Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 (Bản hay)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 (Bản hay)

I- Kiểm điểm công tác tuần 30.

 a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần.

 b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần:

 - Duy trì tốt nề nếp truy bài đầu giờ.

 - Tham gia đầy đủ các buổi múa hát, sinh hoạt tập thể do trường tổ chức.

 - Tích cực rèn chữ và có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.

 - Phê bình một số học sinh không thực hiện quy định của nhà trường như mặc đồng phục,

 - Ý thức của một số học sinh nam trong giờ múa hát tập thể sân trường còn kém: - Tuyên dương học sinh:

 II- Phương hướng phấn đấu.

 - Kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập để chuẩn bị thi cuối kì II.

 - Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.

 - Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.

 - Thực hiện tốt chăm sóc cây xanh trước cửa lớp.

III- Chơng trình văn nghệ.

 - Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.

 

doc 21 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 2020Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
tập đọc - kể chuyện
Gặp gỡ ở Lúc - xăm - bua
I - Mục tiêu.
A - Tập đọc.
	- Đọc đúng các từ ngữ nước ngoài: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca. Giét-xi-ca, in-tơ-net,...và một số từ khác: lần lượt, lưu luyến,...Hiểu nghĩa một số từ mới: hoa lệ, tuyết, đàn tơ rưng,... và nội dung câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Luc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
	- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
	- Thấy được tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.
B - Kể chuyện
	- Dựa vào gợi ý, học sinh kể lại được câu chuyện bằng lời của mình.
	- Rèn kỹ năng nói và nghe của học sinh. Lời kể tự nhiên sinh động, thể hiện đúng nội dung.
	- Giáo dục ý thức đoàn kết với các dân tộc khác.
II- Đồ dùng.
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục"
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
* Hướng dẫn cách đọc câu dài.
* Giải nghĩa 1 số từ mới: 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c- Tìm hiểu bài.
?+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì thú vị?
 + Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
 + Các bạn học sinh Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu niên Việt Nam?
 + Các em muốn nói gì với các bạn học sinh trong câu chuyện này?
- Cả lớp đọc thầm
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp luyện đọc câu văn dài.
- Đặt câu với từ: sưu tầm, hoa lệ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-...tất cả học sinh lớp 6A đề tự giới thiệu bằng Tiếng Việt......
-...vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói tiếng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu về Việt Nam trên in tơ nét.
-...muốn biết thiếu niên Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào...
- Cảm ơn tình thân ái, hữu nghị của các bạn./Chúng ta tuy ở hai đất nước xa nhau nhưng quí mến nhau như anh em một nhà.
B- Tập đọc - kể chuyện
d- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn luyện đọc lại đoạn cuối bài "đã đến Lúc....hoa lệ mến khách"
e- Kể chuyện.
?+ Nêu yêu cầu của bài?
 + Câu chuyện được kể theo lời của ai?
 + Kể bằng lời của em là như thế nào?
 + Đọc lại các câu gợi ý?
- Yêu cầu học sinh dựa vào các câu hỏi gợi ý để kể nối tiếp các đoạn.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của nhân vật.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên lớp kể trước lớp.
- Yêu cầu hai học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Học sinh luyện đọc lại đoạn văn, một số học sinh đọc lại toàn bài.
- ............. 
-...một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.
-...kể khách quan, như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
-.............
- Học sinh kể lại các đoạn dựa vào câu hỏi gợi ý.
- Học sinh kể trong nhóm.
3- Củng cố - Dặn dò. 
	?+ Nêu lại ý nghĩa của câu chuyện?
	 + Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
	- Nhận xét giờ học.
Tuần 30 Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
toán
Luyện tập 
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ). Giải toán có lời văn, tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.
	- Rèn kỹ năng cộng các số có 5 chữ số, giải toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Tự nghĩ một phép cộng các số có 5 chữ số => Đặt tính và tính?
2- Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở => nêu cách đặt tính và cách thực hiện?
 Bài 2:
- Yêu cầu 2 học sinh phân tích đề toán => làm bài.
?+ Bài toán củng cố lại kiến thức nào?
 Bài 3:
- Yêu cầu học sinh quan sát các dữ liệu cho trong bài => đặt đề toán rồi giải.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài => nêu cách làm.
* 3 x 2 = 6 (cm)
* (3 + 6)x2 = 18 (cm)
* 3 x 6 = 18 (cm2)
-...cách tính chu vị và diện tích hình chữ nhật.
* 17 x 3 = 51 (kg)
* 17 + 51 = 68 (kg)
6- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
chính tả (Nghe- viết)
Liên hợp quốc
I- Mục tiêu.
	- Nghe viết đúng chính tả của bài "Liên hợp quốc"
	- Viết đẹp, đúng các chữ số và bài chính tả. Làm đúng bài tập điền tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch, êt/êch.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Học sinh viết: bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh,...
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc mẫu bài chính tả.
 ?+ Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì?
 + Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc?
 + Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào lúc nào?
Vùng lãnh thổ: chỉ những vùng được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc nhưng chưa phải là quốc gia độc lập.
- Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2avà bài 3.
3- Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học.
- Cả lớp đọc thầm.
- 2 học sinh đọc bài.
-...bảo vệ hoà bình, tăng cường hợp tác và phát triển giữa các nước.
-...191 nước và vùng lãnh thổ.
- ... 20 - 9 - 1977.
- Học sinh tự tìm và luyện viết.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Học sinh đổi chéo vở soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- 1 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ.
tập đọc 
Một mái nhà chung
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ ngữ rập rình, lợp nghìn lá biếc, lợp hồng,... Hiểu một số từ ngữ mới: gấc, dím, cầu vồng,...và hiểu nội dung bài thơ: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó.
	- Đọc lưu loát bài thơ. Đọc bài thơ với giọng vui thân ái, hồn nhiên.
	- Cần bảo vệ và giữ gìn trái đất.
II- Đồ dùng: 
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài "Gặp gỡ ở Lúc - xăm - bua"
2- Bài mới
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn.
* Hướng dẫn ngắt nghỉ câu văn dài.
* Giải nghĩa 1 số từ mới: nhín, cầu vồng, giàn gấc.
- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài.
c- Tìm hiểu bài.
?+ Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai?
 + Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?
 + Mái nhà chung của muôn vật là gì?
 + Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?
d- Luyện đọc lại - Học thuộc lòng bài thơ. 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại toàn bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ.
3- Củng cố - Dặn dò.
 - Nhận xét giờ học.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ và luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc đoạn
- Đặt câu với từ: giàn gấc.
- Học sinh đọc đồng thanh.
-...của chim, cá, dím, ốc các bạn nhỏ.
-....................
-... là bầu trời xanh.
- ...hãy bảo vệ, giữ gìn mái nhà chung.
- Học sinh luyện đọc lài bài thơ.
- Học sinh học thuộc lòng bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
toán
Phép trừ các số trong phạm vi 100000
I- Mục tiêu.
	- Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100000.
	- Rèn kỹ năng đặt tính và tính phép trừ các số trong phạm vi 100000, kĩ năng giải toán có lời văn, quan hệ giữa km và m.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Tự nghĩ ra 2 số có 5 chữ số => Thực hiện phép cộng 2 số đó?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100000.
- Giáo viên đưa ra phép tính 85674 - 58329 = ?
- Yhêu cầu học sinh nêu cách đặt tính phép tính trên.
- Yêu cầu một học sinh nêu cách thực hiện phép tính.
- Phép trừ này có đặc điểm gì?
- Yêu cầu một học sinh tự nghĩ 1 phép tính các số có 5 chữ số => Nêu cách đặt tính và tính.
- Yêu cầu mỗi học sinh tự nghĩ 1 phép trừ các số có 5 chữ số => đặt tính và tính vào bảng con.
c- Thực hành.
 Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
 Bài 2:
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào bảng con.
?+ Nêu cách đặt tính và tính?
 Bài 3:
- Yêu cầu 2 học sinh phân tích đề toán => làm bài vào vở.
- Viết số 85674 ở trên, số 58329 ở dưới sao cho các chữ số trong cùng một hàng thẳng cột với nhau....
- Học sinh nêu miệng.
- Là phép trừ có nhớ.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh làm vào bảng con.
- Học sinh làm bài vào vở => đổi vở kiểm tra chéo.
- Học sinh làm bài lần lượt vào bảng con và nêu miệng cách đặt tính và cách thực hiện.
- Đọc đề toán.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
thủ công
Làm đồng hồ để bàn (tiết 3)
I- Mục tiêu.
	- Biết làm đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công.
	- Làm được đồng hồ để bàn đúng qui trình kĩ thuật.
	- Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II- Đồ dùng.
	- Mẫu đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công.
	- Tranh qui trình làm đồng hồ để bàn.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí.
	- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
* Bước 1: Cắt giấy.
* Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (đế, mặt, khung và chân đỡ đồng hồ..
* Bước 3: Làm đồng hồ hoàn chỉnh.
- Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước làm đồng hồ.
Lưu ý: Khi gấp và dán các tờ giấy để làm đế, khung chân đỡ đồng hồ cần miết các nếp gấp và bôi hồ đều.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm đồng hồ để bàn.
- Học sinh trang trí, trưng bày và tự đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Học sinh nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn.
- Học sinh nghe và quan sát.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh trang trí, trưng bày và tự đánh giá sản phẩm của mình.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
tự n ...  ý, dùng từ đặt câu đúng, thể hiện tình cảm với người nhận thư.
	- Giáo dục tình hữu nghị, thân ái với bạn bè nước ngoài.
II- Đồ dùng: 
	- Bảng phụ viết các gợi ý.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Tìm hiểu đề bài. 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề văn.
Giáo viên gạch chân dưới những yêu cầu cơ bản của đề văn.
2- Hướng dẫn làm bài văn. 
?+ Người bạn nước ngoài này có thể là những ai?
 Chú ý: Cần nói rõ bạn đó là người nước nào? Nêu tên càng tốt?
Nội dung thư phải thể hiện:
* Mong muốn làm quen với bạn.
* Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung.
- Yêu cầu học sinh nhớ lại và nêu hình thức trình bày một lá thư.
(Giáo viên có thể ghi sẵn hình thức. Trình bày một lá thư để giúp những học sinh học yếu - kém)
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Yêu cầu một số học sinh đọc bài viết của mình trước lớp.
- Học sinh phân tích đề, đọc câu gợi ý.
-... người mà em biết qua đài, báo, truyền hình, phim ảnh; cũng có thể là người bạn do em tưởng tượng ra.
- Học sinh nêu miệng các phần chính của một lá thư.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh đọc bài làm, lớp nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Về nhà viết lại bài thơ để gửi qua đường bưu điện.
	- Nhận xét giờ học.
Tập viết
Ôn chữ hoa U
I- Mục tiêu.
	- Củng cố cách viết chữ hoa U thông qua bài tập ứng dụng.
	- Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, tên riêng: Uông Bí.
	Câu ứng dụng: Uốn cây từ thửa còn non
Dạy con từ thủa con còn bi bô
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Mẫu chữ viết hoa U.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: "Trẻ em, Trường Sơn"
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa: U, B, D.
?+ Tìm các chữ hoa có trong bài? Nêu quy trình viết từng chữ?
- Giáo viên viêt mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
- Yêu cầu học sinh luyện viết các chữ U, B, D vào bảng con.
- Luyện viết từ ứng dụng: Uông Bí.
- Giáo viên giới thiệu: Uông Bí là tên một thị xã thuộc tỉnh Quảng Ninh.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét về độ cao, dấu thanh, khoảng cách của các chữ trong từ ứng dụng.
- Học sinh luyện viết vào bảng con: Uông bí
* Luyện viết câu ứng dụng.
- Giáo viên giải nghĩa câu ứng dụng: Cây non cành mềm dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con.
- Học sinh luyện viết: Uốn cây.
c- Hướng dẫn học sinh viết vào vở Tập viết.
- Giáo viên nêu yêu cầu bài viết.
- Yêu cầu học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên chấm và nhận xét 1 số bài chấm.
- U, B, D.
- Học sinh nêu miệng.
- Học sinh tập viết các chữ U, B, D trên bảng con.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh viết vào bảng con.
- Học sinh luyện viết trên bảng con từ Uốn cây.
- Học sinh viết bài vào vở.
4- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 9 tháng 4 năm 2010
toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 100000, về giải toán có lời văn.
	- Rèn kỹ năng tính nhẩm và giải toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ:
	- Gọi học sinh chữa bài số 3 của tiết trước.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1: 
?+ Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm từng biểu thức và nêu cách nhẩm.
 + Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 Bài 2:
- Yêu cầu học sinh làm bài lần lượt vào bảng con.
?+ Nêu cách đặt tính và cách thực hiện?
 Bài 3: Giáo viên tóm tắt đề toán.
Xã Xuân Phương
Xã Xuân Hoà
Xã Xuân Mai
- Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt => giải vào bảng con.
 Bài 4: Yêu cầu 2 học sinh phân tích đề toán => làm lần lượt vào vở.
- Tính nhẩm.
- Học sinh nhẩm miệng kết quả.
- Tương tự thực hiện các phép tính còn lại.
-...
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài vào bảng con.
- 2 học sinh lên bảng làm.
- Học sinh đặt đề toán theo tóm tắt.
- Phân tích bài toán.
- Trình bày bài làm vào vở.
- Tìm hiểu đề toán.
- Nêu dạng toán.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
Chính tả (Nghe- viết)
Một mái nhà chung
I- Mục tiêu.
	- Nhớ và viết lại chính xác ba khổ thơ trong bài "Một mái nhà chung"
	- Viết đúng, trình bày chính xác bài chính tả. Làm đúng các bài tập chính tả.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Tìm 4 từ bắt đầu bằng ch/tr?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Giáo viên đọc 3 khổ thơ đầu.
?+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì?
 + Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì?
 + Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa.
- Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
* Đọc soát lỗi.
* Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a.
- Một số học sinh đọc bài chính tả.
-... Trái Đất.
-... bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật.
-.........
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con những từ ngữ dễ viết sai.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt.
- Học sinh lên bảng chữa bài trên bảng phụ.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học
sinh hoạt lớp
Tuần 30
I- Kiểm điểm công tác tuần 30.
	a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần.
	b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần:
	- Duy trì tốt nề nếp truy bài đầu giờ.
	- Tham gia đầy đủ các buổi múa hát, sinh hoạt tập thể do trường tổ chức.
	- Tích cực rèn chữ và có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
 - Phê bình một số học sinh không thực hiện quy định của nhà trường như mặc đồng phục, 
 - ý thức của một số học sinh nam trong giờ múa hát tập thể sân trường còn kém:	- Tuyên dương học sinh: 
	II- Phương hướng phấn đấu.
 - Kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập để chuẩn bị thi cuối kì II.
	- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
	- Thực hiện tốt chăm sóc cây xanh trước cửa lớp.
III- Chơng trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.
 Tuần 30	
Thể dục
Hoàn thiện bài thể dục với hoa hoặc cờ.
học tung và bắt bóng 
I, Mục tiêu:
- Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được động tác tương đối chính xác. 
- Học tung bắt bóng cá nhân. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ ”. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi.
II, Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 2-3 em 1 quả bóng, mỗi HS 1 bông hoa hoặc cờ. 
III, Hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV cho HS chạy, khởi động các khớp và chơi trò chơi “Kết bạn”.
2-Phần cơ bản.
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
 GV cho cả lớp cùng thực hiện liên hoàn bài TD phát triển chung 2 lần: 4x8 nhịp. 
- Học tung và bắt bóng bằng 2 tay.
GV nêu tên động tác, hướng dẫn cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
Có thể cho HS tập động tác theo 2 cách:
+ Tự tung và bắt bóng.
+ Hai em đứng đối diện, 1 em tung, em kia bắt.
- Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”.
 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và cho HS chơi thử. 
3-Phần kết thúc
- GV cho HS đi lại, vừa đi vừa hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung.
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV.
- HS chạy chậm xung quanh sân tập, khởi động các khớp và tham gia trò chơi dưới sự chỉ dẫn của GV.
 - HS thực hiện bài TD dưới sự điều khiển của GV và cán sự lớp.
 - HS chú ý lắng nghe, quan sát để học cách tung, bắt bóng và thực hành động tác tung, bắt bóng dưới sự chỉ dẫn của GV.
 - HS tham gia trò chơi dưới sự chỉ dẫn của GV.
- HS đi lại thả lỏng, hít thở sâu.
- HS chú ý lắng nghe GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
	 Thể dục
 bài thể dục với cờ hoặc hoa
I, Mục tiêu:
- Ôn tập bài thể dục phát triển chung với cờ hoặc hoa. Yêu cầu thuộc bài và thực hiện được động tác tương đối chính xác, đúng nhịp. 
- Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng 2 tay. Yêu cầu biết cách thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ ”. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi.
II, Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị sân cho kiểm tra, đánh dấu để HS đứng kiểm tra, chuẩn bị 2-3 em 1 quả bóng.
III, Hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV cho HS khởi động và chơi trò chơi mà HS ưa thích.
2-Phần cơ bản.
- Ôn tập bài thể dục phát triển chung 8 động tác với hoa hoặc cờ.
 GV gọi tên 5-7 em tập.
Đánh giá kết quả kiểm tra theo 2 mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng 2 tay.
GV nêu tên động tác, hướng dẫn lại cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
Có thể cho HS tập động tác theo 2 cách:
+ Tự tung và bắt bóng.
+ Hai em đứng đối diện, 1 em tung, em kia bắt.
- Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”.
 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và cho HS chơi thử. Khi HS nắm vững cách chơi thì mới cho chơi chính thức. 
3-Phần kết thúc
- GV cho HS đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- GV nhận xét và công bố kết quả ôn tập.
- GV giao bài tập về nhà.
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV.
- HS tập bài TD phát triển chung, đi đều theo nhịp, hát và tham gia trò chơi dưới sự chỉ dẫn của GV.
 - HS thực hiện lần lượt 8 động tác của bài TD với cờ hoặc hoa. Những em chưa hoàn thành cần tập luyện thêm.
 - HS chú ý lắng nghe, quan sát để học cách tung, bắt bóng và thực hành động tác tung, bắt bóng dưới sự chỉ dẫn của GV.
 - HS tập hợp theo đội hình 4 hàng ngang quay mặt lại để chơi trò chơi.
- HS vỗ tay và hát.
- HS chú ý lắng nghe GV nhận xét và công bố kết quả

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop3 Tuan 30.doc