Giáo án Lớp 3 - Tuần 3, Thứ 4 - Nguyễn Đức Duy

Giáo án Lớp 3 - Tuần 3, Thứ 4 - Nguyễn Đức Duy

MÔN: TẬP ĐỌC - TIẾT: 5

BÀI: QUẠT CHO BÀ NGỦ

I.Mục tiêu:

 1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

Biết ngắc đúng nhịp giữa các dòng thơ , nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ

Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: chích chòe, vẫy quạt, lim dim.

 2-Rèn kỹ năng đọc hiểu :

 -Hiểu nghĩa những từ ngữ mới : thiu thiu.

- Hiểu tình cảm yêu thương , hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc cả bài thơ )

-Học thuộc lòng bài thơ.

 

doc 5 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 3, Thứ 4 - Nguyễn Đức Duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 06 - 09 – 2010
Ngày dạy : Thứ tư ngày 08 – 09 -2010
MÔN: TẬP ĐỌC - TIẾT: 5
BÀI: QUẠT CHO BÀ NGỦ
I.Mục tiêu:
 1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
Biết ngắc đúng nhịp giữa các dòng thơ , nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ 
Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: chích chòe, vẫy quạt, lim dim.
 2-Rèn kỹ năng đọc hiểu :
 -Hiểu nghĩa những từ ngữ mới : thiu thiu.
- Hiểu tình cảm yêu thương , hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc cả bài thơ )
-Học thuộc lòng bài thơ.
II.Chuẩn bị:
 -Tranh minh họa bài thơ trong SGK.
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn HS luyện đọc .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
 -2 HS đọc bài : Cô giáo tí hon và trả lời câu hỏi:
 Những cử chỉ nào của cô giáo Bé làm em thích thú ?
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: ( 1 phút) 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15ph
10ph
6ph
Hoạt động 1:*Luyện đọc :
a-GV đọc diễn cảm toàn bài : với giọng dịu dàng, tình cảm .
b-Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ :
+Đọc từng dòng thơ.
-Cho HS đọc nối tiếp các dòng thơ .
GV theo dõi, phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS .
+Đọc từng khổ thơ trước lớp .
-Cho HS đọc nối tiếp các dòng thơ.
-Kết hợp nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên .
-GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải trong bài : thiu thiu.
+Đọc từng khổ thơ trong nhóm .
-Cho HS chia nhóm 2 để đọc nối tiếp .
+Đọc đồng thanh .
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài :
-Cho HS đọc thầm bài thơ, trả lời :
+Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?
+Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào ?
+Bà mơ thấy gì ?
+Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy ?
-Cho HS đọc thầm bài thơ, trả lời :
+Qua bài thơ, em thấy tình cảm của cháu với bà như thế nào ?
*Luyện đọc lại :
-GV cho HS đọc lại bài thơ.
-Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ.
-Xóa dần nội dung bài thơ trên bảng và yêu cầu HS đọc .
-Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ.
GV nhận xét tuyên dương những HS thuộc bài, đọc hay .
-Chú ý theo dõi
-Mỗi HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng.
-Mỗi HS đọc một khổ thơ, tiếp nối nhau đến hết bài .
-1 HS đọc chú giải trong SGK.
-Thực hiện.
-Cả lớp đồng thanh 1 lần .
-Bạn quạt cho bà ngủ.
-Mọi vật đều im lặng7 đang ngủ: ngấn nắng thiu thiu trên tường, 
cốc chén na7m2 I, hoa cam, hoa khế ngoài vườn chín lặng lẽ. Chỉ có chú chích chòe đang hót .
-Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới .
-Vì cháu đã quạt cho bà rất lâu trước khi bà ngủ thiếp đi nên bà mơ thấy cháu ngồi quạt .
-Vì bà yêu cháu và yêu ngôi nhà của mình .
-Cháu rất hiếu thảo yêu thương chăm sóc bà .
-Thực hiện .
-HS đọc thầm.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV 
-3 đến 5 HS thi đọc, mỗi HS đọc 1 trong 2 khổ thơ của bài . Cả lớp theo dõi nhận xét .
4-Củng cố: ( 3 phút)
 Cho vài HS xung phong đọc thuộc lòng bài thơ.
5-Dặn dò: (1 phút)
 Về nhà tiếp tục HTL những khổ thơ các em thích, khuyến khích HTL cả bài thơ.
----------------------------------------------------- 
MÔN: TOÁN - TIẾT: 13
BÀI: XEM ĐỒNG HỒ
I.Mục tiêu:
Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12
-Củng cố biểu tượng về thời gian. Bước đầu có hiểu biết về thời gian trong thực tế hàng ngày .
 -Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin trong học tập toán .
II.Chuẩn bị:
 -Mặt đồng hồ . Đồng hồ để bàn . Đồng hồ điện tử .
 -SGK, Vở toán tập .
Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
 -Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp bài tập sau: Thùng thứ nhất có 60 lít dầu, thùng thứ hai có 45 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai đựng ít hơn thùng thứ nhất bao nhiêu l dầu ?
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: ( 1 phút) 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2ph
10ph
5ph
3ph
5ph
5ph
Hoạt động 1-Ôn tập về thời gian :
+Một ngày có bao nhiêu giờ ? Bắt đầu từ lúc nào và kết thúc lúc nào ?
+1 giờ có bao nhiêu phút ?
Hoạt động 2-Hướng dẫn xem đồng hồ :
-GV yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ ở phần khung bài học để nêu các thời điểm 
-GV cho HS nhìn vào tranh đầu tiên để xác định vị trí kim ngắn trước, rồi đến kim dài .
*Từ vạch chỉ số 12 đến vạch chỉ số 1 có 5 vạch nhỏ chỉ 5 phút .
+Vậy đồng hồ đang chỉ mấy giờ ?
-GV hướng dẫn tương tự như trên để HS nêu được 2 tranh vẽ tiếp theo .
*Lưu ý : 8 giờ 30 phút còn gọi là 8 giờ rưỡi.
-Cuối cùng GV củng cố cho HS ; kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút. Khi xem giờ cần quan sát kỹ vị trí các kim đồng hồ .
Hoạt động 3-Thực hành :
Bài tập 1:
-GV hướng dẫn HS làm một vài ý đầu .
Ví dụ : +Nêu vị trí kim ngắn ?
 +Nêu vị trí kim dài ?
 +Nêu giờ phút tương ứng ?
+Yêu cầu HS trả lời câu hỏi của bài tập, sau đó GV cho HS tự làm bài các ý còn lại, rồi chữa bài .
Bài tập 2:
-Tổ chức cho HS thi quay kim đồng hồ nhanh.
Bài tập 3 :
+Các đồng hồ được minh họa trong bài tập này là đồng hồ gì ?
-Yêu cầu HS quan sát đồng hồ a, nêu giờ và phút tương ứng .
-Vậy trên mặt đồng hồ điện tử không có kim, số đứng trước dấu : là số giờ, số đứng sau dấu : là số phút .
Bài tập 4:
-Yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ A.
+16 giờ còn gọi là mấy giờ chiều ?
+Đồng hồ nào chỉ 4 giờ chiều ?
-Vậy vào buổi chiều, đồng hồ A và đồng hồ B chỉ cùng thời gian .
-Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại .
-Chữa bài và cho điểm HS .
-Một ngày có 24 giờ. Bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau .
-1 giờ có 60 phút 
-Thực hiện 
-Kim ngắn chỉ ở vị trí quá số 8 một tí .
-Kim dài chỉ vào vạch ghi số 1.
-Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 5 phút .
8 giờ 15 phút.
8 giờ 30 phút .
-Chỉ qua số 4 một tí .
-Chỉ số 1.
-4 giờ 5 phút .
-HS làm bài 
-Thực hiện .
-Đồng hồ điện tử .
-5 giờ 26 phút .
-Chú ý lắng nghe.
-16 giờ
-16 giờ còn gọi là 4 giờ chiều .
-Đồng hồ B.
-HS làm các phần còn lại .
4-Củng cố: ( 3 phút)
 Cho HS quay mặt đồng hồ đến các thời điểm sau : 8 giờ 15 phút,1giờ 5 phút , 17 giờ rưỡi.
5-Dặn dò: (1 phút)
 Về nhà luyện tập thêm về xem đồng hồ .
---------------------------------------- 
MÔN: ĐẠO ĐỨC - TIẾT: 3
BÀI: GIỮ LỜI HỨA
I.Mục tiêu:
 1-HS biết : 
Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa 
Biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người 
Quý trọng những người biết giữ lời hứa 
2-HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người .
 3-HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người hay thất hứa .
II.Chuẩn bị:
 -Tranh minh họa truyện : Chiếc vòng bạc .
 -Vở bài tập Đạo đức 3. Các tấm bìa màu xanh, màu đỏ, màu trắng .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1-Ổn định tổ chức: ( 1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)
 -Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào ? Ở đâu ?
 -Thiếu niên, nhi đồng cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
 -Hãy hát hoặc đọc một bài thơnói về Bác Hồ .
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: ( 1 phút) 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10ph
10ph
6ph
Hoạt động 1: Thảo luận truyện Chiếc vòng bạc.
-GV kể chuyện ; Chiếc vòng bạc .
-Yêu cầu HS đọc lại truyện .
-Yêu cầu HS cả lớp thảo luận .
+Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm đi xa ?
+Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác ?
+Qua câu chuyện em có thể rút ra được điều gì ?
+Thế nào là giữ lời hứa ?
+Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào ?
*GV kết luận : Qua câu chuyện, chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa . Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin yêu .
Hoạt động 2: Xử lý tình huống .
-GV chia lớp thành 4 nhóm và giao cho 
mỗi nhóm xử lý một trong hai tình huống sau :
*Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà Tiến giúp bạn học toán. Nhưng khi Tân vừa chuẩn bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim hoạt hình rất hay.
+Theo em bạn Tân sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống đó ?
+Nếu em là Tân, em sẽ chọn cách ứng xử nào ?
*Hằng có quyển truyện mới. Thanh mượn bạn về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn cẩn thận. Nhưng về nhà Thanh sơ ý để em bé nghịch làm rách truyện .
+Theo em Thanh có thể làm gì ?
+Nếu em là Thanh em sẽ chọn cách nào ? Vì sao ?
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp .
*GV kết luận :
-Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa. Hoặc tìm cách nào đó báo cho Thanh biết là xem phim xong sẽ qua học cùng bạn , để bạn khỏi trông .
-Thanh cần dán trả lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn .
Hoạt động 3: Tự liên hệ .
-GV nêu yêu cầu cần liên hệ.
+Em đã hứa gì với ai chưa ?
+Kết quả lời hứa đó thế nào ?
+Thái độ của người đó ra sao ?
+Em nghĩ gì về việc làm của mình ?
GV nhận xét, tuyên dương những em đã biết giữ đúng lời hứa, nhắc nhở những em chưa biết giữ đúng lời hứa .
-Chú ý lắng nghe
-2 HS đọc lại truyện 
-Thực hiện 
-Bác vẫn nhớ và trao cho em chiếc vòng bạc. Việc làm đó thể hiện Bác là người đã giữ đúng lời hứa .
-Em bé và mọi người rất xúc động trước việc làm đó của Bác .
-Cần giữ đúng lời hứa với mọi người .
-Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mà mình đã nói với người khác .
-Sẽ được mọi người xung quanh yêu quý và tôn trọng .
-Chú ý lắng nghe .
-Thực hiện theo hướng dẫn của GV .
-Thực hiện .
-Chú ý lắng nghe .
-Chú ý theo dõi . Thực hiện .
4-Củng cố: ( 3 phút)
 -Vì sao cần giữ đúng lời hứa ?( Vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác )
 -Cần làm gì nếu không giữ lời hứa với người khác ?( Cần phải xin lỗi và giải thích rõ lý do )
5-Dặn dò: (1 phút)
 -Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện nói về việc giữ lời hứa
=========================== 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_3_thu_4_nguyen_duc_duy.doc