Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Trần Ngọc Tình

Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Trần Ngọc Tình

AN TOÀN GIAO THÔNG

HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG

I. MỤC TIÊU:

- HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt, những quy định của giao thông đường sắt.

- HS biết thực hiện quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.

- Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đá lên tàu khi tàu đang chạy.

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga, tàu hỏa.

- Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. Bài cũ

II. bài mới:

- Giới thiệu bài:

* Hoạt động 1: Đặc điểm giao thông đường sắt.

1) Để vận chuyển người, hàng hóa.

+ Ngoài các phương tiện ô tô, xe máy còn có loại phương tiện nào?

2) Tàu hỏa đi trên đường nào?

3) Thế nào là đường sắt?

- GV dùng tranh để giới thiệu đường sắt, nhà ga, tàu hỏa. GV giải thích.

* Hoạt động 2: Giới thiệu đường sắt ở nước ta.

- GV giới thiệu 6 đường sắt ở nước ta và cho 1 đến 2 em nhắc lại.

- GV: Đường sắt là phương tiện giao thông thuận tiện, chở được nhiều người, nhiều hàng hóa. Người đi tàu không mệt và có thể đi lại được trên tàu.

III. Củng cố - Dặn dò:

- GV chốt lại nội dung chính của bài học

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau

- HS lắng nghe

+ Tàu hỏa.

+ Đường sắt

+ Là loại đường dành riêng cho tàu hỏa có 2 thanh sắt nối dài, còn gọi là đường ray.

+ Hà Nội – Hải Phòng ; Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh ; Hà Nội – Lào Cai ; Hà Nội – Lạng Sơn ; Hà Nội – Thái Nguyên.

- HS thấy được nguy hiểm khi đi lại hoặc chơi trên đường sắt.

+ Nếu không có rào chắn cần phải đứng cách xa đường ray ngoài cùng ít nhất là 5 mét.

- HS lắng nghe

 

docx 39 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 09/07/2022 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Trần Ngọc Tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 03 	 Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2019
AN TOÀN GIAO THÔNG
HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt, những quy định của giao thông đường sắt.
- HS biết thực hiện quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.
- Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đá lên tàu khi tàu đang chạy.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga, tàu hỏa.
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Bài cũ
II. bài mới: 
- Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Đặc điểm giao thông đường sắt.
1) Để vận chuyển người, hàng hóa.
+ Ngoài các phương tiện ô tô, xe máy còn có loại phương tiện nào?
2) Tàu hỏa đi trên đường nào?
3) Thế nào là đường sắt?
- GV dùng tranh để giới thiệu đường sắt, nhà ga, tàu hỏa. GV giải thích.
* Hoạt động 2: Giới thiệu đường sắt ở nước ta.
- GV giới thiệu 6 đường sắt ở nước ta và cho 1 đến 2 em nhắc lại.
- GV: Đường sắt là phương tiện giao thông thuận tiện, chở được nhiều người, nhiều hàng hóa. Người đi tàu không mệt và có thể đi lại được trên tàu.
III. Củng cố - Dặn dò:
- GV chốt lại nội dung chính của bài học
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau
- HS lắng nghe
+ Tàu hỏa.
+ Đường sắt
+ Là loại đường dành riêng cho tàu hỏa có 2 thanh sắt nối dài, còn gọi là đường ray.
+ Hà Nội – Hải Phòng ; Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh ; Hà Nội – Lào Cai ; Hà Nội – Lạng Sơn ; Hà Nội – Thái Nguyên.
- HS thấy được nguy hiểm khi đi lại hoặc chơi trên đường sắt.
+ Nếu không có rào chắn cần phải đứng cách xa đường ray ngoài cùng ít nhất là 5 mét.
- HS lắng nghe
aRb
TUẦN 03	 Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2019 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
NGƯỜI MẸ
I. MỤC TIÊU:
A. TẬP ĐỌC: 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* GDMT: Giáo dục lòng mẹ bao la như biển cả, mẹ có thể làm tất cả vì con nên chúng ta phải biết yêu thương mẹ.
B. KỂ CHUYỆN:
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, kể chuyện 
- Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TẬP ĐỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2 HS đọc bài: Quạt cho bà ngủ - trả lời câu hỏi trong sgk
- GV nhận xét và tuyên dương. 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu tranh: Hãy quan sát bức tranh vẽ Thần Chết với cái lưỡi hái đáng sợ trong tay. Đối diện với Thần Chết người mẹ đang bảo vệ đứa con mình bằng tất cả sức lực và, lòng yêu thương. Để giành lại đứa con từ nay thần chết, người mẹ đã trải qua nhiều vất vả, hi sinh ntn? học bài tập đọc - kể chuyện “Người mẹ” các em sẽ rõ.
b. Vào bài:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Đọc mẫu - gt tác giả: An-đec-xen là một nhà văn nổi tiếng thể giới, Nguời Đan Mạch, chuyên viết truyện cho thiếu nhi, đặc biệt là truyện cổ tích
* Luyện đọc câu nối tiếp 
- Lần 1: Trong quá trình HS đọc – GV rút ra từ HS thường sai như là: Thiếp đi, buốt giá 
- Cho học sinh đọc từ khó (học sinh yếu đọc)
- Lần 2: Gọi những HS khác đọc 
* Luyện đọc đoạn trước lớp 
- Hỏi: Bài này có mấy đoạn?
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn, hd cách đọc ở từng đoạn
 Đoạn 1: Trong đoạn em vừa đọc có các từ, cụm từ khó: Mấy đêm ròng thiếp đi, khẩn khoản 
- GV giải thích thêm từ: “hớt hải” 
- Cho học sinh đọc chú giải
- GV treo bảng phụ ghi câu: “Thần Chết chạy nhanh hơn gió/ và chẳng bao giờ/ trả lại những người lão đã cướp đi đâu”
- Hướng dẫn HS cách đọc
- Gọi 4 HS đọc đoạn nối tiếp trong nhóm
- Gọi 4 học sinh đọc tiếp nối
- Gọi 1 học sinh giỏi đoc toàn bài	
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài
- Cho học sinh đoc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Em nào có thể kể vắn tắc chuyện xảy ra ở đoạn 1?
- Cho học sinh nhận xét, bổ sung
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà?
- Nhận xét, bổ sung
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi
+ Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà? 
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh đọc thầm đoạn 4, trả lời:
+ Thái độ của Thần Chết ntn khi nhìn thấy người mẹ? 
+ Người mẹ đã trả lời như thế nào? 
- Cho HS đọc thầm toàn bài 
+ GV treo bảng phụ có ghi nội dung câu hỏi 4
- Cho học sinh chọn ý đúng
- GV chốt lại câu trả lời đúng nhất 
- Cả 3 ý đều đúng 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Nêu yêu cầu của phần đọc lại 
- Luyện đọc lại đoạn 4 của bài. Ở đoạn này các em phân biệt rõ giọng Thần Chết (ngạc nhiên), giọng bà mẹ điềm đạm khiêm tốn khi trả lời dứt khoát khi yêu cầu trả lại đứa con
- GV đọc mẫu đoạn 4
- Treo bảng phụ có ghi đoạn 4, hướng dẫn đọc và cách nhẫn giọng ở 1 số từ ngữ (ngạc nhiên, làm sao, tận nơi đây )
- Cho Học sinh hoạt động nhóm 3, đọc phân vai: Người dẫn chuyện, bà mẹ, Thần Chết 
- Cho HS thi đọc giữa các nhóm 
+ Cho cả lớp nhận xét nhóm, cá nhân đọc hay nhất 
- Cho HS xung phong tự chọn nhân vật, đọc phân vai cả bài 
+ Cho cả lớp nhận xét cách đọc phân vai của bạn 
- Gọi 1 học sinh giỏi đọc toàn bài
- 2 HS lên đọc từng đoạn và trả lơi câu hỏi 
- Lắng nghe
- Vài HS nhắc lại tên đề bài 
- HS lần lượt đọc, mỗi em 1 câu riêng đối với câu văn hội thoại HS sẽ đọc hết cả lời nhân vật
- Luyện đọc từ khó
- 4 đoạn
- 4 HS đọc
- Lắng nghe
- 1 HS đọc phần chú giải 
- Theo dõi 
- 4 HS đọc trong nhóm
- 4 HS đọc nối tiếp
- Cả lớp lưu ý
- 1 HS đọc giỏi đọc toàn bài
- Đọc thầm, trả lời câu hỏi: tóm tắt đoạn 1
- Nhận xét bạn kể
- Đọc thầm, trả lời câu hỏi
- Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai, ôm bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi nảy lộc và nở hoa ngay, giữa mùa đông gió rét 
- HS đọc thầm hiểu 
- Bà mẹ khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hoá thành 2 hòn ngọc
- HS đọc thầm, trả lời: 
- Ngạc nhiên, không hiểu con mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở 
- Vì bà là mẹ, bà sẵn sàng làm mọi thứ vì con, Thần Chết trả lại con cho mình 
- Cả lớp đọc 
- HS phát biểu
- HS chú ý lăng nghe GV hướng dẫn cách đọc
- Theo dõi 
- HS phân vai và luyện đọc trong nhóm 
- 2 nhóm thi nhau đọc 
- HS xung phong lên nhận vai
+ Nhận xét, bình chọn
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 1: Nêu nhiệm vụ
- Vừa rồi các em vừa đọc theo vai, phần kể chuyện, nội dung trên được tiếp tục và nâng cao hơn 1 bước, các em sẽ kể lại câu chuyện theo vai 
- Hướng dẫn HS luyện đọc kể chuyện: 
+ Câu chuyện này có mấy nhân vật
+ Cho học sinh phân vai kể tiếp nối từng đoạn
+ Cho HS kể chuyện trước lớp: bốc thăm chọn vai bất kì để kể lại toàn bộ câu chuyện
- Cho 1 học sinh giỏi kể toàn bộ câu chuyện 
+ Nhận xét – tuyên dương
 3/Củng cố- dặn dò:
- Qua truyện đọc này em hiểu thế nào về tấm lòng của người mẹ?
- Kể lại câu chuyện cho người thân mình nghe
- Nhận xét chung tiết học
- Chuẩn bị bài: Ông ngoại.
- Lắng nghe
- 6 nhân vật
- HS kể tên các nhân vật
- HS tập kể phân vai trong 5 phút
- 2 nhóm lên kể trước lớp 
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét
- Cả lớp theo dõi bạn kể
- Người mẹ rất yêu quí con, rất dũng cảm, người mẹ có thể làm tất cả vì con.
- Lắng nghe
aRb
TUẦN 03	 Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2019
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
- Biết làm tính cộng trừ các số có ba chữ số, tính nhân, chia trong bảng đã học
- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn vị) * Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
- Cho 3 học sinh lên bảng làm, kết hợp lớp làm bảng con:
+ 310 + 40 = ? 
+ 450 – 150 = ? 
+ 100 - 50 = ?
- Nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài: 
- Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng
b/ Vào bài:
Hoạt động 1: Củng cố cộng, trừ các số có ba chữ số và nhân chia trong bảng
Bài1: HĐCL
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tổ chức trò chơi: “Làm toán tiếp sức”
- Nêu cách chơi 
- Nhận xét, Chữa bài
- Gọi HS lần lượt nêu cách tính của các phép tính:
+ 415 + 451 = ?
+ 652 – 126 = ?
+ ..
- Tuyên dương 
Bài 2: HĐCN
- Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết 
Bài 3: 
Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó tự làm bài 
- Goi 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm bảng con
+ Cho học sinh nhận xét, yêu cầu HS nêu rõ cách tính
- Nhận xét- sửa sai
Hoạt động 2: Giải toán về hơn, kém nhau một số đơn vị
Bài 4: HĐN
- Gọi HS đọc đề bài 
 Hỏi: Bài toán cho biết gì?
 Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết thùng thứ 2 có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ta phải làm thế nào?
- Goi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vở
- Nhận xét, bổ sung
Bài5: Vẽ theo mẫu HDHS làm thêm 
3. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS làm bài tập thêm về các phần đã ôn tập để tiết sau kiểm tra 
- 3 HS làm bài trên bảng 
- Nghe giới thiệu
* HSCL
- Đặt tính rồi tính 
- Theo dõi
- Tham gia trò chơi
- Đọc yêu cầu BT
- 2 HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm vào vở 
X x 4 = 32; X : 8 = 4
 - Đọc yêu cầu BT: Tính
+ Làm bài 
+ Nhận xét bài của bạn
- Đọc đề toán
- Trả lời phân tích đề toán
- Suy nghĩ, làm bài
- 1 HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở
- HS làm thêm
- HS lắng nghe
aRb
TUẦN 03	 Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2019
ĐẠO ĐỨC
GIỮ LỜI HỨA (T.2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
HS biết vận dụng những kiến thức đã học ở tiết 1 để thực hiện tốt nội dung bài tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là giữ lời hứa?
- Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được điều đã hứa?
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài mới:
A. Hoạt động 1: Thảo luận
- GV phát phiếu học tập
Nội dung: Hãy ghi vào ô Chữ Đ trước những hành vi đúng, chũ S trước những 
hành vi sai:
¨ a. Vân xin phép mẹ sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Đến giờ hẹn, Vân vội tạm biệt bạn ra về, mặc dù đang chơi vui.
“ b. Giờ sinh hoạt lớp tuần trước, Cường bị phê bình vì hay làm mất trật tự trong giờ học. Cường tỏ ra rất hối hận, hứa với cô giáo và cả lớp sẽ sửa chữa. Nhưng chỉ được vài hôm, cậu ta lại nói chuyện riêng và đùa nghịch trong lớp học.
 ¨ c. Quy hứa với em bé sau khi học xong sẽ cùng chơi đồ hàng với em. Nhưng khi Quy học xong thì trên ti vi có ... hức lớp.
- Học sinh trả lời
- Lắng nghe, ghi vào vở.
- 1 học sinh điều khiển, cả lớp thực hiện theo.
- HS trả lời .
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả TL. Bạn nhận xét, bổ sung.
-Tim.
-Cơ thể sẽ chết nếu tim ngừng làm việc 
- Học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- Em ăn uống đủ chất dinh dưỡng, không hút thuốc lá, tập thể dục hằng ngày.
- Học sinh lắng nghe.
- HS tiếp thu.
- Lắng nghe, thực hiện.
aRb
TUẦN 03	 Thứ năm ngày 03 tháng 10 năm 2019
ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT
ÔN TIẾNG VIỆT (TIẾT 1) TUẦN 4
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng các kiểu câu & đọc diễn cảm truyện Ba con búp bê.
- Hiểu nội dung & trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm a, b, c, d, e.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
- Kiểm tra vở
2. Bài mới:
HĐ 1: Luyện đọc 
- Gv đọc mẫu 
- Cho HS đọc toàn bài
- Cho HS đọc nối tiếp từng câu, từng đoạn
HĐ2: Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc yêu cầu và trả lời câu hỏi
a) Hồi 5 tuổi Mai thường ước điều gì?
b) Đêm Nô-en, trước khi Mai ngủ, Mai nói với em điều gì? 
c) Mai thấy điều gì kì diệu khi tỉnh dậy?
d) Khi đã lớn, Mai hiểu ra điều gì?
e) Câu nào trong các câu dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai là gì?
HĐ3: Luyện đọc lại
- Gọi HS đọc lại bài
- Nhận xét, tuyên dương
3. Cũng cố dặn dò
- Hoàn thành bài tập vào vở.
- Chuẩn bị tiết đến
- HS thực hiện
- HS nghe GV đọc
- HS đọc cả bài
- HS đọc nối tiếp từng câu, từng đoạn 
+ Có một con búp bê
+ Hãy xin ông già Nô-en búp bê, ông sẽ cho con
+ Thấy ba con búp bê và lá thư của ông già Nô-en
+ Chọn ở ô thứ 2
- HS học tốt
- HS đọc
- HS luyện đọc diễn cảm theo đoạn trước lớp
- Lắng nghe, thực hiện
aRb
TUẦN 03	 Thứ sáu ngày 04 tháng 10 năm 2019
TOÁN
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(KHÔNG NHỚ)
I. MỤC TIÊU:
- Biết làm tính nhẩm số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân
* Bài 1, bài 2 (a), bài 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng học thuộc lòng bảng nhân 6. hỏi HS vê kết qủa của 1 phép nhân bất kì 
- GV nhận xét, tuyên dương 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học 
b) Vào bài:
Hoat động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân
* Viết lên bảng phép nhân 12 x 3 = ?
- Cho 1 học sinh đọc
Hỏi: Muốn tính được kết quả phép nhân này trước hết ta phải làm gì?
- HD đặt tính và tính:
12 3 nhân 2 bằng 6, viết 6
 × 3 3 nhân 1 bằng 3, viết 3
 36
- Cho vài học sinh nhắc lai cách nhân
- Cho thêm 1 ví dụ yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc và tính kết quả
- Nhận xét, sửa sai
- Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính từ đâu?
- GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ 
* Hoat động 2: Luyện tập thực hành
Bài 1: HĐCL
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT
- GV nêu cách chơi
- Nhận xét, tuyên dương
- Cho học sinh nêu cách tính
Bài 2a: HĐCN
- Gọi học sinh nêu yêu cầu BT
- Y/c HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó tự làm bài câu a
Bài 3: HĐCN
- Gọi 1 HS đọc đề toán
- Phân tích đề toán
- Goi 1 học sinh lên bảng, lớp làm vở
- Nhận xét, tuyên dương HS
3. Củng cố- dặn dò:
- Cho HS chơi trò chơi nối nhanh phép tính với kết quả 
- Cho học sinh nêu cách tính
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- 2 HS lên bảng trả lời 
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc phép nhân
- Trả lời: Đặt tính
- Theo dõi
- 1 HS lênbảng đặt tính
- Cả lớp làm bảng con
- Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó mới tính hàng chục
* HĐCL
-Tính
- Tham gia trò chơi
- Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục. Thực hiện tính từ phải sang trái
 - Đặt tính rồi tính
1 HS lên bảng làm bài (Mức 1), cả lớp làm bài vào bảng con 
 - Đọc đề toán
Tóm tắt:
1 hộp: 12 bút
4 hộp:  bút?
 Giải
Số bút màu có tất cả là:
 12 x 4 = 48 (bút màu)
 ĐS: 48 bút màu
- Tham gia trò chơi 
- Nhắc lại cách tính
aRb
TUẦN 03	 Thứ sáu ngày 04 tháng 10 năm 2019
TẬP LÀM VĂN
NGHE-KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU:
- Nghe-kể lại được câu chuyện Dại gì mà đổi (BT1)
- Điền đúng nội dung vào mẫu Điện báo (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Tranh minh hoạ truyện Dại gì mà đổi
- Mẫu điện báo
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng kể về gia đình của mình với người bạn mới quen
- Đọc đơn xin phép nghỉ học
- Nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
b. Vào bài:
Hoạt động 1: Nghe và kể lại chuyện: Dại gì mà đổi
* Bài tập 1: HĐCL
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1 và các câu hỏi gợi ý
- GV kể câu chuyện lần 1
- GV hỏi: 
+ Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
+ Cậu bé trả lời mẹ như thế nào? 
+ Vì sao cậu bé nghĩ như vậy
- GV kể lần 2
- Cho học sinh giỏi kể lại câu chuyện
- Nhận xét, bổ sung
- Tổ chức cho học sinh thi kể lại câu chuyện 
- Cho học sinh còn lại bình chọn bạn kể đúng, hay nhất 
- HS kể theo nhóm 
- Tổ chức thi kể theo nhóm 
- GV nhận xét 
- Em thấy câu chuyện này buồn cười ở điểm nào?
 Hoạt động 2: Điền nội dung vào điện báo
* Bài tập 2: HĐCN
- Gọi 1 HS đọc y/c bài 2
- Vì sao em cần gửi điện báo cho gia đình?
- GV kết luận:
- Bài tập y/c em viết những nội dung gì trong điện báo?
- Người nhận điện là ai?
- Khi viết địa chỉ người nhận điện chúng ta cần lưu ý điều gì để đến được bức điện tay người nhận.
- Phần tiếp theo là phần gì?
- GV hướng dẫn: Vì là điện báo nên nội dung phải ghi ngắn gọn
- Phần cuối cùng là gồm những nội dung gì?
- Gọi HS làm miệng trước lớp 
- Nhận xét và tuyên dương
3. Củng cố -dặn dò:
- Dặn dò HS ghi nhớ cách viết điện báo 
- Kể lại cho người thân nghe
- Nhận xét tiết học
Xem trước bài: Tập tổ chức cuộc họp
- 2 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét 
- Lắng nghe
- HS lắng nghe
* HSCL
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm trong SGK
- Lắng nghe
- HS trả lời:
+ Vì cậu bé rất nghịch ngợm 
+ HS suy nghĩ trả lời
+ Vì cậu bé cho rằng chẳng có ai muốn đổi 1 đứa con ngoan để lấy 1 đứa con nghịch ngợm
- Lắng nghe
- 1 HS kể - cả lớp nhận xét 
- Thi kể lại câu chuyện
- Bình chọn
- HS theo nhóm nhỏ 
- Từng nhóm tham gia kể
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Một cậu bé biết được là chẳng có ai muốn đổi 1 đứa con ngoan lấy 1 đứa con nghịch ngợm
*HĐCN
- HS đọc yêu cầu
- Vì em đi chơi xa, khi đến nơi em gửi điện báo để mọi người trong gia đình biết tin và không lo lắng 
- Viết tên địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung bức điện 
- Là gia đình em
- Chú ý ta phải biết rõ tên và địa chỉ thật chính xác 
- Nội dung bức điện
- 1 số HS nêu bức điện 
- Các HS khác theo dõi góp ý
- Lắng nghe
- HS lắng nghe
aRb
TUẦN 03	 Thứ sáu ngày 04 tháng 10 năm 2019
ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT
 Tuần 4: Tiết 2
I. MỤC TIÊU:
- HSTB-Y: - Củng cố đặt câu theo mẫu: Ai là gì? (BT1)
 - Điền đúng: + r/d/gi (BT2/a)
 + ân/âng (BT2/b)
- HSK-G: - Củng cố đặt câu theo mẫu: Ai là gì? (BT1)
 - Điền đúng: + r/d/gi (BT2/a)
 + ân/âng (BT2/b)
 - Điền đúng: oai/oay 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
- Kiểm tra vở
2. Bài mới:
Bài 1:
-Cho HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hướng dẫn, giải thích yêu cầu đề bài
- HS làm việc cá nhân 
- Gọi HS lên bảng điền vào bảng phụ 
- Cho HS NX bài của bạn
- GV NX, tuyên dương
Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV hướng dẫn, giải thích yêu cầu đề bài
- YC HS làm bài cá nhân
- Cho HS NX bài của bạn
- GV NX, chốt ý đúng, tuyên dương
Bài 3:
-Cho HS đọc yêu cầu đề bài
- YC HS làm bài cá nhân
- Cho HS NX bài của bạn
- GV NX, chốt ý đúng, tuyên dương
3. Cũng cố dặn dò
- Hoàn thành bài tập vào vở.
- Chuẩn bị tiết đến
- HS thực hiện
- 1 HS đọc
- HS lắng nghe
- HS làm việc cá nhân
- HSNX
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc đề bài
- HS lắng nghe
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT
- HSNX
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở BT
- HSNX
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
aRb
TUẦN 03	 Thứ sáu ngày 04 tháng 10 năm 2019
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA C
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa C (1 dòng) L, N (1dòng); viết đúng tên riêng Cửu Long (1dòng)
và câu ứng dụng; Công chatrong nguồn chảy ra (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ viết hoa
- Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc cho học sinh viết bảng con: Bố Hạ, Bầu ơi
- Gọi 1 HS đọc lại từ và các câu ứng dụng của tiết trước: Bố Hạ, Bầu ơi
- Nhận xét, tuyên dương HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học
- Ghi đề bài lên bảng 
b. Vào bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa
- Hỏi: Trong bài có những chữ hoa nào?
- Cho học sinh Quan sát chữ mẫu 
C, L, T, Y, N
- Viết mẫu cho HS quan sát vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết 
- Y/c HS viết chữ hoa trên bảng con
- Gv theo dõi và chỉnh sữa cho từng HS 
* Hướng dẫn viết từ ứng dụng
- Giới thiệu từ ứng dụng: 
Cửu Long
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng
- Em có biết Cửu Long là chỉ về gì?
- Cửu Long là tên con sông dài nhất nước ta chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ
* Quan sát và nhận xét, nêu độ cao các con chữ
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
* Giới thiệu câu ứng dụng:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Giải thích: Câu ca dao ý nói công của cha mẹ rất lớn lao.
* Viết bảng 
* Hướng dẫn viết vào vở tập viết
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết
- Cho HS viết bài vào vở
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho từng HS
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết HS. 
- Dặn HS luyện viết thêm
Xem trước bài: Ôn chữ hoa C(tt).
-1 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con
- 1 HS đọc
- Lắng nghe
- Có các chữ hoa: C, L, T, Y, N.
- Quan sát chữ mẫu
- Nhắc lại
- Cả lớp theo dõi
- 2 HS lên bảng viết 
- Cả lớp viết bảng con
- 1 HS đọc: Cửu Long
- Là tên 1 con sông
- Chữ C, L, G cao 2 li rưỡi. Các chữ còn lại cao 1 li
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc
- 3 HS lên viết bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con 
- HS chú ý
- HS viết bài vào vở
- Lắng nghe
aRb

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_3_nam_hoc_2019_2020_tran_ngoc_tinh.docx