SGK, VBT.
III : Hình thức – Phương pháp
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân
2. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
A - Bài cũ:2 HS làm trên bảng: 4x7+222; 200x2:2. Học sinh –Giáo viên nhận xét 
2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trực tiếp
*Thực hành:
Bài 1a) Tính độ dài đường gấp khúc:
 -Học sinh đọc đề bài. 1 học sinh khá nêu cách giải. Học sinh TB nhắc lại.
 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh khá). Cả lớp làm VBT.(ĐS:102cm).
 -Cả lớp nhận xét - GV chữa bài.
 Bài 1b) Tính chu vi hình tam giác:
 -Học sinh đọc đề bài. 1 học sinh khá nêu cách giải. Học sinh TB nhắc lại.
 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh TB). Cả lớp làm VBT.(ĐS:102cm).
Bài 2) Tính chu vi hình tứ giác:
 -Học sinh đọc đề bài. 1 học sinh khá nêu cách giải. Học sinh TB nhắc lại.
 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh TB). Cả lớp làm VBT.(ĐS:10cm).
Bài 3: Điền số vào chỗ trống.
 -Học sinh đọc đề bài. 1 học sinh khá nêu cách đếm hình.
 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh TB). Cả lớp làm VBT).
Bài 4:Vẽ hình
 -Học sinh đọc đề bài.
 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh khá). Cả lớp làm VBT 
 -Cả lớp nhận xét - GV chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: 
 -Nhận xét tiết học, giao bài về nhà, chuẩn bị bài tiết sau. 
Tập đọc – Kể chuyện:
Chiếc áo len
I. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
1.Rèn kn đọc thành tiếng: 
 -Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ: bối rối, phụng phịu, dỗi mẹ, ấm ơi là ấm...
 -Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ.
 -Biết đọc đúng giọng nhân vật, đọc phân biệt lời kể.
2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
 -Hiểu các từ ngữ mới: bối rối, thì thào.
 -Nắm được diễn biến của câu chuyện.
 -Nội dung bài :Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu,quan tâm đến nhau. 
B.Kể Chuyện
1. Rèn KN nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, học sinh biết nhập vaikể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của nhân vật Lan; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Lời kể tự nhiên, sinh động. 
2. Rèn KN nghe: Chăm chú nghe bạn kể;Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn;kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Giáo viên : - Tranh minh hoạ SGK. 
 - Bảng phụ viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện Chiếc áo len 
 Học sinh : SGK 
III. Hình thức – Phương pháp
 Hình thức : cả lớp , nhóm , cá nhân
 Phương pháp : Thảo luận , luyện tập thực hành, kể chuyện.
Tập đọc
A - Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh đọc bài: Cô giáo tí hon
B - Dạy bài mới: 
1 - Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu bài đọc bằng lời.
2 - Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài:
b. Giáo viên HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
 - Đọc câu: 
 +Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GVsửa lỗi phát âm.
 + Đọc đoạn : (4 đoạn)
 - Lượt 1: HD cách đọc câu, đoạn. ( HS : Khá - Giỏi nêu phương án đọc câu, đoạn như phần chuẩn bị đọc ; HS TB nhắclại. )
 - Lượt 2: GV kết hợp giải nghĩa từ cho học sinh (bối rối, thì thào.).Học sinh khá đặt câu với từ: bối rối.Học sinh TB đọc chú giải sau bài
 + Đọc nhóm : Học sinh đọc trong nhóm đôi.
 - 1HS giỏi đọc cả bài.
3 – Hướng Dẫn tìm hiểu bài:
 Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời các câu hỏi trong SGK
 +Đoạn 1: Trả lời câu hỏi 1 SGK: (áo màu vàng, có giây kéo ở giữa)
 Câu hỏi 2 SGK: (Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như thế.)
 Câu hỏi 3: (Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan.Con không)
 Câu hỏi 4 : ( Học sinh trao đổi nhóm sau đó phát biểu tự do.)
 Câu hỏi 5 : ( Học sinh tìm tên khác cho truyện. VD: Cô bé ngoan)
HDHS rút ra nội dung của bài: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu,quan tâm đến nhau. 
4 - Luyện đọc lại: 
 - Giáo viên đọc mẫu một đoạn, lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân vai nhóm 4.
 - HS thi đọc phân vai trước lớp.
 -Cả lớp- Giáo viên nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
1 - Nêu nhiệm vụ.
 - HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện. ( 2 - 3 HS : T. Bình)
 - Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể lại được từng đoạn câu chuyện Chiếc áo len theo lời của Lan. Lời kể tự nhiên, sinh động. .
2 - HD HS kể chuyện :
Giúp học sinh nắm được nhiệm vụ.
 -1Học sinh đọc đề bài và gợi ý( học sinh TB).Cả lớp đọc thầm
 -Giáo viên hướng dẫn 2 ý trong yêu cầu . 
Kể mẫu đoạn 1
 -Giáo viên mở bảng phụ đã viết gợi ý.
 -1Học sinh đọc 3 gợi ý trên bảng( học sinh TB).Cả lớp đọc thầm
 -1Học sinh nhìn bảng kể mẫu đoạn 1 theo lời Lan( Học sinh giỏi )
 c) Học sinh tập kể cho nhau nghe theo cặp.
 d) 4 học sinh thi kể trước lớp.
 - Cả lớp bình chọn học sinh kể hay.
C : Củng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau .
Tự nhiên – Xã hội :
Bệnh lao phổi
I.Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết:
 -Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi.
 -Nêu được những việc nên và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi.
 -Nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh về đường hô hấp để được đi khám vầ chữa trị kịp thời. 
 -Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi bị bệnh
II. Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên : -Các hình trong SGK trang 12,13
 2. Học sinh : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A . KT Bài cũ: 2học sinh - Nêu nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp ? Giáo viên - HS nhận xét.
B - Bài mới: Giới thiệu bài: trực tiếp.
1-HĐ1:Làm việc với SGK.
 *Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 -Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1,2,3, 4, 5trang 12 SGK; thảo luận.
 Bước2: Làm việc cả lớp
 -Đại diện mỗi nhóm TL một câu hỏi.Học sinh nhóm khác bổ sung.
 -Giáo viên kết luận.(SGK trang 29)
 2- HĐ 2. Thảo luận nhóm 
+ Cách tiến hành
 Bươc 1: Thảo luận nhóm 
 -Giáo viên yêu cầu các cặp quan sát các hình ở trang 13: chỉ và nói tên những việc nên và không nên làm để đề phòng bệnh lao phổi.
 Bước2: Làm việc cả lớp
Giáo viên yêu cầu đại diên mỗi nhóm lên trình bày.
 *Kết luận (SGV trang 29)
 Bước3: Liên hệ
 Học sinh liên hệ thực tế ở gia đình.
 *Kết luận (SGV trang 30)
3- HĐ 3. Đóng vai 
+Cách tiến hành
 Bươc 1: Nhận nhiệm vụ và chuẩn bị trong nhóm 
 -Giáo viên nêu tình huống, giao cho từng nhóm thảo luận.
 Bước2: Trình diễn.
Giáo viên yêu cầu đại diên mỗi nhóm lên trình bày.
 *Kết luận (SGV trang 31)
3 . Củng cố dặn dò:
 - HS nêu kiến thức toàn bài.
 - Nhận xét tiết học -giao bài về nhà . Chuẩn bị tiết sau.
Chính tả: (Nghe-viết) 
 Chiếc áo len
I. Mục đích yêu cầu:
 Rèn kĩ năng viết chính tả:Nghe- viết chính xác đoạn 4 của bài Chiếc áo len. 
Làm BT phân biệt tr/ch. 
 Ôn bảng chữ cái.Điền 9 chữ,tên và thuộc lòng tên chữ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Giáo viên : Bảng phụ viết 2 lần nội dung BT2.Giấy khổ to kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT3.
 Học sinh : VBT
iII . Hình thức – Phương pháp
 Hình thức: Đồng loạt, cá nhân
 Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập thực hành, quan sát. 
Iv. Các HĐ dạy học:
A - Bài cũ: 
 GV đọc , 2 học sinh viết bảng lớp , cả lớp viết bảng con: xào rau, sà xuống,xinh xẻo, ngày sinh.( học sinh TB). Giáo viên –Học sinh, nhận xét.
B - Bài mới :
1 - Giới thiệu bài :
2 - HD học sinh nghe- viết :
 a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
 - GV đọc 1 lần đoạn viết.
 - 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm. 
 - Giúp học sinh nắm nội dung đoạn viết.
 -Giúp học sinh nhận xét: Số câu, những chữ cần viết hoa , cách trình bày.
 - HS tập viết ra nháp những tiếng dễ viết sai.
 - 1 học sinh lên bảng viết từ khó.
 - Học sinh - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh 
 b. Đọc cho học sinh viết bài:
 -Giáo viên đọc thong thả mỗi câu 2,3 lần. Học sinh viết bài. Giáo viên theo dõi uốn nắn.
 c. Chấm, chữa bài.
 -Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề hoặc vào cuối bài.
 -Gv chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày
3 - HD HS làm bài tập.
 a. Bài tập 2a: - HS đọc yêu cầu bài tập.
 -GV mời 3 học sinh lên thi làm ( Học sinh khá). Cả lớp làm vào giấy nháp.
 -Cả lớp nhận xét, bổ sung. Học sinh đọc kết quả. GV sửa lỗi phát âm.
 -Cả lớp làm vào VBT.
 B . BT 3: -Giáo viên mở bảng phụ.
 Tập đọc : Quạt cho bà ngủ
I . Mục đích yêu cầu:
 + Rèn kn đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, chú ý đọc đúng các từ: chích choè, vẫy quạt, ngủ ngon
 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, giữa các khổ thơ.
 + Đọc- hiểu:
 -Hiểu các từ ngữ mới: thiu thiu .
-Nội dung và ý nghĩa : Tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.
 +Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Giáo viên : -Bảng phụ viết những khổ thơ cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy học:
A - Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc lại bài: “ Chiếc áo len” và trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
 - Giáo viên- học sinh nhận xét đánh giá.
B - Dạy bài mới: 
1 - Giới thiệu bài:
2 - Luyện đọc:
GV đọc mẫu toàn bài.
Gv hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
 - Đọc từng dòng thơ: Học sinh đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ - sửa lỗi phát âm các từ, tiếng khó mà học sinh phát âm sai.
 -Đọc từng khổ thơ: Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ.
 + Lần 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nhịp đúng trong các khổ thơ.
 + Lần 2: Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới:( thiu thiu)
 - Đọc nhóm: HS đọc theo nhóm 2 . HS sửa lỗi trong nhóm.
 - Cả lớp đọc đồng thanh cả bài .
3 – Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 -1HS đọc cả bài thơ, lớp đọc thầm trả lời câu hỏi SGK.
 Câu hỏi 1 SGK: (quạt cho bà ngủ).Giáo viên nhận xét bổ sung. 
 Câu hỏi 2 SGK: ( mọi vật đều im lặng) 
 Câu hỏi 3 SGK: ( bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới). 
 Câu hỏi 4 SGK: Học sinh trao đổi nhóm, TL.
 -Bài thơ nói lên điều gì? ( HS Khá, giỏi TL và rút ra ND); HS (TB, ) nhắc lại.
-ND: Tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.
4 - luyện đọc lại(HTL)
 - GV hướng dẫn đọc TL toàn bài (như phần luyện đọc).
 -1 học sinh đọc toàn bài ( Học sinh khá, giỏi ).
 - Học sinh thi đọc TL.
 - Cả lớp - GV nhận xét bình chọn cá nhân tốt nhất. 
5 - Củng cố, dặn dò:
 - HS nêu lại nội dung b ...  và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
 Cách tiến hành: - Giáo viên kể chuyện (SGV trang30).
 - Học sinh khá , giỏi kể hoặc đọc lại truyện 
 - Thảo luận cả lớp .GV và HS nhận xét kết luận (SGV trang 32)
2 - Xử lí tình huống : 
Mục tiêu: Học sinh biết được vì sao phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
Cách tiến hành: (tổ chức theo hình thức nhóm)
- Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét bổ sung - Giáo viên kết luận.( SGV trang 32) 
3: Tự liên hệ :
 - Học sinh biết đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân và thực tế trong lớp học ,
 - Giáo viên nêu yêu cầu HS tự liên hệ.
 - Giáo viên và HS nhận xét, bổ sung .
4 – Dặn dò :
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau. 
Chính tả : Tập chép: Chị em
I . Mục đích yêu cầu :
Rèn kĩ năng viết chính tả:
-Chép lại chính xác bài thơ lục bát Chị em (56 chữ).
-Làm đúng BT phân biệt tiếng có âm dễ lẫn tr/ ch.
II . Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên : + Bảng phụ viết nội dung bài thơ lục bát Chị em 
 + Bảng lớp viết 2 lần nội dung BT 2.
- Học sinh : VBT 
iII. Hình thức – Phương pháp :
 Hình thức : Đồng loạt, cá nhân
 Phương pháp : Đàm thoại, luyện tập thực hành , quan sát. 
Iv . Các HĐ dạy học :
A - Bài cũ: GV đọc,2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi, trung thực.( học sinh TB, khá). Gv –Học sinh, nhận xét.
B - Bài mới : Giới thiệu bài
1- Hướng dẫn học sinh tập chép:
a) Chuẩn bị:
 -GV đọc bài thơ viết trên bảng phụ- HS đọc lại.
 - Giúp học sinh nắm nội dung.
 -Giúp học sinh nhận xét: Số câu, những chữ cần viết hoa , cách trình bày.
 - Học sinh đọc thầm bài thơ và tự viết ra giấy nháp những chữ dễ viết sai.
 - 1 học sinh lên bảng viết từ khó.
 - Học sinh - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh 
 b) HS nhình SGK chép bài và soát lỗi.
 - GV theo giõi nhắc nhở HS.
 c) Chấm chữa một số bài và nhận xét.
2 – Hướnh dẫn HS làm BT :
 a) Bài 2:- HS đọc yêu câu của bài tập.
 - Học sinh tự làm bài vào vở bài tập. 3 học sinh lên bảng làm bài.
 - GV - HS nhận xét chốt lời giải.như SGV trang 86.
 b) Bài tập 3a:- HS đọc yêu cầu bài tập.
 -GV giúp học sinh hiểu nội dung BT
 -Mời 1 học sinh lên bảng làm mẫu. Cả lớp làm vào giấy nháp.
 - 1 học sinh đọc kết quả. GV sửa lỗi phát âm. 
 - GV - HS nhận xét chốt lời giải.như SGV trang 86.
 -Cả lớp chữa bài vào VBT.
3. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - giao bài về nhà 
Thứ năm ngày 9 tháng 9 năm 2010
 Toán : Xem đồng hồ ( tiếp theo)
I . Mục tiêu : Giúp HS:
 -Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1đến 12,rồi đọc theo 2 cách, VD: 8giờ 35 phút” hoặc “ 9 giờ kém 25 phút”.
 -Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các công việc hàng ngày của học sinh 
II. Đồ dùng dạy học : 
1.Giáo viên :
- Mặt đồng hồ bằng bìa ( có kim ngắn, kim dài, có ghi số, có các vạch chia giờ, chia phút.
-Đồng hồ để bàn( loại có kim ngắn, kim dài)
-Đồng hồ điện tử.
2. Học sinh : SGK, VBT.
III . Các hoạt động dạy học:
A - Bài cũ : 1 học sinh lên bảng đọc các thời điểm ở đồng hồ do giáo viên xoay. Giáo viên nhận xét. 
B - Bài mới : 
1 - Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2 - Hướng dẫn HS cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo 2 cách :
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ trong phần bài học nêu các thời điểm. Sau đó giáo viên hướng dẫn một cách đọc nữa.
3 - Luyện tập thực hành:
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
 - 1 học sinh nêu đồng hồ mẫu ( Học sinh TB).
 - HS làm bài cá nhân. Sau đó nêu miệng.
 - HS và GV nhận xét chữa bài.
Bài 2:- HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm.
 - Giáo viên cho học sinh thực hành trên mặt đồng hồ bằng bìa.
 -1 học sinh nêu mẫu ( Học sinh khá ).
 - HS làm bài theo cặp.
 - HS và GV nhận xét chữa bài.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài 3. Cả lớp đọc thầm.
 - Giáo viên cho học sinh chọn các mặt đồng hồ tương ứng.
 -3 học sinh lên bảng chữa bài ( Học sinh khá ).
 - HS làm bài CN và kiểm tra chéo.
 - HS và GV nhận xét, chữa bài.
 Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài 4. Cả lớp đọc thầm.
 - Học sinh tự quan sát và chọn mặt đồng hồ chỉ đúng giờ.
 - HS làm bài cá nhân. Học sinh nêu miệng.( Học sinh TB )
 - HS và GV nhận xét chữa bài.
4 - Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học - Giao bài về nhà - chuẩn bị bài sau.
Thể dục : tập hợp hàng ngang
I - mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, quay phải, quay trái. Yêu cầu HS thực hiện tương đối đúng kĩ thuật động tác.
- Học tập hợp hàng ngang. Yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối đúng.
* Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”. Yêu cầu HS tham gia chơi chủ động tích cực.
ii- địa điểm-phương tiện:	 
 + Sân tập vệ sinh an toàn sạch.	
 + Còi GV, kẻ sân trò chơi.
iii- phương pháp tổ chức dạy học:	
1 - Phần mỏ đầu :
- Giáo viên nhận lớp , học sinh khởi động
 + Xoay các khớp.
 + Giậm chân theo nhịp.
- GV cho HS ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, quay phải, quay trái.
2 – Phần cơ bản :
a- Học tập hợp hàng ngang.
- Khẩu lệnh “Thành ....n hàng ngang... tập hợp !”.
+ Động tác: Sau khẩu lệnh, chỉ huy đứng ngay ngắn, đưa tay trái sang ngang, bàn tay sấp. Tổ trưởng tổ 1 đứng sát vai phải vào ngón tay chỉ hướng của chỉ huy, tổ trưởng tôt 2, 3, 4 lần lượt đứng vào sau tổ trưởng tổ 1 tạo thành một đội hình hàng dọc, khoãng cách một cánh tay. Các thành viên của các tổ lần lượt tập hợp thứ tự từ thấp đến cao phỉa bên trái tổ trưởng, người nọ cách người kia một khuỷu tay chống hông. Sau khi sác định vị trí của mình HS bỏ tay xuống đứng nghiêm.
- GV yêu cầu HS khá giỏi làn mẫu lại động tác .
- GV – HS nhận xét bổ sung , HS TB , yéu nhắc lại .
b - Chơi trò chơi :“Tìm người chỉ huy”. 
(cách tổ chức nhu tiết5:
3 - Phần kết thúc :
 Học sinh thả lỏng cùng GV hệ thống và nhận xét bài học.
Tự nhiên – Xã hội : Máu và cơ quan tuần hoàn
I. Mục tiêu:
 Sau bài học , HS có khả năng:
 -Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu.
 -Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
 -Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. 
II. Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên: 
-Các hình SGK trang 14,15.
-Tiết lợn hoặc tiết gà, vịt đã chống đông, để lắng trong ống thuỷ tinh.
2. Học sinh : SGK
III. Các hoạt động dạy học :
A - Bài cũ: -Kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp. Giáo viên-Học sinh nhận xét .
B - Bài mới: Giới thiệu bài: trực tiếp.
1 - Quan sát và thảo luận.
 - Trình bày sơ lược về cấu tạo và chức năng của máu.
 - Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
2 - Cách tiến hành:
 -Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 - Học sinh quan sát hình 1, 2, 3 trang 14 và kết hợp quan sát ống máu đã chuẩn bị để thảo luận .
 -Bước 2:Làm việc cả lớp.
 -Giáo viên gọi đại diện 1 số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
 *Kết luận : (SGV trang 32).
3 - Làm việc với SGK
 *Cách tiến hành.
 -Bước 1: Làm việc theo cặp:
 - Học sinh quan sát hình 4 trang 15, lần lượt 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời .
 -Bước 2:Làm việc cả lớp.
 -Giáo viên gọi số cặp lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp.
 *Kết luận : (SGV trang 33).
4 - Chơi trò chơi Tiếp sức:
 *Cách tiến hành.
 -Bước 1: Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn học sinh cách chơi:(SGV trang 33)
 -Bước 2: - Tổ chức cho học sinh chơi.
 -Kết thúc trò chơi, Giáo viên nhận xét,kết luận tuyên dương đội thắng cuộc.
 *Kết luận: (SGV trang 33). 
B - Củng cố dặn dò:
 - HS nêu kiến thức toàn bài.
 - Nhận xét tiết học - giao bài về nhà . 
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Toán : 
 Luyện tập
I. Mục tiêu : Giúp HS:
 - Củng cố cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút). 
 - Củng cố phần bằng nhau của đơn vị.
 - Củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn.
II . Đồ dùng dạy học: 
 Giáo viên : SGV, SGK và một số đồ dùng dạy học cần thiết .
 Học sinh : SGK,VBT.
iII . Hình thức – Phương pháp :
 Hình thức : Đồng loạt, cá nhân
 Phương pháp : Đàm thoại, luyện tập thực hành, quan sát.
Iv . Các hoạt động dạy học :
A - Bài cũ : 1 học sinh làm BT3 - Giáo viên nhận xét.
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2 - Thực hành :
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
 - 1 học sinh TB, khá nêu đồng hồ mẫu , HS khác nhận xét bổ sung HS yếu nhắc lại
 - HS làm bài cá nhân và GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 2 , 3 : 
 - HS đọc yêu cầu bài . Cả lớp đọc thầm.
 - Học sinh khá giỏi nêu cách giải .GV và HS nhận xét - HS làm bài CN vào vở.
 - HS và GV nhận xét chữa bài
 Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài 4. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân. 
 - 3 học sinh Tb , khá lên bảng chữa bài -HS và GV nhận xét chữa bài. 
3 - Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm BT. 
Tập làm văn : 
 Kể về gia đình. điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen.
- Rèn kĩ năng viết: Biết viết được một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
II . Đồ dùng dạy học: 
 Giáo viên : SGV, SGK và đồ dùng dạy học cần thiết
 Học sinh : VBT, SGK,
III. Hình thức – Phương pháp
 Hình thức : Đồng loạt, cá nhân.
 Phương pháp : thảo luận, luyện tập thực hành ,quan sát.
IV. Các HĐ dạy học :
A - Bài cũ : Giáo viên KT vở 4-5 học sinh 
B - Bài mới : Giới thiệu bài trực tiếp.
1- HD HS làm bài tập: 
Bài tập1:
-1 HS đọc yêu cầu bài.
 -Gv giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài.
 -Học sinh kể về gia đình theo bàn. 
 -Đại diện mỗi nhóm thi kể. 
 -Giáo viên nhận xét đánh giá một số bài.
Bài tập 2:
 -1 HS đọc yêu cầu bài.
 -1 học sinh đọc mẫu đơn.Sau đó nói trình tự của lá đơn.
 -Vài học sinh nối tiếp nhau đọc đơn của mình .HS -giáo viên nhận xét. 
 -Học sinh viết vào VBT.Giáo viên kiểm tra, chấm 1 số bài .
2 - Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - giao bài về nhà
 - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài.
Sinh hoạt lớp
Tuần 3
I/ Mục tiêu :
- Đánh giá hoạt động tuần 3 của lớp .
- Triển khai hoạt động tuần 4 .
II/ Các hoạt động chủ yếu :
1/ Đánh giá hoạt động tuần 3 :
- Các tổ trưởng nêu kết quả theo dõi hoạt động của tổ .
- Lớp trưởng bổ xung về kết quả của từng tổ .
- HS phát biểu ý kiến .
- Bình chon tổ xuất sắc , cá nhân tiêu biểu .
- GV nhận xét và kết luận.
2/ Triển khai công tác tuần 4 :
GV triển khai một số hoạt động của nhà trường và công tác đội 
========================================================== 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 Tuan 3(5).doc