Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường TH Hoài Hải

Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường TH Hoài Hải

Đạo đức: GIỮ LỜI HỨA (Tiết 1)

I/ MỤC TIÊU.

1.Kiến thức: giúp HS hiểu:

-Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện đúng những điều ta đã nói, đã hứa với

 người khác.

-Giữ lời hứa với mọi người, chính là tôn trọng mọi người và bản thân mình.

Nếu ta hứa mà không giữ lời hứa sẽ làm mất niềm tin của mọi người và làm

lỡ việc của người khác.

2. Thái độ:

-Tôn trọng, đồng tình với những người biết giữ lời hứa và không đồng tình

cới những người không biết giữ lời hứa.

3. Hành vi:

-Giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

-Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm.

 

doc 44 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 3 - Trường TH Hoài Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức: 	GIỮ LỜI HỨA (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU.
1.Kiến thức: giúp HS hiểu:	
-Giữ lời hứa là nhớ và thực hiện đúng những điều ta đã nói, đã hứa với
 người khác.
-Giữ lời hứa với mọi người, chính là tôn trọng mọi người và bản thân mình. 
Nếu ta hứa mà không giữ lời hứa sẽ làm mất niềm tin của mọi người và làm 
lỡ việc của người khác.
2. Thái độ:
-Tôn trọng, đồng tình với những người biết giữ lời hứa và không đồng tình 
cới những người không biết giữ lời hứa.
3. Hành vi:
-Giữ lời hứa với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.
-Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm.
II/ CHUẨN BỊ.
-Câu chuyện: “Chiếc vòng bạc”, “Người Việt Nam đẹp nhất”, Lời hứa danh dự”.
-4 phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm (HĐ2)
-4 thẻ xanh và đỏ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổn đinh lớp: 
5’
2.Kiểm tra bài cũ:
-Bác Hồ sinh ngày, tháng, năm nào? ở đâu?
-Vài HS trả lời.
-Quê Bác ở đâu?
27’
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – ghi đề lên bảng.
b. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
*HĐ 1: Thảo luận truyện “Chiếc vòng bạc” – giới thiệu truyện.
-GV kể chuyện “Chiếc vòng bạc”
-HS lắng nghe.
-Yêu cầu 1 hoặc 2 HS kể hoặc đọc lại truyện.
-1,2 HS đọc (kể) lại truyện.
-Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo luận theo các câu hỏi sau:
1.BH đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm xa cách. Việc làm đó thể hiện điều gì?
2.Em bé và mọi người cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
3. Em rút ra được bài học gì qua câu truyện?
-HS cả lớp chi thành 6 nhóm cử nhóm trưởng, thư ký và tiến hành thảo luận.
-Khi gặp lại em bé sau 2 năm xa cách , Bác vẫn nhớ và trao cho em chiếc vòng bạc. Việc làm đó thể hiện Bác là người đã giữ đúng lời hứa.
-Rất xúc động trước việc làm đó của Bác.
-Cần luôn luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.
-Yêu cầu HS đại diện của các nhóm phát biểu ý kiến thảo luận của nhóm mình.
-Đại diện các nhóm trả lời.
-Hỏi cả lớp.
1.Thế nào là giữ lời hứa?
2. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh đánh giá, nhận xét nhữ thế nào?
=> nhận xét , tổng hợp các ý kiến của HS.
-2-3 HS trả lời.
-Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mà mình đã nói với người khác.
-Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng yêu quý, tin cậy.
-Đưa ra kết luận.
-HS theo dõi.
1 –2 HS nhắc lại phần kết luận.
*H Đ 2: nhận xét tình huống.
-Đại diện các nhóm trả lời.
-Hành động (việc làm) của Minh là sai. Minh hẹn sang nhà Nam nhưng cần phải sang đúng giờ để Nam khỏi phải đợi, mất thời gian.
-Thanh làm thế là không đúng . Bạn của Thanh sẽ không có vở để chép bài, việc làm của bạn Thanh đã ảnh hưởng đến việc học tập của em.
-Hỏi cả lớp:
1.Giữ lời hứa thể hiện điều gì?
2. Khi không thực hiện lời hứa , ta cần phải làm gì?
-4 – 5 HS trả lời.
-Giữ lời hứa thể hiện sự lịch sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
-Kết luận.
+Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
+Khi vì một lý do nào đó mà không thực hiện được lời hứa, cần phải nói rõ lý do và xin lỗi họ càng sớm càng tốt.
-HS theo dõi.
-1 HS nhắc lại kết luận
*HĐ 3: Liên hệ.
-Yêu cầu HS tự liên hệ theo định hướng.
+ Em đã hứa với ai, điều gì?
+Kết quả của lời hứa đó như thế nào?
+Thái độ của người đó ra sao?
+Em nghĩ gì về việc làm của mình?
-3 – 4 HS tự liên hệ bản thân và kể lại câu chuyện, việc làm của mình.
-Yêu cầu HS xét về việc làm của các bạn, đúng hay chưa đúng, tại sao?
HS nhận xét việc làm , hành động của bạn.
-Nhận xét , tuyên dương những em đã biết giữ đúng lời hứa, nhắc nhở những em còn chưa biết giữ đúng lời hứa.
2’
4. Củng cố, dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
-GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm những 
 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tập đọc- kể chuyện: CHIẾC ÁO LEN
I/ MỤC TIÊU.
A. Tập đọc.
1.Đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các từ , tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: thổi, 
lất phất, mặc thử, bối rối, xin lỗi, xấu hổ
-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từø.
-Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp
 với diễn biến của câu chuyện.
2. Đọc – hiểu.
-Hiểu nghĩa của các TN trong bài: bối rối, thì thào.
-Nắm được trình tự, diễn biến câu chuyện.
-Hiểu được nghĩa câu chuyện: khuyên các em cần biết yêu thương, nhường 
nhịn anh, chị, em trong gia đình.
B. Kể chuyện:
-Dựa vào gợi ý trong SGK, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện . Khi kể, biết
 phối hợp cử chỉ , nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung của câu chuyện.
-Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-GV: tranh minh họa bài TĐ.
 Bảng viết sẵn phần gợi ý kể chuyện như SGK.
-HS: SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
 Tập đọc:
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổn định lớp
5’
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài TĐ Cô giáo tí hon.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
45’
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài – ghi đề lên bảng.
b. Luyện đọc:
* Đọc mẫu.
-GV đọc toàn bài 1 lần.
-HS theo dõi.
*HD luyện đọc + giải nghĩa từ 
-HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
+Yêu cầu HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
+Theo dõi HS đọc và sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi.
+Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.
-HS tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
-Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV.
-Nối tiếp nhau đọc lại bài, mỗi HS đọc 1 câu -> bài.
-HDHS đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
+Yêu cầu HS đọc đoạn 1 của bài.
+Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó.
+HDHS đọc các đoạn còn lại tương tự như đoạn 1.
+Khi HS đọc xong đoạn 2,3 GV cho cả lớp dừng lại để tìm hiểu từ: Bối rối, thì thào.
+Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
+Chia lớp thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm khoảng 4 HS và y/c các HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
-HS cả lớp đọc thầm , 1 HS đọc thành tiếng.
-Tập ngắt giọng đúng khi đọc câu:
Áo có dây kéo ở giữa,/ lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh/hoặc mưa lất phất//
-Lần lượt TĐ các đoạn 2,3,4 , chú ý các lời thoại của nhân vật.
-Tìm hiểu nghĩa của các từ Bối rối, thì thào (đọc thầm phần chú giải), 1HS đọc thành tiếng phần chú giải.
-4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-Đọc bài theo nhóm HS cùng nhóm theo dõi để nhận xét và chỉnh sửa cách đọc cho nhau.
c. HD tìm hiểu bài.
-GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK
-Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1.
-HS đọc thầm. 
-Mùa đông năm nay như thế nào?
-Mùa đông năm nay đến sớm và lạnh buốt.
-Vì mùa đông đến sớm và lạnh buốt nên những chiếc áo len là vật rất cần và được mọi người chú ý. Hãy tìm những hình ảnh trong bài cho thấy áo len của bạn Hòa rất đẹp và tiện lợi.
-Chiếc áo có màu vàng rất đẹp, có dây kéo ở giữa , có mũ để đội khi có gió lạnh hay trời mưa và rất ấm.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và TLCH:
Vì sao Lan dỗi mẹ?
-1 HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm rồi TLCH: vì em muốn mua 1 chiếc áo như của Hòa nhưng mẹ bảo không thể mua được chiếc áo đắt tiền như vậy.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3, TLCH: khi muốn em có chiếc áo len đẹp mà mẹ lại không đủ tiền mua, Tuấn nói với mẹ điều gì?
-HS đọc thầm rồi TLCH: Tuấn nói với mẹ hãy dành tiền mua áo cho em Lan, Tuấn không cần thêm áo vì Tuấn khỏe lắm. Nếu
-Tuấn là người như thế nào?
-Tuấn là người con thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em.
-Yêu cầu HS đọc tiếp đoạn 4 và hỏi: vì sao Lan ân hận?
HS thảo luận nhóm rồi TL:
+Lan ân hận vì đã làm cho mẹ phải buồn
-Em có suy nghĩ gì về bạn Lan trong câu chuyện này? 
-HS xung phong phát biểu ý kiến.
-Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để tìm tên khác cho câu chuyện
-Ba mẹ con vì đó là các nhân vật trong câu chuyện.
-Người anh tốt bụng vì câu chuyện ca ngợi sự thương yêu nhường nhịn của người anh dành cho em gái
d. Luyện đọc lại bài.
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS và y/c đọc lại bài theo vai trong nhóm của mình.
-Mỗi HS trong nhóm nhận một trong các vai: người dẫn truyện, Lan, mẹ Lan, Tuấn sau đó luyện đọc bài trong nhóm.
-Tổ chức cho 3,4 nhóm thi đọc trước lớp.
-Các nhóm thi đọc, cả lớp theo dõi để chọn nhóm đọc hay nhất. 
-Tuyên dương nhóm đọc tốt , có thể cho điểm HS.
Kể chuyện:
a. Xác định yêu cầu
-Gọi 1 – 2 HS đọc yêu cầu của bài
-HS đọc.
-Kể theo lời của bạn Lan là kể như thế nào?
-Là kể bằng cách nhập vai vào Lan kể bằng lời của Lan, nên khi kể cần xưng hô là tôi , mình hoặc em.
-Treo bảng phụ có viết sẵn các nội dung gợi ý và yêu cầu HS đọc gợi ý của đoạn 1
-2 HS lần lượt đọc trước lớp.
-Nội dung của đoạn 1 là gì?, nội dung cần thể hiện qua mấy ý , nêu cụ thể nội dung của từng ý.
-Đoạn 1 nói về chiếc áo đẹp cần kể rõ ý: Mùa đông năm nay rất lạnh; chiến áo len của bạn Hòa r ... . Chú ý động tác giữa chân và tay. Uốn nắng những HS thực hiện chưa tốt
- Sau khi các nhóm đã luyện tập, tổ chức cho các nhóm biểu diễn cách thức luyện tập của nhóm nình.
- Nêu tên trò chơiù tổ chức cho lớp chơi thử rồi chơi chính thức. Sau một số lần thì đổi vị trí người chơi.
- 3 hàng dọc
- 3 hàng ngang
- 3 hàng dọc
- Đội hình vòng tròn.
III- Phần kết thúc
- Đi thường
- Thả lỏng.
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
2-3
1-2
- Đi theo nhịp 1-2
- Cúi người thả lỏng.
- Tập một số động tác hồi tỉnh.
- Đi hát theo nhịp hát một bài.
- Hệ thống lại nội dung bài học, nhận xét tiết học.
- 3 hàng ngang
 + + + + + + + + + 
 + + + + + + + + + 
 + + + + + + + + + 
*
	Toán: LUYỆN TẬP
 I/ MỤC TIÊU: giúp học sinh.
	1.Kiến thức: củng cố về xem đồng hồ.
	-Củng cố về các phần bằng nhau của đơn vị.
	-Giải bài toán bằng một phép tính.
	-So sánh giá trị của 2 biểu thức đơn giản.
	2. Kỹ năng: thực hiện thành thạo các dạng toán.
	3. GD: lòng say mê học toán.
	II/ ĐỒ DÙNG DAY-HỌC.
	-GV: Mặt đồng hồ.
	-HS: vở nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổn định lớp: 
5’
2.Kiểm tra bài cũ.
-Yêu cầu HS quan sát mặt đồng hồ và nêu đúng giờ.
=> nhận xét, ghi điểm.
-2 HS nêu.
32’
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài-ghi đề lên bảng
b. HD luyện tập.
-Bài 1: yêu cầu HS quan sát và đọc giờ trên đồng hồ.
=> nhận xét
-HS quan sát rồi nêu thời điểm trên đồng hồ.
A: 6 giờ 15 phút
B: 2 giờ rưỡi.
C: 9 giờ kẽm 5 phút.
D: 8 giờ.
Bài 2: yêu cầu HS đọc tóm tắt.
+Bài tập cho biết có bao nhiêu chiếc thuyền?
+Mỗi thuyền chở được bao nhiêu người?
+Bài toán hỏi gì?
+Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt đọc đề toán.
+Yêu cầu HS suy nghĩ và giải.
=> Nhận xét
-1 HS đọc.
-Có 4 chiếc thuyền.
-Mỗi chiếc chở được 5 người.
-Hỏi 4 thuyền chở được bao nhiêu người.
-HS đọc: mỗi thuyền chở được 5 người . Hỏi 4 thuyền như vậy chở được bao nhiêu người?
-1 HS lên bảng, cả lớp giải vào vở.
Bài giải
Số người 4 thuyền chở được là:
5 x 4 = 20 (người).
ĐS: 20 người.
-Bài 3: yêu cầu HS quan sát hình a.
+Hình nào khoanh vào 1/3 số quả cam? vì sao?
+Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy quả cam? vì sao?
=> Nhận xét.
Tương tự với phần b.
=> Nhận xét.
-HS quan sát.
+Hình 1 khoanh vào 1/3 số quản cam vì có 12 quả chia thành 3 phần mỗi phần có 4 quả H1 đã khoanh vào 4 quả.
+Hình 2 đã khoanh vào 1/4 số quả cam, vì có 12 quả cam chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần được 3 quả H2 đã khoanh vào 3 quả cam.
-H3 và H4 đã khoanh vào 1/2 số bông hoa.
-Bài 4: 
+Viết lên bảng 4 x 7. , 4 x 6.
+Điền dấu gì vào chỗ trống? vì sao?
-Yêu cầu HS điền tiếp 2 bài còn lại.
+Không thực hiện phép tính ta có thể điền ngay dấu vào chỗ chấm được không?
=> Nhận xét.
+Chữa bài và cho điểm HS
-Điền dấu > vào chỗ chấm, vì: 
4 x 7 = 28; 4 x 6 = 24 mà 28 > 24.
-2 HS lên bảng , cả lớp điền vào vở.
4 x 5 = 5 x 4; 16 : 4 < 16 : 2
-Ta điền được vì 4 x 7 và 4 x 6 có cùng 1 thừa số, còn lại là 7 > 6 nên 
4 x 7 > 4 x 6
2’
4. Củng cố, dặn dò.
-Dặn HS về nhà ôn lại các bảng nhân, chia.
-Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm
...
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
 Tập làm văn : KỂ VỀ GIA ĐÌNH. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
I/ MỤC TIÊU.
-Kể được về gia đình với người bạn mới quen.
-Viết đúng đơn xin nghỉ học theo mẫu.
- II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-GV:Mẫu đơn xin nghỉ học.
-HS:VBT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổn định lớp: 
5’
2. Kiểm tra bài cũ:
-Trả bài TLV tuần 2: đơn xin vào Đội. Nhận xét , tuyên dương những em có bài viết tốt.
32’
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài-ghi đề lên bảng.
b. HD giới thiệu về gia đình.
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài1.
-1 HS đọc.
-HD: khi kể về gia đình với 1 người bạn mới quen, chúng ta nên giới thiệu 1 cách khái quát nhất về gia đình . Vì là kể với bạn nên khi kể em có thể xưng hô là tôi , tớ, mình.
+Gia đình em có mấy người, đó là những ai?
+Công việc của mỗi người trong gia đình là gì?
+Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào?
+Bố, mẹ em thường làm việc gì?
+Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?
-Nghe hướng dẫn của GV, một số HS trả lời câu hỏi của GV.
-Chia HS thành các nhóm nhỏ , mỗi nhóm khoảng 4 HS và yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình.
-Làm việc theo nhóm.
-Gọi 1 số HS trình bày trước lớp. Theo dõi và hướng dẫn HS kể thành câu.
-1 HS trình bày , cả lớp theo dõi để nhận xét.
c. HDHS viết đơn xin nghỉ học.
-Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
-HS đọc.
-Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn và yêu cầu HS đọc mẫu đơn.
+Đơn xin nghỉ học gồm những gì? GV nghe HSTL và ghi lên bảng. Nếu HS chưa nêu thì GV nêu cho đủ.
-HS đọc thầm.
-HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến mỗi HS chỉ cần nêu 1 nội dung, chú ý nêu đúng theo trình tự viết đơn.
Đơn xin nghỉ học có các nội dung.
+Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+Tên đơn: Đơn xin phép nghỉ học.
+Tên của người nhận đơn.
+Người viết đơn tự giới thiệu tên, lớp.
+Nêu lý do viết đơn; lý do xin phép nghỉ học.
+Lời hứa của người viết đơn.
+Ý kiến và chữ ký của gia đình HS
-Gọi 1 – 2 HS làm miệng trước lớp, chú ý nội dung lý do xin nghỉ học phải đúng với sự thật.
1 –2 HS trình bày, cả lớp theo dõi để nhận xét, rút kinh nghiệm trước khi làm bài.
-Nhận xét bài miệng của 2 HS , sau đó yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào VBT.
-Viết đơn, sau đó 1 số HS trình bày đơn của mình trước lớp, HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
-Chấm điểm 1 HS, số còn lại thu chấm sau.
2’
4. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà:
+Viết đọan văn khoảng 4-5 câu kể về gia đình em.
+Ghi nhớ mẫu đơn xin phép nghỉ học.
+Chuẩn bị bài sau.
TN-XH: MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN.
I/ MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
-Nêu được cấu tạo sơ lược của máu, nhiệm vụ của máu đối với cuộc sống 
con người.
-Chỉ hình và nêu được tên các bộ phận trong cơ quan tuần hoàn.
-Nêu được nhiệm vụ của cơ quan tuần hoàn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
-Các hình minh họa trang 14,15/SGK.
-Đồng hồ để bấm giờ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1. Ổån định lớp.
5’
2. Kiểm tra bài cũ.
-Kiểm tra vở bài tập TN-XH của một số HS.
27’
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài-ghi đề lên bảng.
b. HD tìm hiểu bài.
17’
*HĐ1: Tìm hiểu về máu.
-Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng 6 HS, sau đó phát cho mỗi nhóm 1 phiếu giao việc và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để TLCH của phiếu.
Nội dung phiếu giao việc.
Hãy cùng thảo luận để tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Khi bị đứt tay hoặc trầy da, chúng ta có thể nhìn thấy những gì ở vết thương?
-Nhìn thấy máu hoặc 1 ít nước màu vàng chảy ra từ vết thương.
2. Khi mới chảy ra khỏi cơ thể máu có dạng lỏng hay đông đặc?
-Máu có dạng lỏng, để lâu máu đặc, khô đông cứng lại.
3. Quan sát h2/14 và cho biết máu được chia thành mấy phần, đó là những phần nào?
-Máu được chia thành 2 phần là huyết tương và huyết cầu.
4. Quan sát H3/14 và nêu hình dạng của huyết cầu đỏ.
-Huyết cầu đỏ có dạng tròn như cái đĩa.
5. Theo em , máu có ở những đâu cơ thể người? dựa vào đâu em biết điều đó?
-Máu ở khắp nơi trong cơ thể người trừ sợi tóc, móng tay vì khi ta bị thương ở đâu ta cũng thấy có máu chảy ra.
-Yêu cầu HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của mình.
-Mỗi đại diện chỉ trả lời 1 câu hỏi, sau mỗi lần có nhóm trình bày , các nhóm khác lại có ý kiến nhận xét bổ sung.
-Yêu cầu HS đọc, nội dung bạn cần biết trang 14/SGK
-2 HS đọc trước lớp , cả lớp theo dõi và đọc thầm.
-Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn. Vậy cơ quan tuần hoàn có cấu tạo như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua HĐ3.
15’
*HĐ 2: Cơ quan tuần hoàn.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo các nội dung sau.
-2 HS ngồi cùng nhau quan sát và thảo luận.
Quan sát H4/15 và cho biết:
+Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?
+Tim nằm ở vị trí nào trong lồng ngực (chỉ rõ trên hình vẽ và trên lồng ngực của em).
+Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người?
+Yêu cầu đại diện HS trả lời.
*GV nêu kết luận.
-Cơ quan tuần hoàn gồm tim và mạch máu.
2’
4. Củng cố, dặn dò.
-Dặn HS về nhà làm bài vào VBT
-Ghi nhớ thành phần của máu , các bộ phận của cơ quan tuần hoàn.
-Tổng kết tiết học.
Rút kinh nghiệm
TỔNG KẾT CUỐI TUẦN 3
I/ MỤC TIÊU.
-Nhận xét tình hình hoạt động trong tuần qua.
-Triển khai công tác đến.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1. Ổn định lớp: 
2. Sinh họat tập thể.
* Nhận xét tuần qua.
-GV yêu cầu các tổ trưởng các tổ nhận xét từng thành viên trong tổ của mình.
-Yêu cầu lớp trưởng báo cáo kết quả theo dõi của lớp trong tuần.
-GV tổng hợp , nêu nhận xét chung về tình hình học tập, nội quy, học tập, vệ sinh
-Tuyên dương những tổ, CN đoạt thành tích trong tuần.
-Nhắc nhở những tổ, cá nhân chưa tích cực.
*Công tác đến.
-Tiếp tục rèn đọc và rèn chữ viết cho HS.
-Phân công những HS khá kèm, giúp đỡ HS yếu học tập.
-Sinh hoạt văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.doc