Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2009-2010 (Theo chuẩn ngắn)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2009-2010 (Theo chuẩn ngắn)

1.Khởi động :

2.Bài cũ: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 2 )

- Hãy kể các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?

- Nhận xét bài cũ.

3.Các hoạt động :

 Giới thiệu bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi Hoạt động 1: Trò chơi Ai đoán đúng ?

- Giáo viên chia học sinh theo số chẳn và số lẻ. Học sinh số chẳn có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về một con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật đó. Học sinh số lẻ có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về một cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó

- Giáo viên cho học sinh lần lượt trình bày

- Giáo viên cho cả lớp nhận xét

- Giáo viên giới thiệu thêm các cây trồng, vật nuôi mà học sinh yêu thích.

- Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.

 Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh

- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận quan sát các bức tranh và trả lời các câu hỏi sau :

+ Trong tranh các bạn đang làm gì ?

+ Làm như vậy có tác dụng gì ?

+ Cây trồng, vật nuôi có lợi ích gì đối với con người ?

+ Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì ?

- Giáo viên cho các nhóm thảo luận

- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

- Giáo viên kết luận:

• Tranh 1: Bạn đang tỉa cành, bắt sâu cho cây

• Tranh 2: Bạn nhỏ đang cho đàn gà ăn. Được cho ăn đàn gà sẽ mau lớn.

• Tranh 3: Các bạn nhỏ đang cùng với ông tưới nước cho cây non mới trồng, giúp cây thêm khoẻ mạnh, cứng cáp.

• Tranh 4 : Bạn gái đang tắm cho đàn lợn. Nhờ vậy, đàn lợn sẽ sạch sẽ, mát mẻ, chóng lớn.

• Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích và phù hợp với khả năng.

 Hoạt động 3: Củng cố- Đóng vai

- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm chọn một con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất, ví dụ:

• Một nhóm là chủ trại gà

• Một nhóm là chủ vườn hoa, cây cảnh

• Một nhóm là chủ vườn cây

• Một nhóm là chủ trại bò

• Một nhóm là chủ ao cá

- Giáo viên cho các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt.

- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

- Giáo viên tổng kết, khen ngợi những nhóm có dự án khả thi và có thể có hiệu quả kinh tế cao. Giáo viên khen các nhóm đều có dự án trang trại cây trồng, vật nuôi tốt, chứng tỏ là những nhà nông nghiệp giỏi, đã thể hiện quyền được tham gia của mình.

 

doc 21 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 30 - Năm học 2009-2010 (Theo chuẩn ngắn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai, ngày 29 tháng 03 năm 2010 
Đạo đức 
Tiết 30
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 1)
I. MỤC TIÊU :
Kể được một số lợi ích của cấy trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người. 
Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
II. CHUẨN BỊ:
Vở bài tập Đạo đức 3. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 2 ) 
Hãy kể các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
Nhận xét bài cũ.
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi Hoạt động 1: Trò chơi Ai đoán đúng ? 
Giáo viên chia học sinh theo số chẳn và số lẻ. Học sinh số chẳn có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về một con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật đó. Học sinh số lẻ có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về một cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó
Giáo viên cho học sinh lần lượt trình bày 
Giáo viên cho cả lớp nhận xét 
Giáo viên giới thiệu thêm các cây trồng, vật nuôi mà học sinh yêu thích.
Mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh 
Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận quan sát các bức tranh và trả lời các câu hỏi sau : 
+ Trong tranh các bạn đang làm gì ? 
+ Làm như vậy có tác dụng gì ? 
+ Cây trồng, vật nuôi có lợi ích gì đối với con người ? 
+ Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì ?
Giáo viên cho các nhóm thảo luận
Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên kết luận: 
Tranh 1: Bạn đang tỉa cành, bắt sâu cho cây 
Tranh 2: Bạn nhỏ đang cho đàn gà ăn. Được cho ăn đàn gà sẽ mau lớn. 
Tranh 3: Các bạn nhỏ đang cùng với ông tưới nước cho cây non mới trồng, giúp cây thêm khoẻ mạnh, cứng cáp. 
Tranh 4 : Bạn gái đang tắm cho đàn lợn. Nhờ vậy, đàn lợn sẽ sạch sẽ, mát mẻ, chóng lớn.
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích và phù hợp với khả năng.
Hoạt động 3: Củng cố- Đóng vai 
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm chọn một con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất, ví dụ:
Một nhóm là chủ trại gà
Một nhóm là chủ vườn hoa, cây cảnh 
Một nhóm là chủ vườn cây 
Một nhóm là chủ trại bò 
Một nhóm là chủ ao cá 
Giáo viên cho các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt.
Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên tổng kết, khen ngợi những nhóm có dự án khả thi và có thể có hiệu quả kinh tế cao. Giáo viên khen các nhóm đều có dự án trang trại cây trồng, vật nuôi tốt, chứng tỏ là những nhà nông nghiệp giỏi, đã thể hiện quyền được tham gia của mình.
4.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài:Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 2) 
Hát
Học sinh trả lời 
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của Giáo viên
Học sinh lên trình bày 
Các học sinh khác theo dõi và phải đoán, gọi được tên con vật nuôi hoặc cây trồng đó. 
Học sinh chia thành các nhóm, nhận các tranh vẽ và thảo luận trả lời các câu hỏi.
Cây trồng, vật nuôi là thức ăn, cung cấp rau cho chúng ta. Chúng ta cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
- HS thảo luận nhóm.
Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. 
Các nhóm khác theo dõi và bổ sung 
Học sinh chia thành các nhóm nhỏ, trao đổi và thảo luận.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận. 
Các nhóm khác theo dõi và bổ sung 
Toán
Tiết 146
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ). 
Giải bài toán bằng hia phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật. 
* Bài tập cần làm : 1 (cột 2, 3) ; 2 ; 3. 
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng phụ vẽ sơ đồ đoạn thẳng bài tập 3. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Phép cộng các số trong phạm vi 100 000 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập 
Hướng dẫn thực hành : 
Bài 1: Tính:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS làm bài 
GV nhận xét và gọi HS nêu lại cách tính
Bài 2: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
GV gọi HS đọc tóm tắt: 
 Yêu cầu HS làm bài.
17kg
?kg
Con 
Mẹ 
Giáo viên nhận xét
4. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Hát
HS đọc 
HS làm bài
 52379
 29107
 46215
 53028
+ 38421
+ 34693
+ 4072
+18436
 90800
 63800
 19360
 9127
 69647
 80591
Học sinh đọc. 
+ Một hình chữ nhật ABCD có chiều rộng 3cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng.
+ Tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình chữ nhật.
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Bài giải
 Chiều dài hình chữ nhật ABCD là:
3 2 = 6 ( cm )
 Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
( 6 + 3 ) 2 = 18 ( cm )
 Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
6 3 = 18 ( cm2 )
Đáp số: 18cm
 18cm2
Học sinh đọc
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Bài giải
Mẹ cân nặng là : 
17 3 = 51 (kg)
Con và mẹ cân nặng là: 
17 + 51 = 68 (kg)
 Đáp số: 68kg
Tập đọc – Kể chuyện
Tiết 88-89 
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
I. Mục đích yêu cầu
A.Tập đọc
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật. 
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa của các từ mới được chú giải trong bài.
Hiểu nội dung của câu chuyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B.Kể chuyện
1.Rèn kĩ năng nói: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK). 
2.Rèn kĩ năng nghe: Tập trung nghe bạn kể; nhận xét, đánh giá lời bạn kể. 
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh họa bài đọc.
Bảng viết sẵn câu; đoạn văn luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Tập đọc
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 2 HS. 
Nhận xét – cho điểm.
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Buổi học thể dục
2.Luyện đọc. 
Gv đọc toàn bài.
Đọc nối tiếp từng câu.
Chỉnh phát âm.
Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
Hướng dẫn luyện đọc câu; đoạn. 
Đọc từng đoạn trong nhóm.
3.Tìm hiểu bài. 
Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ thú vị ?
Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam ?
Các bạn học sinh Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
Các em muốn nói gì với các bạn học sinh trong truyện này ?
4.Luyện đọc lại. 
GV đọc diễn cảm một đoạn. 
Cho HS đọc lại đoạn cuối. 
GV nhận xét, khen ngợi
- 2 HS đọc thuộc lòng bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục và trả lời câu hỏi. 
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đồng thanh cả bài. 
Mỗi học sinh lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt, hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt, giới thiệu những vật rất đặt trưng của Việt Nam mà các em sưu tầm được; vẽ Quốc kì Việt Nam; nói được bằng tiếng Việt những từ ngữ thiêng liêng với người Việt Nam: Việt Nam, Hồ Chí Minh.
Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói tiếng Việt, kể cho các em biết những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu về Việt Nam trên in-tơ-nét.
Các bạn muốn biết thiếu nhi Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì. 
Rất cám ơn các bạn đẽ yêu quý Việt Nam./ Cảm ơn tình thân ái, hữu nghị của các bạn./ Chúng ta tuy ở hai đất nước xa nhau nhưng quý mến nhau như anh em một nhà./ chúng ta đoàn kết, quý mến nhau vì cùng sống chung trong một ngôi nhà chung là trái đất.
HS nghe.
HS đọc cá nhân 
Vài HS thi đọc đoạn. 
1 HS đọc cả bài. 
Kể chuyện
Dựa vào gợi ý hãy kể lại từng đoạn câu chuyện . 
Yêu cầu HS kể mẫu đoạn 1. 
GV nhận xét, khen.
- HS kể mẫu đoạn 1. 
- HS kể theo cặp. 
- 4HS thi nhau kể nối tiếp trước lớp.
- 1 HS kể cả câu chuyện. 
Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học. 
- Về nhà luyện đọc và xem lại bài. Hãy kể câu chuyện này cho người thân nghe và chuẩn bị bài “Một mái nhà chung”
- HS nghe
Thứ ba, ngày 30 tháng 3 năm 2010
Chính tả
Tiết 59
Liên hợp quốc
I/ Mục tiêu :
Nghe-viết đúng bài chính tả ; viết đúng các chữ số ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
Làm đúng bài tập 2b. 
II/ Chuẩn bị : 
Bảng phụ viết bài chính tả. 
Bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT2b. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : 
GV cho học sinh viết các từ đã học trong bài trước: lớp mình, điền kinh, tin tức, học sinh.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Đoạn văn trên có mấy câu ?
+ Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì?
+ Có bao nhiêu thành viên tham gia Liên hợp quốc?
+ Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc vào lúc nào ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai. 
Giáo viên đọc chính tả. 
GV chấm-nhận xét. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
 * Bài tập 2b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình:
hết giờ
mũi hếch
hỏng hết 
lệt bệt
chênh lệch 
Nhận xét 
4.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con
Học sinh nghe giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn trên có 4 câu 
Liên hợp quốc đượ ... ọc : Uông Bí 
- HS viết bảng con: Uông Bí. 
- HS đọc: Uốn cây từ thuở còn non/ Dạy con từ thuở con còn bi bô. 
- HS viết bảng con: Uốn cây. 
- HS viết vào vở.
Chữ U: 1 dòng chữ nhỏ.
Tên riêng Uông Bí : 1 dòng chữ nhỏ.
Câu ứng dụng: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
Toán
Tiết 149
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn. 
Biết trừ các số có đến năm chữ số (có nhớ) và giải bài toán có phép trừ. 
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3 ; 4 (a). 
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng phụ ghi bài tập 3 ; bài 4a. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Tiền Việt Nam 
GV cho HS nhận dạng một số tờ giấy bạc đã học.
Nhận xét. 
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập 
Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1: Tính nhẩm:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Nhận xét-khen. 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài
GV cho HS thi đua sửa bài.
Nhận xét-sửa bài
Bài 3: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài
Giáo viên nhận xét
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
Cho HS làm bài. 
Nhận xét-khen. 
4. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Hát
HS nhận dạng tờ giấy bạc theo yêu cầu GV. 
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS đọc bài làm của mình. 
HS nêu 
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài.
 81981
 86296
 93644
 65900
- 45245
- 74591
- 26107
- 245
 56736
 11345
 67537
 65655
Học sinh đọc
+ Trại nuôi ong sản xuất được 23 560l mật ong và bán được 21 800l mật ong. 
+ Hỏi trại nuôi ong đó còn lại bao nhiêu lít mật ong?
Học sinh làm bài
Bài giải
Số lít mật ong trại nuôi ong đó còn lại là: 
23 560 – 21 800 = 1 760 (l)
Đáp số: 1 760l mật ong
HS chọn: 
C. 9
D. Tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11. 
Chính tả
Tiết 60
Một mái nhà chung 
I/ Mục tiêu :
Nhớ-viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. 
Làm đúng BT 2b. 
II/ Chuẩn bị :
Bảng phụ viết bài Một mái nhà chung.
Bảng phụ ghi bi tập 2b. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : 
GV cho HS viết các từ ngữ có tiếng chứa vần êt/êch.
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết 
Giáo viên đọc các khổ thơ cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Bài viết có mấy khổ ?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
Giáo viên cho học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai: nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp 
Giáo viên cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên chấm-nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả 
 * Bài tập 2b: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần b
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi sửa bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Ai ngày thường mắc lỗi
Tết đến chắc hơi buồn
Ai được khen ngày thường
Thì hôm nào cũng tết
Thân dừa bạc phếch tháng năm 
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
4.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Chuẩn bị bài sau. 
Hát
Học sinh cả lớp viết bảng con.
Học sinh nghe giáo viên đọc
Học sinh đọc. 
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Có 3 khổ 
Những chữ đầu mỗi dòng thơ. 
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
HS nhớ-viết bài chính tả vào vở
Điền vào chỗ trống êt hoặc êch. 
Học sinh làm bài
Học sinh sửa bài 
Thứ sáu, ngày 02 tháng 4 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 30
Viết thư 
I/ Mục tiêu :
Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý. 
II/ Chuẩn bị :
Bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý viết thư.
Bảng phụ viết trình tự lá thư; giấy rời để viết thư. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Viết về một trận thi đấu thể thao
Giáo viên cho học sinh đọc bài viết về một trận thi đấu thể thao
Giáo viên nhận xét
3. Bài mới :
Giới thiệu bài: Viết thư 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hành 
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý.
Bài tập yêu cầu các em suy nghĩ viết thư cho một người bạn mà các em biết qua đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, báo, qua các bài đọc giúp các em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn trong tưởng tưởng của em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn.
Nội dung thư phải thể hiện:
Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào; thăm hỏi bạn)
Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất.
Giáo viên mở bảng phụ viết hình thức trình bày lá thư cho 1 học sinh đọc:
Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết ngày, tháng, năm)
Lời xưng hô ( Bạn  thân mến ). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không đặt dấu gì.
Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.
Giáo viên cho học sinh viết thư vào giấy rời
Gọi một số học sinh đọc thư trước lớp.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay
4.Nhận xét – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị: Thảo luận về bảo vệ môi trường.
Hát
Học sinh đọc 
Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái 
2 học sinh đọc
Học sinh lắng nghe. 
Cá nhân 
Học sinh làm bài
Cá nhân 
Toán
Tiết 150
Luyện tập chung
I/ MỤC TIÊU : 
Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100 000. 
Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3 ; 4. 
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng phụ ghi BT3 và BT4. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập chung 
Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1: Tính nhẩm:
GV gọi HS nêu yêu cầu 
Nhận xét. 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
GV gọi HS nêu yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài
Nhận xét-sửa chữa.
Bài 3: 
GV gọi HS đọc đề bài.
Hường dẫn HS phân tích-tóm tắt đề. 
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Giáo viên nhận xét
Bài 4: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Giáo viên nhận xét
3. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Hát
HS nêu 
Học sinh nhẩm-nêu kết quả
HS nêu 
Học sinh làm bài
 35820
 92684
 72436
 57370
+ 25079
- 45326
+ 9508
- 6821
 60899
 47358
 81944
 50549
Học sinh đọc
HS tóm tắt đề
Học sinh làm bài
Bài giải
Số cây ăn quả xã Xuân Hoà có là: 
68 700 + 5 200 = 73 900 (cây)
Số cây ăn quả xã Xuân Mai có là: 
 73 900 – 4 500 = 69 400 (cây)
 Đáp số: 69 400 cây ăn quả
Học sinh đọc
+ Mua 5 com pa phải trả 10 000 đồng.
+ Hỏi mua 3 com pa như thế phải trả bao nhiêu tiền ?
Học sinh làm bài
Bài giải
Số tiền mua 1 com pa là : 
10 000 : 5 = 2000 ( đồng )
Số tiền mua 3 com pa là:
2000 x 3 = 6000 ( đồng )
Đáp số: 6000 đồng 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 60
Sự chuyển động của Trái Đất
I/ MỤC TIÊU :
Giúp HS có khả năng:
Biết Trái Đất vừa tự quay quanh mình nó, vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
Biết sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quay quanh mình nó và quanh Mặt Trời. 
II/ CHUẨN BỊ:
Các hình trang 114, 115 trong SGK. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ: Trái đất. Quả địa cầu 
Trái Đất có hình gì ?
Giáo viên cho học sinh chỉ trên hình: cực Bắc, cực Nam, xích đạo, Bắc bán cầu và Nam bán cầu 
Nhận xét 
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Sự chuyển động của Trái Đất 
Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm 
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, cho học sinh quan sát hình 1 trong SGK thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: 
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc. 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên vừa quay quả địa cầu vừa nói: từ lâu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ cực Bắc xuống. 
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp 
Cho học sinh quan sát hình 3 trong SGK thảo luận từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời qua một số câu hỏi gợi ý sau: 
+ Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào ?
+ Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời. 
Kết luận: Trái Đất đồng thời tham gia hai chuyển động: chguyển động tự quay quanh mình nó và chuyển động quay quanh Mặt Trời. 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Trái Đất quay 
Giáo viên chia lớp thành các nhóm và hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển nhóm.
Giáo viên cho các nhóm ra sân, chỉ vị trí chỗ cho từng nhóm và hướng dẫn cách chơi:
+ Gọi 2 bạn ( một bạn đóng vai Mặt Trời, một bạn đóng vai Trái Đất )
+ Bạn đóng vai Mặt Trời đứng ở giữa vòng tròn, bạn đóng vai Trái Đất sẽ vừa quay quanh mình, vừa quay quanh Mặt Trời như hình dưới của trang 115 trong SGK.
+ Các bạn khác trong nhóm quan sát hai bạn và nhận xét.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp.
4.Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 61 : Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. 
Hát
- 2 HS trả lời câu hỏi của GV.
Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh thảo luận theo cặp.
Trái Đất tham gia đồng thời 2 chuyển động. Đó là tự quanh quanh mình nó và chuyển động xung quanh Mặt Trời. 
Cùng hướng và đều ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ cực Bắc xuống 
Học sinh chia thành các nhóm
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc 
Đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp
Các nhóm khác quan sát và bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 30 theo chuan ngan de sua.doc