Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Nguyễn Tường Vi

Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Nguyễn Tường Vi

Tập đọc – kể chuyện :

 Tiết 7: CHIẾC ÁO LEN

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm ; lạnh buốt, lất phấtrường, phụng phịu. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, giấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời nhân vật với người dẫn chuyện, biết nhân giọng ở các từ ngữ gợi cảm; lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dối mẹ, thì thào.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Nguyễn Tường Vi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3:
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Hoạt động tập thể:
Lớp trực tuần nhận xét
Tập đọc – kể chuyện :
	Tiết 7:	 Chiếc áo len
I. Mục tiêu: 
A. Tập đọc 
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý đọc đúng các tiếng, từ dễ phát âm ; lạnh buốt, lất phấtrường, phụng phịu. Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, giấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật với người dẫn chuyện, biết nhân giọng ở các từ ngữ gợi cảm; lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, dối mẹ, thì thào....
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
- Nắm được diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào gợi ý trong SGK, HS biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật Lan, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung; biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài học
- Giấy tô ki viết gợi ý kể từng đoạn của câu chuyện
III. Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
A. KTBC:	- 2HS đọc bài “Cô giáo tí hon ” và trả lời câu hỏi.
	+ Những cử chỉ nào của cô giáo làm bé thích thú?
B. Bài mới.
1. GT bài:	- GV giới thiệu chủ điểm.
	- GV giới thiệu bài tập đọc -> ghi đầu bài lên bảng.
2. Luyện đọc: 
a. GV đọc toàn bài
- GV tóm tắt nội dung bài:
- HS chú ý nghe.
- GV hướng dẫn cách đọc.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu 
- HS đọc tiếp nối từng câu + luyện đọc đúng
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS chia đoạn 
+ GV hướng dẫn đọc những câu văn dài 
- Vài HS đọc lại
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- HS giải nghĩa 1 số từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Học sinh đọc theo nhóm 4.
- 2 nhóm đọc tiếp nối nhau Đ1 + 4
- 2HS đọc nối tiếp Đ2 + 3 + 4.
3. Tìm hiểu bài:
* HS đọc thầm đoạn1:
- Chiếc áo len của bạn Hoà đẹp và tiện lợi như thế nào?
- áo màu vàng, có dây đeo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm .
* 1HS đọc đoạn 2 + lớp đọc thầm.
- Vì sao Lan dỗi mẹ 
- Vì mẹ nói rằng không thể chiếc áo đắt tiền như vậy được.
* Lớp đọc thầm Đ3:
- Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
- Mẹ dành hết số tiền mua áo cho em Lan con không cần thêm áo.......
* Lớp đọc thầm đoạn 4:
- Vì sao Lan ân hận?
- HS thảo luận nhóm – phát biểu.
- Tìm một tên khác cho truyện?
- Mẹ và 2 con, cô bé ngoan...
- Các em có bao giờ đòi mẹ mua cho những thứ đắt tiền làm bố mẹ phải lo lắng không?
- HS liên hệ
4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn đọc câu
- 2HS đọc lại toàn bài
- HS nhận vai thi đọc lại truyện
( 3 nhóm )
- Lớp nhận xét – bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- GV nhận xét chung
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câu hỏi gợi ý trong SGK, kể từng đoạn câu chuyện: Chiếc áo len theo lời của Lan.
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý.
a. Giúp HS nắm được nhiệm vụ 
- 1HS đọc đề bài và gợi ý trong SGK.
Lớp đọc thầm theo
- GV giải thích:
+ Kể theo gợi ý: Gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý trong truyện.
+ Kể theo lời của Lan: Kể theo cách nhập vai không giống y nguyên văn bản.
b. Kể mẫu đoạn 1:
- GV mở bảng phụ viết sẵn gợi ý.
- 1HS đọc 3 gợi ý kể mẫu theo đoạn. 1HS kể theo lời bạn Lan.
c. Từng cặp HS tập kể 
- HS tiếp nối nhau nhìn gợi ý nhập vai nhân vật Lan.
d. HS thi kể trước lớp 
- HS nối tiếp nhau thi kể đoạn 1,2,3,4
- Lớp bình chọn
3. Củng cố dặn dò :
- Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì?
- NX tiết học
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
	Tiết 11: 	Ôn tập vê hình học
A. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài “vẽ hình”...
B. Các hoạt động dạy học:
I. Ôn luyện:	
	- 1 HS giải bài tập 3.
II. Bài mới:
* Hoạt động 1: Bài tập
1. Bài 1: Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc và tính chu vi hình tam giác.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
a. GV yêu cầu HS quan sát hình SGK. 
- HS nêu cách tính 
- 1 HS lên bảng giải + lớp làm vào vở 
- GV theo dõi, HD thêm cho HS dưới lớp.
Giải
Độ dài đường gấp khúcABCD là:
34 + 12 + 40= 86 (cm)
Đáp số: 86 cm
- GV nhận xét ghi điểm 
- Lớp nhận xét 
b. Bài 2: GV cho HS nhận biết độ dài các cạnh 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS quan sát hình trong SGK
- GV lưu ý HS: Hình MNP có thể là đường gấp khúc ABCD khép kín. Độ dài đường gấp khúc khép kín đó cũng là chu vi hình tam giác.
 Bài giải
Chu vi hình tam giác MNP là:
34 + 12 + 40 = 86(cm)
- GV nhận xét chung
Đáp số: 86 cm
2. Bài 2: Củng cố lại cách đo độ dài đoạn thẳng. 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 
- GV yêu cầu HS dùng thước thẳng đo độ dài các đoạn thẳng.
- HS quan sát hình vẽ sau đó dùng thước thẳng để đo độ dài các đoạn thẳng
- Cho HS làm bài vào vở.
- HS tính chu vi hình chữ nhật vào vở
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10(cm)
Đáp số: 10(cm)
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
Bài 3: Củng cố nhận dạng hình vuông, hình tam giác qua đến hình
- HS nêu yêu cầu BT
- HS quan sát vào hình vẽ và nêu miệng
+ Có 5 hình vuông 
+ Có 6 hình tam giác.
- GV nhận xét 
- Lớp nhận xét.
4. Bài 4: củng cố nhận dạng hình 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS quan sát hình vẽ
- GV hướng dẫn HS vẽ thêm 1 đoạn thẳng để được, chẳng hạn.
+ Ba hình tam giác 
- HS dùng thước vẽ thêm đoạn thẳng để được: Hai hình tứ giác.
- 1 HS lên bảng làm + lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét bài bạn
- GV nhận xét, sửa sai
III. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức:
	Tiết 3:	 Giữ lời hứa (T1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu: Thế nào là giữ lời hứa.
- Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Tranh minh hoạ; Chiếc vòng bạc.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Thảo luận truyện: Chiếc vòng bạc.
a. Mục tiêu: HS biết được thế nào là giữ lời hứa và ý nghĩa của việc giữ lời hứa.
b. Tiến hành
- GV kể chuyện cười (vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh ): Chiếc vòng bạc
- HS chú ý nghe và quan sát
- 1HS đọc lại truyện.
- Thảo luận cả lớp:
+ Bác hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm ?
- Bác tặng em, chiếc vòng bạc .....
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
- Bác là người dữ lời hứa ....
+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì ?
+ Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì?
- HS nêu
- Thế nào giữ lời hứa ?
- Người giữ lời hứa được mọi người đánh giá như thế nào?
c. Kết luận: Tuy bận nhiều công việc nhưng Bác hồ không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
- Qua câu chuyện trên chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa – giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình nói...
2. hoạt động 2: Xử lý tình huống.
a. Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải giữ lời hứa và cần làm gì nếu không thể giữ lời hứa với người khác.
b. Tíên hành: 
- GV chia lớp thành các nhóm . 
- Các nhóm nhận nhiệm vụ 
+ N1: tình huống 1
+ N2: Tình huống 2
- GV quan sát, HD thêm cho nhóm nào còn lúng túng.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV hỏi:
- Nhóm khác nhận xét.
- GV hỏi:
- Nhóm khác nhận xét.
+ Theo em Tiến sẽ nghĩ khi không thấy Tân sáng nhà mình học như đã hứa ?
- Học sinh trả lời 
+ Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dám trả lại rách truyện ?
- Học sinh trả lời
+ Cần phải làm gì khi không thể thực hiện được điều mình đã hứa với người khác?
- Học sin nêu
c. Kết luận:
- TH1: Tân sang nha học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn là xem phim xong sẽ sang học cùng bạn, để bạn khỏi chờ.
- TH2: Thanh cần dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn.
- Tiến và Hằng sẽ cảm thấy không vui, không hài lòng , không thích; có thể mất lòng tin khi ựan không giữ lời hứa với mình.
- Cần phải giữ lời hứa vì giữa lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác....
3. Hoạt động 3: Tự liên hệ.
a. Mục tiêu: Học sinh biết tự đánh giá việc giữ lời hứa của bản thân.
b. Tiến hành:
- Gv hỏi:
+ Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì không?
+ Em có thực hiện được điều đã hứa ?
+ Em cảm thấy thế nào, khi thực hiện được điều đã hứa?
- GV nhận xét, khen những HS đã biết giữ lời hứa. 
- Nhắc nhở các em nhớ thực hiện hàng ngày.
IV. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HD học sinh thực hành.
Thứ ba ngày 9 tháng 9 năm 2005
Toán
	Tiết 12: 	 Ôn tập về giải toán.
A. Mục tiêu:
- Giúp HS:
	+ Củng cố cách giải toán về “nhiều hơn, ít hơn”
	+ Giới thiệu, bổ xung bài toán về “hơn kém nhau một số đơn vị”, tìm phần “nhiều hơn” hoặc “ít hơn”
B. Các hoạt động dạy học:
I. Ôn luyện:
	Làm bài tập 2: (1HS)
	Nêu cách tính chu vi hình tam giác ? (1 HS nêu)
II. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Bài tập
1. Bài 1(12): Yêu cầu HS giải được bài toán về nhiều hơn.
- HS nêu yêu cầu BT
- GV hướng dẫn HS tóm tắt + giải bài toán.
- HS phân tích bài toán.
- HS nêu cách làm
- 1 HS lên bảng tóm tắt + 1HS giải + lớp làm vào vở .
Tóm tắt
Giải
Đội 1
Số cây đội hai trồng được là:
Đội 2
230 + 90 = 320 (cây)
Đáp số: 320 cây
- GV nhận xét – sửa sai.
- Lớp nhận xét.
b. Bài 2: Củng cố giải toán về “ít hơn” 
 Yêu cầu HS làm tốt bài toán.
- HS nêu yêu cầu BT – phân tích bài toán 
- HS nêu cách làm – giải vào vở 
- 1 HS lên bảng làm.
Tóm tắt
Giải
Buổi chiều cửa hàng bán được là:
635 – 128 = 507 (lít)
Đáp số: 507 lít xăng
- GV nhận xét, sửa sai cho HS.
2. Hoạt động 2: Giới thiệ bài toán về “Hơn kém nhau 1 số đơn vị”
- Yêu cầu HS nắm được các bước giải và cách giải bài toán dạng này 
a. Bài tập 3 (12)
* Phần a
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Hàng trên có mấy quả?
- Hàng dưới có mấy quả?
- HS nhìn vào hình vẽ nêu.
- Hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả 
- Số cam hàng trên nhiều hơn hàng dưới 2 quả.
- Muốn tìm số cam hàng trên ta làm như thế nào?
- 7 quả bớt đi 5 quả còn 2 quả 
7 - 5 = 2
- HS viết bài giải vào vở.
Phần b: GV hướng dẫn HS dựa vào phần a để làm. 
- HS nêu yêu cầu BT
- 1HS lên giải + lớp làm vào vở
Giải
Số bạ nữ nhiều hơn số bạn nam là:
19 – 16 = 3 bạn
Đáp số: 3 bạn
- GV nhận xét chung.
b. Bài tập 4 (12): Yêu cầu ... ngứ 
Ngoắc tay nhau 
- GV nhận xét kết luận.
Dấu ngoặc đơn.
b. Bài 3 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS 
- HS làm vào nháp + 3 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét.
+ Chung
- GV nhận xét
+ Trèo; chậu.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Tự nhiên xã hội
	Tiết 6: 	 Máu và cơ quan tuần hoàn 
I. Mục tiêu:
- Sau bài học HS có khả năng: 
+ Trình bày sơ lựoc về cấu tạo và chức năng của máu.
+ Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
+ Kể được tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn
II. Đồ dùng dạy học.
Các hình trong SGK (14 – 15)
- Tiết lợn để lắng đọng trong ống thuỷ tinh.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
a. Mục tiêu:
- Trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ .
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn.
b. Tiến hành 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm quan sát hình 1, 2,3 (SGK) và tiếp tục quan sát ống máu đã chống đông. Thảo luận theo câu hỏi. 
+ GV yêu cầu các nhóm quan sát, thảo luận. 
+ Bạn đã bị đứt tay, trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay bạn nhìn thấy gì ở vết thương ?
+ Quan sát máu đã được chống đông trong ống nghiệm bạn thấy máu chia thành mấy phần? đó là phần nào?...
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
c. GV kết luận: Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm hai thành phần là huyết tương và huyết cầu còn gọi là tế bào máu.
- Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ, huyết cầu đỏ hình dạng như cái đĩa lõm 2 mặt....
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
a. Mục tiêu: Kể tên được các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
b. Tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát hình 4 (15) và thảo luận theo cặp theo câu hỏi sau:
+ Chỉ vào hình đâu là tim, đâu là các mạch máu?
+ Dựa vào hình vẽ, mô tả vị trí của tim trong lồng ngực?
+ Chỉ vào vị trí của tim trên lồng ngực của mình?
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày két quả thảo luận.
c. Kết luận: Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu.
3. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “tiếp sức”
a. Mục tiêu: Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể.
b. Tiến hành:
- Bước 1: GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
- Bước 2:
- HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
c. Kết luận: Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô xi để hoạt động. Đồng thời máu cũng có chức năng....
IV: Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Thể dục
	Tiết 6: 	Ôn đội hình đội ngũ 
	 Trò chơi: Tìm người chỉ huy
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- Ôn động tác đi đều từ 1 – 4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng. Yêu cầu thực hiện động tac tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi 1 cách tương đối chủ động.
II. Địa điểm – phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu:
5 – 6’
- Cán sự lớp tập hợp – báo cáo sĩ số.
- GV nhận lớp – Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học 
- ĐHTT: x x x x x 
 x x x x x
Cán sự lớp điều khiển cả lớp khởi động:
+ Soay các khớp, đếm theo nhịp
+ Chạy một vòng quanh sân
+ Chơi trò chơi: Chui qua hầm.
B. Phần cơ bản:
20 – 25’
ĐHTL:
1. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
x x x x x
x x x x x
+ GV điều khiển 1 – 2 lần.
+ Cán sự lớp ho cho các bạn tập.
+ Các tổ tự tập luyện 
2. Ôn đi đều theo 1 – 4 hàng dọc
- ĐHTL: Như trên
* HS tập theo tổ (tổ trưởng điều khiển ).
+ GV quan sát – sửa sai cho HS.
3. Chơi trò chơi: Tìm người chỉ huy.
- GV nêu cách chơi và luật chơi:
- HS chơi trò chơi.
- ĐHTC :
c. Phần kết thúc 
 5 phút
- Đi thường theo nhịp và hát 
- ĐHXL:
- GV hệ thống bài học 
 x x x x x 
- GV nhận xét tiết học 
 x x x x x
- GV giao BTVN.
Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2008.
Toán
	Tiết 15: 	 Luyện tập
A. Mục tiêu: 
- Giúp HS:
+ Củng cố về cách xem giờ ( chính xác đến 5 phút)
+ Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị (qua hình ảnh cụ thể ).
+ Ôn tập, củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của hai biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn.
B. Các hoạt động dạy học:
I. Ôn luyện:
	- 1HS làm lại bài tập 2
	- 1HS làm lại bài tập 3 tiết 14
II. Bài mới.
1. Bài 1: Học sinh quan sát và trả lời được chính xác các đồng hồ chỉ (giờ phút) (chính xác đến 5 phút).
- Gv dùng mô hình đồng hồ HD học sinh làm bài tập.
- HS quan sát các đồng hồ trong SGK.
- HS nêu miệng BT
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
+ Hình A: 6h 15 phút C: 9h kém 5’
 B: 2h 30’ D: 8h
- Gv nhận xét
- Lớp nhận xét
2. Bài 2: Củng cố cho HS về bài toán có lời văn. 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Gv hướng dẫn HS phân tích + giải 
- HS phân tích + nêu cách giải 
- 1HS nên bảng + lớp làm vào vở.
Bài giải
5 x 4 = 20 ( người)
Đáp số: 20 người
- GV nhận xét.
- Lớp nhận xét
3. Bài 3: Yêu cầu HS chỉ ra được mỗi hình xem đã khoanh vào một phần mấy của quả cau và bông hoa.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS quan sát và trả lời miệng,
- GV nhận xét
- Lớp nhận xét.
4. Bài 4:Củng cố cho HS so sánh giá trị của 2 biểu thức.
- HS nêu yêu cầu BT
- 3HS lên bảng + lớp làm bảng con
 4 x 7 > 4 x 6 4 x5 = 5 x 4
 28 24 20 20
- GV nhận xét
III. Củng cố dặn dò :
 Nhận xét tiết học
 Chuẩn bị bài sau
Tập làm văn
	Tiết 3: 	Kể về gia đình điền vào tờ giấy in sẵn 
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình một người mới quen.
2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Mẫu đơn xin nghỉ học
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: 	- 2HS đọc lại đơn xin vào Đội	
	- Lớp nhận xét.
B. Bài mới:
1. GT bài ghi đầu bài.
2. HD làm bài tập 
a. Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập: Kể về gia đình mình cho một người bạn mới ( đến lớp, quen...)
- HS chú ý nghe.
- HS kể về gia đình theo bàn (nhóm)
- Đại diện các nhóm thi kể 
- Lớp nhận xét,bình chọn.
- Gv nhận xét 
VD: Nhà tớ chỉ có 4 người...Bố tớ là công nhân. Mẹ tớ là cô giáo ...
b. Bài 2:
- HS nêu yêu cầu Bài tập
- 1HS đọc mẫu đơn. Sau đó mới đưa về trình tự của lá đơn.
- GV phát mẫu đơn cho từng HS điền nội dung. 
- 2 –3 HS làm miệng bài tập.
- GV thu bài – chấm điểm
- GV nhận xét bài viết 
3. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật
	Tiết 3: 	Vẽ theo mẫu: Vẽ quả 
I. Mục tiêu:
- Học hình biết phân biệt màu sắc, hình dáng một vài hoa quả.
- Biết cách vẽ và vẽ được hình một vài loại quả và vẽ màu theo ý thích.
- Cảm nhận vẻ đẹp của các loại hoa quả.
II. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị quả bưởi, chuối,na...
	+ Hình gợi ý cách vẽ quả
- HS: Mang theo quả, VTV
III. Các hoạt động dạy học:
1. GT bài – ghi đầu bài.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu một vài quả, nêu câu hỏi.
+ Tên các loại quả ?
- Na, bưởi, chuối....
+ Nêu đặc điểm, hình dáng của từng loại quả?
- Dài, tròn ....
+ Tỉ lệ chung và tỉ lệ từng bộ phận ?
+ Màu sắc của các loại quả? 
- GV tóm tắt những đặc điểm về hình dáng của một số loại quả. 
- Nêu yêu cầu, mục đích vẽ .
b. Hoạt động 2: Cách vẽ quả.
- GV đặt mẫu vẽ ở vị trí thích hợp, sau đó hướng dẫn cách vẽ theo thứ tự.
- HS chú ý nghe 
- So sánh ước lượng chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung cho vừa với phần giấy.
+ Bước 1: Vẽ phác hình quả 
- HS chú ý quan sát GV làm mẫu.
Bước 2: Sửa lại hinh cho giống quả mẫu.
- HS chú ý nghe – quan sát GV vẽ mẫu.
Bước 3: Vẽ màu theo ý thích.
c. Hoạt động 3: Thực hành
- HS quan sát mẫu – thực hành vẽ vào vở TV.
- GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
d. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá .
- HS nhận xét đánh giá bài của bạn 
- GV nhận xét chung – khen ngợi 1 số bài vẽ đẹp.
IV Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Thủ Công:
Tiết 4: Gấp con ếch (T1)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy đúng qui trình kĩ thuật.
- Hứng thú với giờ học gấp hình.
II. GV chuẩn bị:
- Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu.
- Tranh qui trình gấp con ếch bằng giấy.
- Giấy màu hoặc giấy trắng, kéo thủ công.
- Bút màu.
III. Các hoạt động dạy học:
Định lượng
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5'
1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV giới thiệu mẫu con ếch gấp bằng giấy và nêu câu hỏi.
- HS quan sát, trả lời.
+ Con ếch gồm mấy phần?
-> 3 phần: đầu, thân, chân.
+ Đặc điểm của các phần?
+ Phần đầu: có 2 mắt.
+ Phần thân: phình rộng dần về phái sau.
+ Phần chân: 2 chân trước và 2 chân sau ở dưới thân.
- GV liên hệ thực tế về hình dạng và ích lợi của con ếch.
- HS chú ý nghe.
- 1 HS lên bảng mở dần con ếch gấp mẫu.
- GV hỏi: 
+ Nêu sự giống nhau của cách gấp bài này với bài " gấp máy bay đuôi rời" đã học ở lớp 2?
- HS nêu.
15'
2. Hoạt động 2:
GV hướng dẫn mẫu.
- Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
- GV thực hiện như ở bài trước.
- HS quan sát.
- Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước của ếch.
- GV thực hiện.
+ Gấp đôi tờ giấy HV theo đường chéo được hình tam giác, gấp đôi hình tam giác để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra.
- HS quan sát.
+ Gấp 2 nửa cạnh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu.
- HS quan sát.
+ Lồng 2 ngón tay cái vào giữa lòng hình kéo sang hai bên.
- HS quan sát.
+ Gấp 2 nửa cạnh đáy của hình tam giác ở phái trên.
+ Gấp 2 đỉnh của hình vuông theo đường gấp dấu gấp 
- Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch.
- Gấp 2 cạnh bên của hình tam giác  mở 2 đường gấp ra.
- HS nghe - quan sát.
- Gấp 2 cạnh bên
- Lật ra mặt sau gấp phần cuối
- Gấp đôi phân vừa gấp lên 
- Lật lên dùng bút tô 2 mắt con ếch.
* Cách làm con ếch nhảy:
- GV hướng dẫn .
- GV treo tranh quy trình. 
- HS quan sát.
- 1 -> 2 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp con ếch để cả lớp quan sát.
-> GV uốn nắn những thao tác chưa đúng cho HS.
13'
* Thực hành:
- GV tổ chức cho HS thao tác gấp con ếch như đã HD.
- HS thực hành.
IV. Củng cố - dặn dò: (2')
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt lớp
	 Nhận xét trong tuần

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3-V.doc