Giáo dục an toàn trường học Lớp 3 - Chủ đề: Thói quen tốt trong ăn uống

Giáo dục an toàn trường học Lớp 3 - Chủ đề: Thói quen tốt trong ăn uống

I. Yêu cầu cần đạt

Sau chủ đề này, HS:

– Chỉ ra được những thói quen tốt trong ăn uống.

– Nêu được tác dụng của thói quen tốt trong ăn uống.

– Thực hiện được một số thói quen tốt trong ăn uống.

II. Đồ dùng dạy học

– Sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3.

– Bút, vở, thước.

 

docx 6 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục an toàn trường học Lớp 3 - Chủ đề: Thói quen tốt trong ăn uống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thói quen tốt trong ăn uống
Chủ đề 3: Thói quen tốt trong ăn uống
I. Yêu cầu cần đạt
Sau chủ đề này, HS:
– Chỉ ra được những thói quen tốt trong ăn uống.
– Nêu được tác dụng của thói quen tốt trong ăn uống.
– Thực hiện được một số thói quen tốt trong ăn uống.
II. Đồ dùng dạy học
– Sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3.
– Bút, vở, thước.
III. Gợi ý tổ chức các hoạt động
1. Nhận diện, khám phá
a) HĐ 1: Nhận diện các thói quen tốt cho sức khoẻ
* Mục tiêu:
– HS nhận diện được các thói quen tốt cho sức khoẻ.
* Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 2, thực hiện nhiệm vụ:
– Tô màu vào ô trống dưới bức tranh vẽ bạn nhỏ có thói quen tốt cho sức khoẻ.
2. GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, bổ sung.
4. GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ:
– Khi ta ăn nhiều đố chiên, rán, kết quả có thể là gì?
– Vì sao cần rửa sạch rau trước khi nấu?
– 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
2. Tìm hiểu mở rộng
b) HĐ 2: Tìm hiểu tác dụng của việc ăn rau xanh, hoa quả
* Mục tiêu:
– HS nêu được tác dụng của việc ăn rau xanh, hoa quả.
* Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ:
– Hoàn thiện sơ đồ “Tác dụng của việc ăn rau xanh, hoa quả” bên dưới.
2. GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo về kết quả thảo luận.
3. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, bổ sung.
4. GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ:
– Vì sao ăn rau xanh tốt cho tiêu hóa?
– Nếu ăn ít rau xanh, hoa quả, chuyện gì có thể xảy ra?
– 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
c) HĐ 3: Tìm hiểu tác hại của thói quen xấu trong ăn uống
* Mục tiêu:
– HS nêu được nguyên nhân của 1 số dấu hiệu không tốt về sức khỏe.
* Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, thực hiện nhiệm vụ:
– Điền thông tin thích hợp vào chỗ chấm ở mỗi bức tranh.
2. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi thông qua đó báo cáo kết quả bài làm.
3. GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, bổ sung.
Lưu ý: GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ:
– Do đâu mà da bạn nhỏ bị khô?
– Cần làm gì khi da bị nẻ?
– 
4. GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
d) HĐ 4: Đóng vai xử lí tình huống
* Mục tiêu:
– HS biết xử lí khi gặp trường hợp những người xung quanh chưa có thói quen tốt trong ăn uống.
Cách tiến hành:
1. GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ:
– Vẽ hình trái tim vào lựa chọn của em.
– Đóng vai xử lí tình huống trong sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3 trang 20.
2. GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
4. GV tổ chức cho HS chia sẻ mở rộng.
Lưu ý: GV gợi ý HS đặt thêm câu hỏi cho HS chia sẻ, ví dụ:
– Theo con, khi được khuyên, bạn gái sẽ cảm thấy như thế nào? Bạn sẽ hành động ra sao?
– Nếu con cũng không thích ăn rau, con sẽ làm gì?
– 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
3. Thực hành, vận dụng
e) HĐ 5: Lập bảng thói quen tốt trong ăn uống
* Mục tiêu:
– HS hoàn thiện được bảng nội dung và trang trí thông điệp về Thói quen tốt trong ăn uống.
* Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2, thực hiện nhiệm vụ:
– Bổ sung nội dung về các thói quen tốt trong ăn uống. 
– Trang trí thông điệp về thói quen tốt trong ăn uống.
2. GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
4. GV tổ chức cho HS chia sẻ mở rộng.
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
f) HĐ 6: Tìm hiểu lượng nước cần thiết cho cơ thể
* Mục tiêu:
– HS tô màu được số cốc nước HS dự định uống trong một ngày sao cho phù hợp.
* Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ:
– Tô màu vào số cốc nước đun sôi để nguội HS dự định uống trong 1 ngày.
2. GV tổ chức cho 1-2 HS báo cáo kết quả bài làm.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
4. GV tổ chức cho HS chia sẻ mở rộng.
Lưu ý: GV có thể gợi ý cho HS đặt 1 số câu hỏi:
– Vì sao bạn chọn uống 8 cốc nước trong 1 ngày?
– Thay vì uống nước, ta uống canh hoặc ăn hoa quả bù có được không? Vì sao?
– 
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
g) HĐ 7: Hoàn thiện câu chuyện “Chiến binh rau xanh”
* Mục tiêu:
– HS hoàn thiện được câu chuyện “Chiến binh rau xanh”
* Cách tiến hành:
1. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, thực hiện nhiệm vụ:
– Viết tiếp câu chuyện “Chiến binh rau xanh”.
2. GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
3. GV tổ chức cho HS nhận xét, bổ sung.
4. GV tổ chức cho HS chia sẻ mở rộng.
5. GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
4. Đánh giá, phát triển
f) HĐ 8: Đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập
* Mục tiêu:
– HS tự đánh giá mức độ hoàn thành các nội dung học tập của chủ đề.
– Phụ huynh tham gia đánh giá mức độ hoàn thành của HS.
* Cách tiến hành:
1. GV hướng dẫn HS quan sát bảng đánh giá trong sách Giáo dục An toàn trường học lớp 3, trang 22 và thực hiện nhiệm vụ:
– Tô màu vào thể hiện mức độ hoàn thành các nội dung học tập theo chủ đề.
Lưu ý: Hoạt động này HS tự đánh giá bản thân mình. GV hướng dẫn để HS rèn luyện kĩ năng tự đánh giá, đồng thời động viên, khuyến khích để HS có thói quen đánh giá một cách trung thực.
2. GV giao nhiệm vụ cho HS lấy ý kiến của phụ huynh vào bảng đánh giá.
3. GV tổ chức tổng kết, nhận xét hoạt động này vào đầu buổi học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_duc_an_toan_truong_hoc_lop_3_chu_de_thoi_quen_tot_trong.docx